Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Ðuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được..
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích..
Cách mạng bùng lên,
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Ðơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật!
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Ðau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013
Kinh nghiệm của người xưa
Theo kinh nghiệm của người xưa : Sông sâu núi cao thì hiểm nhưng còn dò được , lòng người còn hiểm hơn nhưng không thể nào đo được . Lòng người nham hiểm khó biết hơn là biết trời . Trời thì hàng năm có xuân , hạ , thu , đông ; ban ngày thì sáng , ban đêm thì tối … ; ta thấy được mà biết . Còn con người ta thì tâm tính bên trong và diện mạo bên ngoài rất khó lường ; có kẻ bên ngoài tỏ ra khiêm tốn mà trong lòng thì thật kiêu căng ; có kẻ thật tài giỏi mà tỏ ra ngu độn ; có kẻ bên ngoài tỏ ra vũng vàng , thư thả mà bên trong lại rối rít , nóng nẩy ...
Cho nên muốn biết lòng người thì nên : Cho ở xa để xem lòng trung , cho ở gần để xem lòng kính , cho làm nhiều việc để xem cái tài , hỏi lúc vội vàng để xem cái trí , hẹn cho ngặt ngày để xem có tín , giao cho tiền bạc để xem có liêm , báo cho việc nguy biến để xem có tiết , cho ăn uống say sưa để xem cử chỉ , … Xem người đại khái như vậy mới mong biết được người
Cho nên muốn biết lòng người thì nên : Cho ở xa để xem lòng trung , cho ở gần để xem lòng kính , cho làm nhiều việc để xem cái tài , hỏi lúc vội vàng để xem cái trí , hẹn cho ngặt ngày để xem có tín , giao cho tiền bạc để xem có liêm , báo cho việc nguy biến để xem có tiết , cho ăn uống say sưa để xem cử chỉ , … Xem người đại khái như vậy mới mong biết được người
Giáo lý Khổng tử
Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất . Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, nhẹ nhàng , … . . Ví dụ là những câu chuyện trong sách Luận Ngữ :
“Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi , "Có ai bị thương không?" . Ông không hề nhắc đến ngựa" . Câu chuyện không dài, nhưng ý nghĩa rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ . Khi không hỏi tới ngựa , Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình là con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận , những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo . Một bài giảng nổi tiếng khác :
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?" . Khổng Tử đáp : "Có lẽ là chữ Thứ chăng ? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là "Thứ")
“Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi , "Có ai bị thương không?" . Ông không hề nhắc đến ngựa" . Câu chuyện không dài, nhưng ý nghĩa rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ . Khi không hỏi tới ngựa , Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình là con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận , những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo . Một bài giảng nổi tiếng khác :
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?" . Khổng Tử đáp : "Có lẽ là chữ Thứ chăng ? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là "Thứ")
Chuyện về Bernard Shaw
Bernard Shaw (Anh) là một nhà văn lớn . Ngoài giờ viết văn , ông thích làm vườn . Một hôm có một quí bà đến thăm vợ ông , thấy ông đang xén cỏ , bà ta vội lên tiếng :
- Này bác làm vườn , bác giúp việc cho nhà này đã lâu chưa ?
- Thưa bà hình như đã hơn hai chục năm .
- Sao lâu thế ! Chắc bác được trả lương khá lắm phải không ?
- Không đâu ! Ngoài quần áo cơm nước !
- Thế thì chủ nhà tồi quá ! Bác hãy đến làm vườn giúp tôi , ngoài quần áo cơm nước tôi còn trả công cho bác nữa !
- Xin cảm ơn bà , nhưng tôi đã trót ký hợp đồng với bà chủ nhà , nhận giúp việc cho đến ngày cuối của cuộc đời .
- Thế thì bác điên rồi ! Vì Sao bác lại có thể làm đầy tớ suốt đời cho người ta ?
- Không phải vậy đâu , vì …
- Vì cái gì ?
- Thưa bà , vì cái hợp đồng mà tôi đã ký với bà chủ nhà là bản hôn thú .
- Này bác làm vườn , bác giúp việc cho nhà này đã lâu chưa ?
- Thưa bà hình như đã hơn hai chục năm .
- Sao lâu thế ! Chắc bác được trả lương khá lắm phải không ?
- Không đâu ! Ngoài quần áo cơm nước !
- Thế thì chủ nhà tồi quá ! Bác hãy đến làm vườn giúp tôi , ngoài quần áo cơm nước tôi còn trả công cho bác nữa !
- Xin cảm ơn bà , nhưng tôi đã trót ký hợp đồng với bà chủ nhà , nhận giúp việc cho đến ngày cuối của cuộc đời .
- Thế thì bác điên rồi ! Vì Sao bác lại có thể làm đầy tớ suốt đời cho người ta ?
- Không phải vậy đâu , vì …
- Vì cái gì ?
- Thưa bà , vì cái hợp đồng mà tôi đã ký với bà chủ nhà là bản hôn thú .
Giáo sư Rutherford
Một hôm , giáo sư Rutherford (Anh) đi qua phòng thí nghiệm , đêm đã khuya nhưng đèn bên trong vẫn còn sáng , giáo sư bước vào trong và thấy một sinh viên đang loay hoay bên bàn thí nghiệm , giáo sư hỏi :
• Anh làm gì khuya thế ?
• Thưa giáo sư tôi làm việc .
• Thế buổi sáng anh làm gì ?
• Tôi làm việc !
• Còn buổi chiều ?
• Tôi cũng làm việc !
• Đên buổi tối , anh vẫn làm việc sao ?
• Vâng , thưa giáo sư !
Anh sinh viên hớn hở , tưởng giáo sư sẽ khen mình . Nhưng vị giáo sư lạnh lùng hỏi :
• Thế anh suy nghĩ vào lúc nào ?
• Anh làm gì khuya thế ?
• Thưa giáo sư tôi làm việc .
• Thế buổi sáng anh làm gì ?
• Tôi làm việc !
• Còn buổi chiều ?
• Tôi cũng làm việc !
• Đên buổi tối , anh vẫn làm việc sao ?
• Vâng , thưa giáo sư !
Anh sinh viên hớn hở , tưởng giáo sư sẽ khen mình . Nhưng vị giáo sư lạnh lùng hỏi :
• Thế anh suy nghĩ vào lúc nào ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao