Bạn nên chọn lĩnh vực mà mình quan tâm. Khi lập doanh nghiệp riêng, có nghĩa là bạn dồn hết thời gian lẫn công sức cho công việc này. Do vậy, việc bắt đầu khởi nghiệp chính là thời điểm phản ánh rõ nét nhất sở thích cũng như kỹ năng trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Nếu dành thời gian cho công việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, rủi ro về sự thất bại là rất lớn.
10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp10 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp
2. Lên kế hoạch quá nhiều
Lập kế hoạch là một điều tốt. Điều này có thể giúp bạn vạch ra những bước cần thực hiện để tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đưa ra quá nhiều kế hoạch cũng như dự định, có thể khiến dự án xa rời thực tế, không thể tạo ra lợi nhuận. Bạn nên lập ra một bản kế hoạch và đưa ra một tiến trình thực thi cụ thể, sau đó vận dụng chúng ngay vào thực tế.
3. Không quan tâm đến tiếp thị
Xây dựng thương hiệu có thể giúp hình ảnh công ty được biết đến nhiều hơn thay vì chờ đợi khách hàng gọi đến. Bắt đầu kinh doanh thông qua phương thức quảng cáo truyền miệng có thể mang lại lợi thế, tuy nhiên bạn không thể trông chờ vào mỗi cách này.
Bạn cũng không nhất thiết bỏ ra một số tiền lớn cho hoạt động quảng cáo mà có thể nghĩ ra một số hình thức để tăng việc lan truyền cho sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với ngân sách và đồng thời đạt được mục tiêu mong muốn.
4. Thờ ơ với khách hàng mục tiêu
Dù có ý tưởng tuyệt vời về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng thị trường vẫn không chấp nhận và bạn không bán được hàng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên xem lại thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh thường mô tả những nét khác biệt trên sản phẩm hay dịch vụ và đối tượng khách hàng nhắm đến. Nếu hai yếu tố nói trên không ăn khớp với nhau, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.
5. Thụ động trong việc kiếm tiền
Đừng ngồi chờ để có được vị khách hàng đầu tiên hay chỉ mong có thể chào bán lần đầu một sản phẩm. Bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để tạo doanh thu ngay nếu có thể. Hãy nhận các đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ khách hàng hay tìm cách nào đó để có thể tạo ra thu nhập. Điều này giúp bạn giữ có một thái độ tích cực và tạo ra động lực để bạn có đà phát triển tốt hơn.
6. Làm việc một mình
Ngay cả khi bạn đang là chủ sở hữu và vẫn có ý định duy trì điều này, thì bạn cũng không nên làm việc một mình. Bạn cần lắng nghe và tiếp thu những lời góp ý có giá trị từ người khác vì đây là cách tốt để hoàn thiện chính bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy tham gia các hội nhóm thương mại hay các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp vì nơi đây có thể giúp bạn chia sẻ các ý tưởng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
7. Chọn đối tác sai
Nếu quyết định hợp tác làm ăn với một đối tác, ắt hẳn bạn muốn chọn một người nào đó có thể bổ sung vào kỹ năng cũng như năng lực bạn còn khiếm khuyết. Nếu chọn đối tác thích hợp, đương nhiên công việc làm ăn của bạn có khả năng thành công cao hơn.
8. Thuê nhân viên trước khi đạt doanh thu ổn định
Các doanh nghiệp mới thường thuê nhân viên với mong đợi công việc kinh doanh trong tương lai trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra áp lực về tài chính cho công ty và khi đó nhân viên có thể mất việc trước khi doanh nghiệp phát triển về sau. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm khi nguồn doanh thu công ty ổn định thì mới nghĩ đến việc tuyển ứng viên phù hợp.
9. Chi tiêu vượt ngân sách
Khi nghĩ đến việc khởi nghiệp, chắc hẳn là bạn có chuẩn bị từ trước một số vốn ban đầu, có thể là từ tiền tiết kiệm hay do các nhà đầu tư khác góp vốn. Nếu chi vượt mức doanh thu, doanh nghiệp của bạn có nguy cơ phá sản. Do vậy, dù quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, bạn hãy nhớ lập kế hoạch chi tiêu khôn ngoan để phí phát sinh thấp hơn doanh thu.
10. Đưa cảm xúc vào công việc kinh doanh
Khi đưa cảm xúc của mình vào trong hoạt động kinh doanh, bạn có thể trở nên không còn sáng suốt và dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Do đó, bạn hãy giữ bình tĩnh để đưa ra quyết định hợp lý phù hợp với hoàn cảnh bạn phải đối mặt.
Theo Vnexpress