Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Diệu kế bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam

Đối tượng có âm mưu tấn công xâm lược Việt Nam, đương nhiên bao giờ cũng hùng mạnh hơn khi so sánh lực lượng mới dám hành động. Nhưng khi xảy ra chiến tranh thì sự so sánh đó chỉ mang tính tương đối.

Để dành thắng lợi trong chiến tranh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: Bố trí lực lượng như nào trên cơ sở địa lý để biến lực lượng ít thành nhiều, yếu thắng mạnh.

Bố trí lực lượng ra sao để phục vụ cho lối sở trường hay như lối đánh đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập, vân vân và vân vân. Đó thuộc về nghệ thuật quân sự chỉ huy, mưu kế nhà binh của các tướng lĩnh, sỹ quan QĐND Việt Nam.

Bởi vậy, muốn thực thi nghệ thật quân sự, phải tiến hành tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp đáp ứng với cách thức bố trí và sử dụng lực lượng. Đây vừa là nội dung, vừa là tiền đề cho nghệ thuật tác chiến đánh thắng kẻ thù. Không xây dựng phát triển lực lượng, thậm chí xây dựng thiếu khoa học, không phù hợp với tình hình thực tế đất nước thì thất bại là không tránh khỏi.

Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử, Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuẩn bị cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc (BVTQ) một cách bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, nhạy bén đến thế.

Việt Nam bình tĩnh bởi trước những nguy cơ, thách thức và sức ép cực lớn của các thế lực thù địch hùng mạnh đe dọa sử dụng vũ lực mà không rối trí. Nhân dân Việt Nam vẫn không sợ, không nao núng hay mắc mưu trước những âm mưu hiểm độc của địch.

Việt Nam tự tin bởi trong những lúc đất nước “như ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, máy chém lê khắp miền Nam, miền Bắc thì bầu trời, vùng biển không quân và hải quân địch làm chủ, khống chế.

Hải quân, không quân Việt Nam còn lạc hậu hơn địch hàng trăm lần mà chúng ta vẫn có những trận đánh để đời… và rồi chúng ta đã vượt qua thì ngày nay chúng ta có thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước hết là sự sáng suốt, nhạy bén trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng, hiện đại hóa Quân đội.

Thay vì xây dựng quân đội chính quy từng bước hiện đại, thì trước tình hình an ninh quốc gia đang bị nhiều nguy cơ thách thức, Việt Nam quyết định đưa “Hải quân, Phòng không –Không quân, Tác chiến điện tử và Thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại”.

Trong chiến tranh hiện đại, một quốc gia hùng mạnh có nền quân sự hiện đại gây ra với một quốc gia nhỏ, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành.



Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.

Chẳng hạn như ở 3 cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và NATO tiến hành với Nam Tư, I-Rắc, và Ly Bi thì phương thức tấn công đó là:

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq.

Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.

Giai đoạn này được coi là then chốt, quyết định kết quả chiến tranh. Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không.

Cuối cùng là lực lượng đổ bộ xuất kích hoặc không cần thiết khi đối phương đã đầu hàng không điều kiện.

Việt Nam cũng rơi vào một hoàn cảnh gần tương tự: kinh tế chưa phát triển, khoa học công nghệ còn hạn chế, bờ biển dài…thì phương thức tấn công với 3 bước trên trở nên hết sức nguy hiểm.

Vì vậy, muốn chiến thắng kẻ thù không cách nào khác là phải xây dựng Hải quân, PK-KQ, Tác chiến điện tử và lực lượng thông tin liên lạc hiện đại, tinh nhuệ thiện chiến, cùng với toàn quân, toàn dân giáng trả, phá tan từng giai đoạn tiến hành chiến tranh của địch.

Với tinh thần đó, trong một thời gian chưa dài, nhưng Việt Nam đã tích cực xây dựng Hải quân, Phòng không-Không quân - lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng trời, vùng biển và lực lượng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc thực sự hiện đại, có trang bị vũ khí tối tân đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc các chuyên gia quân sự nước ngoài coi Việt Nam là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ĐNA, chúng ta không hề muốn như thế.

Nhưng ở giác độ nào đó cho chúng ta thấy sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Dù còn nghèo nhưng dân tộc Việt Nam vẫn sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để tăng cường sức mạnh cho quân đội đủ sức răn đe và giáng trả đích đáng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm bờ cõi.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao