Bầu trời về đêm luôn có một vẻ đẹp kì bí và thơ mộng khó tả. Tuy nhiên, chụp đêm khó hơn chụp ban ngày rất nhiều, và chụp bầu trời đêm thì càng khó. Cũng không có một nguyên tắc cố định nào cho thể loại này vì thời tiết mỗi ngày một khác. Tuy nhiên, nếu muốn theo đuổi loại hình có hai điểm bạn phải chú ý. Thứ nhất là phải chuẩn bị sẵn tripod kèm theo dây bấm hoặc remote, và thứ hai là phải hết sức kiên nhẫn, vì thời gian phơi sáng của một bức ảnh có thể kéo dài đến vài tiếng.
Chụp Star Trails
Vì Trái đất luôn di chuyển theo một quĩ đạo vòng quanh Mặt trời, đồng thời nó cũng quay quanh bản thân với trục là đường nối hai cực trái đất. Vì vậy, đứng trên mặt đất nhìn lên trời, ta có cảm giác các ngôi sao dường như đang quay xung quanh địa cầu chầm chậm vậy. Thực tế thì cứ mỗi 5 đến 10 phút, chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận sự thay đổi này, và nếu bạn dùng máy ảnh để ghi lại chuyển động thì càng rõ rệt hơn. Kết quả thu được, sẽ là một bức ảnh với những vệt sáng với quĩ đạo hình tròn trên bầu trời đêm rất đẹp mắt.
Để chụp những tấm hình thể loại Star Trails, trước tiên bạn phải chuẩn bị một chân máy, đặt máy lên tripod và căn chỉnh cẩn thận cho khung hình không bị nghiêng. Sau đó, lấy nét ở vô cực, và đặt thiết lập chụp hình là M (Manual) hoặc Bulb. Các bạn sẽ sử dụng dây bấm mềm để thực hiện thao tác chụp. Thời gian phơi sáng sẽ giao động từ vài phút cho tới vài tiếng, tùy nhu cầu của người chụp. Hầu hết các máy ảnh đều giới hạn thời gian phơi sáng ở mức 30s, để có thể phơi lâu như trên, bạn nhớ dùng chế độ Bulb. Bạn cũng có thể chụp nhiều tấm với thời gian phơi 30s, sau đó download phần mềm Star Trails về và nó sẽ tự động ghép lại. Để chụp thể loại này, bạn cần nắm vững một số kiến thức về thiên văn học, bố cục, kỹ thuật chụp, và không kém phần quan trọng là phải đảm bảo thời lượng pin.
Chọn lựa địa điểm
Nơi đẹp nhất để chụp bầu trời đêm, và ảnh thiên văn thường là các vùng quê, hoặc trên các đồi núi. Thành phố không thích hợp cho thể loại này chút nào vì có nhiều ánh sáng nhân tạo của đường phố, và các tòa cao ốc, ngoài ra không khí ô nhiễm cũng làm bầu trời bị mù hơn rất nhiều. Thời tiết tuyệt vời nhất để chụp Star Trails là những đêm có bầu trời thật đen, càng đen càng tốt. Vào những đêm trăng sáng, bạn không nên chụp, vì thời gian phơi sáng quá lâu lên đến hàng chục phút sẽ khiến ánh sáng Trăng trở nên rất mạnh, lúc này bức ảnh rất dễ bị hỏng vì cháy sáng. Thực tế, chỉ cần phơi 10 phút dưới ánh sáng Trăng, bạn đã có một tấm hình sáng như chụp buổi ban ngày. Để dễ nhớ, thời điểm tốt nhất để thực hiện việc phơi sáng là khi trăng vừa lên hoặc chuẩn bị lặn, lúc này ánh sáng từ các ngôi sao sẽ nổi bật hơn nhiều.
Sử dụng thời gian phơi sáng dài
Khi chụp bầu trời đêm với thời gian phơi snags đủ lâu, thường là 15 phút trở lên, bạn sẽ thấy được rõ sự chuyển động của Trái đất. Những thiết bị cần chuẩn bị là một chân máy thật vững chãi, dây bấm mềm, hoặc remote. Lấy nét ở vô cực, và thiết lập chế độ B (Bulb), khẩu độ để ở f/4 để có hiệu ứng quang học đẹp nhất, sau đó giữ nút chụp ở dây mềm. Bạn nên đặt ISO ở mức 100 để hạn chế sạn xuất hiện, vì thời gian phơi rất lâu, lên tới hơn 15s. Để kết thúc thao tác chụp, sau một khoảng thời gian phơi sáng mà bạn cảm thấy là đủ lâu, ấn nút trên dây bấm mềm hoặc remote một lần nữa để đóng màn trập.
Chụp ánh sáng cực quang
Ánh sáng cực quang là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, và tất nhiên, để có thể khi lại những khoảnh khắc tuyệt diệu này là một điều vô cùng khó khăn mà không phải tay máy sừng sỏ nào cũng có thể làm được. Cái khó ở đây là do sự di chuyển, và thay đổi liên tục về cường độ của luồng sáng. Các hạt điện từ mặt trời này chuyển động rất nhanh, đôi khi thoắt ẩn thoắt hiện khiến việc ghi hình gặp khá nhiều trở ngại. Tuy nhiên, nếu làm theo những hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ thấy việc chụp thể loại này cũng không quá khó.
Trước tiên, hãy gắn thật chắc chiếc máy ảnh của bạn vào tripod, tìm một vị trí đặt chân máy thật vững vàng vì thời gian phơi là khá lâu. Đặt ISO trong khoảng từ 100 tới 400, thời gian phơi sáng dao động trong khoảng 30s hoặc hơn, tùy vào mức sáng của luồng cực quang. Trước đó, hãy chụp thử vài tấm để điều chỉnh hệ thống đo sáng và WB cho chính xác, bới chế độ đo sáng vồn được thiết kế cho điều kiện chụp ngày, nên có thể sẽ gặp đôi chút sai khác trong điều kiện này. Các lens góc rộng và có tốc độ lấy nét nhanh được khuyến cáo nên sử dụng trong thể loại chụp ảnh cực quang.
Chụp bầu trời mây
Khi màn đêm dần buông xuống, ánh sáng mặt trời dần rút về sau những đám mây. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để hướng máy lên bầu trời chụp hình. Từng đám mây bồng bềnh lững thững trôi, cộng thêm với hiệu ánh sáng đẹp mắt do hiện tượng tán xạ tạo nên chắc chắn sẽ làm ra những bức ảnh tuyệt vời. Mặc dù ánh sáng lúc này không đủ mạnh, trời cũng hơi tối, nhưng bạn vẫn nên dùng kính lọc lam 80A để tăng độ xanh độ bầu trời, và hạn chế bớt màu vàng của ánh sáng nhân tạo (đèn đường). Hãy sử dụng ống kính góc rộng để bao quát được khung cảnh rộng lớn. Trước khi bắt đầu, hãy chụp thử vài tấm để phân tích xem nên điều chỉnh chế độ đo sáng, WB, và các thông số kỹ thuật như nào là hợp lý.
Các thiết lập khuyên dùng
Đo sáng vào lúc trời tối luôn là một trở ngại với nhiều người, và cũng khó có thể đưa ra một công thức cố định nào cho mọi trường hợp. Nếu bạn đang ở trong môi trường có cả các mảng sáng và tối thì nên đặt chế độ đo sáng điểm (spot metering) để chính xác nhất. Nếu trời gần như tối hoàn toàn thì nên dùng thiết lập đo sáng là Center Weighted hoặc Evaluative thì hợp lý hơn. Các chế độ chụp được khuyên dùng là Munual và Bulb, ngoài ra đừng bật flash vì nó sẽ chẳng giúp ích gì trong thể loại này.
Tham khảo exposureguide
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét