Hiển thị các bài đăng có nhãn camera. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn camera. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Hướng dẫn cài đặt camera wifi Smartnet

CÁCH CÀI ĐẶT :

1. Tải về và cài đặt ứng dụng

Tùy thuộc vào Smartphone đang sử dụng mà bạn vào App Store hoặc Google Play tìm kiếm “V380” hoặc "V380 Pro" để tải và cài đặt ứng dụng Yoosee, sau đó hoàn tất thông tin đăng ký theo yêu cầu.



2. Thêm camera vào thông qua kết nối Wifi
Cắm điện vào camera sẽ tự động phát ra mạng wifi riêng, nếu camera không phát ra mạng wifi bạn nhấn vào nút reset trên camera liên tục 10s.







Kết nối Smartphone với Wifi riêng của camera, mở ứng dụng V380 lên, nhấn nút “+” ở góc phải thiết bị, chọn Tìm thiết bị. Lúc này hệ thống sẽ tự động nhận diện camera đang kết nối trong mạng . Bạn vào mục cài đặt tìm mạng wifi mình đang sử dụng, nhập password vào để camera kết nối vào hệ thống. Bây giờ bạn đã có thể xem camera từ bất cứ nơi nào có mạng internet hoặc 3G







LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÊM THIẾT BỊ:


Dễ dàng để xử lý và cài đặt máy ảnh này trong điện thoại thông minh của bạn, Android hoặc iOS, chỉ cần kết nối Wi-Fi để hoạt động:


Phần mềm cài đặt: a) Đối với iPhone hoặc iPad tìm kiếm V380 trong AppStore và cài đặt các ứng dụng. b) Đối với bất kỳ thiết bị Android tìm kiếm "V380" trong Google Play và cài đặt các ứng dụng.

1. Sau khi cài đặt ứng dụng, bạn sẽ có được các nút (+) ở phía trên bên phải, ở đó bạn sẽ nhận được (Thêm id Device) và (Wi-Fi thông minh Link) tùy chọn.

2. Trước hết, bạn phải (Thêm Id Device) được viết trên mỗi máy ảnh với mã quét, không có mật khẩu cần thiết để thêm thiết bị.

3. Sau khi thêm các Id thiết bị bạn phải cấu hình nó với Wi-Fi, hãy cho (Wi-Fi thông minh Link) sau đó bạn sẽ có thể nhìn thấy (Wi-Fi username ...................), mà Wi-Fi Tên hoặc Số của bạn, nhập (mật khẩu Wi-Fi **********) của bạn và bấm vào (NEXT). Và bạn phải nhớ rằng trước khi bạn cấu hình với Wi-Fi, máy ảnh nên nói chuyện ( "đã sẵn sàng cho Wi-Fi cấu hình").

4. Khi một thủ tục cấu hình được thực hiện, bạn có thể xem Id thiết bị của bạn, sau khi nhấp vào nó, bạn có thể xem video trực tiếp trên điện thoại thông minh của bạn hoặc iPad. Bạn cũng có thể nhận được các tính năng khác nhau như Navigation, Screen Shot, Thông báo báo động, chơi lại, HD Video chất lượng, Thay đổi mật khẩu và nhiều tính năng khác được đề cập trong cuốn hướng dẫn là tốt.

5. Nếu bạn muốn thay đổi vị trí camera sau đó một lần nữa bạn phải cấu hình nó với các kết nối Wi-Fi mới bằng cách làm theo các bước 3, bạn chỉ cần nhấn vào nút reset trong 10 giây trong khi vẫn giữ máy ảnh, để thay đổi Wi cuối cùng thiết lập -Fi. * Các tính năng được đề cập trong các dấu ngoặc () có mặt trong các ứng dụng

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

7 thủ thuật đơn giản giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia "pro"

Từ trước tới nay chúng ta thường nghĩ rằng thú chơi nhiếp ảnh là một cái gì đó khá tốn kém và dành cho những người có điều kiện kinh tế tốt. Tuy nhiên trên thực tế với những thủ thuật đơn giản cùng một mức kinh phí không quá lớn, bạn cũng đã có thể nâng tầm trình độ chụp ảnh của mình ngay với các hệ thống máy ảnh hiện có.


Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng

Ảnh Sihouettes có thành công hay không một phần phụ thuộc vào vẻ đẹp hay sự sống động của phông nền phía sau bên cạnh hình dạng chủ thể.


Phương pháp chụp ảnh ngược sáng (Silhouettes) là một trong những cách hiệu quả để tạo điểm nhấn vào phong cảnh hoặc động vật hoang dã. Sự kết hợp giữa hình mẫu sắc nét trên một phông nền đẹp đã đánh bại được nhiều phương pháp chụp hình khác. Một bức ảnh chụp bằng phương pháp Silhouettes có thành công hay không phụ thuộc vào vẻ đẹp hay sự sống động của phông nền phía sau. Tuy nhiên, yếu tố thực sự quan trọng tác động mạnh tới người xem vẫn là chủ thể ở các tư thế khác nhau phía trước phông nền. Khi chủ thể được tạo hình đẹp, mang tính nghệ thuật, bức ảnh sẽ thực sự tuyệt vời. Nếu chủ thể ngược sáng lại thiếu tính rõ ràng, mất nét, dễ gây nhầm lẫn thì bạn sẽ không thể có được những bức hình đẹp

Dưới đây là một số gợi ý.

Tìm chủ thể


Ảnh chụp tại bờ biển Monterrey, bang California (Mỹ). Ảnh: Photographic.


Một khung hình đẹp, tất nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm, chính vì vậy mà người cầm máy phải vô cùng kiên nhẫn. Các nhiếp ảnh gia chuyên về phong cảnh thường phải dành nhiều thời gian kiếm hình ảnh sắc nét và sinh động trong tự nhiên. Đôi khi, cần chút sáng tạo, ví dụ hình những cây bách uy nghiêm dọc bờ biển Monterrey, bang California (Mỹ). Người xem bị quyến rũ bởi sự tao nhã của những nhánh cây trên nền trời tươi sáng. Phông nền tuy chưa hẳn rực rỡ nhưng các bố trí thân cây lệch đi một chút về phía phải theo quy tắc một phần ba cũng khiến bức hình thành công.

Đơn giản là chìa khóa thành công

Đơn giản tạo sự hấp dẫn. Ảnh: Photographic.


Cành cây lộn xộn không có điểm nhấn. Ảnh: Photographic.


Thử so sánh hai bức hình. Bức bên trên, sự đơn giản đã tạo ra sự hấp dẫn, trong khi đó, ở hình dưới, cành cây lại quá lộn xộn, phức tạp và không có điểm nhấn. Mặc dù bầu trời màu sắc tuyệt vời, nhưng ấn tượng cho người xem cũng không nhiều.

Sử dụng nền trời 


Mặt trời mọc ở Vườn quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).
Ảnh: Photographic.


Trong bức hình chụp mặt trời mọc ở Vườn quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ), người cầm máy đã tìm được chủ thể sắc nét trên nền một bầu trời tươi sáng. Hiếm khi nào bạn "bắt" được khoảnh khắc này - tính nghệ thuật được kết hợp cùng lúc với một nền trời sinh động.

Cành cây trơ trụi trong sương mù. Ảnh: Photographic.


Tuy vậy, không hẳn tất cả những bức hình ngược sáng thành công đều cần màu sắc tươi sáng làm nền. Ở ảnh trên, thân cây trơ trụi trong sương mù ở núi Great Smokies (Mỹ), nền sau là ánh sáng, nhưng không hẳn là sự tương phản sáng tối, vì thế, tác giả có thể giữ lại những nét tinh tế trên vỏ cây. Trong trường hợp này, ánh sáng khuyếch tán đã tạo ra được sự hiệu quả nhất định.

Phương pháp đo sáng


Đo sáng vào phần nền trời không có cây. Ảnh: Photographic.


Kỹ năng này rất quan trọng khi chụp ngược sáng. Một chủ thể tối ở giữa khung hình sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho việc đo sáng. Như ở ảnh trên, bạn nên đo sáng vào phần nền trời không có cây trong khung ảnh, đẩy tốc độ màn trập xuống một nửa để lấy ánh sáng, ấn nút “Auto Exposure lock” để chốt tham số phơi sáng, rồi sắp xếp bố cục hình ảnh như ý muốn và chụp lại. Ngay sau khi chụp, tham số phơi sáng sẽ mở như cũ và bạn trở lại phương thức chụp thông thường. Tất nhiên, không phải điều kiện ánh sáng nào cũng giúp cho một bức ảnh Sihouette hoàn hảo. Tốt nhất là nên chọn hậu cảnh và chủ thể chênh sáng nhiều một chút. Nếu chênh quá ít, khi giảm sáng để chủ thể đen hơn thì hậu cảnh cũng bị tối quá làm mất chi tiết.

Tạo khung hình với đồi núi


Núi Kenya. Ảnh: Photographic.


Hoàng Sơn ở Trung Quốc. Ảnh: Photographic.


Núi có thể đóng vai trò như một mẫu chụp ngược sáng sắc nét, nhưng như đã đề cập, chúng phải mang tính nghệ thuật hay hấp dẫn theo một cách nào đó. Núi Kenya, cao thứ hai châu Phí, có thể không phải ngọn núi đẹp nhất, nhưng vẫn thực sự ấn tượng trong ánh bình minh. Thậm chí trông còn hấp dẫn hơn ngọn Hoàng Sơn ở Trung Quốc.

Phản ánh cuộc sống


Chụp con ếch trên chiếc lá. Ảnh: Photographic.


Chim kền kền đợi màn đêm. Ảnh: Photographic.


Động vật hoang dã cũng có thể làm mẫu ngược sáng tuyệt đẹp, ví dụ, con ếch được chụp trên một chiếc lá. Hình này không sử dụng nền trời, thay vào đó là một chiếc lá có màu sáng hơn nhiều so với con ếch. Hình chụp con kền kền Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Nam California chờ đêm xuống trên nền mặt trời dần lặn cũng làm say đắm lòng người.

6 bước chụp ảnh ngược sáng silhouette

Silhouette là một trong những nghệ thuật nhiếp ảnh hiệu quả đề truyền tải cảm xúc, tâm trạng tới người xem nhờ kết hợp giữa tính đơn giản và sự bí ẩn trong bức ảnh.




Chủ thể rõ ràng

Bất cứ thứ gì cũng có thể tạo bóng silhouette, tuy nhiên, do khi lên ảnh, chúng chỉ có màu đen nên người chụp cần chọn những vật với hình khối dễ nhận diện với đường viền rõ ràng.

Tắt flash

Chế độ chụp tự động với flash sẽ làm hỏng bức ảnh silhouette, do đó bạn cần đảm bảo đèn flash đã được tắt trước khi bấm máy.

Chọn nguồn sáng

Vì bạn đang chụp ảnh ngược sáng, nên càng ít ánh sáng phía trước vật cần chụp càng tốt. Nghĩa là, ảnh silhouette cần nhiều ánh sáng nền (background) thay vì chiếu sáng đằng trước.

Chọn khung hình

Bạn cần tìm một khung cảnh sáng nhưng đơn giản (càng ít chi tiết phía sau càng tốt) như bầu trời không mây để có thể làm nổi bật chủ thể.

Chụp ở chế độ tự động

Máy ảnh thường sẽ tự động chiếu sáng vật cần chụp nếu nó thấy thiếu sáng. Do đó, bạn nên hướng máy vào phần sáng nhất của bức ảnh rồi nhấn nút chụp nửa chừng (không thả tay), sau đó đưa máy trở lại phía chủ thể rồi mới chụp.

Chế độ chỉnh bằng tay (manual)

Nếu chế độ tự động (auto) không đem lại bức ảnh ưng ý, bạn cần điều chỉnh một số thông số như giảm tốc độ cửa trập và để độ mở ống kính (aperture) nhỏ.




Những kỹ thuật cơ bản trong chụp ảnh ngược sáng

Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, hãy đặt phía sau đối tượng một nguồn sáng và thay vì đo sáng chủ thể cần chụp như bình thường, hãy đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh.

Ảnh ngược sáng (silhouette) là những bức ảnh được tạo nên bởi những hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Nói một cách cụ thể, trong ảnh ngược sáng, chủ thể của bức ảnh sẽ trông như một khối đen đã được loại bỏ các chi tiết để tạo sự tương phản mạnh mẽ với khung nền sáng xung quanh.

Điệu vũ hoàng hôn của tác giả Đào Phúc Quang Vũ

Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, đơn giản bạn chỉ cần đặt đối tượng cần chụp sao cho ánh sáng đến từ phía sau chủ thể; và thay vì đo sáng đối tượng cần chụp như bình thường, bạn sẽ phải đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh. Điều này sẽ khiến chủ thể trong ảnh trở nên thiếu sáng và trở thành một hình khối đen nổi bật trên khuôn hình.

Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản trong kỹ thuật chụp ngược sáng được tổng hợp từ những website và diễn đàn nhiếp ảnh uy tín:

Ánh sáng nền cho chủ thể

Trong ảnh ngược sáng, cách đơn giản nhất để tạo ánh sáng nền là đặt chủ thể sao cho hướng ánh sáng mặt trời đến từ phía sau. Lưu ý, mặt trời càng thẳng góc với mẫu chụp, bạn càng dễ dàng tạo ra một bức ảnh ngược sáng có độ tương phản mạnh.

Tuổi thơ trong tôi của tác giả Nguyễn Khương Thiện trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.


Tương tự như các kỹ thuật chụp ảnh khác, thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thể loại này là ngoài trời lúc bình minh và khi mặt trời bắt đầu lặn. Dĩ nhiên, vẫn có thể dễ dàng tạo được một bức ảnh ngược sáng ngay trong chính ngôi nhà của mình bằng cách đặt một nguồn sáng phía sau chủ thể; hay sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ phòng.

Chủ thể cho ảnh ngược sáng

Bất kỳ một vật thể nào cũng có thể được dùng làm chủ thể trong ảnh ngược sáng. Tuy nhiên, để có được những bức ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh với người xem, bạn cần chọn những gì có hình khối hay đường nét rõ ràng – vì một khi lên ảnh, tất cả chi tiết bên trong hay màu sắc của chủ thể đó sẽ hoàn toàn bị loại bỏ.

Đo sáng nền

Với ảnh ngược sáng, hãy chọn đo sáng vào một trong các vùng sáng của phông nền thay vì đo sáng trực tiếp vào chủ thể cần chụp. Để làm được điều này, chỉ cần đơn giản hướng ống kính vào vùng sáng và có độ tương phản rõ rệt, sau đó nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh để máy tự động đo sáng và đưa ra các thông số khẩu/tốc độ tương ứng. Khi có được giá trị khẩu độ và tốc độ này, hãy ghi nhớ chúng để có thể thiết lập lại cho đúng trong chế độ chụp thủ công (Manual) sau đó. Nếu đã có một ít kinh nghiệm về máy ảnh và yêu thích chế độ sáng tạo tùy chỉnh thủ công hoàn toàn, bạn có thể đo sáng nền sau đó nhấn nút khóa sáng rồi bố cục lại khung hình sao cho ưng ý.

Chụp tự động hay tùy chỉnh thủ công

Hầu hết máy ảnh hiện đại đều được trang bị hệ thống đo sáng tự động có độ chính xác cao để đảm bảo chủ thể của bức ảnh luôn đủ sáng. Tuy nhiên, chính vì quá “thông minh” nên người dùng sẽ gặp chút rắc rối khi máy tự động tăng sáng cho chủ thể - trái ngược hoàn toàn với tiêu chí làm cho chủ thể thiếu sáng trong chụp ảnh silhouette.

Bình minh Vũng Tàu của tác giả Du Chi Hung trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.


Chính vì vậy, nếu sử dụng các chế độ chụp tự động hay bán tự động, khi đo sáng nền, bạn phải nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh rồi tiếp tục giữ nguyên trong khi bố cục lại khung hình, sau đó nhấn mạnh nút này để chụp. Với hầu hết các máy ảnh hiện nay, bạn có thể chụp ảnh ngược sáng bằng cách này. Tuy nhiên, đôi khi hình ảnh không được sắc nét nếu sử dụng chế độ lấy nét tự động.

Với chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn, cách đơn giản nhất là sử dụng các thông số khẩu độ và tốc độ mà máy tính toán được khi đo sáng nền bằng chế độ tự động. Nếu chủ thể vẫn chưa thật tối như mong muốn, hãy tiếp tục đóng từ 1 đến 2 khẩu; hoặc sử dụng tính năng “bracketing” để máy tự động chụp nhiều ảnh ở nhiều mức độ phơi sáng khác nhau.

Tắt đèn flash

Ánh sáng từ đèn flash tích hợp trên máy sẽ làm chủ thể sáng lên và làm hỏng bức ảnh ngược sáng của bạn. Vì thế, hãy luôn nhớ tắt đèn flash, nhất là khi bạn chụp bằng các chế độ tự động.

Bố cục

Một bức ảnh chụp ảnh ngược sáng đẹp cũng cần phải có một bố cục tốt. Sự kết hợp hài hòa giữa chủ thể và phông nền giúp tác phẩm của bạn trông thú vị và lôi cuốn hơn. Người chụp có thể tận dụng những vật xung quanh như khung cửa sổ, mái vòm hay một tán cây để bức ảnh trông sinh động, gần gũi hơn với người xem.

Lấy nét

Quê hương thanh bình của Huynh Lam. Ảnh chụp bằng máy Nikon D200. Thông số: f/9, 24mm, ISO 200. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.


Trong nhiếp ảnh, để có được một bức ảnh đẹp thì ngoài bố cục, độ sắc nét cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu sử dụng tính năng lấy nét tự động khi chụp ảnh ngược sáng, người dùng chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn có thể do chủ thể không có độ tương phản; hay khi đo sáng nền và chụp bằng chế độ chụp tự động trên máy.

Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng chế độ chỉnh nét bằng tay (MF) để lấy nét vào chủ thể trước khi tiến hành đo sáng vào hậu cảnh. Ngược lại, nếu không tự tin vào khả năng lấy nét thủ công, hãy sử dụng độ sâu trường ảnh lớn (thiết lập trị số khẩu độ vào khoảng f/16) để đảm bảo toàn bộ khung cảnh được chụp luôn sắc nét.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Samsung Galaxy Camera pictures and hands-on


Taking convergence to a new level, Samsung has announced the Samsung Galaxy Camera. The new Android camera fuses the best of Samsung Galaxy smartphones, with the best of Samsung's cameras.

It might seem totally bonkers, but there must be something in it as, strangely, Nikon pipped Samsung to the post in announcing its own Android camera, the Coolpix S800c.

However, this particular example isn't a copycat move, the Samsung Galaxy Camera has a massive 4.77-inch Super Clear LCD display on the back. The advantage this brings is that it adds a glorious big-screen composition to the world of cameras.

Anyone who has used the Samsung Galaxy S III or HTC One X to take a photo will know how much fun it is peering at your scene through the big screen.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Một số mẹo chụp bầu trời đêm

Bài viết gồm tổng hợp các thể loại chụp ảnh đêm, chủ yếu là chụp thể loại phơi sáng và thiên văn, kèm theo đó là một số gợi ý về kỹ thuật chụp hiểu quả cho từng trường hợp.




Bầu trời về đêm luôn có một vẻ đẹp kì bí và thơ mộng khó tả. Tuy nhiên, chụp đêm khó hơn chụp ban ngày rất nhiều, và chụp bầu trời đêm thì càng khó. Cũng không có một nguyên tắc cố định nào cho thể loại này vì thời tiết mỗi ngày một khác. Tuy nhiên, nếu muốn theo đuổi loại hình có hai điểm bạn phải chú ý. Thứ nhất là phải chuẩn bị sẵn tripod kèm theo dây bấm hoặc remote, và thứ hai là phải hết sức kiên nhẫn, vì thời gian phơi sáng của một bức ảnh có thể kéo dài đến vài tiếng.

Chụp Star Trails

Vì Trái đất luôn di chuyển theo một quĩ đạo vòng quanh Mặt trời, đồng thời nó cũng quay quanh bản thân với trục là đường nối hai cực trái đất. Vì vậy, đứng trên mặt đất nhìn lên trời, ta có cảm giác các ngôi sao dường như đang quay xung quanh địa cầu chầm chậm vậy. Thực tế thì cứ mỗi 5 đến 10 phút, chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận sự thay đổi này, và nếu bạn dùng máy ảnh để ghi lại chuyển động thì càng rõ rệt hơn. Kết quả thu được, sẽ là một bức ảnh với những vệt sáng với quĩ đạo hình tròn trên bầu trời đêm rất đẹp mắt.

Để chụp những tấm hình thể loại Star Trails, trước tiên bạn phải chuẩn bị một chân máy, đặt máy lên tripod và căn chỉnh cẩn thận cho khung hình không bị nghiêng. Sau đó, lấy nét ở vô cực, và đặt thiết lập chụp hình là M (Manual) hoặc Bulb. Các bạn sẽ sử dụng dây bấm mềm để thực hiện thao tác chụp. Thời gian phơi sáng sẽ giao động từ vài phút cho tới vài tiếng, tùy nhu cầu của người chụp. Hầu hết các máy ảnh đều giới hạn thời gian phơi sáng ở mức 30s, để có thể phơi lâu như trên, bạn nhớ dùng chế độ Bulb. Bạn cũng có thể chụp nhiều tấm với thời gian phơi 30s, sau đó download phần mềm Star Trails về và nó sẽ tự động ghép lại. Để chụp thể loại này, bạn cần nắm vững một số kiến thức về thiên văn học, bố cục, kỹ thuật chụp, và không kém phần quan trọng là phải đảm bảo thời lượng pin.

Chọn lựa địa điểm

Nơi đẹp nhất để chụp bầu trời đêm, và ảnh thiên văn thường là các vùng quê, hoặc trên các đồi núi. Thành phố không thích hợp cho thể loại này chút nào vì có nhiều ánh sáng nhân tạo của đường phố, và các tòa cao ốc, ngoài ra không khí ô nhiễm cũng làm bầu trời bị mù hơn rất nhiều. Thời tiết tuyệt vời nhất để chụp Star Trails là những đêm có bầu trời thật đen, càng đen càng tốt. Vào những đêm trăng sáng, bạn không nên chụp, vì thời gian phơi sáng quá lâu lên đến hàng chục phút sẽ khiến ánh sáng Trăng trở nên rất mạnh, lúc này bức ảnh rất dễ bị hỏng vì cháy sáng. Thực tế, chỉ cần phơi 10 phút dưới ánh sáng Trăng, bạn đã có một tấm hình sáng như chụp buổi ban ngày. Để dễ nhớ, thời điểm tốt nhất để thực hiện việc phơi sáng là khi trăng vừa lên hoặc chuẩn bị lặn, lúc này ánh sáng từ các ngôi sao sẽ nổi bật hơn nhiều.



Sử dụng thời gian phơi sáng dài

Khi chụp bầu trời đêm với thời gian phơi snags đủ lâu, thường là 15 phút trở lên, bạn sẽ thấy được rõ sự chuyển động của Trái đất. Những thiết bị cần chuẩn bị là một chân máy thật vững chãi, dây bấm mềm, hoặc remote. Lấy nét ở vô cực, và thiết lập chế độ B (Bulb), khẩu độ để ở f/4 để có hiệu ứng quang học đẹp nhất, sau đó giữ nút chụp ở dây mềm. Bạn nên đặt ISO ở mức 100 để hạn chế sạn xuất hiện, vì thời gian phơi rất lâu, lên tới hơn 15s. Để kết thúc thao tác chụp, sau một khoảng thời gian phơi sáng mà bạn cảm thấy là đủ lâu, ấn nút trên dây bấm mềm hoặc remote một lần nữa để đóng màn trập.



Chụp ánh sáng cực quang

Ánh sáng cực quang là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, và tất nhiên, để có thể khi lại những khoảnh khắc tuyệt diệu này là một điều vô cùng khó khăn mà không phải tay máy sừng sỏ nào cũng có thể làm được. Cái khó ở đây là do sự di chuyển, và thay đổi liên tục về cường độ của luồng sáng. Các hạt điện từ mặt trời này chuyển động rất nhanh, đôi khi thoắt ẩn thoắt hiện khiến việc ghi hình gặp khá nhiều trở ngại. Tuy nhiên, nếu làm theo những hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ thấy việc chụp thể loại này cũng không quá khó.



Trước tiên, hãy gắn thật chắc chiếc máy ảnh của bạn vào tripod, tìm một vị trí đặt chân máy thật vững vàng vì thời gian phơi là khá lâu. Đặt ISO trong khoảng từ 100 tới 400, thời gian phơi sáng dao động trong khoảng 30s hoặc hơn, tùy vào mức sáng của luồng cực quang. Trước đó, hãy chụp thử vài tấm để điều chỉnh hệ thống đo sáng và WB cho chính xác, bới chế độ đo sáng vồn được thiết kế cho điều kiện chụp ngày, nên có thể sẽ gặp đôi chút sai khác trong điều kiện này. Các lens góc rộng và có tốc độ lấy nét nhanh được khuyến cáo nên sử dụng trong thể loại chụp ảnh cực quang.

Chụp bầu trời mây

Khi màn đêm dần buông xuống, ánh sáng mặt trời dần rút về sau những đám mây. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để hướng máy lên bầu trời chụp hình. Từng đám mây bồng bềnh lững thững trôi, cộng thêm với hiệu ánh sáng đẹp mắt do hiện tượng tán xạ tạo nên chắc chắn sẽ làm ra những bức ảnh tuyệt vời. Mặc dù ánh sáng lúc này không đủ mạnh, trời cũng hơi tối, nhưng bạn vẫn nên dùng kính lọc lam 80A để tăng độ xanh độ bầu trời, và hạn chế bớt màu vàng của ánh sáng nhân tạo (đèn đường). Hãy sử dụng ống kính góc rộng để bao quát được khung cảnh rộng lớn. Trước khi bắt đầu, hãy chụp thử vài tấm để phân tích xem nên điều chỉnh chế độ đo sáng, WB, và các thông số kỹ thuật như nào là hợp lý.



Các thiết lập khuyên dùng

Đo sáng vào lúc trời tối luôn là một trở ngại với nhiều người, và cũng khó có thể đưa ra một công thức cố định nào cho mọi trường hợp. Nếu bạn đang ở trong môi trường có cả các mảng sáng và tối thì nên đặt chế độ đo sáng điểm (spot metering) để chính xác nhất. Nếu trời gần như tối hoàn toàn thì nên dùng thiết lập đo sáng là Center Weighted hoặc Evaluative thì hợp lý hơn. Các chế độ chụp được khuyên dùng là Munual và Bulb, ngoài ra đừng bật flash vì nó sẽ chẳng giúp ích gì trong thể loại này.


Tham khảo exposureguide

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Hướng dẫn chụp và tạo ảnh HDR


1. HDR là gì? Tại sao và khi nào nó hữu dụng?

Mỗi tấm hình chụp đều có một giá trị dynamic range, thường được dịch là “dải tương phản động”. Hiểu một cách đơn giản, đó là một tập hợp có điểm đầu là giá trị sáng thấp nhất và điểm cuối là giá trị sáng cao nhất mà ở đó, hình ảnh chụp được không bị mất chi tiết. Như vậy, một tấm ảnh có dynamic range càng rộng thì nó chứa được càng nhiều chi tiết từ tối đến sáng.



Khi chụp một tấm hình ở điều kiện chênh sáng lớn (ví dụ chụp một tòa nhà cao tầng ngược sáng giữa buổi trưa), bạn sẽ thường rơi vào một trong hai trường hợp: hoặc tòa nhà lên ảnh rõ chi tiết nhưng bầu trời “trắng bóc”, không còn thấy những đám mây đâu nữa; hoặc bầu trời rõ từng đám mây, nhưng tòa nhà bên dưới “đen thui” không nhận ra đâu là ban công, đâu là cửa sổ. Nguyên nhân là dynamic range của tấm hình không đủ rộng để bao phủ được hết dynamic range của khung cảnh bạn muốn chụp. Điều này là không thể khắc phục được, do cảm biến của chiếc máy bạn sử dụng chỉ có thể mở rộng được dynamic range cho tấm ảnh đến mức đó mà thôi. Và đây là lúc chúng ta cần đến HDR.



HDR – High Dynamic Range – được hiểu là kỹ thuật mở rộng dải tương phản động của tấm hình vượt qua mức giới hạn của chiếc máy ảnh, nhờ đó ta giữ lại được tất cả các chi tiết trong tấm hình muốn chụp.

Như vậy, HDR hữu dụng khi ta phải chụp hình trong các điều kiện sáng có độ chênh lớn, với mục đích là để bảo toàn mọi chi tiết trong tấm hình, được thực hiện bằng cách ghép thủ công 3 tấm hình giống hệt nhau nhưng chụp ở 3 giá trị dynamic range khác nhau lại thành một tấm.

Quay trở lại với ví dụ ở trên. Để khắc phục được tình trạng hoặc cháy sáng hoặc thiếu sáng, người chụp sẽ tạo 1 tấm hình HDR bằng cách chụp ba tấm hình dùng làm nguyên liệu:

- 1 tấm hình chụp đúng sáng (EV = 0). Nên nhớ “đúng sáng” ở đây chỉ là một khái niệm mang tính tương đối, được hiểu là giá trị gán EV = 0 mà ở đó máy cố gắng tính toán sao cho tấm hình chụp ra đúng với những gì mắt người nhìn thấy nhất.

- 1 tấm hình cố tình chụp thiếu sáng (EV < 0). Với tấm hình này, dĩ nhiên bầu trời sẽ hoàn toàn bị “cháy sáng”. Nhưng vì ta đã “xê dịch” khoảng dynamic range của tấm hình xuống giá trị âm, nên nó sẽ bao trọn được vùng tối của tòa nhà bị đổ bóng, và giữ trọn các chi tiết như cửa sổ hay ban công của tòa nhà này.

- 1 tấm hình cố tình chụp dư sáng (EV > 0). Với tấm hình này, dĩ nhiên tòa nhà sẽ hoàn toàn “đen thui”. Nhưng vì ta đã “xê dịch” khoảng dynamic range của tấm hình lên giá trị dương, nên nó sẽ bao trọn được vùng sáng của bầu trời, và giữ trọn các chi tiết như đám mây của bầu trời.

3 tấm hình này buộc phải giống hệt nhau, từ vị trí chụp, góc chụp cho tới điểm lấy nét, DOF, v..v.. nên cách lý tưởng nhất để thực hiện ảnh chụp HDR, đó là bạn hãy đặt máy cố định trên tripod và chuyển chế độ lấy nét về manual (lấy nét bằng tay).

Sau khi đã có nguyên liệu rồi, người chụp sẽ sử dụng một trong các phần mềm tạo ảnh HDR để xử lý chúng trên máy tính.

2. Cách chuẩn bị “nguyên liệu”

Cách chụp cụ thể như sau:

Bước 1: Đặt máy trên tripod, chọn góc chụp mà bạn muốn, thực hiện các thao tác đo sáng (với EV = 0), lấy nét, thiết lập thông số như bình thường. Chuyển máy về chế độ chụp Av để giữ nguyên độ mở ống kính. Chuyển sang manual focus để giữ nguyên điểm lấy nét. Bấm chụp à Bạn được tấm hình 1.

Bước 2: Giữ nguyên máy như hiện trạng ở bước 1, thiết lập EV < 0. Lúc này máy sẽ tự động tăng tốc độ chụp lên để làm tối tấm hình. Bấm chụp à Bạn được tấm hình 2.

Bạn có thể lặp đi lặp lại bước này với các giá trị EV khác nhau (-1, -2, v..v..) kết hợp với việc xem lại ảnh liên tục sau mỗi lần chụp, cho tới khi nào thấy rằng các chi tiết trên tòa nhà đã hoàn toàn được giữ lại. Đừng bận tâm tới bầu trời vì tấm hình thứ 3 sẽ giải quyết vấn đề đó.

Bước 3: Làm giống bước 2, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần với các giá trị EV > 0 khác nhau cho tới khi nào bạn thấy rằng mọi chi tiết trên bầu trời đều đã được giữ lại đầy đủ. à Bạn được tấm hình 3.

Lưu ý rằng những tấm hình này đều phải chụp ở định dạng RAW.

3. Tạo ảnh HDR bằng phần mềm trên máy tính

GenK xin giới thiệu tới bạn đọc phần mềm Photomatix Pro, là một phần mềm cực mạnh, chuyên dùng để tạo ảnh HDR với rất nhiều hiệu ứng mạnh mẽ. Bạn có thể download bản cài đặt tại đây:link download

Sau khi cài đặt xong, khởi động chương trình:





Nhấn vào Load Bracketed Photos. Khung cửa sổ Loading Bracketed Photos hiện ra. Nhấn vào Browse và chọn 3 tấm hình nguyên liệu đã có.



Khung cửa sổ Preprocessing Options hiện ra.

Đánh dấu vào ô Remove ghosts nếu tại thời điểm chụp 3 tấm hình nguyên liệu, có những vật thể di chuyển không mong muốn như người đi bộ, ô tô, xe máy, v..v.. xuất hiện trong khung hình.

Đánh dấu vào ô Reduce noise on và Reduce chromatic aberrations. Nhấn OK.



Phần mềm bắt đầu công đoạn chuẩn bị tạo ảnh HDR



Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, phần mềm cho ta xem trước kết quả đầu ra. Có thể thay đổi, thêm hiệu ứng hoặc chỉnh sửa bằng cách nhấn vào công cụ Tone Mapping / Fusion.



Bạn có thể tùy ý chỉnh sửa bằng các công cụ kéo thả ở cột bên trái, hoặc chọn một trong các hiệu ứng sẵn có ở khung Presets bên phải. Sau khi chọn lựa xong, nhấn Process ở phía dưới bên trái để chính thức hoàn thiện việc tạo ảnh HDR.

Và kết quả cuối cùng:



So với ảnh chụp ở EV = 0:



Ở đây, tác giả xin được lý giải trước một số thắc mắc và ý kiến mà có thể bạn đọc sẽ đưa ra:

1) Tại sao không dùng tính năng tạo ảnh HDR có sẵn trên máy ảnh?

Trên các mẫu máy ảnh hiện đại ngày nay, tính năng tạo ảnh HDR có thể có sẵn. Nhưng bởi vì nó hoàn toàn làm việc một cách tự động, nên kết quả đầu ra có thể tốt mà cũng có thể xấu, nhưng quan trọng hơn cả là nó không phải bao giờ cũng đúng với những gì ta mong muốn.

2) Có thể sử dụng tính năng Auto Bracketing được không?

Auto Bracketing (AEB) là tính năng được tích hợp trên đại đa số máy ảnh ống kính rời. Bằng cách thiết lập sẵn khoảng giá trị EV mong muốn, ví dụ +/-2, khi bạn nhấn nút chụp 1 lần, máy sẽ tự động lưu lại 3 tấm hình với các giá trị EV lần lượt là -2, 0 và +2. Tính năng này rất hữu ích và nên sử dụng nếu như bạn không có tripod hoặc nội dung chụp không cho phép được thử đi thử lại nhiều lần. Bởi điểm yếu của nó là các giá trị EV của 3 tấm hình nhận được sẽ cách nhau một khoảng bằng nhau. Trong khi đó, nếu chụp thủ công, các giá trị EV này có thể thay đổi tùy ý, ví dụ tấm nguyên liệu đầu tiên có EV = 0, tấm nguyên liệu thứ hai có EV = -2 nhưng tấm nguyên liệu cuối cùng lại có EV = 3 chẳng hạn.

3) Trên mạng có những tấm hình chụp HDR rất “ảo”, tôi phải làm sao để làm được như thế?

Photomatix Pro là một phần mềm tạo ảnh HDR rất mạnh. Nếu bạn chịu khó mày mò và thử nghiệm các thanh công cụ bên tay trái trong Tone Mapping / Fusion, bạn sẽ nhận được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ mục đích ban đầu của HDR: nó mở rộng khoảng dynamic range của tấm hình ra khỏi giới hạn của chiếc máy, và do đó giúp lưu giữ lại được thêm nhiều chi tiết hơn cho tấm ảnh. Bản chất này của HDR không giống với việc blend màu trong PTS. Châm ngôn của những người chụp ảnh HDR thực thụ là: “Một tấm hình HDR tốt là một tấm hình mà người xem không nhận ra nó là ảnh chụp HDR.”

Theo Genk.Vn

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Tăng thời gian dùng pin máy ảnh hiệu quả

Khi chỉ báo pin camera ở vạch cuối cùng, nhiều người thường nghĩ là không chụp được nữa. Sau đây là vài mẹo để có thể sử dụng tiếp cho đến khi dung lượng pin hết hoàn toàn.

Tắt màn hình LCD



Cách này không thể thực hiện được với vài mẫu máy ảnh. Nhưng nếu máy ảnh của bạn có kính ngắm quang, bạn có thể giữ lại một ít điện năng cho pin bằng cách dùng kính ngắm để tạo bố cục hình ảnh thay vì dùng màn hình LCD.

Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu tầm phủ hay trường nhìn của kính ngắm.

Bảo quản pin đúng cách

Khi đi du lịch trong vùng khí hậu lạnh, hãy giữ cho pin sử dụng được lâu hơn bằng cách giữ ấm pin, để nó trong túi. Một số nhiếp ảnh gia còn mang theo bao giữ ấm để quấn quanh máy ảnh, dù cách này chỉ giúp giữ được máy cho tốt hơn chứ không giúp kéo dài thời gian sử dụng pin.

Khi không dùng máy một thời gian dài, bạn cũng nên lấy pin ra vì pin sẽ cạn dần khi để lâu trong máy.

Chế độ tiết kiệm pin

Nếu bạn không thể tắt màn hình LCD, trong trình đơn của camera có thể có các tùy chọn để tiết kiệm pin. Bạn có thể chọn chế độ ngủ (sleep mode) để camera tự động tắt sau một thời gian không hoạt động, hay giảm bớt độ sáng màn hình LCD.


Giảm bớt độ sáng màn hình cũng giúp tăng thời lượng dùng pin cho camera.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế thời gian xem lại hình ảnh vì dùng màn hình LCD nhiều sẽ làm giảm thời gian sử dụng pin.

Tắt các tính năng khác

Các tính năng mới và ấn tượng như chống rung IS (Image Stabilisation) rất ngốn pin. Khi chụp ngoài trời có nắng hay khi dùng giá 3 chân, hãy tắt tính năng này để tiết kiệm pin khi chỉ còn một vạch. Khi đó bạn có thể chụp thêm vài ảnh nữa.


Tắt tính năng chống rung IS và chỉnh nét tự động AF.

Khi dùng máy ống kính rời DSLR, hãy tắt tính năng chỉnh nét tự động AF (auto focus) và thay vào đó hãy dùng chế độ chỉnh nét thủ công MF (manual focus). Chụp với chế độ AF liên tục, nhất là trong điều kiện thiếu sáng khi máy và ống kính phải cố chỉnh nét, cũng sẽ làm cạn pin nhanh.

Đầu tư cho pin phụ

Mua pin dự phòng là cách tốt nhất để lúc nào bạn cũng có thể bắt được mọi khoảnh khắc, nhất là khi đang di chuyển. Bạn cần phải lưu ý kiểm tra xem pin có tương thích với máy hay không. Máy ảnh của Panasonic thường không cho dùng pin của hãng thứ ba.


Mua pin dự phòng là cách tốt nhất để lúc nào bạn cũng có thể bắt được mọi khoảnh khắc.


Vài loại DSLR và máy không gương lật còn tương thích với các loại báng cầm rời có tích hợp pin (còn gọi là grip). Thiết bị này được gắn vào camera để cung cấp thêm điện năng bổ sung cho pin chính.

Chụp không flash

Dùng flash tích hợp sẵn trên camera thường tốn nhiều điện năng. Khi có thể, hãy tắt đèn flash.


Flash tích hợp sẵn trên camera thường tốn nhiều điện năng.

Mặt khác, nếu bạn chụp bằng DSLR hay máy không gương lật, hãy dùng flash ngoài vì loại này không dùng điện năng của máy ảnh.

Tránh chụp phơi sáng lâu và quay video nhiều

Chụp ảnh phơi sáng lâu sẽ làm pin cạn nhanh vì việc giữ cửa trập mở lâu, cùng với nhiều thời gian xử lý ảnh sẽ làm giảm thời gian sử dụng pin. Quay video cũng thế, nhất là khi quay video Full HD, vì việc này cần nhiều thời gian xử lý trên máy và thường phải dùng đến màn hình LCD.

Nếu máy ảnh của bạn thật sự hết pin và bạn cần chụp thêm một bức ảnh quan trọng nữa, hãy tắt máy vài phút. Thường thì bạn sẽ có đủ lượng điện tích của pin để chụp thêm một bức ảnh cuối cùng.
DBS M05479
Quang Cao