Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Phân biệt pin Energizer thật và nhái

Energizer là một cái tên lớn trên thị trường sản xuất pin, và đó cũng là nguyên nhân dẫn tới việc các sản phẩm của hãng này bị làm nhái rất nhiều. Mặc dù có kiểu dáng và hình thức y hệt pin Energizer thật nhưng những cục pin nhái này có dung lượng và dòng nhỏ hơn, khiến hiệu năng hoạt động của nó không đúng như số tiền chúng ta phải bỏ ra.



Một vài mẹo nhỏ mà DINHBAS muốn chia sẻ có thể giúp bạn phân biệt được đâu là pin Energizer (AA) thật và nhái mà không cần mở bao bì.

Đặc điểm 1

Pin Energizer thật có mũ kim loại phía trên to phẳng, mặt cắt ngang có hình chữ nhật.
Pin Energizer nhái có mũ kim loại phí trên nhỏ hơn, mặt cắt ngang thường có dạng hình thang (không phải hình chữ nhật).


Đặc điểm 2

Pin Energizer thật có phần đáy phẳng. Ở giữa có 1 điểm lõm hình cầu, được dập rất rõ nét.
Pin Energizer nhái thì có đáy lõm. Ở giữa có 1 điểm lõm giống như bị lấy một vật tù đập vào.

Đặc điểm 3

Pin Energizer thật có màu sáng hơn, phía thân pin có in chìm một hàng thường là 2 chữ và 5 số rất sắc nét.
Pin Energizer nhái không có hàng chữ chìm này.



Chú ý: Các đặc điểm trên cũng có thể áp dụng với một số loại pin Energizer khác

Theo  thegioipin

Những điều cần biết về Pin

Ngày nay hầu như mọi người đều phụ thuộc vào Pin, chúng ta sử dụng Pin ở khắp mọi nơi – trong ô tô, điện thoại, laptop, máy nghe nhạc…



Vì thế trong bài báo này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức sử dụng Pin trong các thiết bị điện cũng như những cách để khai thác chúng hiệu quả nhất.

Lịch sử phát triển của Pin hiện đại bắt đầu vào năm 1800 khi nhà vật lý người Italia Alessandro Volta phát minh ra Pin Volta. Volta đã xếp chồng nhiều tấm kim loại kẽm và bạc xen kẽ ( điện cực ) được ngăn cách bởi các tấm bìa nhúng nước muối ( chất điện môi ) . Khi hai tấm trên cùng và dưới cùng được kết nối bằng dây dẫn, một dòng điện sẽ chạy qua dây dẫn và chồng kim loại. Khi chồng kim loại ngày càng được chất cao, lực điện cũng trở nên mạnh hơn.

Pin hoạt động ra sao

Theo cách hiểu đơn giản nhất thì Pin là một thiết bị chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng điện. Các loại Pin ngày nay như Pin AA, C hay D đều có 2 cực. Một là cực dương (+) và một là cực âm (-). Bên trong Pin chứa các thành phần hoạt động giống như chồng kim loại mà Volta đã sử dụng, tức các tấm kim loại để làm điện cực và một chất có tác dụng như nước muối để làm chất điện phân. Các điện cực không tiếp xúc với nhau nhưng được nối lại bằng chất điện phân.

Khi bạn nối một dây dẫn giữa hai cực âm và dương, các điện tử ( Electron ) sẽ chạy từ cực âm đến cực dương. Khi một thiết bị điện như bóng đèn đươc nối với Pin, nó sẽ hoạt động được nhờ dòng điện chạy qua.

Lực điện chạy qua các cực của một ngăn Pin được gọi là điện áp điện cực và được tính bằng Volt ( V ) . Độ lớn của điện áp phụ thuộc vào các phản ứng hóa học bên trong ngăn Pin, vì thế việc sử dụng các hóa chất khác nhau sẽ cho ra các điện áp khác nhau.

Các loại Pin

Pin ngày nay được sử dụng trong rất nhiều thiết bị và được chia làm hai nhóm chính: không sạc lại được và sạc lại được.



Hai loại Pin này tạo ra điện năng theo cùng một cách. Khác biệt là ở chỗ Pin không sạc lại được sẽ cạn khi nguồn cung chất phản ứng hóa học không còn. Còn Pin sại lại được thì có thể sạc lại và sử dụng lại bằng cách cung cấp điện cho Pin và đảo ngược các phản ứng hóa học, khôi phục lại trạng thái ban đầu và làm Pin có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, do chất phản ứng đã bị hao mòn, chất điện phân mất đi và tình trạng gỉ sét bên trong nên các Pin này chỉ có thể được sạc lại một số lần nhất định.

Pin không sạc được

Pin Kẽm-Carbon, còn gọi là Pin Carbon chuẩn được sử dụng trong nhiều loại Pin khô AA, C và D. Các điện cực làm từ Kẽm và Carbon. Chất điện phân là hỗn hợp axit. Các Pin này tạo ra điện áp 1.5 V.

Pin Alkaline thường được các hãng như Duracell hay Energizer chế tạo. Điện cực làm từ Kẽm và Oxit Mangan. Điện phân là Alkaline, cũng có điện áp 1.5 V.

Pin sử dụng một lần chỉ có thể sử dụng cho đến khi cạn hết và vứt đi, thường dùng trong các thiết bị cầm tay có dòng điện thấp và được sử dụng liên tục như đồng hồ và điều khiển từ xa. Pin dùng một lần thường không đủ cho các thiết bị hao Pin như máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên ngày nay một số loại Pin cao cấp dùng một lần đã được cải tiến để sử dụng cho các thiết bị này.

Pin sạc được

Ví dụ như Pin Axit- Chì trong ô tô, điện cực làm từ chì và oxit chì, còn chất điện phân là axit đặc.

Trong Pin Nickel-Cadmium (NiCd), điện cực là Hidroxit Nickel và Cadmium, còn chất điện phân là Hidroxit Potassium.

Pin NiCd có thể tạo ra dòng điện mạnh và sạc trong thời gian ngắn ở điện áp cao, nhưng chúng cũng có nhược điểm gọi là hiệu ứng nhớ. Khi một Pin NiCd được sạc mà chưa xả hết, các tinh thể sẽ phát triển trong Pin, làm giảm dung lượng Pin và rất khó gỡ. ( chúng tôi đã có bài chi tiết về hiệu ứng này trong trang Web cũ , bạn nên tìm đọc để biết thêm )

Pin Hydrua Kim loại - Nickel (NiMH) đang thay thế Pin Nickel-Cadmium bởi chúng cũng có tính năng tương tự nhưng không gặp hiệu ứng nhớnhư trong Pin Nickel-Cadmium.

Cả 2 loại Pin này đều sinh ra điện áp 1.2 V, thấp hơn một chút so với Pin Kẽm-Carbon hay Pin Alkaline. Tất cả các Pin sạc đều mất đần điện năng. Ví dụ như khi không sử dụng, Pin Hydrua Kim loại - Nickel sẽ tự mất từ 20% đến 50% điện năng trong vòng 6 tháng. Các nhân tố như nhiệt độ nơi lưu trữ cũng ảnh hưởng đến tốc độ này.

Pin Ion Lithium (Li-ion) lại dùng Lithium và Carbon làm điện cực. Chúng có tỉ lệ điện năng / khối lượng rất tốt và tốc độ tự hao hụt khi không sử dụng thấp, vì thế chúng thường được dùng trong laptop và điện thoại cao cấp.

Các Pin sạc như NiMH khi bán ra thường chưa có điện và bạn phải sạc trước khi dùng, nhưng giờ đây một số Pin sạc sẵn đã xuất hiện.

Pin chuyên dụng

Ngoài ra còn có một số loại Pin chuyên dụng, cả không sạc được và sạc lại được. Pin Lithium-Iodide có thời gian sử dụng rất lâu, còn Pin Oxit Kẽm- Thủy ngân lại dùng trong dụng cụ trợ thính.

Pin công nghệ cao

Pin được phát minh từ gần 2 thế kỷ trước và vẫn tiếp tục được cải tiến không ngừng để có chất lượng tốt hơn. Các hãng sản xuất Pin cũng cải tiến quy trình sản xuất cũng như thành phần hóa học của chúng để tạo ra những loại Pin nhẹ hơn và dùng được lâu hơn.

Energizer cho biết họ đã phát triển được loại Pin AA và AAA có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới mang tên Energizer Ultimate Lithium. Chúng dùng được gấp 8 lần thời gian so với Pin thông thường và nặng bằng 2/3 so với Pin Alkaline chuẩn, chịu được nhiệt độ từ -40º C đến 60º C, thời gian lưu trữ suốt 15 năm và cấu trúc chống rò rỉ. Loại Pin này hướng đến các thiết bị cao cấp như camera và máy MP3, thiết bị định vị cầm tay và những bộ phận chiếu sáng Flash.

Duracell cũng có một loại Pin mang tên Ultra PowerPix được thiết kế bằng công nghệ độc quyền NiOx để tạo ra nhiều năng lượng hơn cho các thiết bị cần nhiều điện năng. Họ cho biết loại Pin Ultra PowerPix này cho phép bạn chụp gấp đôi số ảnh so với Pin Alkaline thông thường. Pin PowerPix dựa trên công thức Nickel Oxy Hydroxide.

Còn Panasonic thì đã sản xuất loại Pin Oxyride dùng Dioxit Mangan và Than chì cải tiến, giúp kéo dài thời gian sử dụng Pin. Pin Oxyride cũng dùng công nghệ hút chân không để đưa nhiều chất điện phân hơn vào từng viên Pin. Các loại Pin này chụp được gấp đôi số ảnh so với dùng Pin Alkaline thông thường.

Sự thật về Pin mà bạn nên biết:
  • Tất cả các loại Pin đều tự mất điện năng theo thời gian – ngay cả khi không sử dụng. 
  • Nhiệt độ càng thấp, tốc độ tự mất điện năng càng chậm. 
  • Mặc dù nhiều người vẫn đông lạnh Pin như một cách bảo quản, nhưng hầu hết các nhà sản xuất không khuyên bạn làm điều này. 
  • Nếu bạn đông lạnh Pin, phải đưa nó về nhiệt độ trong phòng trước khi sử dụng. 
  • Sử dụng hoặc cất giữ Pin ở nhiệt độ cao, hoặc dùng chúng ở nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến điện áp của Pin và giảm chất lượng Pin. 
  • Không nên để Pin trong túi áo hoặc túi xách, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các vật kim loại như chìa khóa, đồng xu hay kẹp giấy, tạo ra nhiệt và có thể gây rò rỉ và làm bị thương người sử dụng. 
  • Pin làm có thành phần hóa học khác nhau không bao giờ được sử dụng chung trên cùng một thiết bị. 
  • Pin cũ không nên dùng chung với Pin mới. 
  • Pin sạc lại và không sạc lại không nên dùng chung với nhau. 
  • Các thiết bị tốn Pin như camera số sẽ có thời gian dùng Pin ngắn hơn so với các thiết bị ít tốn Pin như đồng hồ. 
  • Pin Alkaline không bị rò rỉ trong điều kiện sử dụng và bảo quản bình thường. Tuy nhiên nguy cơ rò rỉ sẽ tăng đáng kể nếu dùng chung các Pin có thành phần khác nhau, hoặc dùng chung Pin cũ và Pin mới. 
  • Nhiêt độ cao cũng làm tăng nguy cơ rò rỉ. 
  • Pin bị rò rỉ rất nguy hiểm và không được phép tiếp xúc trực tiếp với da. 
  • Đừng bao giờ cố sạc lại Pin không sạc. Điều này chỉ làm tăng nguy cơ rò rỉ và làm hỏng Pin. 
  • Để tăng tối đa thời gian sử dụng, các Pin sạc đã lâu không sử dụng nên được sạc lại trước khi dùng. 
  • Nên tháo Pin khỏi các thiết bị không dùng đến trong vài tháng. 
  • Tất cả các Pin sạc nên được tái chế.

Apple có thể trả lại 8 triệu iPhone cho Foxconn !

Foxconn có thể mất khoảng 161.8 triệu USD ( khoảng 1.6 tỉ Nhân Dân Tệ ) sau khi Apple gửi trả lại từ 5 tới 8 triệu chiếc iPhone bị trục trặc và lắp ráp kém .


Theo China Business Journal “Có từ 5 tới 8 triệu chiếc iPhone đã bị Apple trả lại hôm 15/3 do trục trặc không đáp ứng được những chuẩn mà Apple đưa ra “. Báo này cho biết Foxconn sẽ mất từ 1 tỉ cho tới 1.6 tỉ Nhân Dân Tệ để sửa chữa những thiết bị lỗi này .

Trước đó Foxconn đã khẳng định iPhone 5 là điện thoại khó nhất khi sản xuất .

Phát ngôn của Foxconn phủ nhận những con số của bài báo trên nhưng cho biết họ đang xem xét về vấn đề quản lí và năng suất sản phẩm .

iPhone 5 có vỏ ngoài bằng Nhôm do Foxconn lắp ráp và rất dễ bị chầy xước khi có vật cọ xát bên ngoài . Trên thực tế một số điện thoại đã bị hỏng khi vận chuyển .

Nếu tin tức trên được Apple khẳng định sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty này sẽ đi xuống trong khi họ đang đối mặt với một số khó khăn .

Tin đồn cho biết trong thời gian qua Apple đã giảm đơn đặt hàng với một số nhà cung cấp .

Những nhà nghiên cứu vượt qua Fix-It sửa lỗi trong IE

Microsoft đã đưa ra phương hướng để vá lỗi Zero-Day trong Internet Explorer nhưng Exodus Intelligence đã hoàn toàn vượt qua được cách thức sửa chữa mà Microsoft đã dùng trong công cụ Fix-It .



Theo Microsoft IE9 và IE10 không bị ảnh hưởng bởi lỗi trên và bản vá lỗi Patch Tuesday sẽ đưa ra vào ngày mai sẽ không vá lỗi trên của IE .

Exodus Intelligence cho biết “ Thông thường có nhiều cách để khai thác lỗi và bản Fix-It của Microsoft đã không ngăn chặn hết những cách thức này” .

Microsoft cho biết công cụ Fix-It của họ thay đổi hàm trong bộ nhớ trả kết quả NULL mỗi khi trình duyệt bị lỗi nên không cho phép thục thi mã lệnh từ xa .

Trong khi đó một số trang web về quyền con người và xã hội tại Mỹ , Nga , Trung Quốc và Hong Kong đã bị lây nhiễm malware khai thác lỗi Zero-day của Internet Explorer .

Avast Software cũng đưa ra bản báo cáo về những trang web bị lây nhiễm trên thế giới .

Stuxnet được phát triển chống lại Iran từ năm 2007

Symantec đã tìm thấy và phân tích một phiên bản malware do thám mạng Stuxnet hai năm trước . Malware này đã dùng phương pháp khác để làm gián đoạn quá trình làm giàu hạt nhân tại nhà máy Natanz của Iran .


Stuxnet được phát hiện từ năm 2010 và khi ấy được cho là một malware phức tạp nhất . Nó đã dùng nhiều cách khác nhau để phát tán mà trước đó chưa bao giờ biết nhắm tới những hệ thống công nghiệp . Dựa trên thời gian trong mẫu Stuxnet , cho tới giờ , những nhà nghiên cứu tin rằng nó được tạo ra lần đầu tiên vào năm 2009 .

Phiên bản mà Symantec phát hiện ra có tên gọi Stuxnet 0.5 được cho là đã được sử dụng từ năm 2007 và có những bằng chứng cho thấy có thể là từ năm 2005 , khi những tên miền dùng cho máy chủ CnC ( Command and Control ) đầu tiên được đăng kí .

Theo Symantec , nhãn thời gian trong mã Stuxnet 0.5 được cho là năm 2001 , nhưng có vẻ điều đó không chính xác .

Symantec tin rằng Stuxnet 0.5 là sự liên kết giữa Stuxnet 1.0 và Flame . Flame cũng là malware do thám mạng phát hiện trong năm 2012 cũng được cho là có trước cả Stuxnet .

Dự trên những bằng chứng về kỹ thuật cho thấy Flame và Stuxnet 1.0 được xây dựng dựa trên hai nền tảng phát triển khác nhau . Nhưng những chuyên gia an ninh đã tìm thấy những điểm tương đồng của hai malware này và kết luận người tạo ra Stuxnet có quyền truy cập tới mã cơ sở của Flame .

Stuxnet 0.5 là bằng chứng không phải chỉ là sự cọng tác của những nhà phát triển Stuxnet với Flame mà cả hai đều chia xẻ một phần mã nguồn khi bắt đầu .

Symantec cho rằng , Stuxnet 0.5 có một phần dựa trên nền tảng Flame , khác với nền tảng của Stuxnet 1.0 , có tên gọi Tilded .

Không như Stuxnet 1.0 , bản 0.5 chỉ khai thác một lỗ hổng an ninh trong phần mềm kỹ thuật Siemens Step 7 để lây nhiễm vào những hệ thống và phát tán từ máy này qua máy khác bằng những dự án Step 7 đã bị nhiễm độc qua USB . Phần mềm Step 7 được dùng để lập trình cho những PLC (programmable logic controllers) - là máy tính số đặc biệt để điều khiển những máy móc công nghiệp .

Bên cạnh việc khai thác lỗ hổng của Step 7 , Stuxnet 1.0 cũng khai thác những lỗ hổng Zero-Day của Windows để phát tán qua mạng cục bộ .

Symantec nói rằng , Stuxnet 0.5 dùng chiến thuật do thám khác với bản Stuxnet 1.0 . Nó phun mã tấn công vào những PLC Siemens 417 để điều khiển những van dùng để phun khi ga trong những máy li tâm làm giàu Uranium .


Các nhà nghiên cứu khẳng định “ Cuộc tấn công này có thể đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các máy li tâm và hệ thống làm giàu Uranium “.

Ngoài ra mã PLC giả mạo được thiết kế để đưa ra những kết quả giả mạo để che mắt để nhà máy tin rằng mọi việc vẫn theo đúng kế hoạch . Tiếp theo sau thời gian 30 ngày lây nhiễm malware lại tiếp tục thực hiện cuộc tấn công .

Mã PLC độc hại cũng ngăn chặn người điều khiển nhà máy can thiệp và làm thay đổi trạng thái của van trong khi cuộc tấn công đang tiến hành .

Stuxnet 1.0 được thiết kế để lây nhiễm model PLC 315 được dùng để điều khiển tốc độ quay của máy li tâm làm giàu Uranium . Không rõ nguyên nhân tại sao người tạo ra Stuxnet lại quyết định thay đổi chiến thuật thay thế từ van li tâm sang tốc độ vòng quay . Điều đó có thể cuộc tấn công nhắm vào PLC 417 không thu được kết quả mong muốn , nhưng cũng có thể nhà máy thay thế toàn bộ model 417 PLC nên những người tạo ra Stuxnet thay đổi tấn công của mình .

Symantec phát hiện ra Stuxnet 0.5 được lập trình để ngừng tiếp xúc tới những máy chủ CnC sau ngày 11/1/2009 , và ngừng phát tán từ 4/6/2009 . Phiên bản Stuxnet cũ nhất của 1.0 được biên dịch hôm 22/7/2009 , nhưng Symantec cho rằng đó là một phiên bản khác nằm giữa bản 0.5 và 1.0 mà chưa bị phát hiện ra .

Mặc dù được thiết kế để ngừng phát tán trong năm 2009 nhưng Symantec tin rằng Stuxnet 0.5 vẫn còn xuất hiện ở một số nhỏ trong những dự án Step 7 bị lây nhiễm hồi năm ngoái . Gần một nửa xuất hiện ở Iran và 21% ở Mỹ .
DBS M05479
Quang Cao