Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Những khóa huấn luyện quân sự khắc nghiệt nhất tại Mỹ (phần I)

Trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố do nước Mỹ phát động đã bước sang thập kỷ thứ hai, các lực lượng quân sự của họ luôn đặt trong trạng thái sẵn sàng tham chiến ở cường độ cao nhất. Một yếu tố nổi bật của lực lượng quân sự Hoa Kỳ sự chuyên nghiệp trong công tác huấn luyện và tác chiến. Người lính phải sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, đòi hỏi không chỉ sự dũng cảm mà còn cả những khả năng đặc biệt mà họ đã được tôi luyện từ thể chất tới tinh thần tại các trường huấn luyện quân sự chuyên biệt. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra quá trình huấn luyện nghiêm ngặt trong quân đội Hoa Kỳ mà mỗi người lính phải trải qua trước khi được giao phó nhiệm vụ.

8. Trường đào tạo lính do thám




Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của những người lính do thám là đảm bảo tất cả lính dù tập kết thành công tại khu vực đổ quân hoặc vùng nhảy dù. Họ là những người lính được đưa vào chiến tuyến trước lực lượng tấn công chính (có thể tới 72 giờ) với mục đích đánh dấu vùng thả quân, khu vực an toàn, khu vực hạ cánh và tiến hành điều tra bãi thả., vv Những người lính này có khả năng điện đàm về sở chỉ huy để yêu cầu không kích những mục tiêu tiềm năng, ​​và phối hợp hầu hết các giai đoạn liên quan đến chiến dịch thả quân như dự báo thời tiết, mắc cáp không tải…Họ được biên chế thành nhóm bốn người, và hoạt động một mình sau lưng kẻ thù cho đến khi lực lượng tấn công chính xuất hiện.




Khổ luyện

Một khóa huấn luyện lính do thám của quân đội Mỹ kéo dài 3 tuần tại căn cứ Fort Benning, bang Georgia. Để tham dự, một người lính đã sẽ được đưa tới thực địa đòi hỏi các kỹ năng do thám, và đáp ứng được yêu cầu về thể chất để tham gia vào các chiến dịch thả dù và vượt qua số điểm đánh giá năng lực tối thiểu - 110.
Trong suốt ba tuần huấn luyện, học viên về cơ bản sẽ tìm hiểu mọi khía cạnh cần thiết để triển khai một cuộc tấn công bằng đường không thành công vào một địa điểm cụ thể. Khóa học không đòi hỏi huấn luyện chuyên sâu về thể chất, bởi vì học viên cần phải hấp thụ một lượng kiến thức học thuật rất lớn. Học viên sẽ tham gia chương trình học tập trong cả hai môi trường lớp học và thực địa. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên tốt nghiệp sẽ được trao tặng Huy hiệu Pathfinder danh giá và đủ điều kiện tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.

8. Trường đào tạo bắn tỉa trinh sát của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ



Nhiệm vụ
Thủy quân lục chiến trong quân đội Hoa Kỳ đều là chiến binh tinh nhuệ nhất. Vậy còn những tay súng bẳn tỉa thủy quân lục chiến thì sao. Họ là những tay súng đảm đương nhiệm vụ kép: khảo sát thực địa và bắn tỉa. Các trung đội bắn tỉa chính là nguồn thu thập thông tin tình báo quân sự, hoặc sử dụng những phát đạn chính xác tới từng milimet để trấn áp kẻ địch với khẩu hiệu hành động "một phát, một mạng". Họ được biên chế thành nhóm 2 người, thường xuyên phải hoạt động đơn độc trong khu vực có vô số mục tiêu. Những người lính bắn tỉa thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lính bắn tỉa được đào tạo để trở nên “vô hình” trong mắt kẻ thù, và phải trải qua khóa huấn luyện được cho là khắc nghiệt nhất trong binh chủng thủy quân lục chiến.




Khổ luyện

Khóa học được cung cấp cho học viên tại bốn địa điểm khác nhau (Trại Lejune bang North Carolina, Camp Pendleton bang California; Quantico bang Virginia, và MCB Hawaii). Để tham dự, người lính thủy quân lục chiến cần đạt được cấp bậc tối thiểu là Hạ sĩ (E-3), có truyền thống gia đình theo nghiệp binh, là chuyên gia súng trường và vượt qua vòng kiểm tra về thể lực và khả năng bơi. Ngoài ra, người lính cần được đề cử bởi chính cha mẹ họ. Một khi đã được chọn, người lính sẽ theo học tại một trong số 4 trường học là gần nhất với nơi đơn vị của anh ta đang đóng quân. Khóa học dài 12 tuần rưỡi, tập trung chuyên sâu vào đào tạo người lính Thủy quân lục chiến trở thành những tay súng thiện xạ ở tầm xa giỏi nhất thế giới. Bằng chứng là 9 tuần đầu tiên của khóa đào tạo chỉ rèn luyện khả năng bắn và nhận diện mục tiêu. Trong giai đoạn này, học viên được giảng dạy các phương pháp thủ công xác định khoảng cách, mục tiêu bay, kỹ năng đánh dấu mục tiêu, kỹ năng bắn súng và nhiều hơn thế. 9 tuần đầu cũng là thời gian kiểm tra năng lực bắn súng của học viên dưới mọi hoàn cảnh và tầm bắn khác nhau, thậm chí lên tới 1km và hơn thế.





Giai đoạn thứ hai của đào tạo là khả năng thao tác trên thực địa. Học viên được học hỏi những kỹ năng như theo dõi, ngụy trang, trinh sát, theo dõi. Dưới chương trình học tập khắt khe như vậy tỷ lệ học viên trượt lên tới trên 60%. Những người lính vượt qua mỗi giai đoạn sẽ đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo, nếu không họ phải rời bỏ khóa học. Sau khi hoàn thành, người lính thủy quân lục chiến sẽ được chứng nhận là tay súng bắn tỉa trinh sát, và hội đủ điều kiện để tham gia chương trình huấn luyện nâng cao (trong điều kiện đô thị và đồi núi) và được điều tới Hạm đội hải quân làm nhiệm vụ bắn tỉa trinh sát hoặc chuyên viên nhận diện mục tiêu.

6. Trường huấn luyện lực lượng giải cứu đặc nhiệm của Không lực Hoa Kỳ




Nhiệm vụ

Đây là những phi công phải liều mạng để cứu những phi công bị thương khi làm nhiệm vụ bị mắc kẹt trong hàng ngũ kẻ thù. Trong thực tế, họ là đơn vị duy nhất trong lực lượng vũ trang Mỹ, được giao nhiệm vụ cứu hộ trong vòng vây kẻ thù. Không chỉ sở hữu kỹ năng bộ binh cần thiết để thâm nhập vào trận địa, nhưng người lính cứu hộ đặc nhiệm này phải thực hiện cấp cứu cho đồng đội ngay tại chiến trường. Điều thú vị là cho tới nay, chỉ có những thành viên có cấp bậc tân binh cho đến hạ sĩ quan của Không lực Hoa Kỳ mới tham gia nhiệm vụ này.




Khổ luyện

Có thể so sánh trường đào tạo đặc nhiệm cứu hộ dù giống như những “trường học siêu nhân”. Không ai bước vào trường này là nghiễm nhiễn đảm bảo một suất trong lực lượng giải cứu đặc nhiệm của Không lực Hoa Kỳ (PJ). Trước khi được công nhận, học viên phải trải qua 2 năm đào tạo cực kỳ khắt khe và căng thẳng. Bước đầu tiên phải vượt qua là khóa học hướng đạo kéo dài 9 tuần. Được tiến hành tại căn cứ không quân Lackland, bang Texas, các học viên liên tục tập luyện nâng cao khả năng bơi, chạy và cử tạ. Học viên sẽ được giới thiệu những kiến thức cơ bản về lặn, khí tài quân sự, quy trình cấp cứu chữa thương, và các kỹ thuật cần thiết khác. Sau khi tốt nghiệp của khóa học này sẽ có "tấm vé" để tiếp tục bước vào các trường huấn luyện chuyên biệt khác cần thiết để có thể đứng vào hàng ngũ PJ. Những trường này bao gồm: trường huấn luyện lính dù, lặn, huấn luyện kĩ năng tồn tại cơ bản, nhảy dù tự do, và cứu thương.

Chỉ sau khi hoàn thành khóa đào tạo này học viên mới được chứng nhận trở thành một PJ. Tuy nhiên, trong toàn bộ các trường đào tạo lực lượng đặc biệt, thì trường đào tạo lực lượng cứu hộ đặc nhiệm của Không lực Hoa Kỳ có tỷ lệ học sinh trượt cao nhất (khoảng 90%). Chỉ có 4-6 sinh viên hoàn tốt nghiệp chương trình trong số 100 học sinh được đào tạo.

5. Trường huấn luyện biệt kích Ranger




Nhiệm vụ

Rangers - biệt kích là những tinh hoa của lực lượng bộ binh Mỹ. Nếu cần tấn công kẻ thù đang cố thủ thì đó là lúc chúng ta cần đến biệt kích. Khẩu hiệu của họ là "Chúng tôi dẫn đường cho bạn". Họ có thể nhanh chóng triển khai tới các điểm nóng trên toàn cầu, với khả năng tấn công nhanh chóng. Những anh chàng này chính là lực lượng có “số má” nhất trong các lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ.

Khổ luyện

Quá trình đào tạo biệt kích có thể coi là khóa học đào tạo ra những lãnh đạo của trận chiến, học viên tốt nghiệp là những người khỏe nhất, tinh thần thép, trong toàn bộ lực lượng vũ trang. Các sĩ quan và hạ sĩ quan của các nhóm biệt kích đều phải vượt qua khóa huấn luyện này. Mục tiêu khóa huấn luyện là để phát triển khả năng lãnh đạo khi chiến đấu (hoàn thành nhiệm vụ bất chấp khó khăn và sức ép căng thẳng đến mấy). Sự căng thẳng này được nhân rộng – cả về thể chất lẫn tinh thần, khi học viên bị đẩy đến giới hạn chịu đựng vật lý của cơ thể và áp lực liên tục để thành công ở mỗi giai đoạn của khóa học. Học sinh phải luyện tập lên tới 20 giờ mỗi ngày. Có rất ít thời gian để nghỉ ngơi và các sinh viên sẽ chỉ ăn một lần hoặc hai lần trong một ngày. Khóa học kéo dài 61 ngày và được chia làm ba giai đoạn, tại nhiều địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Hoa Kì.





Giai đoạn đầu của khóa học diễn ra tại Fort Benning, Georgia. Mục tiêu của giai đoạn là “đánh giá khả năng chịu đựng của một người lính, dẻo dai về tinh thần, khả năng lãnh đạo, và thiết lập tác chiến cơ bản cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo. Nói cách khác, họ đẩy học viên tới tận cùng giới hạn để xem ai có thể vượt qua được. Ba ngày đầu tiên của khóa đào tạo này là giai đoạn đánh giá và có thể khiến 60% bị đánh trượt. Học sinh được đánh giá khả năng tới hạn của họ ở mức nào thông qua hàng loạt bài test: một bài kiểm tra thể chất, đánh giá khả năng tồn tại trong nước, khả năng định hướng dẫn đường, và cuộc hành quân 15 dặm. Ngoài ra, học viên còn phải luyện tập tuần tra, tấn công bằng đường không, rà phá chất nổ… Thất bại trong bất kỳ bài test nào cũng đồng nghĩa với việc học viên bị loại.

Giai đoạn thứ hai diễn ra tại Trại Merrill, Georgia. Trọng tâm của giai đoạn học sinh được rèn luyện các kỹ thuật tác chiến phù hợp trong môi trường núi non. Chịu đựng về thể chất mà học viên đã trải qua trong giai đoạn trước được đẩy mạnh hơn nữa, khi các học viên được giao vai trò lãnh đạo trong các nhóm nhỏ (dẫn tuần tra, vv) và triển khai quân trong điều kiện đồi núi hiểm trở.

Giai đoạn cuối cùng diễn ra trong môi trường đầm lầy tạo căn cứ không quân Elgin, bang Florida. Giai đoạn này buộc học viên phải hoạt động trong một môi trường rừng nhiệt đới hoặc đầm lầy. Học sinh sẽ phải học các kỹ thuật tác chiến trên sông nước, từ làm thuyền để vượt sông cho tới cách ứng phó với động vật hoang dã, trong khi căng thẳng về thể chất và tinh thần. Tất cả những kỹ ăng này sẽ được tổng hợp trong bài tập lớn cuối khóa với nhiệm vụ là tấn công vào một thành lũy trên đảo.

(còn tiếp)

Tham khảo: toptenz

Những khóa huấn luyện quân sự khắc nghiệt nhất tại Mỹ (phần II)

4. Trường đào tạo lực lượng Mũ nồi xanh (SF)

Nhiệm vụ


Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ (SF), còn có tên gọi là Green Beret (mũ nồi xanh). Họ có rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện: từ tiến hành chiến tranh thông thường, đào tạo cho các đơn vị nước đồng minh, trinh sát đặc biệt, chống khủng bố, và các chiến dịch quân sự trực tiếp khác. Được biên chế thành đội 12 người, lực lượng mũ nồi xanh là đơn vị chủ lực trong các chiến dịch quân sự đặc biệt.




Khổ luyện

Khóa đào tạo lực lượng Mũ nồi xanh (SFQC) được chia thành 4 giai đoạn kéo dài ​​55 đến 95 tuần, tùy thuộc vào năng khiếu của học sinh trong một số lĩnh vực nhất định (đặc biệt là ngoại ngữ). Giai đoạn đầu của SFQC là đánh giá và lựa chọn diễn ra tại Trại Mackall, Bắc Carolina diễn ra trong 24 ngày. Giai đoạn này là rất giống với như giai đoạn đầu của khóa đào tạo biệt kích Ranger. Việc đào tạo sẽ bao gồm vô số bài học về định hướng trên bộ (trong mọi điều kiện thời gian, địa hình), sức chịu đựng đồng đội, đánh giá bơi, kiểm tra IQ, trình độ ngoại ngữ…. Sau khi hoàn tất thành công giai đoạn đầu tiên, các học sinh này sau đó được đánh giá bởi các chuyên gia đào tạo. Học sinh phải được lựa chọn bởi ban thẩm định cuối cùng để tiếp tục tham gia khóa học.





Giai đoạn hai diễn ra sau khi các sinh viên được nhận phải quyết định chuyên môn đặc biệt, ngôn ngữ chuyên sâu mà họ theo học và nhóm SF họ muốn phục vụ. Sau khi đã quyết định , học viên sẽ theo học nghiên cứu chuyên sâu ngôn ngữ nước ngoài trong 18 đến 24 tuần. Học viên phải làm chủ được một ngoại ngữ để vượt qua phỏng vấn trực tiếp. Giai đoạn này, và giai đoạn đào tạo còn lại, diễn ra tại Fort Bragg, Bắc Carolina.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, sinh viên sẽ bước vào giai đoạn thứ ba kéo dài 13 tuần. Giai đoạn này tập trung vào kỹ năng sinh tồn và tác chiến theo đơn vị. Giai đoạn này dạy học viên cách làm thế nào để tiến hành các cuộc đột kích, phục kích, tuần tra và lên kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, sinh viên sẽ dành phần lớn thời gian để thực hành trên thực địa.





Giai đoạn thứ tư và cũng là cuối cùng sẽ giúp phân nhánh học viên để đào tạo theo hướng chuyên sâu cụ thể trong SF chẳng hạn như chuyên gia vũ khí, chuyên gia kỹ thuật, thông tin liên lạc, và y dược. Thời gian cho khóa học chuyên sâu này là 16 tuần (48 tuần đối với y dược chuyên sâu). Cuối khóa học, sẽ có bài tập lớn được gọi là Robin Sage để học viên có thể áp dụng tất cả các kiến thức vào thực tế. Học viên tốt nghiệp sẽ được trao giải thưởng Mũ nồi Xanh, được phân công vào đội SF theo chuyên ngành đã học.

3. Trường huấn luyện lính trinh sát

Nhiệm vụ


Đây là lực lượng đặc biệt của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Họ sinh ra với nhiệm vụ xâm nhập vào lãnh thổ đối phương, trinh sát khu vực, thổi bay mục tiêu, và nhanh chóng hạ gục kẻ thù. Tuy nhiên không hề có sự tương đồng giữa nhiệm vụ chính tối thượng và mục đích hoạt động nếu so với các lực lượng khác. Cho đến gần đây, nhiệm vụ của họ là chỉ liên quan đến trinh sát chiến trường và nhường chỗ cho lực lượng lính thủy đánh bộ đông đảo hơn ở phía sau.




Tuy nhiên, với những áp lực phải thành lập đơn vị thủy quân lục chiến dưới sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt, một bộ phận lính thủy đánh bộ đã được cơ cấu lại để hỗ trợ hoạt động vượt quá phạm vi chiến dịch của lực lượng thủy quân lục chiến. Khẩu hiệu hành động của họ là "nhanh chóng, im lặng, chết người."

Khổ luyện

Cho đến ngày nay, thủy quân lục chiến vẫn còn hạn chế ở khả năng xây dựng và duy trì cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo trinh sát. Kết quả là, sau khi trải qua quá trình đào tạo trinh sát ban đầu, người lính thủy quân lục chiến sẽ được gửi đến trường quân sự khác nhau (một vài ở trong danh sách này) và có thể là nằm dưới sự điều hành của các binh chủng khác.





Tuy nhiên, quá trình trở thành một lính trinh sát thủy quân lục chiến bắt đầu với một quy trình lựa chọn diễn ra trong 2 ngày tại trại Pendleton, California. Ngày đầu tiên bắt đầu trong hồ bơi, nơi ứng viên phải hoàn thành bơi 25 mét dưới nước và mang súng trường quay trở về. Tiếp theo đó là bài test thả rơi từ tháp và ngâm nước trong 30 phút. Khi điều này được hoàn thành, các ứng viên phải thực hiện và vượt qua bài test cao nhất về thể lực của binh chủng Thủy quân lục chiến. Ngày thứ hai đòi hỏi phải vượt qua một khóa học trở ngại nhiều lần. Cuối cùng, các ứng viên được yêu cầu phải hoàn thành bài chạy 10 dặm trên địa hình đồi núi và cát. Sau khi hoàn thành (bao gồm cả các bài kiểm tra tâm lý và phỏng vấn), các ứng viên thường được gửi tới một trung đội huấn luyện trinh sát chờ chuyển giao MART, đóng tại Trại Pendleton. Các thí sinh sẽ ở lại trung đội MART một vài tuần đến một vài tháng , tùy thuộc vào số lượng học viên và mức độ phù hợp của mỗi người. Giai đoạn này chỉ hướng tới rèn luyện thể lực thể chất.





Sau đó học viên sẽ được chuyển sang khóa học BRC, ​​tại Trường huấn luyện Bộ Binh của binh chủng Thủy quân lục chiến đóng tại trại Pendleton. Trong khóa học này dài 65 ngày này, học viên sẽ phải trải qua những ngày có tới 16 giờ rèn luyện cả ngày lẫn đêm, để thích nghi tốt nhất với các điều kiện liên quan đến chiến tranh đổ bộ. Họ sẽ trải qua lớp đào tạo chuyên sâu về các loại vũ khí hữu cơ khi tác chiến đổ bộ, kỹ thuật gọi cứu viện từ hải quân, không quân, pháo binh, và nguyên tắc cơ bản về trinh sát đổ bộ. Hơn nữa, phải làm chủ các kỹ năng cần thiết để hành động sau lưng kẻ thù. Cuối cùng, là khả năng phối hợp tác chiến theo từng nhóm nhỏ. Sau khi hoàn thành giai đoạn này của khóa đào tạo, học viên có đủ điều kiện để tiếp tục theo học tại trường huấn luyện lính dù của quân đội Mỹ, khóa học lặn tác chiến của binh chủng Thủy quân lục chiến. Tổng cộng lại, một người sẽ mất khoảng 1 đến 2 năm để được công nhận đầy đủ là một trinh sát thủy quân lục chiến.

2. Trường huấn luyện lực lượng đặc biệt Delta

Nhiệm vụ


Bị che khuất trong bức màn bí mật, đã có nhiều đồn đoán hoạt động của lực lượng Delta. Tuy nhiên trên thực tế nhiệm vụ chính của họ là thực hiện các chiến dịch chống khủng bố của quân đội Mỹ.

Khổ luyện





Phần lớn các binh sĩ tạo nên 1 lực lượng đặc biệt Delta đến từ các đơn vị lực lượng đặc biệt khác (khoảng 70% từ Trung đoàn biệt kích 75). Điều này đồng nghĩa họ là tinh hoa trong những tinh hoa. Delta lựa chọn, đào tạo và đưa những người lính tinh nhuệ này lên một mức cao hơn. Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe, một người lính sẽ trải qua sáu tháng đào tạo “huấn luyện đặc biệt”. Cho tới nay chi tiết về khóa học này vẫn là những tài liệu tuyệt mật. Điều duy nhất chúng ta biết được là khóa học này giúp những người lính này trở thành những chuyên gia chống khủng bố. Binh lính sẽ rèn luyện khả năng thiện xạ, tháo rỡ chất nổ, hoạt động gián điệp, kỹ năng bảo vệ VIP, giải cứu con tin và còn nhiều hơn thế nữa.

1. Khóa huấn luyện biệt đội SEAL - Hải quân Mỹ
Nhiệm vụ


Những người lính thuộc biệt đội SEAL số 6 của Hải quân Mỹ được mệnh danh là những sát thủ bí ẩn nhất của Mỹ. Chiến tích vang dội nhất của họ là hoàn thành xuất sắc sứ mạng tiêu diệt kẻ thù số 1 của nước Mỹ Osama bin Laden. Không chỉ có sở trường tấn công trên sông biển, họ có thể thực hiện nhiệm vụ ở bất kỳ nơi nào khi được giao phó.




Khổ luyện

Những người mong muốn trở thành thành viên của đội SEAL danh tiếng phải mất một năm đào tạo. Mỗi người lính phải hoàn thành khóa học phá dỡ bom mìn dưới nước dài 24 tuần, chương trình đào tạo nhảy dù, và chương trình huấn luyện khả năng lực lượng SEAL dài 28 tuần.





Khóa Đào tạo được chia thành ba giai đoạn tại căn cứ ngập nước ở căn cứ Naval Amphibious tại Coronado, California với mục tiêu hàng đầu là tìm ra người sức chịu đựng về tinh thần và thể chất cũng như khảt năng lãnh đạo và phối hợp theo nhóm đủ để trở thành một thành viên SEAL. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn rèn luyện thể lực, kéo dài khoảng bảy tuần và lên đến đỉnh điểm với "Tuần địa ngục". Hầu hết các ứng viên sẽ bị loại trong giai đoạn này. Áp lực về tinh thần và thể chất liên tục được đẩy lên cao trong khi có rất ít thời gian nghỉ ngơi. Tỉ lệ trượt lên tới 70-80%, thậm chí có lớp không có học viên nào vượt qua nổi.





Giai đoạn đào tạo thứ hai kéo dài 8 tuần, tập trung vào lặn. Yêu cầu giai đoạn này là đẩy giới hạn chịu đựng nước của người lính đến mức tối đa. Học sinh sẽ được học các kỹ thuật lặn khác nhau, sử dụng thiết bị lặn và các loại xe chuyên dùng. Nếu không hoàn thành giai đoạn này học viên phải học lại hoặc rời bỏ toàn bộ chương trình. Giai đoạn thứ ba là đào tạo tác chiến trên đất liền kéo dài khoảng 10 tuần. Tuy đã khắc nghiệt như vậy, nhưng BUD mới chỉ là bước khởi đầu cho các thủy thủ muốn trở thành thành viên SEAL của Hải quân Mỹ.

Tham khảo: toptenz

Thơ yêu - Xuân Diệu

Yêu 

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Cảm xúc !

Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?


Xa cách 

Có một bận em ngồi xa anh quá ,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn .
Em xích gần thêm một chút , anh hờn ,
em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa .

Anh sắp giận , em mỉm cười vội vã
đến kề anh và mơn trớn :" Em đây ! "
Anh vui liền , nhưng bỗng lại buồn ngay ,
vì anh nghĩ : thế vẫn còn xa lắm .


Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm !
Ôi trời xa , vầng trán của người yêu !
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
mà ta riết giữa đôi tay thất vọng .
Dầu tin tưởng chung một đời , một mộng ,
em là em ; anh vẫn cứ là anh .
Có thể nào qua Vạn lý trường thành
của hai vũ trụ chứa đầy bí mật .
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất ,
quá khứ anh , anh không nhắc cùng em .
_ Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm ,
ta chưa thấu , nữa là ai thấu rõ .
Kiếm mãi , nghi hoài , hay ghen bóng gió ,
anh muốn vào dò xét giấc em mơ ,
nhưng anh dấu em những mộng không ngờ ,
cũng như em dấu những điều quá thực ...

Hãy sát đôi đầu , hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa , anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "

Vội vàng - Xuân Diệu, tự nhiên lại thích nghe thơ

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Cảm biến siêu âm SRF05


SRF05 là một bước phát triển từ SRF04, được thiết kế để làm tăng tính linh hoạt, tăng pham vi, ngoài ra còn giảm bớt chi phí. SRF05 là hoàn toàn tương thích với SRF04. Khoảng cách là tăng từ 3 mét đến 4 mét. Một chế độ hoạt động mới, SRF05 cho phép sử dụng một chân duy nhất cho cả kích hoạt và phản hồi, do đó tiết kiệm có giá trị trên chân điều khiển của bạn. Khi chân chế độ không kết nối, SRF05 các hoạt động riêng biệt chân kích hoạt và và chân hồi tiếp, như SRF04. SRF05 bao gồm một thời gian trễ trước khi xung phản hồi để mang lại điều khiển chậm hơn chẳng hạn như bộ điều khiển thời gian cơ bản Stamps và Picaxe để thực hiện các xung lệnh. 

Sơ đồ chân cảm biến:


Chế độ 1 – tương ứng SRF04 – tách biệt kích hoạt và phản hồi

Chế độ náy sử dụng riêng biệt chân kích hoạt và chân phản hồi, và là chế độ đơn giản nhất để sử dụng. Tất cả các chương trình điển hình cho SRF04 sẽ làm việc cho SRF05 ở chế độ này. Để sử dụng chế độ này, chỉ cần chân chế độ không kết nối – SRF05 có một nội dừng trên chân này
Từ giản đồ ta nhận thấy:
Để cho sf05 hoạt động thì cần cấp 1 xung mức cao có độ rộng>=10uS trên chân Tri
Sau khi nhận được xung từ chân Tri thì srf05 sẽ tạo ra 8 xung để phát siêu âm, sau khi hoàn thành việc phát 8 xung này thì srf05 sẽ kéo chân echo lên mức 1, độ rộng của mức 1 trên chân echo tương ứng với khoản cách của vật cản với srf05, nếu ko có vật cản thì nó sẽ được trả về mức 0 sau 30ms( ở đây nhiều bạn hiểu sai là khi có vật cản thì srf05 mới trả về 1 xung mức cao có độ rộng từ 100uS ->30mS tương ứng với khoảng cách)
Đặc biệt là srf05 chỉ có thể nhận xung trên chân Tri tối đa là 20Hz, cho nên việc kích xung trên chân Tri phải phù hợp thì srf05 mới hoạt động chính xác.


Chế độ 2 – Dùng một chân cho cả kích hoạt và phản hồi
Chế độ này sử dụng một chân duy nhất cho cả tín hiệu kích hoạt và hồi tiếp, và được thiết kế để lưu các giá trị trên chân lên bộ điều khiển nhúng. Để sử dụng chế độ này, chân chế độ kết nối vào chân mát. Tín hiệu hồi tiếp sẽ xuất hiện trên cùng một chân với tín hiệu kích hoạt. SRF05 sẽ không tăng dòng phản hồi cho đến 700uS sau khi kết thúc các tín hiệu kích hoạt. Bạn đã có thời gian để kích hoạt pin xoay quanh và làm cho nó trở thành một đầu vào và để có pulse đo mã của bạn đã sẵn sàng. Lệnh PULSIN được tìm ra và được dùng phổ biến hiện nay để điều khiển tự động. 


Để sử dụng chế độ 2 với các Stamps BS2 cơ bản, bạn chỉ cần sử dụng PULSOUT và PULSIN trên cùng một chân, như thế này:
SRF05 PIN 15 ‘sử dụng pin cho cả hai và kích hoạt echo
Range VAR Word ‘xác định phạm vi biến 16 bit
SRF05 = 0 ‘bắt đầu bằng pin thấp
PULSOUT SRF05, 5 ‘đưa ra kích hoạt pulse 10uS (5 x 2uS)
PULSIN SRF05, 1, Range ‘echo đo thời gian
Range = Range/29 ‘để chuyển đổi sang cm(chia 74 cho inch)
Tính toán khoảng cách
Giản đồ định thời SRF05 thể hiện trên đây cho mỗi chế độ. Bạn chỉ cần cung cấp một đoạn xung ngắn 10uS kích hoạt đầu vào để bắt đầu đo khoảng cách. Các SRF05 sẽ gửi cho ra một chu kỳ 8 burst của siêu âm ở 40khz và tăng cao dòng phản hồi của nó (hoặc kích hoạt chế độ dòng 2). Sau đó chờ phản hồi, và ngay sau khi phát hiện nó giảm các dòng phản hồi lại. Dòng phản hồi là một xung có chiều rộng là tỷ lệ với khoảng cách đến đối tượng. Bằng cách đo xung, ta hoàn toàn có thể để tính toán khoảng cách ttheo inch / centimét hoặc bất cứ điều gì khác. Nếu không phát hiện gì cả SRF05 giảm thấp hơn dòng phản hồi của nó sau khoảng 30mS.
SRF04 cung cáp một xung phản hồi tỷ lệ với khoang cách. Nếu độ rộng của pulse được đo trong hệ uS, sau đó chia cho 58 sẽ cho khoảng cách theo cm, hoặc chia cho 148 sẽ cho khoảng cách theo inch. uS/58 = cm hay uS/148 = inch.
SRF05 có thể được kích hoạt nhanh chóng với mọi 50mS, hoặc 20 lần mỗi giây. Bạn nên chờ 50ms trước khi kích hoạt kế tiếp, ngay cả khi SRF05 phát hiện một đối tượng gần và xung phản hồi ngắn hơn. Điều này là để đảm bảo các siêu âm “beep” đã phai mờ và sẽ không gây ra sai phản hồi ở lần đo kế tiếp.
Các thiết lập khác của chân 5
Chân 5 được đóng nhẫn là “programming pins” được sử dụng một lần duy nhất trong quá trình sản xuất để lập trình cho bộ nhớ Flash trên chip PIC16F630. Các chương trình của PIC16F630 pins cũng được sử dụng cho các chức năng khác trên SRF05, nên chắc chắn rằng bạn không kết nối bất cứ cái gì với các chân, hoặc bạn sẽ làm gián đoạn hoạt động mô-đun.
Thay đổi chùm tia và độ rộng chùm
Bạn có thể không! Đây là một câu hỏi được nêu lên thường xuyên, tuy nhiên không có cách gì dễ dàng để giảm bớt hay thay đổi chiều rộng cua chum tia. Chùm tia của SRF05 có dạng hình nón với độ rộng của chùm là một hàm của diện tích mặt của các cảm biến và là cố định. Chùm tia của cảm biến được sử dụng trên SRF05, lấy từ bảng dữ liệu nhà sản xuất, sẽ được biểu diễn bên dưới. 

DBS M05479
Quang Cao