Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

6 yếu tố cần cân nhắc khi khởi nghiệp

Một nghiên cứu tiến hành bởi tạp chí Inc và Hiệp hội Ươm mầm doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NBIA) cho thấy cứ 10 doanh nhân khởi nghiệp thì có 8 thất bại. Vì vậy, tự đặt cho mình hàng hoạt câu hỏi trước khi đầu tư thời gian và nguồn lực của bạn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 6 tiêu chí quan trọng các doanh nghiệp mới khởi sự cần cân nhắc.

1. Khách hàng
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và nhu cầu mà thị trường hiện tại chưa đáp ứng. Sản phẩm bạn cung cấp đã đủ hấp dẫn để thuyết phục khách hàng hay chưa. Sẽ là lý tưởng nếu thị trường bạn hướng tới cũng phù hợp với chính nhu cầu và năng lực của bạn.

6 yếu tố cần cân nhắc khi khởi nghiệp


Nếu có nền tảng tài chính tốt, bạn có thể tìm đến thị trường quy mô lớn. Nhưng nếu đang khởi nghiệp một mình, một thị trường ngách sẽ dễ mang lại cho bạn thành công hơn và bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về việc bị loại khỏi thị trường bởi những đối thủ có tài chính mạnh.

2. Sản phẩm
Sản phẩm bạn tạo ra cần đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Bạn đừng mơ hồ với việc bổ sung thêm các tính năng hay thông điệp vào sản phẩm. Điều này có thể làm khách hàng rối trí và pha loãng giá trị sản phẩm bạn đem lại. Khi bạn bắt đầu thiết kế sản phẩm của mình, hãy tránh xa những điều khiến người mua ngần ngại, như chi phí chuyển sang dùng đồ của bạn quá cao, khó sử dụng hay không tương thích với các đồ dùng khác họ đang có.

3. Thời điểm
Mỗi một thị trường đều có một vòng đời nhất định, và cơ hội cũng không kéo dài. Ở giai đoạn đầu của một thị trường mới, bạn sẽ rất dễ dàng gia nhập. Nhưng nhập cuộc quá sớm cũng là một rủi ro. Nếu tiềm năng của thị trường chưa được xác định, bạn sẽ thất bại, hoặc khó có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động. Các doanh nghiệp mới khởi sự nên đi theo chiến lược “người theo gót nhanh chóng”. Đó là khi bạn tìm ra một ý tưởng tốt đã được thực thi và nhanh chóng thực hiện theo. Khi ấy, bạn đã gia nhập cuộc chơi đủ sớm khi nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng.

4. Cạnh tranh
Cạnh tranh khốc liệt và thị trường đã bão hòa khiến tình hình trở nên bất lợi với những doanh nghiệp mới gia nhập. Đây là tình trạng phổ biến ở nửa sau vòng đời của thị trường. Đó cũng là lý do tại sao bạn nên tập trung vào các thị trường ở giai đoạn đầu. Khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển chiến lược khác biệt hóa cho doanh nghiệp của mình.

5. Tài chính

Bạn cần bao nhiêu vốn đầu tư ban đầu để phát triển sản phẩm của mình? Bạn có lường trước được thời gian chênh lệch giữa khoản phải trả và phải thu? Cả 2 khoản này đều đại diện những nguy cơ tài chính bạn cần cân đong đo đếm và so sánh với lợi nhuận tiềm năng dự kiến thu được. Mỗi công việc kinh doanh đòi hòi đầu tư lớn, nhưng mục đích bạn cần đạt được là tối thiểu hóa chi phí và rủi ro, đồng thời lường trước những gánh nặng tài chính so với lợi nhuận thu về.

6. Nhân sự
Nếu coi đây là một cuộc chiến khốc liệt, bạn có đủ tự tin rằng đội ngũ chiến binh của mình có thể thắng lợi? Nếu nguồn lực hạn chế, bạn nên bỏ qua các mặt trận không đủ tự tin và bảo toàn các nhân sự cho các cơ hội tiếp theo. Hãy xây dựng một đội ngũ cốt lõi hiểu rõ về khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần một chuyên gia giỏi có thể thiết kế sản phẩm đáp ứng được chính xác nhu cầu của người dùng. Hãy cân nhắc liệu bạn đã thiết lập các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và phân phối để duy trì tính cạnh tranh

10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp

1. Chọn sai lĩnh vực kinh doanh

Bạn nên chọn lĩnh vực mà mình quan tâm. Khi lập doanh nghiệp riêng, có nghĩa là bạn dồn hết thời gian lẫn công sức cho công việc này. Do vậy, việc bắt đầu khởi nghiệp chính là thời điểm phản ánh rõ nét nhất sở thích cũng như kỹ năng trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Nếu dành thời gian cho công việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, rủi ro về sự thất bại là rất lớn.

10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp


2. Lên kế hoạch quá nhiều

Lập kế hoạch là một điều tốt. Điều này có thể giúp bạn vạch ra những bước cần thực hiện để tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đưa ra quá nhiều kế hoạch cũng như dự định, có thể khiến dự án xa rời thực tế, không thể tạo ra lợi nhuận. Bạn nên lập ra một bản kế hoạch và đưa ra một tiến trình thực thi cụ thể, sau đó vận dụng chúng ngay vào thực tế.

3. Không quan tâm đến tiếp thị

Xây dựng thương hiệu có thể giúp hình ảnh công ty được biết đến nhiều hơn thay vì chờ đợi khách hàng gọi đến. Bắt đầu kinh doanh thông qua phương thức quảng cáo truyền miệng có thể mang lại lợi thế, tuy nhiên bạn không thể trông chờ vào mỗi cách này.
Bạn cũng không nhất thiết bỏ ra một số tiền lớn cho hoạt động quảng cáo mà có thể nghĩ ra một số hình thức để tăng việc lan truyền cho sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với ngân sách và đồng thời đạt được mục tiêu mong muốn.

4. Thờ ơ với khách hàng mục tiêu

Dù có ý tưởng tuyệt vời về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng thị trường vẫn không chấp nhận và bạn không bán được hàng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên xem lại thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh thường mô tả những nét khác biệt trên sản phẩm hay dịch vụ và đối tượng khách hàng nhắm đến. Nếu hai yếu tố nói trên không ăn khớp với nhau, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.

5. Thụ động trong việc kiếm tiền

Đừng ngồi chờ để có được vị khách hàng đầu tiên hay chỉ mong có thể chào bán lần đầu một sản phẩm. Bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để tạo doanh thu ngay nếu có thể. Hãy nhận các đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ khách hàng hay tìm cách nào đó để có thể tạo ra thu nhập. Điều này giúp bạn giữ có một thái độ tích cực và tạo ra động lực để bạn có đà phát triển tốt hơn.

6. Làm việc một mình

Ngay cả khi bạn đang là chủ sở hữu và vẫn có ý định duy trì điều này, thì bạn cũng không nên làm việc một mình. Bạn cần lắng nghe và tiếp thu những lời góp ý có giá trị từ người khác vì đây là cách tốt để hoàn thiện chính bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy tham gia các hội nhóm thương mại hay các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp vì nơi đây có thể giúp bạn chia sẻ các ý tưởng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

7. Chọn đối tác sai

Nếu quyết định hợp tác làm ăn với một đối tác, ắt hẳn bạn muốn chọn một người nào đó có thể bổ sung vào kỹ năng cũng như năng lực bạn còn khiếm khuyết. Nếu chọn đối tác thích hợp, đương nhiên công việc làm ăn của bạn có khả năng thành công cao hơn.

8. Thuê nhân viên trước khi đạt doanh thu ổn định

Các doanh nghiệp mới thường thuê nhân viên với mong đợi công việc kinh doanh trong tương lai trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra áp lực về tài chính cho công ty và khi đó nhân viên có thể mất việc trước khi doanh nghiệp phát triển về sau. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm khi nguồn doanh thu công ty ổn định thì mới nghĩ đến việc tuyển ứng viên phù hợp.

9. Chi tiêu vượt ngân sách

Khi nghĩ đến việc khởi nghiệp, chắc hẳn là bạn có chuẩn bị từ trước một số vốn ban đầu, có thể là từ tiền tiết kiệm hay do các nhà đầu tư khác góp vốn. Nếu chi vượt mức doanh thu, doanh nghiệp của bạn có nguy cơ phá sản. Do vậy, dù quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, bạn hãy nhớ lập kế hoạch chi tiêu khôn ngoan để phí phát sinh thấp hơn doanh thu.

10. Đưa cảm xúc vào công việc kinh doanh

Khi đưa cảm xúc của mình vào trong hoạt động kinh doanh, bạn có thể trở nên không còn sáng suốt và dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Do đó, bạn hãy giữ bình tĩnh để đưa ra quyết định hợp lý phù hợp với hoàn cảnh bạn phải đối mặt.

Theo Vnexpress

Những bước đi cơ bản khi khởi nghiệp

1. Giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thử nghiệm

Đây là giai đoạn ban đầu đặt nền móng cho khởi nghiệp, ở giai đoạn này, khởi nghiệp cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm phù hợp để tung ra thị trường. Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, cần lắng nghe và thu thập ý kiến phản hồi từ người dùng để đánh giá mức độ thành công khi tung ra thị trường.

2. Giai đoạn thành lập công ty

Sau khi hoàn thiện sản phẩm và có khách hàng đầu tiên, giai đoạn tiếp theo sẽ là thành lập công ty để mở rộng quy mô, phục vụ thị trường lớn hơn. Trong giai đoạn này, sáng lập viên cần tìm những người đồng hành có năng lực, chia sẻ quyền lợi với họ và tìm nhà đầu tư phù hợp.

3. Giai đoạn phát triển

Nếu bộ máy công ty hoạt động tốt, nguồn vốn từ nhà đầu tư được đảm bảo, sản phẩm được nhiều khách hàng sử dụng thì đây là thời điểm thích hợp để khởi nghiệp cân nhắc đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Việc này sẽ giúp công ty có thêm nguồn vốn để dự trữ và phát triển.

11 bài học cần nhớ khi khởi nghiệp kinh doanh

1. Bạn có thể bị thay thế

Khách hàng của bạn, các đối tác chiến lược, nhà cung cấp và các cộng sự có thể vẫn rất tôn trọng những đóng góp của bạn, nhưng sẽ luôn có ai đó giỏi giang hơn, thông minh và tốt hơn bạn.

Bạn sẽ không có thời gian để tự thỏa mãn bởi những rào cản đặt ra mỗi ngày sẽ càng cao hơn cho các cá nhân trong lĩnh vực ngành nghề của bạn.

Cũng như thế, không ai đủ kiên nhẫn với những kẻ ngốc nghếch. Vì thế hãy luôn tiến lên và đừng bao giờ ngừng việc đối xử tốt với mọi người. Hãy làm tất cả những việc này và bạn sẽ không thể bị thay thế.

2. Tiếng tăm rất quan trọng

Đừng trở thành người mang đặc điểm mà ai cũng ghét. Thay vào đó, hãy cố gắng hết mức để là người nổi bật. Không làm gì có thể gây tổn hại tính liêm chính của bạn. Sống chính trực. Mọi người sẽ thích bạn hơn.

3. Sống có trách nhiệm (ngay cả khi đó không phải lỗi của bạn)

Đúng như mọi người thường nói, hoàn toàn không có chữ “tôi” trong một nhóm tập thể. Nếu có gì đó trục trặc, trách nhiệm của mọi người là phải cùng khắc phục.

Sẽ chẳng ích gì nếu cứ chỉ tay năm ngón. Chẳng ai được hưởng lợi từ thói ích kỷ, nhỏ nhen. Hãy sửa chữa sai lầm, phòng ngừa tái diễn sự cố, và tiếp tục tiến lên.

4. Những người khác phụ thuộc vào bạn

Quả là ý nghĩ đáng sợ khi bạn phải chịu trách nhiệm với nhiều người hơn là chỉ với chính mình. Các khách hàng thì tin tưởng bạn sẽ đem lại niềm vui cho họ, các thành viên trong đội ngũ lại trông chờ miếng cơm manh áo từ bạn, còn các nhà đầu tư thì mong hưởng lợi được từ những khoản tài chính bỏ ra.

Mọi hành động và quyết định của bạn sẽ tác động lên họ, vậy nên bạn hãy làm những gì tốt nhất cho mọi người, chứ không phải chỉ cho bạn.

5. Rốt cuộc bạn sẽ phải làm thất vọng mọi người

Một vài trong số các mối quan hệ nghề nghiệp của bạn sẽ phải chấm dứt. Một vài trong số khách hàng của bạn có thể không phải lúc nào cũng nhận được cái họ cần.

Bạn không thể phát triển việc kinh doanh nếu cố duy trì những nhân viên không hiệu quả hoặc không thể từ chối những khách hàng gian dối.


Hãy thanh lọc bớt những hạng người đó, nhưng cũng cần để tâm tới dư vị đắng đó trong họ, nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với các hậu quả.

6. Quá nhiều điều tốt thực sự lại là điều khủng khiếp

Một ngày, bạn có thể rao bán sản phẩm của mình tới các chủ cửa hàng ở địa phương, hàng tá sản phẩm cùng lúc.

Ngày tiếp đó, mọi kênh tin tức lớn sẽ muốn quảng cáo miễn phí sản phẩm của bạn.

Quá tuyệt! Nhưng chờ đã, món quà này có thể trở thành tai họa. Khi mới khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị cho một viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.

7. Bạn có thể bị lãng quên

Bất kể những thành tựu đã có hay những lời khen tặng đáng chú ý bạn giành được trên báo chí, trong nhiều tuần lễ, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể trở thành chuyện của hôm qua.

Để luôn cạnh tranh và được chú ý, bạn phải tiếp tục sáng tạo.

8. Gây dựng một doanh nghiệp tốn kém không chỉ là tiền bạc

Luôn có cái giá bạn phải trả khi duy trì thói quen làm việc quần quật đêm hôm suốt ngày này sang tháng khác. Các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng và hạnh phúc của bạn có thể sa sút.

Thật dễ để công việc choán hết tâm trí bạn. Nếu đã biết vậy, hãy cố gắng đừng để điều đó xảy ra.

9. Thất bại sẽ xảy đến

Đúng là rất khó nghe, nhưng quả thực, thất bại là điều rất tự nhiên. Cái làm cho vấn đề trầm trọng hơn là gia đình và bạn bè sẽ luôn chăm chú dõi theo từng cử động của bạn, hy vọng bạn thành công.

Bạn được phép thất bại và nên kết thúc một dự án hay kế hoạch nếu nó không thể tiếp tục nữa. Khi đã sẵn sàng khởi động một cuộc phiêu lưu mới, bạn sẽ chuẩn bị được nhiều hơn bao giờ hết.

10. Công bằng là chuyện lộn xộn

Nếu may mắn, bạn sẽ được làm việc với những người trung thực, những người sẽ bù đắp thỏa đáng và công bằng cho bạn. Nhưng bạn cũng có thể gặp những khởi đầu không may mắn lắm khi có những người chỉ nhăm nhe trục lợi. Hãy thương thảo thật kỹ.

11. Bạn sẽ bị từ chối rất nhiều

Hãy chuẩn bị để nghe 100 – hoặc có thể là 300 – lời nói “không” trước khi nhận được phản hồi “có” từ ai đó.

Bạn có thể nghĩ đó là trò chơi với những con số: bạn càng hỏi nhiều người, bạn càng tiến gần hơn tới khách hàng đầu tiên của mình.

Dù thế thì bí mật thực sự không phải là cố gắng bán được hàng cho nhiều người hơn nữa. Chính việc mỗi lần bán được ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ cho đúng người cần bán sẽ giúp cải thiện năng lực và trình độ bán hàng của bạn.

Hươu chuột

Theo các nhà nghiên cứu, hươu chuột là loài động vật thông minh, biểu tượng cho trí thông minh trong nhiều truyền thuyết của người Java. Chúng thường sống ở các cánh rừng mưa nhiệt đới, đầm lầy ngập mặn và hiếm được nhìn thấy trong thế giới hoang dã.

Con hươu chuột Java mới chào đời tại vườn thú ở Tây Ban Nha


Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nạn phá rừng để trồng cọ ở các nước Đông Nam Á là mối đe dọa đối với môi trường sống và số lượng cá thể hươu chuột. Chúng cũng bị săn bắt để làm thức ăn. Hiện chỉ còn 43 cá thể hươu chuột còn sống ở các khu vực châu Âu.
Hai cá thể hươu chuột Java ở vườn thú của Tây Ban Nha.
 Vườn thú Bioparc Fuengirola là nơi có chương trình bảo vệ đặc biệt dành cho loài động vật hiếm này



DBS M05479
Quang Cao