Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

So sánh ổ cứng SSD và HDD


Ổ cứng SSD là gì? 


SSD( Ổ cứng thể rắn) là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu, với công nghệ lưu trữ được sử dụng là Chip NAND FLASH, ổ cứng SSD khác với các ổ cứng truyền thống là ổ cứng cơ, có động cơ và lưu trữ với đơn vị lưu trữ là phiến đĩa và công nghệ từ tính dựa trên các phiến đĩa từ tính. Về cơ bản, SSD đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của máy tính, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau mà điển hình là RAM máy tính. Nhưng vì giá thành cho mỗi GB dung lượng quá cao, và tốc độ đọc ghi dữ liệu trên đĩa cứng vẫn chưa bị giới hạn bởi tốc độ động cơ nên nó không được quan tâm tới việc thay thế cho ổ cứng cơ học thông thường.

 Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD 


Với công nghệ và cấu tạo như trên, SSD có khá nhiều ưu điểm so với HDD truyền thống, trong đó có thể tổng kết qua 5 ưu điểm chính sau:
* Tốc độ cao : SSD có tốc độ cao hơn nhiều lần so với HDD
* Chống va đạp và rung lắc tốt: SSD vì không có động cơ quay, nên chịu được va đập và rung lắc rất tốt. Nhất là khả năng chịu đựng va đạp, rung lắc khi di chuyển.
* Tiết kiệm điện : SSD tiết kiệm điện hơn HDD rất nhiều, nhất là với các SSD được sản xuất dựa trên chip quy trình sản xuất thấp như 25 nm, 20nm...
* Độ bền cao: Nếu một HDD lưu trữ và được cất giữ trong môi trường tốt nhất thì khoảng 10 000 h, HDD đó sẽ bị mất từ tính trên các phiến đĩa và ổ đĩa sẽ hỏng. SSD có khả năng lưu trữ được gấp đôi thời gian so với HDD bởi công nghệ Chip NAND FLASH độ bền cao.
* Độ ổn khi vận hành: SSD hoàn toàn yên lặng khi vận hành, trong khi HDD có động cơ quay khá ồn khi vận hành.

So sánh giữa ổ HDD và SSD.

Để có thể hiểu sâu hơn về SSD, chúng ta hãy tiến hành so sánh nó với các ổ cứng truyền thống sử dụng động cơ quay đĩa.

Thời gian khởi động ổ đĩa:

Ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ. Vì thế, khi có lệnh khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này. Khi khởi động, bạn sẽ nghe tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa. Trong khi đó, ổ đĩa thể rắn hoàn toàn sử dụng các chip nhớ, không có thành phần chuyển động nên sẽ không có khoảng thời gian khởi động ổ đĩa. Chỉ cần cấp điện là bạn lập tức có thể truy cập dữ liệu trên các chip nhớ.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: 

Ổ SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn từ 80 -100 lần so với HDD thông thường (trên lý thuyết), bởi đơn giản ổ SSD không bị giới hạn cơ chế quay đĩa và nhặt dữ liệu bằng cơ khí như ổ HDD. Vì thế, SSD có thể truy cập đến bất cứ vị trí nào trên ổ mà không có độ trễ. Ổ cứng truyền thống sẽ phải mất một chút thời gian để đầu đọc di chuyển để nhặt dữ liệu trên mặt đĩa.

Độ ồn:

Các ổ cứng thể rắn hoàn toàn im lặng do không hề có chuyển động nào bên trong.

Độ tin cậy:

Các lỗi gây hỏng đĩa cứng ở HDD chủ yếu do các đĩa từ quay với tốc độ quá cao nên khi có tác động bên ngoài, như rung động máy tính, đầu đọc sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra 1 vết xước trên bề mặt, từ đó sinh ra 1 bad sector. Cũng vì SSD không có chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, nhưng đổi lại chip nhớ Flash lại có nhược điểm cố hữu riêng.

Giống như 1 chiếc USB, nếu để ý kĩ vào thông số kĩ thuật khi mua, bạn sẽ thấy có một mục là số lần ghi dữ liệu. Mỗi chip nhớ Flash có số lần ghi dữ liệu xác định gọi là Write cycles (tạm dịch là chu kỳ ghi). Mỗi khi dữ liệu được chép vào và xóa đi khỏi chip nhớ là bạn đã mất 1 chu kì. Số chu kỳ ghi này trên mỗi chip nhớ là xác định nên bạn cũng có thể coi thông số này chính là tuổi thọ của ổ cứng thể rắn (các ổ SSD ngày nay thường có số chu kỳ ghi đủ để đảm bảo dữ liệu của bạn không bị hư hại gì trong vòng 5 năm).

Sau khi sử dụng hết chu kì ghi dữ liệu của mình, dữ liệu nằm trên Chip nhớ này sẽ chuyển sang dạng Read – only (chỉ đọc) giống như với đĩa CD thông thường, nghĩa là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên Chip nhớ này chứ dữ liệu không mất đi hay hỏng giống như ổ HDD gặp Bad sector. Khi đó, máy tính sẽ tiến hành sao chép phần dữ liệu này sang các chip nhớ khác còn hoạt động tốt và vô hiệu hóa chip nhớ đã “hết hạn” và bạn lại có thể sử dụng dữ liệu bình thường, nhưng dung lượng ổ cứng của bạn sẽ bị giảm đi. Vì thế, độ tin cậy của SSD rõ ràng cao hơn hẳn HDD truyền thống.

Điện năng tiêu thụ:

SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts cho bạn.

Giá thành:

Tất nhiên, với rất nhiều lợi thế ở trên thì rõ ràng giá thành của 1 ổ SSD không thể rẻ hơn 1 ổ HDD được. Giá thành của 1 ổ SSD có thể gấp từ 5 – 10 lần 1 ổ cứng HDD truyền thống. Vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu trước khi có ý định mua SSD.

Dung lượng:

 Hiện tại dung lượng lớn nhất đã đạt 832 GB, hỗ trợ kết nối thông qua cổng SATA, ACSI, hay Fibre Channel. BitMicro tuyên cho biết rằng họ đang nghiên cứu sản phẩm ổ cứng SSD siêu dung lượng 6,5 TB.

Tổng hợp (voz, genk)

Lệnh cấm nhập điện thoại, máy tính bảng cũ

Ít ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ra quy định cấm nhập khẩu các thiết bị điện tử như điện thoại, máy in, máy tính bảng..., đơn vị kinh doanh cho biết đang “rối như tơ vò”, còn người tiêu dùng cũng có nhiều ý kiến về lệnh cấm.

Doanh nghiệp kêu... trời!

Theo công bố danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/9 tới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in, máy ảnh, cổ cứng, đĩa mềm, vi xử lý, micro, loa, camera truyền hình, camera kỹ thuật số…

Ghi nhận của PV Dân trí, sau ít ngày hàng loạt sản phẩm công nghệ thông tin bị cấm nhập, nhiều đơn vị kinh doanh tỏ ra bức xúc khi cho rằng quy định không hợp lí trong bối cảnh của thị trường Việt Nam hiện nay.

Anh Học - chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại trên phố Kim Mã (Hà Nội) cho biết: “Cửa hàng tôi không lớn lắm nhưng luôn đón nhận nhiều nhu cầu mua hàng của khách. Ở Việt Nam, phân khúc thị trường hàng cũ giá tốt vẫn đang được nhiều người ưa chuộng. Thực tế, nhiều khách thích hàng mới, nhưng không ít người vẫn lựa chọn hàng cũ nhập khẩu vì nó tốt và bền, nhờ đó mặt hàng cũ đem về doanh thu cao cho cửa hàng mỗi tháng. Bây giờ có quy định cấm nên chúng tôi rất khó để cân bằng hệ thống sản phẩm và tìm ra định hướng kinh doanh mới, đây là vấn đề đang khiến chúng tôi đau đầu nhiều ngày nay”.


Điện thoại cũ là một trong số các sản phẩm bị cấm nhập khẩu từ 1/9


Trong khi đó, nhiều đơn vị nhập khẩu cũng lao đao vì công việc làm ăn kinh doanh bị đình trệ do lệnh cấm bán ra, thậm chí họ cho biết đã bị thiệt hại lớn do đơn hàng đã đặt không thể hủy bỏ.

Chị Bích - phụ trách thương mại công ty I.N.C, công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm và linh kiện máy móc văn phòng, nói: “Công ty tôi thường nhập máy in, máy tính từ Nhật và Hàn Quốc, theo hợp đồng làm ăn lâu nay thì để đảm bảo tiến độ bàn giao chúng tôi luôn phải đặt đơn hàng và thanh toán trước với đối tác bên đó cho nửa năm, tuy nhiên với quy định cấm từ 1/9 tới đây thì chúng tôi đã bị thiệt hại quá nhiều”.

Cũng theo chị Bích, sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định cấm, các đối tác phân phối trong nước cũng đang “nhả” dần hợp đồng để bảo toàn tài chính, điều này cũng không khó hiểu trong bối cảnh thị trường hiện nay.

“Nhà nước cấm thì lấy hàng rồi cũng không bán được, vì thế việc xử lý hàng đã nhập về kho cũng là cả vấn đề lớn của công ty chúng tôi, khó khăn chồng chất khó khăn.” - chị Bích chia sẻ.

Lạt mềm buộc chặt?

Trên thực tế, việc cấm nhập các sản phẩm công nghệ thông tin cũ nhằm mục đích để người dân và toàn xã hội được sử dụng các sản phẩm mới đảm bảo tiên tiến về mặt công nghệ, thân thiện về môi trường và không muốn đất nước ta trở thành bãi rác thải. Tuy nhiên, ở góc độ tiêu dùng, nhiều người ủng hộ quy định cấm nhưng cũng có những người cho rằng không nên cứng nhắc hóa mà cần có sự linh hoạt nhất định.

Bác Trung (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: “Theo tôi cấm là đúng, nếu không cấm thì chỉ 5 năm nữa Việt Nam sẽ là “bãi rác thải” khổng lồ về sản phẩm công nghệ. Tôi nghĩ, nhiều công ty Việt Nam có thể sản xuất mới được những mặt hàng tương tự hàng nhập khẩu, chỉ có điều lâu nay họ chưa có đất để dụng võ vì bị “chiếm” thị trường mà thôi. Cấm là cách tốt để hàng Việt Nam phát triển và người dân tìm dùng hàng Việt nhiều hơn”.

Trong khi đó, anh Minh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) - một người tiêu dùng có chút am hiểu về công nghệ lại cho rằng: “Chúng ta phải thừa nhận mặt bằng công nghệ ở Việt Nam chưa cao, và thua kém khá xa so với nước ngoài. Trong khi chúng ta đang mạnh ở công nghệ lắp ráp thì những linh kiện dù là cũ nhưng vẫn tốt được nhập về vẫn sẽ giúp nhiều doanh nghiệp bù đắp những cái thiếu của mình.

Với quy định cấm vừa ban ra, tôi ủng hộ nhưng tôi nghĩ cũng không nên quá cứng nhắc mà nên cấm nhập ồ ạt, chúng ta nên cấn dần dần thì mọi việc sẽ tốt hơn, vì đối với thị trường Việt Nam thì không có gì là giới kinh doanh không thể làm, có người cột thì sẽ có người nới ra mà thôi. Hoặc cứ cấm và siết chặt, nhưng tôi chắc chắn rằng khi đó trên thị trường những sản phẩm cũ những vẫn rất tốt của Nhật, của Đức hay Mỹ sẽ được thay thế bằng hàng loạt sản phẩm mới của Trung Quốc. Vì vậy, có thể cấm nhưng cấm từ từ sẽ giúp người tiêu dùng thay đổi dần tư duy mua bán trong hoàn cảnh nhất định, lạt mềm thì buộc chặt mà”.

Cũng bởi những sản phẩm bị cấm là những mặt hàng công nghệ thiết thực với đời sống hiện nay nên nhiều người có nhu cầu sử dụng, việc ra quy định cấm triệt để cũng làm không ít người tiêu dùng có năng lực tài chính không lớn tỏ ra bối rối.

Hải - sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội bày tỏ: “Nhu cầu sử dụng hàng cũ của người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất lớn nên không thể nói cấm là cấm ngay được. Với một người tiêu dùng là sinh viên như em thì thực sự không đủ tiền để mua những sản phẩm mới tinh có giá hàng chục triệu, trăm triệu như máy camera kỹ thuật số, máy ảnh để phục vụ cho việc học tập được. Nếu cấm như vậy thì cũng coi như cấm em sử dụng, cấm em học nghề luôn”.

Như vậy, quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin cũ đã được Bộ chức năng chốt từ 1/9/2012, nhưng từ nay tới lúc đó vẫn còn thời gian để người ta “vẽ” ra những “viễn cảnh” khác nhau trên thị trường này. “Lệnh cấm” có phát huy tác dụng hay không? Mọi thứ sẽ như thế nào và liệu còn gì thay đổi nữa? Những câu hỏi này sẽ được trả lời sau ngày 1/9.


Top 5 laptop giá “mềm” cấu hình mạnh ở Việt Nam

Với mức giá không quá cao, tuy nhiên những laptop dưới đây vẫn được trang bị một cấu hình đủ mạnh để đáp ứng những nhu cầu sử dụng và học tập cho sinh viên cũng như đối với dân văn phòng.

1. Samsung 300E4Z (Giá bán: 11,5 triệu đồng)



Là dòng laptop Series 3 được Samsung ra mắt từ giữa tháng 10/2011, máy nằm trong phân khúc phổ thông nhưng có thiết kế siêu mỏng, nhẹ, được bao phủ bên ngoài bởi lớp vỏ ánh kim loại siêu bền Duracase. Ngoài ra máy còn được trang bị màn hình HD LED SuperBright với tính năng chống chói, giúp cho người dùng có thể sử dụng tốt ngay cả trong môi trường ngược sáng.

Dòng Samsung 300E mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn, được trang bị chip Intel Core i3/Core i5 thế hệ mới, màn hình 14 inch/15 inch, bộ nhớ RAM: DDR3 2 GB/4 GB, ổ cứng 750 GB, card đồ họa tích hợp/card đồ họa rời, hỗ trợ 3 cổng USB và cổng HDMI. Laptop này có thời lượng pin lên đến 5 tiếng.


2. Dell Vostro 1440 (Giá bán: 9,6 triệu đồng)



Máy được trang bị màn hình 14 inch chuẩn HD với chức năng chống chói, vi xử lí Intel Core i3 380M tốc độ 2x2,5 GHz, bộ nhớ RAM DDR3 2 GB với ổ cứng dung lượng 500 GB. Máy sử dụng nguồn pin 6 cell cho thời lượng sử dụng liên tục trong 3 giờ.


3. Acer Aspire 4739 (Giá bán: 9,1 triệu đồng)



Acer Aspire 4739 có cấu hình tương tự với Dell Vostro 1440, với màn hình rộng 14 inch công nghệ WLED CineCrysal, sử dụng vi xử lí Intel Core i3 380M tốc độ 2x2,5 GHz, bộ nhớ RAM DDR3 2 GB với ổ cứng 500 GB.

Máy cũng được trang bị nguồn pin 6 cell cho thời lượng sử dụng 3 giờ liên tục.


4. HP Pavilion DM1-3205AU (Giá bán: 10,3 triệu đồng)



Sản phẩm chỉ được trang bị màn hình rộng 11,6 inch, tuy nhiên lại có độ phân giải HD 16:9 (1366 x 768 pixel). Máy sử dụng vi xử lí AMD E-350, tốc độ 2x1,6 GHz, bộ nhớ RAM DDR3 2 GB cùng với ổ cứng dung lượng 500 GB. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được trang bị thêm card đồ họa rời AMD Radeon HD6310M.


5. Toshiba Satellite L740 (Giá bán: 9,4 triệu đồng)



Đây là một trong những laptop được trang bị vi xử lí Core i3 mạnh mẽ nhưng có mức giá “mềm” nhất trên thị trường. Máy có màn hình rộng 14 inch độ phân giải HD, sử dụng vi xử lí Intel Core i3 380M tốc độ 2x2,53 GHz, bộ nhớ RAM DD3 2 GB cùng với ổ cứng dung lượng 500 GB.

Máy còn được trang bị khá nhiều công nghệ tiên tiến như cổng USB Sleep&Charge cho phép sạc thiết bị di động mà không cần bật máy hay công nghệ Resolution+ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh khi xem phim. Toshia Satellite L740 sử dụng pin 6 cell cho thời lượng 3 giờ sử dụng.


Những công nghệ ô tô tưởng mới mà cũ

Ít ai biết rằng công nghệ khởi động bằng phím bấm Start/Stop đang “hot” trên ô tô hiện nay lại đã xuất hiện từ khá lâu trước đó.



Hiện tại, những mẫu xe mới ra mắt đều được các hãng xe ô tô quảng cáo là trang bị những công nghệ tối tân nhất, hiện đại nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng, công nghệ thật sự mới, có những công nghệ đã xuất hiện cách đây nhiều thập kỉ nhưng được giới thiệu là mới.

1. Phím bấm chuyển số

Theo thông tin từ hãng xe sang Lincoln, những chiếc MKZ 2013 ra mắt vào tháng 9 tới đây sẽ sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt. Trong đó, có thể kể đến việc loại bỏ cần số để lựa chọn chế độ số “mo”, lùi xe, chế độ lái của hộp số tự động. Thay vào đó, những chế độ này sẽ được lựa chọn bằng phím bấm tích hợp trên bảng điều khiển. Về cơ bản, những phím bấm này sẽ kích hoạt một mô-tơ điện, làm chuyển động các sợi cáp nối với cơ chế sang số của hộp số tự động. Trong khi trên những mẫu xe thông thường, việc chuyển số sẽ thực hiện thông qua cần số.

Lincoln MKZ 2013 xuất hiện với phím bấm chuyển số.


Tuy nhiên, phím bấm chuyển số đã xuất hiện cách đây cả thế kỉ. Ngay từ những ngày sơ khai của ngành công nghiệp ô tô, một số hãng xe hơi nhỏ đã trang bị hệ thống sang số điện khí Vulcan trên các mẫu xe thông thường và xe tải.

Vào năm 1956, Chrysler cũng đã giới thiệu các mẫu xe của mình với trang bị phím bấm sang số. Trong những năm 50, 60 hãng ô tô này đã bán được hàng trăm nghìn xe trang bị tính năng này. Ngoài ra, Ford cũng đã từng sử dụng phím bấm chuyển số trên hệ thống Teletouch trang bị cho mẫu xe Edsel. Tuy nhiên những công nghệ này không mang lại tính tin cậy, nên chỉ một thời gian sau đó cả Ford và Chrysler đã ngừng phát triển công nghệ này.

Tuy nhiên, chức năng này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, chứ không hoàn toàn mới như quảng cáo.


2. Công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp

Mercedes-Benz 300SL ra mắt năm 1955 đã sử dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp.


Đây là công nghệ được sử dụng để tiết kiệm nhiên liệu cho những loại động cơ nhỏ mà không làm giảm đi hiệu xuất hoạt động của nó. Với công nghệ này, một vòi phun nhiên liệu sẽ được đặt bên trong khoang đốt từ đó tận dụng tối đa mức nhiên liệu tiêu thụ.

Tuy nhiên, nó không phải là công nghệ quá mới mẻ. Bởi vào năm 1955, Mercedes-Benz đã ứng dụng công nghệ này trên mẫu xe nổi tiếng 300SL. Công nghệ này được phát triển bởi Bosch, đây hiện vẫn là công ty hàng đầu về động cơ phun nhiên liệu trực tiếp.

Khi Mercedes giới thiệu đến công chúng mẫu xe 300SL, thì Bosch đã có hơn 1 thập kỉ phát triển và ứng dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp. Vào những năm 40, Bosch đã hợp tác sản xuất động cơ máy bay tích hợp công nghệ này cho lực lượng không quân Luftwaffe (Đức). Thậm chí vào những năm 20, với loại động cơ chạy bằng dầu diesel công nghệ này cũng đã được ứng dụng. Nhưng vào những năm 50 điều kiện thực tế đã không cho phép công nghệ tiến xa, dù nó rẻ hơn và hoạt động đơn giản hơn so với bộ chế hòa khí.

3. Nút bấm khởi động Start/Stop

Phím bấm khởi động thật ra đã xuất hiện từ năm 1912.


Trên những mẫu ô tô mới như Nissan Altima và Ford Escape, khóa khởi động truyền thống đã bị thay thế bằng một phím bấm tích hợp trên bảng điều khiển. Đây là cách thức khởi động được ứng dụng trên những mẫu xe cao cấp vào đầu những năm 2000. Hiện tại, công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trên hầu hết các mẫu ô tô.

Thật ra, những chiếc ô tô xuất hiện đầu thế kỉ trước đã xuất hiện mà không có chìa khóa. Khi đó người ta khởi động xe bằng cách sử dụng tay quay như vẫn thấy trên những mẫu xe "công nông" trước đây. Cách thức khởi động thô sơ này mang đến nhiều phiền toái và vất vả cho người dùng, vì phải thật khỏe thì mới có thể khởi động xe. Chính vì sự bất tiện này, Cadillac đã phát triển nút bấm khởi động vào năm 1912, khởi đầu cho thời kì mới của ngành công nghiệp ô tô. Ngay sau đó, hệ thống khởi động điện đã thay đổi trong nhiều thập kỉ, kéo theo sự ra đời của hệ thống khởi động bằng chìa khóa, phổ biến cho đến nay.

4. Xe hybrid (xe lai)

Các mẫu xe lai bắt đầu phổ biến tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt ấn tượng trong các mẫu xe hybrid chính là Honda Insight và Toyota Prius, trang bị hệ thống động cơ xăng kết hợp với động cơ điện. Sau khoảng 13 năm phát triển, những mẫu xe hybrid đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ những ưu điểm riêng của mình.

Đầu thế kỉ 21, các hãng phát triển ô tô hybrid tập trung nhiều vào yếu tố tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường. Chính vì vậy, công nghệ này được áp dụng trên nhiều phân khúc xe, như xe thể thao, xe tải cỡ lớn, SUV thông thường và sang trọng, và gần đây là những mẫu sedan.

Lohner-Porsche 1901, chiếc xe lai đầu tiên trên thế giới.


Thế nhưng đây chỉ là làn sóng thứ hai trong sự phát triển của xe hybrid. Bởi chiếc ô tô đầu tiên ứng dụng công nghệ này là Lohner-Porsche 1901.

Trong năm 60, NASA cũng đã từng nghiên cứu ứng dụng này cho chiếc xe thám hiểm mặt trăng trong chương trình vũ trụ Apollo. Tiếp theo đó, động cơ hybridcũng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên tàu hỏa.

Lohner-Porsche đã dừng sản xuất từ năm 1906 và cho đến nay công nghệ này tiếp tục dành được sự quan tâm, phát triển lại.

5. Công nghệ hiển thị Head-up Display (HUD)

Công nghệ HUD đã xuất hiện từ năm 1988.


Nói đơn giản đây là công nghệ hiển thị trên kính chắn gió, từng được ứng dụng trên máy bay trong chiến tranh thế giới II. Hiện tại, nhiều hãng cung cấp ô tô nổi tiếng như Continental AG cũng đã cung cấp tính năng này để thông báo đến lái xe những thông số quan trọng hay cải thiện tầm nhìn của lái xe khi di chuyển trong đêm.

Tuy nhiên, chiếc ô tô đầu tiên trang bị công nghệ này là Oldsmobile Cutlass Supreme, ra mắt năm 1988. Sau đó, nó đã được phát triển rộng rãi bởi GM trên các model của Buick, Pontiac và Cadillac.


Theo Infonet.vn

Những hình ảnh hiếm hoi về những cảnh quay 'Ván bài lật ngửa' của đạo diễn Lê Hoàng Hoa

 Có thể nói là những bộ phim trước đây mang nhiều cảnh quay đẹp và hoành tráng hơn những bộ phim đa công chiếu

Người cung cấp những hình ảnh này là Huỳnh Du, một diễn viên trong đoàn phim của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Anh có sở thích sưu tầm hình ảnh các bộ phim từng tham gia như: Mùa gió chướng, Ngọn cỏ gió đùa, Hòn Đất, Cánh đồng hoang… Anh chia sẻ mình rất quý mến vị đạo diễn tài ba này nên tình nguyện gửi những hình ảnh của bộ phim kinh điển Ván bài lật ngửa để người hâm mộ biết về sự cống hiến, tài năng của Lê Hoàng Hoa hơn.

Anh chia sẻ: "Thời gian chụp những tấm ảnh cũng trôi qua quá lâu. Tôi quên họ tên tác giả chụp ảnh, chỉ còn nhớ đoàn phim thường kêu anh ấy tên… Hòa".



Đạo diễn Lê Hoàng Hoa ngồi trước máy quay.


Đạo diễn Xuân Cường, nguyên là phó đạo diễn của Lê Hoàng Hoa trong bộ phimVán bài lật ngửa, cho biết: "Tôi cũng hơi bất ngờ khi xem được những hình ảnh này. Thời gian thấm thoát đã gần 30 năm, cứ nhìn thấy các tàu chiến đánh nhau là tôi vẫn còn thấy hãi hùng, bởi các cảnh này rất kinh khủng. Nó làm tôi nhớ lại không khí sôi động thời đó, anh em hừng hực như đi đánh trận vậy".

Ông nói thêm: "Để có những cảnh quay như thế này, anh em phải lên kế hoạch rất kỹ, mỗi người một nhiệm vụ. Tất cả các bộ phận như ánh sáng, trang phục, hóa trang, thiết kế đều phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho gần rất đông diễn viên quần chúng. Tôi nhớ lúc đó, cả tỉnh Bến Tre từ già, trẻ, lớn, bé đều được vận động để đi đóng phim. Đây là cảnh biểu tình chống luật 10-59 chống bắt đi lính của chế độ Ngô Đình Nhu. Sau một ngày quay vất vả , anh em cả đoàn phim mệt lả, nhưng hầu hết đều rất vui vì đã làm thực hiện được một cảnh quay nhớ đời".

Khi theo dõi hình ảnh ngày trước, người xem dễ dàng nhận ra có mặt trong các cảnh quay là NSƯT Nguyễn Chánh Tín trong vai Đại tá Nguyễn Thành Luân. Lúc đó anh vẫn còn trẻ và rất đẹp trai. Bên cạnh đó là diễn viên Thương Tín (trong vai thuộc cấp của Nguyễn Thành Luân). Anh là người nổi tiếng với đôi mắt biết nói, và giữ kỷ lục một năm đóng 12 phim nhựa thời bấy giờ.

Tinh ý hơn, người xem sẽ nhận ra NSƯT Hồ Kiểng trong vai quần chúng có thoại đứng trong hàng ngũ đấu tranh. Còn Mạc Can đang vào vai "cậu bé" có tài diễn ảo thuật.

Riêng đạo diễn Lê Hoàng Hoa ngoài việc chỉ đạo các cảnh quay, ông có thói quen là hay "giành" máy quay để thu hình. Theo lời đạo diễn Hồ Ngọc Xum: "Anh ấy xuất thân từ photographer, sau đó chuyển sang camera nên rất kỹ tính trong việc lấy hình ảnh. Đó cũng là một thú vui khó sửa của vị đạo diễn tài hoa này".





 Nguyễn Chánh Tín trong vai Nguyễn Thành Luân.







Thương Tín nổi tiếng với "đôi mắt biết nói".




 Hồ Kiểng trong vai quần chúng có thoại và Mạc Can trong vai chú hề... diễn ảo thuật trong khu cờ bạc Đại thế giới quận 5.





Hai nhân vật "kinh điển" trong Ván bài lật ngửa: Cai Văn Mỹ và Bảy "Cầu Muối".



Cảnh quay các trận đánh lớn có cả tàu chiến của hải quân.








Trong các cảnh quay, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đều trực tiếp chỉ đạo.





Gần 20.000 bà con tỉnh Bến Tre đều hăng hái tham gia đóng phim.




Một cảnh quay cực kỳ hoành tráng của Lê Hoàng Hoa.



Lê Hoàng Hoa trực tiếp chỉ đạo, đứng kế bên là NSƯT Nguyễn Chánh Tín.




Cả đoàn phim làm việc cứ như đi đánh trận.



Đạo diễn Lê Hoàng Hoa cùng với diễn viên Lâm Bảo Như và diễn viên Huỳnh Du (áo đen) - người cung cấp bộ ảnh này.

Theo Infonet.vn
DBS M05479
Quang Cao