Thế lấy lực làm cơ sở, do lực quyết định, nhưng thế lợi, thế hiểm thì biến lực nhỏ thành lớn và ngược lại một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi, mất thế thì bị suy yếu.
Lịch sử trong các lần dân tộc ta phải đối đầu với quân xâm lược thì lực lượng của chúng ta lúc đầu bao giờ cũng nhỏ và yếu hơn địch. Quy luật khắc nghiệt của chiến tranh là mạnh thì thắng mà yếu thì thua, nhưng ta thắng, chứng tỏ dân tộc ta rất giỏi trong nghệ thuật tạo thế.
Chúng ta luôn luôn có thế lợi, thế hiểm nên lực lượng nhỏ biến thành lớn, đặc biệt biết dùng mưu, trí để đưa địch vào chỗ bất lợi, thế ta cài sẵn làm cho địch càng suy yếu thêm. Chúng ta đã biến yếu thành mạnh để thắng trong chiến tranh.
Thế, có ý nghĩa quan trọng quyết định thành bại của chiến tranh như vậy nên tạo thế không phải dễ dàng, không chỉ đơn thuần là công việc của các nhà quân sự mà là cả một hệ thống chính trị, bao gồm đối nội, đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, quân sự, ngoại giao, kinh tế…
Trường Sa-Hòn đảo tiền tiêu nơi ngàn trùng sóng gió, vẫn hiên ngang bất khuất, là phên dậu vững chắc của Tổ quốc Việt Nam
Như vậy, hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) của Việt Nam, nói cách khác là công cuộc BVTQ Việt Nam trong tình hình hiện nay có bảo đảm chắc chắn hay không phụ thuộc vào tình thế (khu vực, thế giới), thế nước, thế trận và thế bố trí lực lượng phòng thủ. Trong đó, thế nước là yếu tố quyết định thành bại của công cuộc phòng thủ BVTQ.
Trước hết, hệ thống phòng thủ BVTQ chúng ta tồn tại trong một tình thế (khu vực, thế giới) thuận lợi mà ta đã nắm bắt kịp thời, khai thác tối đa.
Tình hình khu vực hiện nay, dễ nhận thấy nguy cơ thách thức an ninh chủ quyền, quyền chủ quyền đến biển đảo Việt Nam trên biển Đông là hiện hữu và đang trở thành một điểm nóng khiến thế giới quan tâm.
Tranh chấp chủ quyền các đảo, quyền chủ quyền vùng biển trên biển Đông với một bên cậy thế nước lớn, không theo luật pháp quốc tế và một bên là những nước nhỏ trong đó có Việt Nam kiên quyết bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.
Đương nhiên khi biển Đông còn tồn tại đan xen quyền lợi, lợi ích của nhiều quốc gia về kinh tế cũng như quốc phòng thì không ai có thể chiếm đoạt toàn bộ biển Đông mà không có cơ sở pháp lý nào.
Tuân thủ luật quốc tế về biển, Việt Nam được sự ủng hộ, giúp đỡ và trở thành đối tác chiến lược của các quốc gia có mối quan tâm ở biển Đông như khối ASEAN, Nga, Ấn Độ…
Đặc biệt, Nga một siêu cường quân sự đã giúp Việt Nam về VKTB cho phòng thủ, có những loại vũ khí hiện đại vào loại bậc nhất trên thế giới như Bastion-P mà ngoài Nga ra chỉ có ở Việt Nam. Đó chính là những thành tựu nổi bật nhất trong công tác đối ngoại của Việt Nam ghi đậm dấu ấn trong năm 2010 và 2011.
Ngoài ra sự trở lại của Mỹ ở châu Á-TBD cũng khiến cho khả năng hoạt động quân sự ở khu vực biển Đông trở nên đa phương, ràng buộc nhau hơn.
Đây là tình thế có lợi cho Việt Nam. Trong cuộc chiến ở biển Đông nếu xảy ra, Việt Nam không chỉ có riêng mình.
Thứ hai là thế nước.
Một hệ thống phòng thủ đất nước với vũ khí trang bị tối tân hiện đại đến mấy, thậm chí có bom hạt nhân mà thế nước suy, có nghĩa là nội bộ lãnh đạo mất đoàn kết, bạc nhược, tham sống sợ chết, lòng dân oán hận, căm ghét chế độ…thì ngay như Liên Xô trước đây chưa đánh đã tan.
Gần đây có I-Rắc, Li Bi…là một bài học nhãn tiền. Họ không thiếu vũ khí hiện đại, không thiếu tiền…nhưng bạc nhược, người lính không lý tưởng…dù chế độ này có mất đi chả ảnh hưởng gì đến họ thì thất bại là đương nhiên.
Việt Nam khác họ, dân tộc ta, lịch sử ghi nhận dù ở bất kỳ chế độ nào mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì đều đặt đất nước là trên hết.
Đó chính là truyền thông yêu nước mà chúng ta có quyền kiêu hãnh, không thua kém với bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
Huống chi ngày nay, đất nước dù còn nghèo nhưng đang trên đà phát triển, chính trị ổn định, yên lành, toàn dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN-một tổ chức đầy bản lĩnh, kinh nghiệm dày dạn trong chiến tranh thì có thể nói thế nước đã vững vàng.
Toàn Đảng, toàn dân tộc và các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đây chính là sức mạnh dân tộc, sức mạnh vô địch.
Cuối cùng, thế trận, thế địa lý mà hệ thống phòng thủ tồn tại.
Thế trận chiến tranh nhân dân, từ xưa cho tới nay là một thế trận mà không một kẻ xâm lược nào phá vỡ nổi.
Một đất nước mà “sáng trong bão giông, chiều trong mưa lũ”; một đất nước mà có nhiều địa danh quen thuộc, nhắc tên khiến ta tự hào như: Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Rạch Gầm-Xoài Mút, đường Hồ Chí Minh trên biển, đường Trường Sơn…khiến quân xâm lược chẳng mấy thích thú và tự tin khi nghĩ đến.
Hệ thống phòng thủ BVTQ tồn tại trong một thế như này chắc chắn một người bi quan đến mấy vẫn có thể tự tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét