Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

CÁCH LÀM TRẮNG DA TỪ DƯA CHUỘT

Dưa chuột không chỉ là món ăn yêu thích của phụ nữ mà nó còn được coi như một "thần dược" giúp da mặt sáng mịn, thu nhỏ lỗ chân lông. Chất gel tìm thấy từ nhựa dưa chuột có tác dụng tẩy trắng da tự nhiên, loại bỏ các nốt sần và đốm tàn nhang. Dưa chuột khá "lành tính" nên các chị có thể kết hợp với sữa chua, bột mì hoặc mật ong để tăng tác dụng dưỡng da.


Cách đơn giản nhất Hana thường làm là rửa sạch rồi thái lát thật mỏng một quả dưa chuột, sau đó đắp lên mặt và cổ trong khoảng 30 phút. Khi các lát dưa chuột khô đi cũng là lúc các chị nên massage nhẹ nhàng và rửa lại với nước mát. Ngoài ra, các chị có thể kết xay cùng sữa chua để làm mịn da hoặc trộn dưa chuột với bột mì để tẩy tế bào chết, làm trắng da.

Dưới đây là 3 mặt nạ đơn giản từ dưa chuột, các chị rất nên dùng thường xuyên.

Cách 1:

Chuẩn bị:

- 1 quả dưa chuột

Cách dùng:
Các chị rửa mặt, thái mỏng quả dưa chuột rồi khéo léo đắp lên từng miếng. Sau 20-30 phút, các chị rửa sạch với nước mát. Thực hiện 2 lần/tuần.

Cách 2:

Chuẩn bị:

- 1 hộp sữa chua không đường
- 1 quả dưa chuột
- 1 thìa mật ong

Cách dùng:
Các chị rửa sạch dưa chuột, xay nhuyễn trộn đều với mật ong, sữa chua, đắp lên mặt chừng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2 lần/ tuần đối với da dầu, 1 lần/ tuần đối với da khô.

Cách 3:

Chuẩn bị:

- 1 quả dưa chuột
- 2 thìa cà phê bột mì
- 1 thìa cà phê dầu oliu

Cách dùng:
Các chị xay nhuyễn dưa chuột, có thể thêm một chút nước lọc rồi trộn với bột mì, dầu oliu, sau đó đắp mặt nạ khoảng 20 phút, rửa lại với nước ấm. Đây là hỗn hợp vừa tẩy tế bào chết, làm trắng da nên các chị chỉ dùng 1 lần/ tuần, không lạm dụng để tránh da bị nổi mẩn.

8 THỰC PHẨM THƯỜNG NGÀY CÓ THỂ HẠI NGƯỜI


1. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa,
Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

2. Giá đỗ không có rễ

Quá trình sản xuất giá đỗ không có rễ thường sử dụng thuốc diệt cỏ. Trong khi đó, thuốc diệt cỏ lại chứa chất độc gây bệnh ung thư.

3. Chè bị mốc
Chè bị mốc là do nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

4. Dưa muối chưa chín
Dưa muối chưa chín có thể có chất độc nitrite, rất có hại cho cơ thể.

5. Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh

Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh có chứa một lượng lớn thành phần độc solanine.

6. Khoai lang có đốm đen ở vỏ
Khoai lang có những đốm đen ở trên vỏ là do nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.


7. Mộc nhĩ trắng biến chất
Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,

8. Rong biển bị đổi màu
Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

ĂN ỚT THƯỜNG XUYÊN GIÚP GIẢM NGUY CƠ BỊ PARKINSON

Vậy Parkinson là gì? Là một rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động.



Họ thấy rằng những người ăn các loại thực phẩm chứa một dạng nicotine ăn được như các loại ớt, cà chua, khoai tây và cà tím một cách chừng mực, điều độ và khoa học đều có thể phòng ngừa được căn bệnh này.

Hiện ở Mỹ có khoảng gần 1 triệu người sống chung với bệnh Parkinson. Ở giai đoạn mới bị bệnh, Parkinson thể hiện ở việc người bệnh khó kiểm soát các cử động. Các triệu chứng ban đầu gồm run tay, chân tay tê cứng và gặp khó khăn khi đi bộ. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bắt đầu gặp các vấn đề về nhận thức và dần sa sút trí tuệ.

"Ăn ớt hai hoặc ba lần một tuần, đều đặn như vậy có thể giúp giảm ít nhất 30% nguy cơ Parkinson tiến triển." - Giáo sư Susan Searles Nielsen ở trường đại học Washington cho biết.

MUỐN GIAO TIẾP TỐT PHẢI BIẾT CÁCH LẮNG NGHE

Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện .



- Lắng nghe một cách chủ động :
Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

- Tập trung :
Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánhgiá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

- Đặt câu hỏi :
Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theoý mình. Khi người nói bỗng dưngđề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rấtdễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sangcâu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cáchtốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

- Hưởng ứng người nói :
Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói:“Vậy ý của bạn là…” hay “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể :
Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày :
Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạnsẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói,thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

- Im lặng :
Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sựthoải mái khi ở trong môi trườngđó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp ngườinói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phứctạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

- Thái độ lắng nghe chưa tốt :
Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lạithì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

- Không chuẩn bị :
Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chínhlà nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

8 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN LUÔN TỈNH TÁO Ở VĂN PHÒNG

1. Không uống quá nhiều cà phê

Caffeine trong cà phê có thể mang lại lợi ích, giữ cho bạn tỉnh táo và làm việc tốt hơn với điều kiện giới hạn chỉ uống không quá 2 tách cà phê mỗi ngày. Caffeine trong cà phê có thể làm cho cơ thể bị mất nước, làm cho bạn bị chóng mặt và tạo ra những vấn đề khác.


2. Giữ nước cho cơ thể

Uống nhiều nước để giữ cho hệ thống cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước. Ngay cả việc uống nhiều nước khiến bạn đi vệ sinh nhiều cũng không vấn đề gì, vì nó giúp thận thải các chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể.

3. Không bỏ bữa ăn sáng

Nếu bạn bỏ qua bữa ăn sáng, bạn sẽ thấy mình thèm bữa ăn nhẹ có đường, có chất béo vì bị cơn đói tấn công sau đó vào buổi sáng. Do vậy, đừng bỏ qua bữa ăn sáng rất quan trọng, một bữa ăn sáng no đủ. Do đó, bạn cần dành thời gian cho một bữa ăn sáng lành mạnh.

4. Mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh đến văn phòng

Dự trữ trái cây theo mùa, sữa chua không đường, các loại hạt, và bánh quy giòn, ngũ cốc nguyên hạt... ở văn phòng để phòng trường hợp đói giữa buổi hoặc trong những lúc bạn không kịp ăn trưa đúng giờ.

5. Mang thức ăn đi làm

Mang cơm đi làm không những tiết kiệm mà còn tốt hơn rất nhiều so với thường xuyên phải ra ngoài ăn. Thứ nhất là đồ ăn hợp vệ sinh, thứ hai là hợp khẩu vị và thứ ba là tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe.

6. Không ăn mừng quá nhiều

Ai cũng biết dân văn phòng thì có thể ăn liên hoan bất cứ khi nào với bất kì lý do gì, ví dụ như kí được hợp đồng, được thưởng vượt chỉ tiêu, chia tay hay chào đón đồng nghiệp... Và hầu hết sự lựa chọn thường là bánh ngọt, bánh quy, pizza và các loại bánh trái khác. Việc ăn mừng này không phải là xấu nhưng đừng quá thường xuyên và ăn quá nhiều đồ ngọt là được.

7. Không bỏ bữa ăn

Khi bạn không nên bỏ qua bữa ăn sáng, thì bạn cũng không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào khác trong ngày, nhất là bữa trưa. Hãy dành thời gian và ưu tiên cho một bữa ăn trưa lành mạnh.

8. Không ăn tại bàn làm việc

Có lý do rất nhiều lý do tại sao bạn không nên làm điều này. Thứ nhất ăn tại bàn làm việc có nghĩa rằng bạn có thể ăn mà không nghĩ vì não còn đang bận làm những việc khác như kiểm tra thư... Điều này có thể khiến bạn ăn quá nhiều mà không biết rằng mình đã no.
Ngoài ra ăn tại bàn làm việc có nghĩa là các vi khuẩn và vi trùng ở bàn có thể xâm nhập vào thức ăn của bạn. Nếu bạn phải ăn tại bàn làm việc, ăn với một người bạn hoặc đồng nghiệp, hãy giữ cho khu vực làm việc của mình sạch sẽ và thường xuyên khử trùng. Và đừng quên rửa tay trước và sau mỗi bữa ăn!
DBS M05479
Quang Cao