Một nghiên cứu mới được công bố bởi BJM tuần này khẳng định rằng: "Ăn trái cây rất có lợi cho sức khỏe của bạn, trong khi uống nước trái cây không tốt cho sức khỏe, ngay cả khi chưa được chế biến".
Dựa trên việc phân tích thói quen ăn uống của 187.382 đối tượng nghiên cứu qua nhiều thập kỷ, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: "Số ăn nhiều trái cây tươi giảm thiểu nguy cơ bị đái tháo đường typ 2, trong khi nhóm sử dụng nước trái cây nhiều hơn lại có nguy cơ cao hơn cho bệnh đái tháo đường typ 2.”
Đái tháo đường typ 2 là một thể phổ biến của bệnh đái tháo đường, và không như typ 1, bệnh này có thể giảm thiểu bằng chế độ ăn hợp lý. Các dữ liệu mới từ BMJ xác định lại kết quả rằng: quất, nho, táo, lê là những loại hoa quả giúp giảm đáng kể nhất của nguy cơ bệnh tiểu đường, được phát hiện và công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ năm ngoái. Những nghiên cứu mới của BMJ cũng tiến xa hơn, xem xét ảnh hưởng riêng biệt của việc ăn trái cây tươi và việc uống nước ép trái cây lên tỉ lệ người mắc đái tháo đường typ 2. Và tưởng như hai tỉ lệ trên là như nhau, thì hóa ra, chính việc uống nước ép trái cây lại hơi làm tăng khả năng mắc đái tháo đường typ2 trong khi ăn trái cây tươi thì ngược lại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Khi xử dụng nước ép trái cây, bạn đã loại bỏ đi chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng đa lượng và vi lượng khác chứa trong vỏ và bã. Chính những thành phần này- dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong trái cây- lại có ảnh hưởng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ tiểu đường. Phần nước ép còn lại là phần chính àm bạn sử dụng lại chứa khá nhiều đường, và là loại đường rất dễ được hấp thu. Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường của cơ thể, do đó bạn nên cân nhắc lại thói quen sử dụng một ly nước cam hay nước táo vào buổi sáng. Thay vào đó, hãy ăn một quả cam hoặc táo tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét