Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của VN ở đâu?

  • Một vấn đề đặt ra là, chúng ta có sức mạnh nào để răn đe ngăn ngừa chiến tranh không?
  • Chúng ta không thể làm theo cách của Triều Tiên hay Iran. Chúng ta cũng không thể liên minh quân sự với ai.
  • Vậy, sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của Việt Nam ở đâu?

Chuẩn bị sức mạnh quân sự theo “kiểu Việt Nam”.

Với Việt Nam, trong tình thế hiện nay, nếu nói rằng chúng ta đang tập trung nhân lực, vật lực để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống xâm lược đang gần kề là không thực tế và xác đáng.

Tuy nhiên, xây dựng đi đôi với phòng thủ bảo vệ đất nước, chúng ta đầu tư, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng để phòng thủ là nhiệm vụ thường xuyên và càng ngày càng phải được tăng cường, trong đó phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển – hướng chính, hướng sống còn là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu mà hải quân là lực lượng nòng cốt.


Lực lượng của Hải quân Việt Nam

Một đất nước có đường bờ biển dài hơn 3 ngàn km và hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ, với “tư duy biển” như hiện nay thì xây dựng một lực lượng hải quân và một lực lượng phòng thủ bờ biển hùng mạnh là mơ ước của Việt Nam.
Nói là mơ ước, bởi hiện tại, đó là điều chưa thể, nền kinh tế, KHKT đất nước chưa cho phép.

Chúng ta càng không thể kiếm tìm, chuẩn bị một lực lượng tương xứng, cân bằng sức mạnh quân sự với đối thủ tiềm tàng để sẵn sàng “đôi công”.

Vì vậy, chuẩn bị phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển của Việt Nam cũng theo cách của Việt Nam.

Giới quan sát đã thấy rất nhiều vấn đề ở đây. Chẳng hạn: Lực lượng phòng thủ bờ biển và hải quân đã trở nên tinh gọn, hiện đại và thiện chiến. Tinh gọn để hiện đại.

Sự hiện đại có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá để chiếm ưu thế so với đối thủ.

Chúng ta chỉ để ý một chút vào lực lượng phòng thủ bờ là rõ: Hệ thống tên lửa Bastion-P (Việt Nam mới chỉ có 2 đơn vị TL này). Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Về lý thuyết, với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.

Và một đơn vị, với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.

Rõ ràng, ít nhất đây cũng là một tình huống “đáng ngại” để Bộ Tham mưu đối phương phải suy xét “nên hay không nên” trước khi gây chiến. Đó cũng chính là một trong những sức mạnh răn đe của tuyến phòng thủ bờ biển của chúng ta bởi tính hiện đại của vũ khí trang bị.

Tuy nhiên, cái quan tâm nhất là, sự chuẩn bị sức mạnh đó nó mang tính Việt Nam như thế nào, mới thấy hết được bản lĩnh, trí tuệ và sự tự tin của Việt Nam trước đối thủ xâm lược. Chẳng hạn như về xây dựng và sử dụng lực lượng theo tư tưởng, học thuyết quân sự Việt Nam:

Trong chiến tranh hiện đại, tên lửa là loại vũ khí có vai trò quan trọng quyết định như thế nào ai cũng rõ. Vì thế, các quốc gia ưu tiên nghiên cứu phát triển những thứ mang nó như tàu chiến, máy bay, các hệ thống phóng…ngày càng hiện đại. Trên biển, tàu phóng tên lửa (mặt nước, ngầm) luôn được coi là lực lượng “át chủ bài”.

Tư tưởng, học thuyết quân sự Việt Nam không phủ nhận điều này.

Nhưng nếu như các quốc gia nhỏ, yếu ven biển ít quan tâm đến lực lượng tàu phóng lôi hơn trong phòng thủ thì Việt Nam không như thế.

Lực lượng tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam đặc biệt là tàu phóng lôi cánh ngầm vẫn củng cố và phát triển.

Từ năm 1989 lực lượng tàu phóng lôi cánh ngầm đã xuất hiện đủ để cùng với các tàu tên lửa làm “nguội” những cái đầu hung hăng muốn đánh chiếm Trường Sa lúc bấy giờ.

Điều khiến cho tàu phóng lôi ít được quan tâm hơn có lẽ bởi từ vũ khí của nó: Ngư lôi. Ngư lôi do “bay” dưới nước nên tốc độ chậm hơn nhiều so với tên lửa cho nên không thể tác chiến từ xa được.

Vì thế bắt buộc tàu phóng lôi phải vận động tiếp cận mục tiêu phóng mới hiệu quả. Và đương nhiên tàu phóng lôi luôn bị phơi mình trong tầm mọi hỏa lực của đối phương, không khác chi con thiêu thân.

Có thể nói, đây là hình thức tác chiến rất “đặc biệt” của tàu PL mà không phải quốc gia nào cũng thi thố được.

Tuy nhiên, khi tàu phóng lôi tiếp cận được mục tiêu mà không bị tiêu diệt thì mục tiêu coi như bị định đoạt, làm mồi cho ngư lôi mà vô phương chống đỡ vì quá gần. Đây là ưu điểm tuyệt vời nhất, “quyến rũ” nhất của tàu phóng lôi (PL).

Khác với tàu tên lửa, do tấn công từ khoảng cách rất xa nên phụ thuộc nhiều yếu tố không chắc chắn và vì thế xác suất không cao, trong khi đó nếu đối phương không ngăn cản được tàu PL tiếp cận, để cho tàu PL “bám thắt lưng” thì khi ngư lôi, không cần hiện đại như Shkval VA-111 được phóng ra, coi như chỉ còn cách ôm phao cứu sinh lo cho mình, còn cho tàu thì không thể.

Làm sao để tàu PL “bám được thắt lưng”? Nếu như đây là bài toán đau đầu cho đối phương thì ngược lại rất hưng phấn cho giới quân sự Việt Nam vì có nhiều cách giải.

Nhưng cách lợi dụng địa hình, địa vật tập kích bất ngờ và cách như của 3 tàu PL Việt Nam, bất chấp hòn tên mũi đạn, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh dạy cho tàu khu trục Ma-đốc Hoa Kỳ một bài học thì giới quân sự đối phương thừa biết và luôn luôn nghĩ đến dù biết rằng sẽ mất ý chí chiến đấu.

Lực lượng tàu PL, đặc biệt là tàu phóng lôi cánh ngầm, trong tay Hải quân Việt Nam là lực lượng được sử dụng đòn “đánh gần” “bám thắt lưng địch mà đánh” cực kỳ nguy hiểm, hiệu quả. Cái giá mà đối phương phải trả ngoài khả năng chịu đựng tất nhiên không loại trừ từ lực lượng này.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao