Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

10 cách để sử dụng máy tính được bền lâu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại, máy tính ngày càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Nó mang cả thế giới đến cho bạn nhưng cũng có thể mang thế giới ấy ra đi nếu bạn không chăm sóc, sử dụng nó cẩn thận.

10 cách để sử dụng máy tính được bền lâu

1. Vệ sinh chung: Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó, bạn cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn nên dùng một cây cọ mềm để quét sạch các lớp bụi, cáu bẩn. Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.

2. Sử dụng ổn áp điện: Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó, bạn nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.

3. Tắt nguồn màn hình: Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).
Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó, bạn hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.

4. Để hệ thống luôn hoạt động: Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là bạn nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernate thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.

5. Khám sức khỏe cho ổ cứng: Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, bạn kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì bạn hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.

6. Phòng chống virus: Bạn có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…

7. Kiểm tra pin CMOS: Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, bạn chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và bạn nên nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.

8. Cẩn thận khi mở thùng máy: Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.

9. Bảo trì chuột: Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, bạn sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó, bạn sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.

10. Dọn dẹp Registry: Bạn thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này, bạn nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006, CCleaner,...

Cách kết nối iPad với USB

 Mặc dù iPad được đánh giá là máy tính bảng tốt nhất trên thị trường hiện nay, một trong những "điểm trừ" lớn nhất của thiết bị này là thiếu cổng kết nối USB. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng ổ USB trên iPad bằng cách kết nối chúng thông qua bộ phụ kiện kết nối máy ảnh (Camera Connection Kit) của Apple.


Các bước thực hiện như sau:
1.Format ổ đĩa USB Flash Drive theo chuẩn FAT32 dùng các tiện ích Disk Utility Partition, MSDOS (FAT).

2.Tạo một thư mục (folder) có tên “DCIM”trong thư mục gốc của ổ đĩa USB Flash Drive. Cho các file ảnh và phim vào đó.

Khi được kết nối với ổ đĩa USB Flash Drive thông qua Camera Connection Kit, iPad sẽ xác định là đang được kết nối với một máy ảnh kỹ thuật số và đọc được các file phim, ảnh trong thư mục “DCIM”. Một ứng dụng mở ra sẽ cho phép bạn copy hình ảnh và phim từ USB Flash Drive lên iPad.

Theo lamsao

Những cách giúp tăng độ bền cho laptop

Hạn chế sử dụng laptop trên giường
Rất nhiều người sử dụng có thói quen dùng laptop trên giường hoặc trên ghế ngồi. Tuy nhiên cách sử dụng này sẽ gây hại đếnmáy tính của bạn vì khi đặt laptop trên vật liệu mềm, các lỗ thông gió ở phía dưới sẽ bị bịt lại, dẫn đến việc máy tính xách tay sẽ không thể hút trong không khí vào để làm mát.
Do đó hãy cố gắng để laptop trên một bề mặt cứng như mặt bàn và luôn giữ một khoảng cách nhất định so với mặt bàn để không khí có thể luồn dưới laptop. Nếu bạn bất đắc dĩ phải sử dụng máy tính xách tay ở trên giường, bạn nên đặt nó lên trên một vật có bề mặt cứng.


Không ăn uống gần laptop
Lưu ý thứ hai là bạn không nên để thức ăn, nước uống gần máy tính xách tay. Vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ, chất lỏng có thể dễ dàng tràn vào laptop và sẽ làm cháy các linh kiện điện tử bên trong nó. Vì thế tốt nhất là bạn không được uống và ăn gần laptop.
Không nên để thức ăn, nước uống gần máy tính xách tay (ảnh minh họa)

Cẩn thận khi cắm dây nguồn
Đây có lẽ là điều mà ít người sử dụng máy tính nghĩ tới. Nếu bạn cắm dây nguồn quá mạnh, các mối hàn nối ổ cắm với bo mạch chủ sẽ bị gẫy. Các điểm tiếp xúc sẽ nhanh bị quá nóng. Trong một số trường hợp nó có thể gây cháy ở các bo mạch chủ.
Vì vậy, khi chuẩn bị sạc máy tính bạn nên cố gắng cắm dây nguồn vào ổ điện một cách nhẹ nhàng. Nếu phích cắm bị lỏng, bạn cần mang nó đến một nơi sửa chữa càng sớm càng tốt. Phích cắm càng bị lỏng bao nhiêu thì nguy cơ hỏng bộ sạc và bo mạch chủ càng lớn bấy nhiêu.

Trang bị thêm thiết bị làm mát bên ngoài
Một điều đơn giản mà ai cũng biết là nhiệt độ laptop càng thấp thì thời gian sử dụng càng lâu, bởi khi bị nóng thì ngoài việc giảm tốc độ xử lý các thao tác của người sử dụng, khả năng hư hỏng của thiết bị cũng ngày càng tăng.
Do đó để giữ cho laptop ở nhiệt độ ổn định và tăng độ bền cho thiết bị này bạn nên bổ sung thêm một bộ làm mát bên ngoài.

Làm sạch máy tính đúng cách
Đối với màn hình máy tính, sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy một số lượng bụi không nhỏ bám bộ phận này. Tuy nhiên bạn không nên dùng những chất tẩy rửa hóa học để lau chùi.
Các chất hóa học trong các dung dịch làm sạch có thể phá hủy lớp bảo vệ mỏng trên màn hình và dần dần sẽ làm hỏng màn hình. Thay vào đó, bạn hãy dùng 2 miếng giấy lụa mỏng, một miếng thấm nước, còn miếng kia để khô.

Lau màn hình với giấy ướt trước rồi sau đó lau lại bằng giấy khô, làm sạch hoàn toàn và lau sạch đến khi không còn vệt nước nào. Hoặc tốt hơn nữa, bạn hãy sử dụng bộ làm sạch LCD chuyên dụng để giữ cho màn hình luôn sáng, mới và không bị xước.
Đối với hệ thống làm mát của máy tính xách tay, bạn hãy dùng một bình nén khí để thổi bụi cho các cánh quạt và bộ tản nhiệt mỗi tháng một lần. Tản nhiệt của laptop rất dễ bám bụi, do đó bạn hãy mở vỏ của nó ra và lau hết bụi, bẩn, và lấy ra bất cứ mảnh vụn nào bị mắc ở trong đó.

Lưu ý đến pin laptop
Nhiều người dùng văn phòng thường quá bận với công việc nên luôn để cắm sạc máy tính liên tục để tránh tình trạng hết pin của máy. Tuy nhiên thao tác này cũng sẽ rút ngắn tuổi thọ pin và khiến nó bị “chai” nhanh chóng.
Hiện hầu hết các nhà sản xuất laptop đều khuyên người sử dụng nên xả hết pin ít nhất mỗi tháng một lần. Hãy dùng pin đến khi máy tính tự động tắt. Sau đó bạn tiếp tục sạc cho đến khi pin đầy, rút sạc ra và bắt đầu sử dụng.

Một số thao tác cần làm với hệ thống của bạn
Với hệ điều hành Windows, bạn nên update những bản cập nhật mới và những bản vá những lỗi về bảo mật của hệ thống. Trong Windows 7, bạn chỉ cần nhấp vào Start menu, chọn mục Control Panel và tìm đến lệnh Windows Update. Bạn tiếp tục click vào kết quả đầu tiên của cửa sổ để Windows tự động cập nhật các cài đặt mới.

Mỗi máy tính cá nhân có kết nối internet thường rất dễ bị nhiễm cả triệu virus, mã độc và phần mềm gián điệp. Các phần mềm này sản xuất thực sự là những mối nguy hại đối với hệ điều hành của bạn. Ngoài việc làm chậm máy tính, tình trạng máy “treo” xuất hiện thường xuyên, một tác hại khác là virus sẽ khiến các tài liệu của bạn bỗng dưng “biến mất”.
Do đó để bảo vệ cho chiếc laptop yêu quý của mình bạn nên tự trang bị cho mình một phần mềm diệt virus “xịn” loại có trả phí hoặc miễn phí.
Nguồn ST

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Sao Băng rơi là gì?

Giải thích một cách khoa học, sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của trái đất bị cọ xát và phát sáng.

Sao Băng rơi

Vốn là trong không gian vũ trụ gần trái đất, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ, cũng giống như ở đại dương ngoài cá, tôm, nghêu sò còn có các loại sinh vật nhỏ khác. Trong số vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không tự phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía trái đất với tốc độ rất nhanh, từ 10 km tới 70-80 km/giây, nhanh gấp nhiều lần máy bay nhanh nhất hiện nay.
Mưa sao băng

Nhưng khi bay vào khí quyển trái đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng cọ xát với các phần tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ, thậm chí mấy vạn độ, bản thân của vật chất vũ trụ cũng bị đốt cháy và phát sáng. Nhưng chúng không cháy hết ngay mà cháy dần dần theo quá trình chuyển động, tạo thành vật chất sáng hình vòng cung mà ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống trái đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy hết trên đường đi.
Có những sao băng chỉ là các vị khách qua đường. Chúng sượt ngang bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn rồi lại tiếp tục hành trình vào vũ trụ xa xăm.

Truyền thuyết của Trung Quốc và một số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện ly kỳ về sao băng. Trong đó, truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên trái đất tương ứng với một vì sao trên trời. Khi người nào chết, vì sao tương ứng với người đó sẽ rơi xuống đất. Cách đặt vấn đề như vậy rõ ràng không có cơ sở khoa học. Trái đất giờ có hơn 5 tỷ người. các vì sao trong vũ trụ kể cả vì sao không nhìn thấy được có hơn 100 tỷ.Với lại trong lịch sử của loài người chưa bao giờ xảy ra hiện tượng các vì sao “rơi xuống” trái đất.

Nhật thực là gì?

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.


Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn đểche khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).



Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.


Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.

Theo Wikipedia
DBS M05479
Quang Cao