Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Sao Băng rơi là gì?

Giải thích một cách khoa học, sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của trái đất bị cọ xát và phát sáng.

Sao Băng rơi

Vốn là trong không gian vũ trụ gần trái đất, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ, cũng giống như ở đại dương ngoài cá, tôm, nghêu sò còn có các loại sinh vật nhỏ khác. Trong số vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không tự phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía trái đất với tốc độ rất nhanh, từ 10 km tới 70-80 km/giây, nhanh gấp nhiều lần máy bay nhanh nhất hiện nay.
Mưa sao băng

Nhưng khi bay vào khí quyển trái đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng cọ xát với các phần tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ, thậm chí mấy vạn độ, bản thân của vật chất vũ trụ cũng bị đốt cháy và phát sáng. Nhưng chúng không cháy hết ngay mà cháy dần dần theo quá trình chuyển động, tạo thành vật chất sáng hình vòng cung mà ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống trái đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy hết trên đường đi.
Có những sao băng chỉ là các vị khách qua đường. Chúng sượt ngang bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn rồi lại tiếp tục hành trình vào vũ trụ xa xăm.

Truyền thuyết của Trung Quốc và một số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện ly kỳ về sao băng. Trong đó, truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên trái đất tương ứng với một vì sao trên trời. Khi người nào chết, vì sao tương ứng với người đó sẽ rơi xuống đất. Cách đặt vấn đề như vậy rõ ràng không có cơ sở khoa học. Trái đất giờ có hơn 5 tỷ người. các vì sao trong vũ trụ kể cả vì sao không nhìn thấy được có hơn 100 tỷ.Với lại trong lịch sử của loài người chưa bao giờ xảy ra hiện tượng các vì sao “rơi xuống” trái đất.

Nhật thực là gì?

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.


Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn đểche khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).



Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.


Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.

Theo Wikipedia

Tối nay sẽ xuất hiện "Mặt Trăng Máu"

Theo thông cáo của trung tâm nghiên cứu thiên văn học NASA cho biết hiện tượng Mặt Trăng Máu sẽ xảy ra hai lần trong năm 2014. Lần đầu tiên diễn ra vào hôm nay (ngày 15/4), lần thứ hai vào ngày 8/10 sắp tới.

“Mặt Trăng Máu” xuất hiện

Theo viện nghiên cứu thiên vănhọc Melbourne cho biết hiện tượng nguyệt thực Mặt Trăng Máu sẽ xuất hiện toàn phần lúc 17h49 ngày 15/4 và duy trì trạng thái này đến trước 18h25, sau đó sẽ kết thúc lúc 19h3. Hiện tượng này được thấy rõ nhất tại Austraylia vào lúc mặt trời lặn.

Mặc dù hiện tượng nguyệt thực là rất phổ biến nhưng Mặt Trăng Máu là lại là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí. Chính vì vậy, rất nhiều người đều mong chờ để được quan sát.

Theo DSPL

Mặt Trăng Máu

Mặt Trăng Máu là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi Trái Đất che phủ hoàn toàn Mặt Trăng lúc đó, Mặt Trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt Trăng nhưng thay vì có màu vàng như thường lệ Mặt Trăng sẽ có màu đỏ, vì vậy người ta gọi là hiện tượng “Mặt Trăng Máu”.


Theo các nhà khoa học cho biết ánh sáng từ Mặt trời bao gồm các màu sắc với nhiều bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng này xuyên qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ, các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ - với bước sóng ánh sáng dài là có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.

Đồng thời, bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối. Ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó, ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.

Lý giải về hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ kì bí này các nhà khoa học cho biết, Mặt Trăng có thể có nhiều màu sắc lạ như vàng, xám, da cam, đỏ. Mặt Trăng có màu sắc gì sẽ phụ thuộc vào lượng bụi trong khí quyển. Lượng tro bụi càng nhiều thì màu sắc của Mặt Trăng càng đậm.

Lời tiên tri cho những điềm dữ có thể xảy ra

Từ thời cổ đại, nhiều dân tộc trên thế giới đã quan sát thấy hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Tuy nhiên, với những khả năng nhận thức còn chưa hoàn thiện cũng như chưa có sự hỗ trợ của những công cụ quan sát hỗ trợ nên khiến nhiều tôn giáo và các dân tộc khác nhau đã nhận thức theo tín ngưỡng cho rằng đó là điềm báo dữ sắp xảy ra, thậm chí còn cho rằng đó là dấu hiệu ngày tận thế của Trái Đất.


Mặt Trăng có thể có nhiều màu sắc lạ như vàng, xám, da cam, đỏ tùy thuộc vào lượng bụi trong khí quyển

Người Trung Quốc khi quan sát hiện tượng nguyệt thực xảy ra đã cho rằng mặt trăng đã bị rồng hoặc gấu ăn mất. Và hình ảnh Mặt Trăng bị nhuốm đỏ là điềm dữ, báo hiệu nạn dịch đói sắp xảy ra.

Hay như Nhật Bản, một quốc gia thường xuyên xảy ra hiện tượng động đất, nên người dân đất nước này đã nghĩ rằng Mặt Trăng Máu xuất hiện đồng nghĩa với động đất sẽ xảy ra.

Còn đối với nhóm người tôn giáo, họ cho rằng đó là sự trừng phạt đối với loài người. Hình ảnh mặt trăng đỏ rực gắn liền với cái chết và hủy diệt của Trái đất.

Nhưng đối với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thiên văn cho rằng đây chỉ là hiện tượng tự nhiên không có bất cứ tai ương hay ảnh hưởng gì, và còn là hiện tượng kỳ thú đáng mong đợi.

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Tự lắp đặt một hệ thống phát điện nhỏ dùng cho router mạng khi cúp điện

Thường thì router chỉ dùng điện năng rất ít (chỉ vài volt) nhưng đã số chúng ta không biết về điện tử nên chưa để tự làm mạch nguồn riêng từ bình ắc-qui nên mình sẽ hướng dẫn cách làm đơn giản và chi tiết cho các bạn mà chi phí lại rất rẽ.


 Đa số các bạn có điều kiện thì thường mua 1 cái UPS giá tầm 1,2tr trở lên cho một loại có thể gọi là sài được nhưng một số bạn sv thì chi phí đó quá cao. Với cách này các bạn có thể sài được vài thiết bị nhỏ như các cục sạc điện thoại hay lap tùy vào loại mà bạn chế.

DBS M05479
Quang Cao