Hiển thị các bài đăng có nhãn thành công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thành công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

6 yếu tố cần cân nhắc khi khởi nghiệp

Một nghiên cứu tiến hành bởi tạp chí Inc và Hiệp hội Ươm mầm doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NBIA) cho thấy cứ 10 doanh nhân khởi nghiệp thì có 8 thất bại. Vì vậy, tự đặt cho mình hàng hoạt câu hỏi trước khi đầu tư thời gian và nguồn lực của bạn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 6 tiêu chí quan trọng các doanh nghiệp mới khởi sự cần cân nhắc.

1. Khách hàng
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và nhu cầu mà thị trường hiện tại chưa đáp ứng. Sản phẩm bạn cung cấp đã đủ hấp dẫn để thuyết phục khách hàng hay chưa. Sẽ là lý tưởng nếu thị trường bạn hướng tới cũng phù hợp với chính nhu cầu và năng lực của bạn.

6 yếu tố cần cân nhắc khi khởi nghiệp


Nếu có nền tảng tài chính tốt, bạn có thể tìm đến thị trường quy mô lớn. Nhưng nếu đang khởi nghiệp một mình, một thị trường ngách sẽ dễ mang lại cho bạn thành công hơn và bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về việc bị loại khỏi thị trường bởi những đối thủ có tài chính mạnh.

2. Sản phẩm
Sản phẩm bạn tạo ra cần đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Bạn đừng mơ hồ với việc bổ sung thêm các tính năng hay thông điệp vào sản phẩm. Điều này có thể làm khách hàng rối trí và pha loãng giá trị sản phẩm bạn đem lại. Khi bạn bắt đầu thiết kế sản phẩm của mình, hãy tránh xa những điều khiến người mua ngần ngại, như chi phí chuyển sang dùng đồ của bạn quá cao, khó sử dụng hay không tương thích với các đồ dùng khác họ đang có.

3. Thời điểm
Mỗi một thị trường đều có một vòng đời nhất định, và cơ hội cũng không kéo dài. Ở giai đoạn đầu của một thị trường mới, bạn sẽ rất dễ dàng gia nhập. Nhưng nhập cuộc quá sớm cũng là một rủi ro. Nếu tiềm năng của thị trường chưa được xác định, bạn sẽ thất bại, hoặc khó có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động. Các doanh nghiệp mới khởi sự nên đi theo chiến lược “người theo gót nhanh chóng”. Đó là khi bạn tìm ra một ý tưởng tốt đã được thực thi và nhanh chóng thực hiện theo. Khi ấy, bạn đã gia nhập cuộc chơi đủ sớm khi nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng.

4. Cạnh tranh
Cạnh tranh khốc liệt và thị trường đã bão hòa khiến tình hình trở nên bất lợi với những doanh nghiệp mới gia nhập. Đây là tình trạng phổ biến ở nửa sau vòng đời của thị trường. Đó cũng là lý do tại sao bạn nên tập trung vào các thị trường ở giai đoạn đầu. Khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển chiến lược khác biệt hóa cho doanh nghiệp của mình.

5. Tài chính

Bạn cần bao nhiêu vốn đầu tư ban đầu để phát triển sản phẩm của mình? Bạn có lường trước được thời gian chênh lệch giữa khoản phải trả và phải thu? Cả 2 khoản này đều đại diện những nguy cơ tài chính bạn cần cân đong đo đếm và so sánh với lợi nhuận tiềm năng dự kiến thu được. Mỗi công việc kinh doanh đòi hòi đầu tư lớn, nhưng mục đích bạn cần đạt được là tối thiểu hóa chi phí và rủi ro, đồng thời lường trước những gánh nặng tài chính so với lợi nhuận thu về.

6. Nhân sự
Nếu coi đây là một cuộc chiến khốc liệt, bạn có đủ tự tin rằng đội ngũ chiến binh của mình có thể thắng lợi? Nếu nguồn lực hạn chế, bạn nên bỏ qua các mặt trận không đủ tự tin và bảo toàn các nhân sự cho các cơ hội tiếp theo. Hãy xây dựng một đội ngũ cốt lõi hiểu rõ về khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần một chuyên gia giỏi có thể thiết kế sản phẩm đáp ứng được chính xác nhu cầu của người dùng. Hãy cân nhắc liệu bạn đã thiết lập các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và phân phối để duy trì tính cạnh tranh

10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp

1. Chọn sai lĩnh vực kinh doanh

Bạn nên chọn lĩnh vực mà mình quan tâm. Khi lập doanh nghiệp riêng, có nghĩa là bạn dồn hết thời gian lẫn công sức cho công việc này. Do vậy, việc bắt đầu khởi nghiệp chính là thời điểm phản ánh rõ nét nhất sở thích cũng như kỹ năng trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Nếu dành thời gian cho công việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, rủi ro về sự thất bại là rất lớn.

10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp


2. Lên kế hoạch quá nhiều

Lập kế hoạch là một điều tốt. Điều này có thể giúp bạn vạch ra những bước cần thực hiện để tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đưa ra quá nhiều kế hoạch cũng như dự định, có thể khiến dự án xa rời thực tế, không thể tạo ra lợi nhuận. Bạn nên lập ra một bản kế hoạch và đưa ra một tiến trình thực thi cụ thể, sau đó vận dụng chúng ngay vào thực tế.

3. Không quan tâm đến tiếp thị

Xây dựng thương hiệu có thể giúp hình ảnh công ty được biết đến nhiều hơn thay vì chờ đợi khách hàng gọi đến. Bắt đầu kinh doanh thông qua phương thức quảng cáo truyền miệng có thể mang lại lợi thế, tuy nhiên bạn không thể trông chờ vào mỗi cách này.
Bạn cũng không nhất thiết bỏ ra một số tiền lớn cho hoạt động quảng cáo mà có thể nghĩ ra một số hình thức để tăng việc lan truyền cho sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với ngân sách và đồng thời đạt được mục tiêu mong muốn.

4. Thờ ơ với khách hàng mục tiêu

Dù có ý tưởng tuyệt vời về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng thị trường vẫn không chấp nhận và bạn không bán được hàng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên xem lại thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh thường mô tả những nét khác biệt trên sản phẩm hay dịch vụ và đối tượng khách hàng nhắm đến. Nếu hai yếu tố nói trên không ăn khớp với nhau, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.

5. Thụ động trong việc kiếm tiền

Đừng ngồi chờ để có được vị khách hàng đầu tiên hay chỉ mong có thể chào bán lần đầu một sản phẩm. Bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để tạo doanh thu ngay nếu có thể. Hãy nhận các đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ khách hàng hay tìm cách nào đó để có thể tạo ra thu nhập. Điều này giúp bạn giữ có một thái độ tích cực và tạo ra động lực để bạn có đà phát triển tốt hơn.

6. Làm việc một mình

Ngay cả khi bạn đang là chủ sở hữu và vẫn có ý định duy trì điều này, thì bạn cũng không nên làm việc một mình. Bạn cần lắng nghe và tiếp thu những lời góp ý có giá trị từ người khác vì đây là cách tốt để hoàn thiện chính bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy tham gia các hội nhóm thương mại hay các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp vì nơi đây có thể giúp bạn chia sẻ các ý tưởng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

7. Chọn đối tác sai

Nếu quyết định hợp tác làm ăn với một đối tác, ắt hẳn bạn muốn chọn một người nào đó có thể bổ sung vào kỹ năng cũng như năng lực bạn còn khiếm khuyết. Nếu chọn đối tác thích hợp, đương nhiên công việc làm ăn của bạn có khả năng thành công cao hơn.

8. Thuê nhân viên trước khi đạt doanh thu ổn định

Các doanh nghiệp mới thường thuê nhân viên với mong đợi công việc kinh doanh trong tương lai trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra áp lực về tài chính cho công ty và khi đó nhân viên có thể mất việc trước khi doanh nghiệp phát triển về sau. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm khi nguồn doanh thu công ty ổn định thì mới nghĩ đến việc tuyển ứng viên phù hợp.

9. Chi tiêu vượt ngân sách

Khi nghĩ đến việc khởi nghiệp, chắc hẳn là bạn có chuẩn bị từ trước một số vốn ban đầu, có thể là từ tiền tiết kiệm hay do các nhà đầu tư khác góp vốn. Nếu chi vượt mức doanh thu, doanh nghiệp của bạn có nguy cơ phá sản. Do vậy, dù quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, bạn hãy nhớ lập kế hoạch chi tiêu khôn ngoan để phí phát sinh thấp hơn doanh thu.

10. Đưa cảm xúc vào công việc kinh doanh

Khi đưa cảm xúc của mình vào trong hoạt động kinh doanh, bạn có thể trở nên không còn sáng suốt và dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Do đó, bạn hãy giữ bình tĩnh để đưa ra quyết định hợp lý phù hợp với hoàn cảnh bạn phải đối mặt.

Theo Vnexpress

Những bước đi cơ bản khi khởi nghiệp

1. Giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thử nghiệm

Đây là giai đoạn ban đầu đặt nền móng cho khởi nghiệp, ở giai đoạn này, khởi nghiệp cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm phù hợp để tung ra thị trường. Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, cần lắng nghe và thu thập ý kiến phản hồi từ người dùng để đánh giá mức độ thành công khi tung ra thị trường.

2. Giai đoạn thành lập công ty

Sau khi hoàn thiện sản phẩm và có khách hàng đầu tiên, giai đoạn tiếp theo sẽ là thành lập công ty để mở rộng quy mô, phục vụ thị trường lớn hơn. Trong giai đoạn này, sáng lập viên cần tìm những người đồng hành có năng lực, chia sẻ quyền lợi với họ và tìm nhà đầu tư phù hợp.

3. Giai đoạn phát triển

Nếu bộ máy công ty hoạt động tốt, nguồn vốn từ nhà đầu tư được đảm bảo, sản phẩm được nhiều khách hàng sử dụng thì đây là thời điểm thích hợp để khởi nghiệp cân nhắc đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Việc này sẽ giúp công ty có thêm nguồn vốn để dự trữ và phát triển.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Mẹo tài chính cho người tuổi 20

Mẹo tài chính cho người tuổi 20 chỉ dùng thẻ tín dụng khi khẩn cấp, dành ra một khoản dự phòng thất nghiệp và mua bảo hiểm để đề phòng bất trắc, là những điều cần lưu ý ở tuổi đôi mươi.

Mẹo tài chính cho người tuổi 20


1. Hãy sống tiết kiệm

Nếu có công việc mới, bạn có thể sẽ cần quần áo mới, xe mới và có thể là chỗ ở mới nữa. Đó là lý do vì sao Liz Pulliam Weston – tác giả cuốn "10 lời dạy về tiền bạc" khuyên rằng hay sống như một sinh viên nghèo kể cả khi bạn kiếm được việc làm ổn định, ít nhất cho đến khi bạn biết cách quản lý các chi phí mới này.

2. Hạn chế dùng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất tiện lợi, nhưng lãi suất và chi phí của nó sẽ rất cao nếu bạn không trả tiền đúng hạn. Trừ các trường hợp thực sự khẩn cấp, bạn nên tránh dùng thẻ tín dụng. Chỉ nên giữ nó trong ví để đề phòng mà thôi.

3. Trả hết các khoản nợ có thể

Không phải lúc nào bạn cũng có thể trả hết nợ trong một tháng. Vì thế, nếu đã đi vay, hãy bắt đầu kế hoạch hoàn trả càng sớm càng tốt. Để quyết định loại nợ nào nên được trả trước, CEO hãng tư vấn thẻ tín dụng lowcards.com - Bill Hardekopf gợi ý nên chọn các loại có hạn mức tín dụng thấp nhất, vì nếu vượt quá hạn mức đó, bạn sẽ phải trả phí và mất điểm tín dụng.

4. Lên kế hoạch dự phòng khẩn cấp

Weston cho rằng bạn nên để dành ít nhất 500 USD tiền mặt cho trường hợp khẩn cấp, như để sửa xe hay khám bệnh. Tốt nhất là tiết kiệm khoảng 6 tháng chi phí để đề phòng bị mất việc đột ngột.

5. Mua bảo hiểm

Hãy đảm bảo bạn đã mua bảo hiểm y tế, nhân thọ, nhà cửa hay xe cộ, đặc biệt khi bạn còn phải chịu trách nhiệm với nhiều người trong gia đình, như con cái. Chỉ một tai nạn hay trận ốm cũng có thể khiến bạn khánh kiệt, nếu không có bảo hiểm chi trả.

6. Đặt mục tiêu dài hạn

Hãy đặt mục tiêu lớn lao, như mua nhà hay đi du lịch vòng quanh thế giới. Chúng sẽ giúp bạn nỗ lực không ngừng. Nếu biết tiết kiệm từ sớm vì những mục tiêu như vậy, bạn còn có thể được lợi nếu gửi tiền trong ngân hàng và hưởng lãi gộp.

7. Chuẩn bị cho kế hoạch về hưu

Khái niệm "về hưu" nghe có vẻ xa xôi với những người chỉ vừa qua tuổi 20. Nhưng tiết kiệm sớm ngày nào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái ngày đó khi tuổi về hưu đang đến gần. Nếu giám đốc đề nghị bạn đóng góp vào quỹ hưu trí, bạn cũng nên cân nhắc tham gia.

8. Quản lý chặt tiền đầu tư
Rất nhiều người quên rằng cần phải tái cân bằng danh mục đầu tư định kỳ. Việc này có thể khiến họ bị thua lỗ và giảm số tiền cần thiết khi về hưu. Hãy kiểm tra tài khoản ít nhất mỗi quý một lần và hỏi hãng cung cấp dịch vụ tài chính để hiểu rõ hơn về các khoản phí hay lựa chọn đầu tư.

Theo US News

5 lý do bạn chưa được tăng lương

Nguyên nhân chưa được tăng lương có thể nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, chẳng hạn như việc công ty làm ăn không có lãi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lý do nằm ở chính bạn, ví dụ như than phiền quá nhiều, ít tham gia các hoạt động giao lưu hoặc thậm chí ít cạo râu. Sau đây là các nguyên nhân chính khiến lương của bạn giữ nguyên trong một thời gian dài:

5 lý do bạn chưa được tăng lương

1. Bạn chưa yêu cầu tăng lương

Nếu bạn đang làm việc rất chăm chỉ và tỏ ra nghiêm túc trong công việc, thế nhưng vẫn chưa được tăng lương, thì khả năng nguyên nhân vì bạn chưa đòi hỏi. Khảo sát tại Mỹ cho thấy 84% các ông chủ hy vọng nhân viên của mình tự đề đạt việc tăng lương. Tuy nhiên, chỉ có 41% người Mỹ thực sự lên tiếng. Khi bạn chưa yêu cầu, các ông chủ sẽ nghĩ rằng bản thân bạn cũng không nghĩ rằng mình xứng đáng được lên lương.

Việc thẳng thắn đề nghị không đảm bảo rằng bạn sẽ thật sự đạt được mục đích, nhưng ít nhất cũng gia tăng cơ hội. Cơ hội sẽ càng nhiều nếu bạn hẹn sếp một buổi gặp, trong đó đưa ra bằng chứng cho thấy mình làm việc chăm chỉ. Tốt nhất bạn nên chọn lúc công ty đang làm ăn tốt. Kể cả khi sếp nói không, cuộc gặp này sẽ là cơ hội để bạn thẳng thắn hỏi sếp rằng mình cần phải làm gì để có thể được lên lương trong tương lai.

14 điều người giàu nghĩ khác người thường

Sau đây là 14 điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách của Steve Siebold:

14 điều người giàu nghĩ khác người thường

1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

"Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà", Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm "giàu lên" đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.

2. Người thường nghĩ rằng sự ích kỷ là thói xấu xa. Còn người giàu nghĩ đó là một món quà.

"Người giàu đi đây đó và tìm cách làm cho bản thân họ cảm thấy vui vẻ. Họ không cần phải giả vờ đang đi cứu cả thế giới", Siebold nói. Vấn đề là người nghèo thấy việc này thật tiêu cực, và xem đây là nguyên nhân khiến họ tiếp tục nghèo, tác giả viết trong cuốn sách. "Nếu bạn không quan tâm đến chính bản thân bạn, bạn không thể giúp ai khác. Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có", ông viết tiếp.

3. Người nghèo mơ về việc trúng số. Người giàu mơ về việc hành động.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Bài viết gây sửng sốt trên facebook của 1 thanh niên Việt Nam 25 tuổi.

Bài viết sau khi được đăng tải lên Facebook đã gây một hiệu ứng lan truyền cực nhanh và nhận được hơn 2050 lượt like, 1000 lượt share, và hàng chục comment, chưa kể đến các bạn đã đọc và không click like hay bình luận điều gì. Điều gì làm nên một sự lan truyền mạnh mẽ đến vậy. Hãy cũng đọc xem bài viết này nhé.

Sinh viên - bạn cần gì?

"Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi.

Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá.

Đây không phải là một chủ đề to tát hoặc mới mẻ gì, nhưng tôi trăn trở nên chia sẻ, thế thôi!

Tôi nhớ trong một tác phẩm nào đó của nhà văn Phan Việt có đoạn: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của tác giả. Tôi đặt tên cho khoảng thời gian ấy là Tuổi Trẻ. Chẳng phải dưới 18 hoặc trên 25 thì không trẻ nữa, nhưng tôi thấy 8 năm ấy mới thật sự là đẹp nhất của giai đoạn tuổi trẻ. Ở cái tuổi ôm trọn thời sinh viên này, lẽ ra các bạn phải dấn thân thật nhiều, trằn trọc, suy tư thật nhiều về cuộc đời, về xã hội, về dân tộc,… thậm chí mất ăn mất ngủ, thao thức đêm dài.



DBS M05479
Quang Cao