Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Đã có điện thoại trong suốt hoàn toàn trên thế giới

Chúng ta vẫn luôn mơ về ngày được cầm trên tay chiếc smartphone trong suốt hoàn toàn và đó không phải là một giấc mơ viển vông. Bằng chứng là mới đây, công ty công nghệ Đài Loan Polytron Technologies đã vừa cho ra mắt một sản phẩm điện thoại trong suốt hoàn toàn giống hệt như một tấm kính. Dù cho chúng ta vẫn có thể nhìn thấy camera, khe cắm thẻ nhớ cùng một số linh kiện khác bên trong nhưng nếu xét về "độ trong suốt" thì chưa có một sản phẩm điện thoại nào có thể vượt qua được sản phẩm của Polutron Technologies.




Hiện tại, những thông tin về cấu hình cùng mức giá của chiếc smartphone này vẫn chưa được tiết lộ. Điều khiến nhiều người cảm thấy tò mò nhất về mẫu điện thoại này đó chính là cách thức hoạt động của nó. Tuy vậy, ngày chúng ta được sở hữu chiếc điện thoại này cũng không phải là quá xa vời bởi hãng sản xuất cho hay thời gian lên kệ chính thức của điện thoại trong suốt hoàn toàn là cuối năm 2013.


Tham khảo: Micgadget

WeChat nên sợ hãi

Mấy ngày qua, dư luận trong nước liên tục đưa tin về việc WeChat có chứa bản đồ đường lưỡi bò, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.



Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng ra sức kêu gọi người dùng tẩy chay ứng dụng WeChat (do công ty Tencent – Trung Quốc phát triển) bằng rất nhiều hình thức: status Facebook, ảnh, comment đòi “nghỉ chơi” với các fan có quảng bá ứng dụng này. Ngay lập tức, nhiều Sao Việt cho biết đã tẩy chay ứng dụng WeChat.

GenK đã liên lạc với WeChat để kiểm chứng các thông tin và trao đổi các vấn đề liên quan, nhưng câu trả lời khá là mập mờ và giống với thông cáo mà họ gửi tới người dùng của mình.

Chiều qua, WeChat đã ra thông cáo “thanh minh” cho hành động đưa bản đồ đường lưỡi bò vào ứng dụng.

WeChat cho rằng thông tin ứng dụng này ẩn Trường Sa và Hoàng Sa trên bản đồ là “hoàn toàn sai sự thật”.

Theo WeChat, bản đồ trong ứng dụng vẫn hiện thị đúng tên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (hoặc Paracel Island, Spartly Island – tên quốc tế của 2 quần đảo), cũng như hoàn toàn không có đường lưỡi bò.

Tuy nhiên, điểm đáng nghi ngờ là hiện tại ứng dụng WeChat tiếng Trung Quốc lại không thể truy cập vào bản đồ khi kết nối internet ở Việt Nam.

Phải chăng, WeChat đã chặn người dùng Việt truy cập vào bản đồ của ứng dụng tiếng Trung Quốc, vốn chứa đường lưỡi bò, do sợ hãi trước áp lực của cộng đồng mạng Việt Nam gây ra?

Đây có thể được xem là hành động một mặt giả vờ vỗ về với cư dân bản xứ, một mặt vẫn ngấm ngầm tuân theo chỉ đạo từ chính phủ Trung Quốc của WeChat.

WeChat bị nhiều sao Việt tẩy chay 5
Hơn bao giờ hết, người dùng Việt Nam đang yêu cầu có những câu trả lời rõ ràng và chuẩn xác nhất từ phía WeChat (Tencent).

Theo Genk.vn

Hàng loạt tờ báo lớn của Mỹ tố cáo bị tin tặc TQ tấn công

Truyền thông Mỹ đưa tin, một loạt các tờ báo lớn của nước này như Thời báo New Yorks và The Wall Street Journal, Bloomberg... đang phải hứng chịu những đợt tấn công mạnh mẽ của tin tặc được cho là có xuất phát từ Trung Quốc.

Hôm qua (31/01), tờ chuyên trang của Sàn chứng khoán Dow Jones cho biết hệ thống máy tính của họ đã bị xâm nhập bởi các tin tặc Trung Quốc với mục đích rõ ràng là giám sát các tin tức và phóng viên mảng Trung Quốc. Tờ Thời báo New Yorks cũng công bố hôm thứ Tư rằng họ cũng là nạn nhân của gián điệp không gian mạng.

Tin tặc Trung Quốc trong nhiều năm đã nhắm mục tiêu vào các công ty truyền thông lớn của Mỹ bằng cách hack và xâm nhập sâu vào bên trong hệ thống. Một số người đã trở nên quen thuộc với việc đối phó với các cuộc tấn công mạng như thế này.


Wall Street Journal cũng lên tiếng bị tin tặc Trung Quốc tấn công.

Phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, Geng Shuang lên án những cáo buộc của Mỹ về các vụ tin tặc. “Thật là vô trách nhiệm khi thực hiện cáo buộc mà không có bằng chứng vững chắc”, ông nói, “Chính phủ Trung Quốc cấm các cuộc tấn công không gian mạng và những gì nó có thể chống lại các hoạt động theo luật pháp Trung Quốc”. Ông cho biết Trung Quốc cũng từng là nạn nhân của các cuộc tấn công nhưng không nói từ đâu.Khai thác các máy tính của phóng viên tại các tờ báo lớn có thể cho phép chính phủ Trung Quốc xác định nguồn bài viết cũng như thông tin về những câu chuyện đang chờ giải quyết.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã điều tra các sự cố trong hơn một năm của các công ty truyền thông và xem xét nâng vấn đề hacker lên an ninh quốc gia. Các bằng chứng thu thập được trong cuộc điều tra cho thấy các cuộc tấn công được thực hiện bởi một nhóm duy nhất, tập trung cụ thể vào các công ty truyền thông.

Một người mô tả các vụ tin tặc như là sự tấn công ồ ạt với các thủ thuật tấn công không phức tạp nhưng dai dẳng để đạt được mục đích. “Đó là một phần câu chuyện mà người Trung Quốc muốn biết những gì phương Tây nghĩ về họ”, ông Richard Betjlich, nhân viên bảo mật của Công ty bảo mật máy tính Mandiant, được tờ Thời báo New Yorks thuê để tiến hành điều tra vụ việc đã cho biết.


Tờ New York Times cũng là nạn nhân

Các công ty bảo mật máy tính chuyên theo dõi các nhóm gián điệp mạng Trung Quốc xác nhận có khoảng 20 nhóm mà họ biết chuyên tập trung vào lĩnh vực truyền thông. “Chúng tôi biết có những chiến dịch được đưa ra bởi các nhóm mục tiêu cụ thể vào các ngành cụ thể”, ông Shawn Henry, Chủ tịch của Công ty bảo mật máy tính CrowdStrike và là một cựu chuyên gia FBI về không gian mạng cho biết, “Khi chính phủ đang tích cực thu nhập thông tin tình báo, họ đã phát triển các chuyên gia chuyên đề về các ngành công nghiệp cụ thể.”Hãng tin Bloomberg hôm qua cũng thừa nhận, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết, những nỗ lực xâm nhập hệ thống của mình. Tuy nhiên, an ninh mạng của hãng này không bị vi phạm. Một phát ngôn viên của hãng tin Reuters cho biết trang blog thông tin của họ cũng đã bị tấn công 2 lần trong tháng 8/2012, tuy nhiên hãng này không thể xác nhận nguồn gốc của vụ tấn công.

Chính phủ Mỹ ngày càng trở nên lo ngại hơn về gián điệp mạng của Trung Quốc, nhất là nhóm gián điệp chuyên tập trung vào chính phủ và các công ty lớn ở Mỹ. Một năm trước đây, các cơ quan tình báo Mỹ đã gọi các nhóm tin tặc Trung Quốc là “hoạt động liên tục” và là các nhóm “công nghiệp gián điệp”.

Gã khổng lồ Google và Công ty an ninh máy tính RSA có tên là EMC, cùng với nhiều nhóm công ty khác đã nói rằng hệ thống của họ bị tấn công. Những người quen thuộc với các hành vi xâm nhập này nói rằng các hành động là được kết nối với Chính phủ Trung Quốc. Các báo cáo tình báo cho rằng hành vi trộm cắp dữ liệu chủ yếu hướng vào các công ty năng lượng toàn cầu và dữ liệu độc quyền như danh sách khách hàng và kế hoạch mua lại các công ty khác.

Các chuyên gia cho biết mục tiêu của tin tặc có thể bao gồm các hoạt động gián điệp công nghiệp, giao dịch nội gián và theo dõi các thông tin có khả năng gây thiệt hại. “Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự lo ngại về các thông tin khiến cho những người đọc sáng tỏ được vấn nạn tham nhũng và các quan chức với danh mục đầu tư ngân hàng rất lớn của họ”, ông James Lewis, chuyên gia tư vấn cho các nhà lập pháp và Nhà Trắng về các vấn đề an ninh mạng nhận định, “Thông tin là một mối đe dọa hiện hữu cho chế độ này.”

Tờ Thời báo New Yorks đã có một bài báo chi tiết vụ xâm nhập hệ thống của tin tặc Trung Quốc trong 4 tháng qua và cho rằng nhóm này đã truy cập vào mật khẩu của các phóng viên và nhân viên của tờ báo. Họ cũng xác nhận đã loại bỏ được mối nguy từ tin tặc. Việc các tờ báo công nhận các vụ tin tặc xảy ra là hiếm có, bởi họ lo sợ sẽ làm tổn thương niềm tin từ khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Theo Infonet
DBS M05479
Quang Cao