Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Hướng dẫn sử dụng và cài đặt ứng dụng XMEye

Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng XMEye xem camera trên điện thoại smartphone


Trước khi cài đặt Xmeye các bạn cần lắp đặt hoàn thiện Camera cho lên hình và Camera đã có kết nối mạng, các bạn phải chắc chắn rằng camera IP hoặc đầu ghi hình đang hoạt động tốt qua mạng LAN và qua mạng internet.


Chuẩn bị cài đặt:
+ Smart Phone có mạng wifi hoặc 3G để tải phần mềm ( tốt nhất là sử dụng WIFI )
+ Tìm địa chỉ IP hoặc địa chỉ tên miền ( domain ) và Port của đầu ghi hình camera nhà bạn.
+ Camera đã cắm điện và cắm dây mạng, Sử dụng bình thường.



Cài đặt:
Bước 1:

Trên màn hình chính của điện thoại các bạn tìm đến ứng dụng Appstore (ios) hoặc CHplay (android). Dưới đây mình xin hướng dẫn các bạn cài đặt trên hệ điều hành Android




Bước 2:



Truy cập vào ứng dụng CHPLAY, trên ô tìm kiếm các bạn gõ tên phần mềm là Xmeye, nó sẽ hiện ra phần mềm cho các bạn tải





Bước 3:

Nếu đã tải sẵn phần mềm rồi thì nó hiện ra chữ MỞ. Nếu bạn chưa tải ứng dụng thì nhấn chữ CÀI ĐẶT để tải ứng dụng này về máy. Các bạn mở phần mềm lên rồi nhấp vào Register user như hình dưới.







1. Điền user name mà bạn sẽ dùng để đăng nhập

2. Mật khẩu để bạn dùng đăng nhập

3. Xác nhận lại mật khẩu

4. Điền Email của bạn rồi nhấp vào ok







Tiếp tục bạn điền tài khoản vừa tạo vào để đăng nhập





Nhấp vào dấu cộng để thêm thiết bị









Điền thông tin thiết bị của bạn



1, Bạn điền tên bất kỳ ví dụ ptcomputer

2, Mục này bạn điền ID của thiết bị, nếu bạn chưa có ID vui lòng tham khảo ở đây

3, Mục này tùy chọn Port HTTP của thiết bị, mặc định để trống

4, Mục này bạn điền User của thiết bị, mặc định là admin

5, Mục này điền mật khẩu của thiết bị

6, hoàn tất, bạn nhấp vào OK





Bước 4. Cấu hình Wifi.

Tìm và điền Mật mật khẩu Wifi nhà bạn



Bạn vào mục Wificonfig, nhấp lần lượt vào các ô 1-2-3-4 như hình dưới rồi chờ 2 phút rút dây mạng là là ok.





Phần mềm có hỗ trợ chuyển đổi chế độ xem HD hoặc SD vì vậy các bạn có thể tùy chỉnh chế độ xem phù hợp với tốc độ truyền đầu cuối của mạng internet và mục đích sử dụng





Và đàm thoại 2 chiều





Chúc các bạn thành công !

Cách chọn mua sạc dự phòng chất lượng

 Để chọn được sạc dự phòng nhiều bạn vẫn chưa biết như thế nào, hôm nay mình sẽ chia sẻ cách mua một sạc dự phòng chất lượng



1. Lựa chọn cửa hàng uy tín

 Nếu muốn mua một sạc dự phòng uy tín đầu tiên phải chọn nơi bán uy tín, họ sẽ bán sạc dựng phòng chất lượng kèm bảo hành tốt với khách hàng. Nhưng đổi lại giá tại các cửa hàng này thường cao hơn bên ngoài khoảng 30% để bù cho các chi phí



2 Chọn thương hiệu

 Tất nhiên những thương hiệu có danh tiếng thường có sản phẩm tốt hơn các loại trôi nổi trên thị trường. Hiện tại các thương hiệu nổi tiếng như Xiaomi, ANKER, Energizer, Romoss


3 Chọn loại sạc dự phòng

 Thường trên thị trường có 2 loại: 1cell và nhiều cell, loại nhiều cell có ưu điểm là có thể thay thế khi chất lượng giảm và dễ sửa. Loại 1 cell ưu điểm có độ bền cao và ít tụt pin. Tốt nhất ta nên chọn loại có 1 cell vì có nhiều ưu điểm hơn loại nhiều cell, loại 1 thường có thân mỏng hơn 1 cell




Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

WhatsApp thử nghiệm cuộc gọi video hỗ trợ đến 8 người

WhatsApp được ghi nhận là đang thử nghiệm mới cho tính năng gọi video trên ứng dụng của mình bằng việc nâng số người hỗ trợ từ 4 như hiện tại lên con số 8.



Báo cáo từ WABetainfo cho thấy, WhatsApp sắp triển khai tùy chọn hỗ trợ tối đa 8 người tham gia cuộc gọi thoại hoặc video nhóm, mặc dù người dùng sẽ cần cập nhật phiên bản beta mới nhất cho iOS và Android.
Sẽ có hai cách để bắt đầu một cuộc gọi với WhatsApp. Đầu tiên, mở một nhóm và nhấn nút gọi, nếu có nhiều hơn 4 người trong nhóm (giới hạn cuộc gọi trước đó) thì người dùng sẽ nhận được câu hỏi những liên hệ nào mà họ muốn gọi. Thứ hai, người dùng có thể nhấn New group call trong thẻ cuộc gọi và chọn người muốn gọi trong danh bạ. Dù chọn lựa chọn nào đi nữa thì cuộc gọi sẽ không thể bao gồm những người không có trong danh sách liên hệ của người dùng.
Với con số tối đa chỉ là 8 người trong một cuộc gọi nhóm, WhatsApp sẽ không thể cạnh tranh với các nền tảng gọi video chuyên dụng, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc tăng giới hạn trong một cuộc trò chuyện nhóm, mọi người dễ dàng hơn trong việc giữ các liên lạc với bạn bè thay vì phải lên lịch cho các cuộc họp khác hoặc chia sẻ mã cuộc gọi… Tùy chọn 8 người tham gia vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và phải chờ thêm thời gian mới có mặt trong phiên bản chính thức của WhatsApp trên các nền tảng iOS và Android.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Hướng dẫn gỡ bỏ website bị chặn link trên Facebook



Đôi khi bạn đang vi vu lướt Facebook rồi ngẫu hứng post 1 link từ website của bạn, thật không may nếu website của bạn bị FB đánh dấu làm spam. Mỗi khi bất kỳ ai click vào link mà bạn post đều nhận được một cảnh báo link spam. Hướng dẫn bạn gỡ bỏ website bị chặn link trên Facebook, giúp bạn giải quyết vấn đề mà rất nhiều website gặp phải.

Nếu bạn thử tìm kiếm trên google với từ khoá “website bị facebook chặn” thì bạn sẽ thấy rất nhiều website cũng bị vấn đề tương tự nhưng chưa có cách giải quyết.

Cũng có một vài hướng giải quyết vấn đề này nhưng lại tốn kém hoặc không mang đúng thương hiệu, tên miền website của bạn như mua một tên miền mới, sử dụng shortlink,… Vậy tại sao “unlock” website của bạn nhỉ.

Với phương pháp này, đôi khi được đôi khi không, còn tuỳ thuộc vào mức độ đánh dấu website của bạn spam tới đâu. Nhưng mà thử làm thì cũng còn tốt hơn là không làm gì và website của bạn sẽ bị chặn vĩnh viễn, nó chỉ tốn của bạn vài phút thôi.

Bước 1: Đăng link public như status thông thường.

Tốt nhất là chỉ post link trong trang của bạn, nếu không thì bạn có thể post link ở các trang, group mà bạn sẽ không bị report là đăng những thứ không liên quan hoặc spam. Nếu bị report tiếp thì bạn xác định là bỏ hẳn link đó đi thôi.



Dán link vào mục nhập text như thông thường. Tiếp theo là bạn nên Click vào nút X trên đoạn xem trước như hình trên để loại bỏ các hình ảnh thu nhỏ và đoạn mô tả.



Bước 2: Cho Facebook biết trang của bạn không phải làm spam

Ngay khi bạn click nút “Đăng” một pop-up xuất hiện yêu cầu kiểm tra an minh . Bạn hãy click vào “let us know” bên dưới ô capcha.


Trong phần “Facebook Blocks”, viết một đoạn ngắn để giải thích lý do tại sao link của bạn không phải là spam, việc chặn nó là sai. Bạn chỉ cần viết “The website is safe” (Trang web này là an toàn) Bấm vào nút Gửi khi bạn viết xong.


Bước 3: Nhập capcha và gửi xác nhận

Trở lại với mục “kiểm tra an minh” bạn nhập mã capcha vào ô text sao đó click vào submit (Gửi).

Bước 4: Like post và click vào đường dẫn và đánh dấu là “Not spam”



Sau khi like post hãy click vào link đó, một trang redirect sẽ xuất hiện với thông báo trang của bạn có thể là spam.


Hãy click vào “Not spam”

Nếu làm như trên vẫn không được thì bạn nên lặp lại nhiều lần bước 4 cho đến khi website của bạn được bỏ chặn Facebook. Bạn cũng có thể nhờ những người khác hoặc group mà bạn làm quản trị để có được sự giúp đỡ về việc click “Not spam”.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Các kiểu hành xử dễ gây "ức chế" trong văn phòng

Trong môi trường làm việc, đôi khi bạn không gặp phải stress vì công việc chất chồng hay những khách hàng “khó tính”, mà xuất phát từ muôn vàn kiểu hành xử của đồng nghiệp khiến bạn chỉ muốn “phát điên” ! Văn phòng giống như một xã hội thu nhỏ, dù bạn có cố gắng lảng tránh như thế nào đi nữa thì cũng sẽ phải “chạm mặt” ít nhất một lần.

Đi làm 8 tiếng mỗi ngày, bạn không mong gì chi được “yên ổn” trước 101 kiểu ứng xử chỉ khiến bạn “ức chế” vô cùng. Không phải ai cũng khéo léo trong cách giao tiếp, chính vì vậy dù vô tình hay cố ý, bạn cũng sẽ chuốc lấy “bực dọc” trong người. Hãy cũng điểm danh những kiểu hành xử mà chắc chắn không ai muốn-đối-mặt sau đây.

1. Câu cửa miệng thường là “Em làm giúp Anh/Chị..”

Không chỉ nhờ vả trong công việc, kiểu đồng nghiệp này sẽ gọi bạn vì bất kì lý do vụn vặt nào. Từ pha café, đến photo giùm, từ rót nước cho đến lấy đồ… tất tần tật mọi thứ sẽ phải qua-tay-bạn. Tất nhiên, trong công việc bạn cần hỗ trợ đồng nghiệp để có thể cùng nhau đạt hiệu quả cao, thế nhưng không phải vì phương châm này mà đồng nghiệp có cớ để “vịn” vào mỗi lần gặp bạn. Đừng khiến mình trở thành “chân chạy vặt” trong văn phòng chỉ vì sợ mất lòng mọi người. Gặp phải kiểu hành xử này, sớm muộn gì bạn cũng sẽ cảm thấy “ức chế”.

2. Nhai kẹo cao su mọi lúc

Bạn sẽ không khỏi khó chịu khi người đối diện vừa nói chuyện vừa chóp chép nhai kẹo cao su. Đây được cho là cách ứng xử thiếu lịch sự và kém tôn trọng người đối diện. Nhất là trong những buổi họp hay các buổi brainstorm, nếu đồng nghiệp liên tục nhai kẹo su thì những người xung quanh sẽ ngay lập tức đánh giá không tốt về người đó. Hành vi này tuy nhỏ, nhưng sẽ gây cảm giác cực khó chịu khi phải giao tiếp cùng.

3. Âm thanh phát ra khi ăn uống

Trong nhiều giờ liền làm việc, mọi người cần được tiếp thêm năng lượng bằng cách ăn vặt hay uống trà sữa. Thế nhưng, nếu như quá vô ý và vô tư thì sẽ phát ra tiếng “xồm xoàm, chóp chép” trong lúc “thưởng thức” phần của mình. Không phải ai cũng có thói quen ăn uống trong lúc làm việc, vậy nên những âm thanh đó sẽ dễ khiến người khác phải “ức chế”. Đây là một trong những vấn đề tế nhị, bạn khó có thể góp ý thẳng thắn ngay tại thời điểm đó, cho nên chỉ biết “chịu đựng” cho qua.

4. Luôn là câu xin lỗi

Sẽ vô cùng “ức chế” nếu như đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn thường xuyên lặp lại những lỗi nhỏ nhặt và xin lỗi luôn miệng. Các điều cơ bản như  quên gửi mail, đi trễ hay muộn giờ họp…đều sẽ khiến bạn muốn “phát điên” mất thôi. Một, hai lần bạn có thể cho qua, nhưng bắt đầu từ lần thứ ba trở đi bạn nên cân nhắc về khả năng của người nhân viên này.

5. Ăn to, nói lớn

Trong giờ nghỉ trưa, bạn cần thời gian để thư giãn tâm trí trong không gian yên ắng, tuy nhiên, đồng nghiệp lại không cho bạn được “hưởng” điều đó. Họ vô tư bàn tán đủ thứ chuyện trên đời với mức âm lượng gần như hết cỡ. Những tụ “tám” hoạt động hết công suất này cuốn phăng đi khoảng thời gian nghỉ ngơi yên bình của bạn. Đây là kiểu hành xử kém lịch sự và không hề ý nhị, bạn sẽ không thể giữ được bình tĩnh nếu như tình trạng này kéo dài mỗi ngày tại chốn công sở.

6. “Ê, biết gì chưa?”

Hội “tám chuyện thiên hạ” sẽ tìm mọi cách để lôi kéo bạn vào những cuộc trò chuyện phiếm, vô thưởng vô phạt nhưng lại rất mất thì giờ của bạn. Bạn đang cần tập trung cho công việc, tuy nhiên người bạn-cùng-bàn lại cứ rì rầm, nhỏ to đủ thứ chuyện sẽ dễ làm bạn “nổi quạu” cực kì. Các cuộc đối thoại “đốt” thời gian như thế này bạn không nên tham gia vào quá nhiều không khéo sẽ lại “rước họa vào thân” đấy!

Trong chốn công sở có hàng ngàn kiểu ứng xử dễ gây “ức chế” cho người khác. Nếu bạn nhận ra được một trong những kiểu vừa nêu trên thì tốt nhất hãy cố gắng lảng tránh dần dần, bởi bạn sẽ không chỉ “ức chế” mà còn dễ gặp phải những vấn đề không mong muốn đến với mình, bạn nhé!
DBS M05479
Quang Cao