Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Vũ khí quân sự của Mỹ vẫn chiếm ưu thế hơn vũ khí Nga

Mình đánh giá cao về hỏa lực của các loại vũ khí của Nga nhưng các thiết bị của chúng không tinh vi và hiện đại như Mỹ. Dễ nhận biết nhất qua việc so sánh AK và M4. AK mạnh hơn nhưng độ giật cao và ko hỗ trợ gắn các thiết bị nâng cấp như thiết bị ngắm và các loại phụ tùng hỗ trợ khác. Trong khi đó M4 có giá cao hơn nhưng bắn chính xác hơn tuy không mạnh như AK. Nhưng có hỗ trợ gắn các thiết bị nâng cấp khác nổi bật là bộ phụ kiện nâng cấp SOPMOD (Special Operations Peculiar MODification) làm cho sản phẩm này vượt trội trên chiến trường.


Có thể phân biệt thấy Rocket Launcher nào hiện đại hơn qua việc so sánh RPG của Nga (là 1 loại Rocket  có độ chính xác không cao và khó sử dụng) với FGM-148 Javelin, Redeye và Stinger (với khả năng khóa mục tiêu và và dí theo mục tiêu).

Khi nhìn vào 1 chiếc xe tăng của Mỹ và Nga sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Nga thì hầm hố, to con, tỏ ra mạnh mẽ hơn. Còn Mỹ thì thiết kế khiêm tốn hơn, không hầm hố như Nga nhưng các thiết bị bên trong xe hết sức tinh vi và hiện đại. Nga cứ cho là giáp xe mình là dày nhưng cũng ko chịu nỗi dưới nòng súng của M1 Abrams. Trong khi đó thì xe tăng M1 Abrams thì trông bề ngoài ít phô trương nhưng có khả năng chống chịu tốt hơn và hỏa lực ghê hơn. Điều đó giải thích vì sao trong trận đánh Iraq Mỹ không mất một chiếc xe tăng nào dù các vũ khí của Nga rất mạnh và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.


 Nga không chú trọng về công nghệ nên khi tác chiến thường bị hại hơn và chỉ chiếm ưu thế hơn về quân số. Nhưng hiện nay Nga cũng đang chú trọng vào việc nghiên cứu cải tiến vũ khí dự trên các bạn thiết kế của Mỹ để nâng cao khả năng vũ khí của mình.

Vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium.



Vũ khí hạt nhân đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào một khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát một năng lượng khổng lồ. Quá trình này được thực hiện bằng cách bắn một mẫu vật liệu chưa tới hạn này vào một mẫu vật liệu chưa tới hạn khác để tạo ra một trạng thái gọi là siêu tới hạn. Khó khăn chủ yếu trong việc thiết kế tất cả các vũ khí hạt nhân là đảm bảo một phần chủ yếu các nhiêu liệu được dùng trước khi vũ khí tự phá hủy bản thân nó. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom nguyên tử, còn gọi là bom A.

Các loại vũ khí cao cấp hơn thì lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch (còn gọi là tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc lithium, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch. Nó có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.

Người ta còn tạo ra các vũ khí tinh vi hơn cho một số mục đích đặc biệt. Vụ nổ hạt nhân được thực hiện nhờ một luồng bức xạ neutron xung quanh vũ khí hạt nhân, sự có mặt của các vật liệu phù hợp (như đồng hoặc vàng) có thể gia tăng độ ô nhiễm phóng xạ. Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép neutron thoát ra nhiều nhất; những quả bom như vậy được gọi là bom neutron. Về lý thuyết, các vũ khí phản vật chất, trong đó sử dụng các phản ứng giữa vật chất và phản vật chất, không phải là vũ khí hạt nhân nhưng nó có thể là một vũ khí với sức công phá cao hơn cả vũ khí hạt nhân.


Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở bốn loại sau đây:
* Áp lực — 40-60% tổng năng lượng
* Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng
* Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng
* Bức xạ dư (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng

Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ khí và môi trường mà vụ nổ hạt nhân xảy ra. Bức xạ dư là năng lượng được giải thoát sau vụ nổ, trong khi các loại khác thì được giải thoát ngay lập tức.

Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân được đo bằng kiloton hoặc megaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (tri-nitro-toluen).[1] Vũ khí phân hạch đầu tiên có sức công phá đo được là vài ngàn kiloton, trong khi vụ nổ bom khinh khí lớn nhất đo được là 10 megaton. Trên thực tế vũ khí hạt nhân có thể tạo ra các sức công phá khác nhau, từ nhỏ hơn một kiloton ở các vũ khí hạt nhân cầm tay như Davy Crockett của Hoa Kỳ cho đến 54 megaton như Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liên Xô ( vào ngày 30/10/1961 ).

Hiệu ứng quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là áp lực và bức xạ nhiệt có cơ chế phá hủy giống như các vũ khí quy ước. Sự khác biệt cơ bản là vũ khí hạt nhân có thể giải thoát một lượng lớn năng lượng tại một thời điểm. Tàn phá chủ yếu của bom hạt nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình hạt nhân giải thoát năng lượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổ

Mức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước của bom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom càng lớn thì hiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm nhanh chóng trong không khí, nên nó chỉ nguy hiểm đối với các vũ khí hạt nhân hạng nhẹ. Áp lực suy giảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng chậm hơn bức xạ ion.
Phóng bom hạt nhân
Thuật ngữ vũ khí hạt nhân chiến lược được dùng để chỉ các vũ khí lớn với các mục tiêu phát hủy lớn như các thành phố. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn được dùng để phá hủy các mục tiêu quân sự, viễn thông hoặc hạ tầng cơ sở. Theo tiêu chuẩn hiện đại thì các quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 có thể được coi là các vũ khí hạt nhân chiến thuật (sức công phá là 13 và 22 kiloton), mặc dù, các vũ khí hạt nhân chiến thuật nhẹ hơn và nhỏ hơn đáng kể.

Các phương pháp phóng vũ khí hạt nhân là:

1.Bom hấp dẫn

Không một vũ khí hạt nhân nào đủ tiêu chuẩn là bom gỗ - đó là từ lóng mà quân đội Hoa Kỳ dùng để chỉ một loại bom hoàn thiện, không phải bảo hành sửa chữa, không nguy hiểm dưới mọi điều kiện trước khi cho nổ. Bom hấp dẫn là loại bom được thiết kế để được thả xuống từ các máy bay. Yêu cầu của loại bom này là phải chịu được các dao động và thay đổi về nhiệt độ và áp suất của không khí. Lúc đầu, các vũ khí thường có một cái chốt an toàn ở trạng thái đóng trong quá trình bay. Chúng phải thỏa mãn các yêu cầu về độ ổn định để tránh các vụ nổ hoặc rơi bất ngờ có thể xảy ra. Rất nhiều loại vũ khí có một thiết bị đóng ngắt để khởi động quá trình nổ. Các vũ khí hạt nhân của Mỹ thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn nói trên sẽ được ký hiệu bởi chữ cái "B", và tiếp theo (không có dấu nối) là các ký hiệu vật lý cần thiết. Ví dụ bom B61 là một loại bom như vậy, được Mỹ chế tạo rất nhiều và lưu trữ trong các kho chứa đạn dược trong nhiều thập kỷ.

Có nhiều kỹ thuật ném bom như thả bom tự do trong không khí, thả bom bằng dù với cơ chế cho nổ chậm để máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi vùng nguy hiểm khi bom nổ.

Những quả bom hấp dẫn đầu tiên chỉ có thể được mang bằng pháo đài bay B-29. Thế hệ bom tiếp theo vẫn rất lớn và nặng, chỉ có các pháo đài bay B-52, máy bay ném bom lớn V mới có thể mang được. Nhưng vào giữa những năm 1950, người ta có thể chế tạo được các vũ khí nhỏ, nhẹ hơn và có thể được mang bằng các máy bay chiến đấu kiêm ném bom bình thường.

2.Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân

Các tên lửa đạn đạo là các tên lửa có chất nổ, được máy tính hoặc người điều khiển, sau khi phóng thì chúng chỉ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn và lực cản của không khí gây ra. Tên lửa đạn đạo dùng để mang các đầu đạn với tầm xa từ mười cho đến vài trăm km. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc các tên lửa đạn đạo vượt đại châu được phóng từ các tàu ngầm có thể theo các lộ trình dưới quỹ đạo hoặc quỹ đạo với tầm xa xuyên lục địa. Các tên lửa đầu tiên chỉ có thể mang một đầu đạn, thường với sức công phá khoảng megaton. Các tên lửa như vậy yêu cầu phải có khả năng hoạt động với tính chính xác rất cao để đảm bảo phá hủy mục tiêu.

Từ những năm 1970, các tên lửa đạn đạo hiện đại được phát triển với khả năng nhắm tới mục tiêu với độ chính xác cao hơn nhiều. Điều này làm cho một tên lửa, trong một lần phóng, có thể mang đến hơn một chục đầu đạn và nhắm tới các mục tiêu độc lập với nhau. Mỗi đầu đạn có thể có sức công phá vài kiloton. Đây là một điểm mạnh quan trọng của tên lửa đạn đạo có nhiều đầu đạn. Nó không chỉ cho phép phá hủy các mục tiêu khác nhau, độc lập với nhau mà còn có thể cùng công phá một mục tiêu theo kiểu bủa vây hoặc có thể tác chiến với các vũ khí chiến thuật khác để vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phòng thủ của đối phương. Vào những năm 1970, Liên Xô công bố kế hoạch nhằm chế tạo ra các tên lửa đạn đạo nhiều đầu đạn. Số tên lửa như vậy đủ lớn để cứ mỗi 19 giây đến 3 phút thì phóng một tên lửa tới các thành phố lớn của nước Mỹ, và việc đó có thể được thực hiện liên tục trong một giờ đồng hồ.

Tên lửa mang đầu đạn ở trong các kho lưu trữ đạn được của Hoa Kỳ được ký hiệu bằng chữ "W" ở đầu, ví dụ W61 có các tính chất như B61 nói ở trên
nhưng có các yêu cầu về môi trường khác hẳn.

Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân

Tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân, bay ở độ cao rất thấp, khoảng cách ngắn và được dẫn đường bởi các hệ thống điều khiển bên trong hoặc bên ngoài (như hệ thống định vị toàn cầu - GPS) làm cho chúng khó có thể bị đối phương phát hiện và ngăn chặn. Tên lửa hành trình mang được trọng lượng nhỏ hơn tên lửa đạn đạo rất nhiều nên sức công phá của đầu đạn mà nó mang thường là nhỏ. Tên lửa hành trình không thể mang nhiều đầu đạn nên không thể công phá nhiều mục tiêu. Mỗi tên lửa như vậy chỉ mang một đầu đạn mà thôi. Tuy nhiên, do gọn nhẹ nên tên lửa hành trình quy ước có thể được phóng đi từ các bệ phóng di động trên mặt đất, từ các chiến hạm hoặc từ các máy bay chiến đấu. Tên của các đầu đạn dành cho tên lửa hành trình của Mỹ không khác biệt với tên của các đầu đạn dành cho tên lửa đạn đạo.

Tên lửa hành trình có tầm tác dụng ngắn hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhưng rất khó bị đối phương phát hiện và ngăn chặn.

Các phương pháp khác

Các phương pháp mang đầu đạn hạt nhân khác gồm súng cối, mìn, bom phá tàu ngầm, ngư lôi,... Vào những năm 1950, Hoa Kỳ còn phát triển một loại đầu đạt hạt nhân với mục đích phòng không có tên là Nike Hercules. Sau đó, nó được phát triển thành loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn lớn hơn. Phần lớn các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng vào cuối những năm 1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng vào năm 1990. Tuy vậy, Liên Xô (và sau đó là Nga) vẫn tiếp tục duy trì tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân. Một loại vũ khí chiến thuật nhỏ, nhẹ, hai người mang (thường hay bị gọi nhầm là bom xách tay) cũng khá phổ biến mặc dù nó không chính xác và không tiện lợi lắm.

Súng cối Davy Crockett là loại vũ khí hạt nhân nhỏ nhất của Mỹ.

Lịch sử vũ khí hạt nhân

Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh Quốc trong Đệ nhị thế chiến, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường của chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một chiến dịch nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì một nền hòa bình mong manh lúc đó.
Hậu quả của vụ nổ bom ở Hiroshima, Nhật Bản

Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc thử nghiệm hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi các thông điệp chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian này, đó là Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc. Năm thành viên của "câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý một thỏa hiệp hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc dù có ít nhất hai nước (Ấn Độ, Nam Phi) đã chế tạo thành công và một nước (Israel) có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm 1990, nước kế thừa Liên Xô trước đây là nước Nga cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí đầu tiên của họ vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2004. Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của tự nhiên để hủy diệt con người.

Ngày Trái Đất 22/04

Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất. Ngày Trái Đất được tài trợ bỏi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Trong khi Ngày Trái Đất đầu tiên tập trung vào nước Mỹ, một tổ chức đã được thành lập bởi Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc năm 1970, đưa nó lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia.] Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Liên hợp quốc chọn ngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất.


Ngày Trái Đất đầu tiên

Thượng nghị sĩ Nelson, một nhà hoạt động môi trường, giữ vai trò lãnh đạo việc tổ chức sự kiện, muốn thể hiện sự hỗ trợ chính trị cho một chương trình nghị sự về môi trường. Ông đã lấy những buổi hội thảo rất hiệu quả về Chiến tranh Việt Nam thời đó làm mẫu. Ngày Trái Đất được đề xuất đầu tiên trong một báo cáo gửi JFK bởi Fred Dutton. Tuy nghiên, Nelson quyết định đi ngược lại các tiếp cận trên-xuống của Dutton, ủng hộ một nỗ lực phi tập trung, quần chúng trong đó mỗi cộng đồng hình thành hành động của họ quang những vấn đề địa phương.Để đối phó với tình trạng môi trường xuống cấp trên diện rộng , Gaylord Nelson, một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ Wisconsin đã kêu gọi tổ chức một cuộc hội thảo về môi trường, hay Ngày Trái Đất vào ngày 22 tháng 4 năm 1970. Trên 20 triệu người đã tham gia năm đó và Ngày Trái Đất hiện nay được thấy vào ngày 22 tháng 4 hàng năm với trên 500 triệu người và một số chính phủ ở 175 quốc gia.

Nelson đã truyền bá ý tưởng về Ngày Trái Đất trong chuyến đi của ông đến Santa Barbara ngay sau sự cố tràn dầu khủng khiếp ngoài khơi năm 1969. Tức giận trước sự tàn phá và sự chậm chạp của chính quyền Washington, Nelson đề xuất một buổi hội thảo quốc gia về môi trường được quan sát bởi mọi trường đại học trên toàn nước Mỹ.

"I am convinced that all we need to do to bring an overwhelming insistence of the new generation that we stem the tide of environmental disaster is to present the facts clearly and dramatically. To marshal such an effort, I am proposing a national teach-in on the crisis of the environment to be held next spring on every university campus across the Nation. The crisis is so imminent, in my opinion, that every university should set aside 1 day in the school year-the same day across the Nation-for the teach-in".

Có nghĩa là: "Tôi tin rằng tất cả chúng ta cần phải hành động ngay để mang lại một sự sức mạnh thay đổi của thế hệ mới mà chúng tôi ngăn chặn xu hướng của thảm họa môi trường để trình bày sự thật rõ ràng và đáng kể. Để sắp xếp một nỗ lực như vậy, tôi đề xuất một quốc gia giảng dạy về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường được tổ chức vào mùa xuân tới trên tất cả các khuôn viên trường đại học trên khắp các quốc gia. Cuộc khủng hoảng sắp xảy ra như vậy, theo ý kiến ​​của tôi, rằng tất cả các trường đại học nên dành 1 ngày trong các trường năm trong cùng một ngày trên toàn quốc để giảng dạy về điều này."

Một trong những người tổ chức còn nói:

"We're going to be focusing an enormous amount of public interest on a whole, wide range of environmental events, hopefully in such a manner that it's going to be drawing the interrelationships between them and, getting people to look at the whole thing as one consistent kind of picture, a picture of a society that's rapidly going in the wrong direction that has to be stopped and turned around."

Có nghĩa là: "Chúng ta sẽ tập trung một số lượng lớn của lợi ích công cộng trên một phạm vi rộng, các sự kiện môi trường, hy vọng trong một rằng cách thức nó sẽ được liệt kê và vẽ các mối tương quan giữa họ để mọi người nhìn nhận được vào toàn bộ điều trên bằng những hình ảnh phù hợp, một hình ảnh của một xã hội đang nhanh chóng đi theo hướng sai lầm và cần phải được dừng lại và quay lại ngay."

"It's going to be an enormous affair, I think. We have groups operating now in about 12,000 high schools, 2,000 colleges and universities and a couple of thousand other community groups. It's safe to say I think that the number of people who will be participating in one way or another is going to be ranging in the millions."

Có nghĩa là: "Tôi nghĩ nó sẽ là một chuyện rất lớn. Chúng tôi có các nhóm hoạt động tại trong khoảng 12.000 trường trung học, 2.000 trường cao đẳng và các trường đại học và một vài nghìn các nhóm cộng đồng khác. Đó là điều để nói rằng số lượng những người sẽ được tham gia một cách này hay cách khác sẽ khác nhau, trong hàng triệu người rồi dần tăng lên."

Ngày 29 tháng 9 năm 1969, trong một bài viết dài ở trang đầu báo New York Times, Gladwin Hill viết:

"Mối lo ngại ngày càng tăng về "khủng hoảng môi trường" tràn qua các trường đại học trong cả nước với sức mạnh có thể làm lu mờ sự bất mãn của sinh viên với Chiến tranh Việt Nam... ngày vì các vấn đề môi trường, tương tự như những cuộc biểu tình rộng lớn về vấn đề Việt Nam đang được lên kế hoạch vào mùa xuân năm sau, khi một buổi hội thảo môi trường toàn quốc... điều phối từ văn phòng của thương nghị sĩ Gaylord Nelson đang được chuẩn bị..."

Denis Hayes, một cựu sinh viên Havard, sau khi đọc bài báo của New York Times đã đến Washington để tham gia.[11] An trở thành chủ tịch của khối sinh viên và nhà hoạt động ở Đại học Standford thuộc quận McCloskey’s nơi Paul Ehrlich, thành viên ban điều hành hội thảo, là giảng viên. Nelson mời Hayes rời Havard, thiết lập một tổ chức và hướng đến toàn nước Mỹ. Hayes sau đó trở thành một nhà hoạt động môi trường được nhiều người biết đến.

Hayes tuyển một số cử nhân trẻ để đến Washington, D.C. và bắt đầu chuẩn bị cho Ngày Trái Đất đầu tiên.

Đề nghị của Nelson khó thực hiện, vì cuộc vật động Ngày Trái Đất tỏ ra tự phát mà không có trung tâm điều hành. Thượng nghị sĩ chứng thực, cuộc vận động đơn giản tự nó phát triển:


Ngày Trái Đất thành công nhờ phản ứng tự nguyện của tầng lớp thường dân. Chúng tôi không có thời gian hay nguồn lực để tổ chức 20 triệu người biểu tình và hàng nghìn trường học và các cộng đồng địa phương tham gia. Đó là điều đáng chú ý về Ngày Trái Đất. Nó tự tổ chức.

Ngày 22 tháng 4 năm 1970, Ngày Trái Đất đánh dấu sự khởi đầu của cuộc vận động vì môi trường hiện đại. Xấp xỉ 20 triệu người Mỹ tham gia. Hàng ngàn trường đại học và cao đẳng tổ chức biểu tình chống lại sự xuống cấp của môi trường. Các nhóm người chống tràn dầu, các công xưởng và nhà máy điện ô nhiễm, nước thải không qua xử lý, chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, sự suy giảm vùng hoang dã và ô nhiễm không khí bỗng chốc nhận ra họ có chung mục đích.

Ngày Trái Đất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng qua bài báo cáo đặc biệt dài một tiếng vào giờ vàng của CBS mang tên "Ngày Trái Đất: Vấn đề của sự tồn tại" với các bài trả lời của nhiều thành phố lớn dọc đất nước và bài tường thuật của Walter Cronkite(trên nền logo của Uỷ ban Tuần Trái Đất Philadelphia).

Pete Seeger là người dẫn chương trình và diễn thuyết chính trong sự kiện tổ chức ở Washington DC. Paul Newman và Ali McGraw đã tham dự sự kiện tổ chức ở New York City.

Kết quả của Ngày Trái Đất 1970

Ngày Trái Đất đã chứng tỏ sự rộng rãi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Ngày Trái Đất đầu tiên có sự tham dự và ủng hộ của hai nghìn trường đại học và cao đăng, gần 10 nghìn trường tiểu học và cấp hai và hàng trăm cộng động dọc nước Mỹ. Quan trọng hơn, nó "đưa 20 nghìn người Mỹ ra khỏi nhà trong ánh nắng của mùa xuân cho một cuộc tuần hành hoà bình ủng hộ môi trường."

Thượng nghị sĩ Nelson tuyên bố rằng Ngày Trái Đất thành công nhờ phản ứng của tầng lớp bình dân. Ông gắn Ngày Trái Đất với việc thuyết phục các chính trị gia Hoa Kỳ rằng luật môi trường nhận được sử ủng hộ quan trọng và lâu dài của cử tri.

Tên gọi Ngày Trái Đất

Theo thượng nghị sĩ Nelson, tên gọi "Ngày Trái Đất" là "một tên gọi hiển nhiên và hợp lý" được đề xuất bới "một số người" vào mùa thu 1969, bao gồm, ông viết, cả "một người bạn của tôi làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng" và "một advertising executive ở New York", Julian Koenig. Koenig, một thành viên trong uỷ ban tổ chức của Nelson năm 1969, nói rằng ý tưởng này đến với ông do ngày sinh nhật ông trùng với ngày được chọn, 22 tháng 4; "Earth Day" vần với "birthday" (ngày sinh), một mối liên hệ tự nhiên.Một số tên gọi khác được sử dụng trong quá trình chuẩn bị - chính Nelson vẫn tiếp tục gọi nó là Hội thảo Quốc gia về Môi trường tuy nhiên báo chí đã thống nhất cách gọi "Ngày Trái Đất".

Quản lý thời gian bằng các kế hoạch cụ thể

Đối với những người bận rộn, thật khó để kiểm soát hết mọi việc cần làm. Nếu bạn thuộc dạng người có nhiều việc phải làm hoặc chỉ đơn giản là bạn hay quên, taỉ sao không lập một thời khóa biểu cho chính bạn và sử dụng chương trình "kế hoạch cá nhân"? Tin chắc công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn rất nhiều.
Có nhiều chương trình lập kế hoạch phù hợp cho từng người với những nhu cầu khác nhau. Nếu bạn cần quản lý‎ thời gian trong ngày theo từng giờ, (thường là dành cho doanh nhân) thì nên xây dựng kế hoạch chi li cho từng giờ. Còn nếu hoạt động của bạn có thể thay đổi và không theo khung thời gian nhất định nào thì một kế hoạch không phân chia mục và đánh số trang sẽ thích hợp hơn. Luôn luôn xác định thời điểm khởi đầu và hạn chót cho bất kì công việc nào. Điều này giúp bạn hạn chế khoảng thời gian lãng phí cho những hoạt động linh tinh khác. Hãy lập kế hoạch mọi thứ phải hoàn tất trong một khoảng thời gian nhất định! Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn bởi bạn biết rõ bạn đang sử dụng thời gian như thế nào.


Khi lập kế hoạch,bạn phải xem khoản thời gian mình cần cho mỗi hoạt động là bao nhiêu trên thực tế. Nhiều người có khuynh hướng coi nhẹ khoản thời gian cần thiết để hoàn tất mỗi công việc vì họ không hề tính đến thời gian trễ nãi khi xếp hàng, bị kẹt xe hay những thứ khác ngoài khả năng dự kiến. Hãy cộng thêm thời gian vào những kế hoạch có khả năng bị trễ nãi. Thời gian này bao gồm giờ cao điểm, xếp hàng dài trong cửa hàng, thiếu chỗ đậu xe hay thậm chí gặp người nhiều chuyện,v.v... Làm như thế sẽ khiến bạn bớt vội vã hơn và đưa bạn vào quỹ đạo.

Nếu vào một ngày bạn không phải thức dậy vào một giờ nhất định, đặc biệt là thứ bảy, hãy đảm bảo bạn thức dậy kịp lúc để hoàn thành mọi việc đã lên lịch nhé! Phần đông người ta ngủ muộn nhưng nếu bạn có một ngày khá bận rộn đã lên lịch thì nhớ đừng dậy quá muộn… Bạn nên viết vài dòng lưu ý mỗi cuối ngày, nhắc nhở chính mình mấy giờ bạn sẽ thức dậy hôm sau.

Cố gắng ghép nhiều việc vào một lúc. Chẳng hạn, bật máy giặt khi bạn đang dạy con, gọi điện cho khách hàng khi đang chuẩn bị bữa trưa, kiểm tra thư khi bạn đang viết kế hoạch ngày mai (bạn biết đấy, nhiều trang web thỉnh thoảng mất vài phút để tải xuống), gọi điện về nhà khi bị kẹt xe, làm bài tập nhà khi chờ bác sĩ khám. Như thế, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào làm những công việc quan trọng.

Hãy cùng điểm lại một số mẹo để quản lý thời gian biểu:

- Kiểm soát mọi thứ cần thực hiện.

- Xác định mỗi công việc mất bao lâu để hoàn tất.

- Tự nhủ vơí mình bạn đang gấp rút.

- Nhắc mình làm những việc nhỏ khi đang kẹt trong những việc khác.

Bây giờ thì bạn đã biết làm thế nào để sắp xếp một ngày làm việc cho hiệu quả và cả những ích lợi khi bạn làm được như thế. Hãy nhớ luôn lập cho mình một kế hoạch và không bao giờ lo lắng việc mình nên làm gì nữa nhé.

Nguồn songkhoemoingay

Cách quản lý thời gian một cách hiệu quả

Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thời hiện đại. Một người không có khả năng quản lý thời gian có thể làm ảnh hưởng tới công sức và thời gian của nhiều người khác khi làm việc theo nhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực đòi hỏi việc chuẩn thời gian. Quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của bạn, đồng thời còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng.
Xin giới thiệu với các bạn một số mẹo quản lý thời gian đã được đúc rút từ kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trên thế giới.

1. Nắm vững được điều gì là quan trọng nhất. Cần xác định rõ các điểm quan trọng nhất của vị trí làm việc bởi sự nỗ lực sẽ tạo nên thành công. Nếu bạn không biết chắc chắn được các điểm quan trọng nhất, bạn có thể tự đặt các câu hỏi đại loại như "Cái gì có tác động lớn nhất đến các thành viên trong nhóm hoặc khách hàng?” “Cần làm điều gì để tăng doanh số?”.

2. Ưu tiên thực hiện mọi việc theo danh sách “Các việc cần làm”. Nếu bạn đã nắm vững các điểm quan trọng của công việc, bạn nên lên danh sách “Các việc cần làm”. Bạn có thể sử dụng các chữ cái "A," "B," hoặc "C" bên cạnh từng mục để thể hiện mức độ quan trọng của từng việc đó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên lịch cho các việc cần làm hàng ngày. Điều này cho phép bạn lựa chọn những công việc cần phải hoàn thành trong ngày hôm đó và loại bỏ các công việc có thể hoàn thành vào các ngày khác.
3. Tránh tình trạng làm việc theo cảm hứng. Những người quản lý thời gian không hiệu quả là những người thường làm việc theo cảm xúc. Trong khi đó, người quản lý thời gian hiệu quả thường làm việc dựa trên thói quen chứ không phải dựa trên cảm hứng. Phần lớn mọi người thường thích thực hiện các công việc dễ dàng và đơn giản khi bắt đầu một ngày làm việc như đọc email, scan tài liệu hoặc làm vệ sinh chỗ làm việc. Tuy nhiên, những người có phương pháp quản lý thời gian tốt lại thường thực hiện các công việc quan trọng trước tiên mà không dựa vào ý thích.

4. Lên kế hoạch cho các dự án quan trọng ở thời điểm thể lực sung mãn nhất. Bởi vào thời điểm đó, cả trí và lực của con người đều ở trạng thái tốt nhất, vì vậy họ có thể dự tính được đầy đủ các tình huống khi lập kế hoạch.

5. Học cách ủy thác công việc. Một người biết cách ủy thác công việc sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, quá tải và khó có thể đạt được hiệu suất cao nhất. Điều này được minh chứng bằng trường hợp của một giám đốc kinh doanh khu vực Bắc Mỹ. Anh ấy là một giám đốc rất thành công, một phần trong thành công đó chính là sự ủy thác một phần việc không quan trọng cho người trợ lý giải quyết. Việc này cho phép anh ấy tập trung vào các công việc khác quan trọng hơn hoặc tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh khác bên ngoài công ty.


6. Vứt bỏ hoặc sắp xếp lại các tài liệu không còn cần thiết. Điều này áp dụng cho các văn bản mà bạn chỉ sờ đến một lần. Cần xác định được tài liệu nào là quan trọng và loại bỏ các văn bản mà bạn không cần sử dụng trong tương lại. Nếu bạn vẫn muốn giữ các tài liệu đó, hãy dành ra 10 giây để sắp xếp chúng cho gọn ghẽ, thay vì phải mất tới 30 phút để tìm kiếm khi cần thiết.

7. Nếu bạn thường làm việc bằng máy tính; hãy sử dụng các thư mục với màu sắc hoặc tên gọi khác nhau để phân định mức độ ưu tiên cho từng công việc. Ví dụ, thư mục có màu đỏ biểu thị các tệp tin hoặc dự án cần quan tâm nhất. Thư mục có màu vàng biểu thị các dự án hoặc ý tưởng mới; thư mục màu xanh cho biết đó là các vấn đề đang nghiên cứu. Dĩ nhiên việc này tùy thuộc theo sở thích của từng người chứ không bắt buộc.
8. Cần linh hoạt và thực tế. Một trong những cách để chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân là lên kế hoạch làm việc theo ngày hoặc tuần cho một khối lượng công việc hơi vượt quá. Tuy nhiên, cần phải xác định được là khi nào bạn có thể thực hiện các công việc quá sức của mình. Không nên lập các kế hoạch mà bạn không thể thực hiện được.

9. Lên lịch làm việc cho bản thân thật kỹ càng. Bạn cần lên lịch hẹn “làm việc cá nhân” mỗi ngày. Nếu một người nào đó muốn gặp gỡ bạn vào thời điểm đó, bạn có thể từ chối lịch hẹn đó : “ Xin lỗi, tôi đã có lịch hẹn rồi”. Cho dù bạn sử dụng thời gian đó để xem suy nghĩ hoặc thư giãn, đó vẫn được coi là một cách sử dụng thời gian hợp lý.

10. Cần đảm bảo rằng chương trình hỗ trợ lập kế hoạch điện tử không khiến bạn mất quá nhiều thời gian. Nhiều người quen sử dụng hệ thống lập kế hoạch điện tử bởi sự thuận tiện của nó, tuy nhiên, đôi khi họ mất quá nhiều thời gian cho việc nhập các thông tin vụn vặt vào chương trình thay vì chỉ cần viết chúng ra giấy.

11. Gửi e-mail phúc đáp nhanh. Đọc email và giải quyết ngay các vấn đề được đề cập tới trong các email đó. Nên loại bỏ thói quen đọc email rồi để chúng xếp đống trong thư mục Inbox. Bạn có thể tạo các thư mục để chứa các email phục vụ cho các mục đích khác nhau, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm các email cần xem lại về sau này Xóa bỏ tất cả thư rác nếu bạn không đọc đến chúng.
Thời gian là một thứ vô giá và không chờ đợi một ai cả. Vì thế, quản lý thời gian một cách hiệu quả cho phép bạn đạt được hiệu suất làm việc cao nhất, đồng thời giảm thiểu được các tác động do các kế hoạch làm việc dầy đặc trong ngày.Hy vọng rằng với một số mẹo nhỏ nói trên, các bạn có thể tự lên được cho mình một kế hoạch quản lý thời gian một cách hiệu quả trong công việc và đời sống thường ngày.

Theo Vietnamlearning
DBS M05479
Quang Cao