Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của Việt Nam

Có một điều lý thú mà chúng ta cần lưu ý là, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ cũng như giải phóng Tổ quốc khi bắt đầu chúng ta không khi nào có lực lượng, vũ khí chiếm ưu thế so với địch (trừ cấp chiến dịch có khi ta triển khai nhiều hơn).

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.

Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.


Bản đồ tự đo khoảng cách của Trung Quốc

Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.

Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.

Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.

Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.

Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.

Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.

Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.

Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.

Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.

Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.

Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.

Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?

Hải quân Việt Nam dùng hạm đội tàu ngầm như thế nào?

Tàu ngầm nguyên tử của địch mang tên lửa có khả năng cơ động bí mật, dài ngày tại những vùng biển nằm ngoài khả năng chống ngầm của ta, tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hủy diệt lớn, tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền với chiều sâu tấn công hàng nghìn km.

Lực lượng tàu ngầm khác với những trang bị hiện đại (tàu ngầm mini, robot ngư lôi) có khả năng tiếp cận tuyến phòng thủ ven biển của đối phương và phá hủy các khu vực phòng thủ biển, vô hiệu hóa các trận địa tên lửa bờ biển.

Vì thế đương nhiên Hải quân Việt Nam phải tìm mọi cách hạn chế tối đa tàu ngầm địch vào sâu trong thềm lục địa với hệ thống chống và phát hiện tàu ngầm như phao thủy âm, thủy lôi.

Thủy lôi thực ra là mìn của Hải quân được gài trong lòng biển chủ yếu bằng neo vào đáy biển (có loại gài sát đáy biển) chờ tàu địch. Dưới tác động của tàu như va chạm và các trường vật lý (sóng âm, sóng điện từ) thủy lôi sẽ phát nổ.

Thủy lôi thời thế chiến lần 2 chủ yếu là chạm nổ (tiếp xúc) nhưng ngày nay thì nó được cải tiến với những thiết bị dò tìm mục tiêu, hệ thống nhận biết địch ta, thiết bị có khả năng tự kích hoạt hoặc kích hoạt theo tình huống rất hiện đại.

Chẳng hạn như thủy lôi neo và phóng mìn phản lực nổi RM-2 được sử dụng để tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm. Trong thân mìn là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thủy lôi được phóng về phía mục tiêu sau khi thiết bị kích nổ được kích hoạt bằng các trường vật lý phát ra từ tàu mục tiêu.

RM-2 bị kích nổ phi tiếp xúc khi chạm vào khu vực trường lực của mục tiêu và cả kích nổ bằng tiếp xúc.


Thủy lôi phản lực RM-2 được gài bởi tàu ngầm.

Hoặc thủy lôi đáy loại MDS được sử dụng để tiêu diệt các tầu nổi và tầu ngầm đối phương. Thủy lôi có thể sử dụng để phong tỏa hải cảng đối phương, bí mật đặt trên đường hàng hải của địch hoặc bảo vệ bờ biển, khu vực biển một cách bí mật.

Thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn bằng động cơ đẩy của ngư lôi. Thủy lôi được kích nổ bằng thiết bị kích hoạt gây nổ bởi từ trường hoặc sóng âm trong bán kính 50m.



Thủy lôi tự cơ động đáy MDS được gài bởi tàu ngầm

Như vậy có thể nói thủy lôi có thể phòng thủ nhưng khi tham gia tấn công cũng rất nguy hiểm.

Bố trí các trận địa thủy lôi tại những nơi mà địch bắt buộc phải đi qua, những nơi cần phòng thủ không những tạo nên một hàng rào “chướng ngại vật” địch muốn khắc phục không dễ dàng mà còn hình thành một lực lượng tấn công trực tiếp nguy hiểm.

Khi chưa có tàu ngầm thì thủy lôi được coi như là một lực lượng và phương tiện tấn công và phòng thủ trong lòng biển hiệu quả nhất. Nó có thể phong tỏa toàn bộ đường giao thông hàng hải, bến cảng, tấn công tiêu diệt tàu chiến… Khi lực lượng tàu ngầm xuất hiện thì vai trò của thủy lôi giảm đi nhưng nó vẫn không thể thiếu trong tác chiến hiện đại dưới mặt biển.

Có thể nói đây sẽ là phương thức tác chiến nói riêng và của bất kỳ một quốc gia nghèo nào có bờ biển dài chống lại các lực lượng Hải quân hiện đại của địch.

Các phương tiện săn ngầm trên không, trên biển hoạt động liên tục, thường xuyên trong tầm bảo vệ của lực lượng phòng thủ mà không sợ bị địch săn lại. Hai chiếc Gepard 3.9 với chức năng chuyên về chống ngầm cùng với 6 chiếc KILO đã tăng khă năng rất lớn trong việc phòng thủ chống ngầm.

Nếu như có làm chủ vùng trời mà trong thềm lục địa tàu ngầm đối phương làm mưa làm gió thì hệ thống phòng thủ bờ coi như sụp đổ. Chẳng hạn như vài chiếc tàu ngầm địch ung dung thả thủy lôi trong vùng biển của ta cũng gây ra vô vàn khó khăn cho hoạt động quân sự cũng như kinh tế của ta trên mặt biển…

Bởi vậy tác chiến tàu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất trong phòng thủ. Đó là các hoạt động tìm kiếm tiếp cận tiêu diệt mục tiêu được giao; phục kích tại những nơi xung yếu; thả mìn thủy lôi tại vùng biển của ta hoặc sâu trong vùng biển địch; tập kích độc lập hay hợp đồng vân vân và vân vân.

Với hạm đội tàu ngầm 6 chiếc KILO tuy quá ít ỏi (nếu tấn công xâm lược) nhưng cũng đủ để phòng thủ. Vì mỗi tàu ngầm có thể quản lý rất nhiều mục tiêu, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ như tập kích, phục kích, rải mìn thủy lôi, quét mìn…

Vấn đề là sử dụng nó như thế nào? Chắc chắn trong tay của Hải quân Việt Nam tàu ngầm KILO sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với lý thuyết.

Tóm lại: Phòng thủ từ xa từ hướng biển là một yêu cầu chiến lược bức thiết sống còn. Tùy theo khả năng quốc phòng để tạo ra một vành đai phòng thủ tầm xa hay tầm gần. Tuy nhiên phòng thủ từ xa không những chỉ là bằng vũ khí hiện đại công nghệ cao mà phải trên cơ sở học thuyết quân sự Việt Nam, học cách tổ tiên ta đã từng phòng thủ hay gần đây nhất trong trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Đó là phòng thủ tích cực, chủ động với tư tưởng tấn công. Khi cần thiết sẵn sàng tấn công vào nơi chúng xuất phát.

Với điều kiện thế và lực hiện nay vấn đề này tin chắc rằng nó không phải là điều mới mẻ trong tư duy của giới quân sự Việt Nam.

Hải quân Đánh bộ Việt Nam trang bị vũ khí mới

Là lực lượng tinh nhuệ thuộc quân chủng hải quân, hải quân đánh bộ Việt Nam gần đây thực sự lột xác với trang bị các loại vũ khí, thiết bị mới cực kỳ hiện đại.


Hải quân đánh bộ trực thuộc quân chủng Hải quân được thành lập từ giữa những năm 1970, với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Hiện biên chế lực lượng này gồm 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147.


Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60.


Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo.


BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của hải quân đánh bộ Việt Nam.


Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng nhiều loại vũ khí hiện đại xuất xứ từ Israel.


Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng súng trường tiến công TAR-21, do hãng IMI Israel sản xuất.


Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750 - 900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn.


Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt.


Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz, Israel.


Lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam


Trên thao trường


Súng máy chi viện hỏa lực hạng nhẹ IMI Negev mang lại khả năng chi viện hỏa lực mạnh với độ chính xác cao


Làm chủ trang thiết bị, vũ khí hiện đại


Súng máy Israel được trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ


Súng bắn tỉa hạng nặng tầm xa trang bị cho hải quân đánh bộ


Trước giờ ra thao trường luyện tập


Diễu binh ra quân huấn luyện


Hỏa lực hạng nặng Matador với sức công phá lớn


Chuẩn bị triển khai đội hình tác chiến cùng xe lội nước

Tổng hợp

Cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á: Đông đối Đông

Không chỉ có Triều Tiên, giờ đây cả khu vực đang giàu lên này đổ tiền của vào vũ khí.


Nhiều chuyên gia nhận định ông Kim Jong-un giờ đâycòn quyết liệt hơn cả cha mình. Ông đã cho tiến hành vụ thử hạt nhân lần ba, dự kiến tái khởi động lò phản ứng hạt nhân, trong khi người dân trong nước vẫn đói kém. Cuối tuần trước, chính phủ của ông tuyên bố rằng “giờ đã đến lúc tiến hành một cuộc chiến sống-chết cuối cùng” với Hàn Quốc. Ông đã chỉ thị cho quân đội “bẻ gãy sườn của những kẻ thù điên loạn” và “cắt đường thở của chúng”. Ông cũng không tiếc lời chỉ trích nữ Tổng thống đầu tiên của HànQuốc Park Geun-hye, cắt mọi đường dây nóng quân sự với Seoul.


Còn Mỹ, dù ở thời điểm nào, cũng coi đe dọa của Triều Tiên là nghiêm trọng. Cuối tuần trước, 3 máy bay ném bom B-2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã cất cánh từ Missouri tới tham gia tập trận với Hàn Quốc. Đây không phải chỉ là lời cảnh báo đối với ông Kim. Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân, thừa nhận rằng các cuộc tập trận của ông “chủ yếu là đảm bảo với các đồng minh của chúng tôi rằng họ có thể dựa vào chúng tôi”. Nói cách khác, Mỹ không chỉ lo ngại về Triều Tiên. Họ lo ngại về phản ứng của các nước láng giềng và cuộc chạy đua vũ trang ồ ạt đang diễn ra ở phương Đông.

Vai trò của Mỹ với tư cách là “cảnh sát” châu Á, được thiết lập kể từ Thế chiến 2, dường như đang bị lung lay. Từ Nhật cho đến Philippines, những vết thương cũ đang tấy lại. Trong khi đó, các đối thủ đang chơi trò “Nếu như” đầy nguy hiểm. Nếu Trung Quốc trở hành cường quốc hàng đầu khu vực, họ có bắt đầu chĩa vũ khí hạt nhân của mình vào các mục tiêu cụ thể? Nếu Nhật Bản quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt cũ của mình? Và nếu một nước Mỹ đang nợ nần chồng chất, mệt mỏi vì chiến tranh, quyết định không còn thời gian và năng lượng đối phó với ông Kim? Sau suốt 5 thập niên phát triển trong hòa bình, châu Á có vẻ như đang xoay bánh lái về một cuộc xung đột.


Và một cột mốc đã được vượt qua trong năm nay: Chi tiêu quân sự châu Á hiện đã lớn hơn của châu Âu. Không chỉ là các nước NATO ở châu  mà là toàn lục địa này. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), cơ quan theo dõi sát vấn đề này, cho hay “gia tăng cho chi tiêu ở châu Á rất lớn, trong khi chính sách thắt lưng buộc bụng quốc phòng của các quốc gia châu Âu siết chặt đến nỗi, bình địa sức mạnh quân sự đang chuyển gần nhanh bằng tài chính. Hầu hết của cải của thế giới hiện đang được tạo ra ở phương Đông và kho vũ khí quân sự thế giới hiện có thể đang chảy theo. Những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua nằm ở châu Á: gồm Ấn Độ,Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore.



Trung Quốc cứ 5 năm lại tăng gấp đôi chi tiêu quân sự một lần. Khi giới tư sản giàu mới nổi của Bắc Kinh tỏa ra khắp thế giới để mua đồng hồ, túi xách, thì quân đội Trung Quốc lại tự ‘đãi mình” bằng chiếc tàu sân bay đầu tiên. Trên thực tế, Trung Quốc sẽ trở thành nước mua vũ khí lớn nhất thế giới nếu họ không tự sản xuất rất nhiều vũ khí cho mình. Nhưng chính khả năng tự sản xuất của Trung Quốc mới khiến nhiều nước trong khu vực đứng ngồi không yên. Vũ khí được chuyển tới Malaysia tăng 8 lần trong nửa sau của thập niên. Singapore, quốc đảo bằng một nửa Shetland, đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới.

Không phải tất cả đều do ông Kim. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã buộc các nước láng giềng nhỏ hơn tái định hình lòng trung thành và tìm kiếm người bảo vệ, trong khi vẫn đảm bảo có đủ “bộ đồ chiến” để tự vệ, trong trường hợp cần thiết. Sau 4 thập niên phát triển kinh tế vượt bậc, các quốc gia châu Á hoàn toàn có khả năng mua nhiều hơn vài chiếc chiến đấu cơ lẻ tẻ. Và số tiền mới kiếm được của họ đã củng cố cho môi trường siêu cạnh tranh thường dễ lan từ kinh tế sang chính trị rồi quân sự. Điều này là đáng lo ngại bởi châu Á đã không cố gắng giải quyết các xung đột trong quá khứ như cách của châu Âu. Vết thương cũ vẫn rỉ máu và vẫn đang đóng góp vào việc thúc đẩy củng cố quyền lực ngày nay.


Một thời, ý tưởng Nhật tái phát hiện sở thích xung đột từng làm các nước láng giềng nhỏ hơn khiếp sợ. Giờ đây họ sợ chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh thậm chí còn thôi thúc hơn cả ông Abe. Thái độ bắt nạt các nước láng giềng của Trung Hoa đối với các tranh chấp lãnh thổ đã khiến Philippines, Việt Nam và Đài Loan kịch liệt phản đối và phải củng cố quân đội.

Ngoại trưởng Philippines gần đây cho biết ông “rất hoan nghênh” Nhật bỏ hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, hiến pháp cấm sử dụng vũ khí trừ trường hợp tự vệ. “Chúng tôi đang tìm kiếm những nhân tố cân bằng trong khu vực”, ông cho hay. Dĩ nhiên, ông nói đến một cuộc chạy đua vũ khí.

Họ ngày càng thấy rõ một cuộc xung đột đang hình thành giữa các nước châu Á với nhau, chứ không phải là chống một kẻ thù phương Tây nào. Trong cuộc tấn công mạng quy mô gần đây nhằm vào các cơ quan truyền thông và ngân hàng Hàn Quốc, ngay lập tức người ta đã nghi ngờ thủ phạm là Triều Tiên hoặc Trung Quốc. Bắc Kinh không còn coi việc ủng hộ tự động cho Bình Nhưỡng nằm trong lợi ích chiến lược của mình mà đang nhìn sang người bạn mới thân Nga. Myanamar đang dần tách ra khỏi kiểm soát của Trung Quốc và đang nối lại hoạt động xuất khẩu gạo sang Nhật sau 45 năm. Rồi Nhật một lần nữa lại đang “ve vãn” Mông Cổ.

Dĩ nhiên, không ai (trừ ông Kim) đang thực sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực, bởi hầu hết các quốc gia châu Á còn đang bận kiếm tiền. Nhưng có thể dễ thấy vì sao Mỹ bất an. Một nhóm nước vẫn còn “ôm hận cũ” và được trang bị tận răng có thể dễ trượt chân vào một cuộc xung đột thật sự. Như IISS nhận định, có “nguy cơ hiện hữu về một cuộc xung đột và leo thang bất ngờ”.

Thái độ ngày một bất kham của các nước phương Đông cho thấy họ đang tiến bước để hình thành những liên minh mới, nếu cần phải vậy. Ở trong một khu vực bạo về tiền, ngày càng có cảm giác Mỹ không còn được đáng tin như một người anh cả như đã từng thấy. Ấn Độ đã thẳng thừng từ chối đề nghị về một thỏa thuận an ninh 3 bên với Mỹ và Nhật.

Song cũng có cách hiểu khác: các cuộc chạy đua vũ khí là nhằm đảm bảo hòa bình hơn là gây chiến. Chiến tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân kéo theo sau đó đã kết thúc mà không có nút đỏ nào được nhấn. Những gì được xem là củng cố quân sự có thể được xem là nhằm thuyết phục những người như ông Kim bình tĩnh. Cũng có khả năng 50 năm tới sẽ bình yên hơn 50 năm qua. Nhưng chúng ta phải nhìn về phương Đông, thay vì phương Tây, để tìm câu trả lời.

Theo Spectator

Mỹ lợi dụng Triều Tiên, dàn quân “trị” Trung Quốc?

Trang web quân sự MissileThreat.com của Mỹ phân tích động cơ chính của nước này trong việc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương là để 'trị'Trung Quốc.


Mỹ di chuyển Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tới Thái Bình Dương.

Bài viết cho rằng, những hành động khiêu khích gây chiến của Triều Tiên đã tạo cho Mỹ cái cớ để tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và đầu đạn hạt nhân nhằm kìm chế Trung Quốc, hành động này của Mỹ sẽ kéo hai nước Nga và Trung Quốc lại gần nhau hơn trong vấn đề đối kháng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nội dung bài viết như sau:

Đối với Mátxcơva và Bắc Kinh, động thái của Triều Tiên mấy tháng vừa qua có thể dẫn đến các vấn đề an ninh. Gần đây báo chí Triều Tiên đã đăng tải video lên mạng Internet tiết lộ các buổi duyệt binh và huấn luyện phóng tên lửa của Bình Nhưỡng, tòa nhà quốc hội Mỹ và Nhà Trắng bị tấn công. Các vụ tấn công trong tưởng tượng này truyền đạt thông điệp sau: Nhà Trắng đã lọt vào tầm ngắm của tên lửa tầm xa của chúng tôi, tài sản chiến tranh cũng nằm trong tầm phóng bom nguyên tử của chúng tôi. Đài CNN của Mỹ bình luận rằng, thực tế Triều Tiên không có những vũ khí này, phải mất mấy chục năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể chế tạo ra những sản phẩm này.

Trước vấn đề này, Washington đã bình luận rằng: Mỹ không chấp nhận việc Triều Tiên trở thành quốc gia hạt nhân, và Mỹ cũng sẽ không buông tay đứng nhìn trước việc Triều Tiên phát triển tên lửa hạt nhân có thể tấn công nước Mỹ. Jay Carney – người phát ngôn Nhà Trắng cho biết: “Dư luận đều biết, để đối phó với mối đe dọa từ phía Triều Tiên, gần đây chúng tôi đã tuyên bố phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa”.


Chiến đấu cơ Mỹ áp sát Triều Tiên.

Những lời bình luận này rất không rõ ràng, Nhà Trắng thừa nhận Triều Tiên không có tên lửa hạt nhân, và sẽ mãi mãi không bao giờ có thể có, vì Mỹ không cho phép điều này xảy ra, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lại tiếp tục được tăng cường ở vùng Viễn Đông. Vậy những tên lửa này không phải nhằm vào Triều Tiên, mà chính là Trung Quốc, việc Triều Tiên phóng thử tên lửa, thử hạt nhân và phô trương vũ khí gây hấn đã cho Mỹ cái cớ để Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Theo quan điểm của Viện nghiên cứu Mỹ và Canada (của Nga), Trung Quốc hiện đang sở hữu 180-200 đầu đạn hạt nhân, trong đó 40-50 đầu đạn có thể tấn công nước Mỹ (Alaska, Hawaii và ven Thái Bình Dương), ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu mấy trăm tên lửa tầm trung.

Một điều lạ là, chủ lực lực lượng quân đội tàu ngầm của Mỹ không bố trí ở Đại Tây Dương (như thời kỳ Chiến tranh lạnh) mà lại bố trí ở Thái Bình Dương. 8 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, trong đó 6 chiếc ở trạng thái trực chiến, trong 192 tên lửa đạn đạo bắn ngầm có 156 tên lửa ở trong trạng thái trực chiến. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, trong đó 4 chiếc ở trong trạng thái trực chiến, trong 144 tên lửa đạn đạo phóng ngầm có 96 tên lửa ở trạng thái trực chiến. Dường như Mỹ có đủ khả năng để thực hiện cuộc tấn công mang tính chất hủy diệt nhằm vào Trung Quốc, trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Trong tình huống này, 30 tên lửa đánh chặn mặt đất ở Alaska và 6 tên lửa đánh chặn mặt đất ở California có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa số đầu đạn hạt nhân có hạn của Trung Quốc.

Số tên lửa tầm gần và tầm trung của Trung Quốc cũng là mục tiêu của tên lửa Patriot PAC-3 mà Mỹ đã bán cho Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, ngoài ra còn phải kể đến tên lửa tiêu chuẩn SM2 và SM3 của quân đội Mỹ. Năm 2010, trong 21 tàu chiến được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của quân đội Mỹ, có 18 chiếc được bố trí lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương. Ngày 16-3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng cường thêm 14 tên lửa đánh chặn tại Alaska, lắp đặt hệ thống radar dải tần X thứ hai tại Nhật Bản, lựa chọn địa chỉ cho giếng phóng tên lửa thứ ba trên đất Mỹ.

Lẽ nào tất cả những hệ thống này đều là nhằm vào tên lửa tầm xa không tồn tại của Triều Tiên? Không còn nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đã hiểu được thông điệp mà Mỹ muốn truyền tải.

Với vai trò là lực lượng hỗ trợ về chính trị và đỡ đầu về kinh tế quan trọng nhất của Triều Tiên, sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã không còn đủ để khuyên nhủ Bình Nhưỡng chấm dứt hành động phóng thử tên lửa, ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã không chấp nhận lời kiến nghị của đặc phái viên Trung Quốc. Mặc dù vụ thử nghiệm hạt nhân có thể nâng cao tiếng tăm cho ông Kim Jong-un, nhưng đối với Bắc Kinh, sự trao đổi thất bại này quả thực là rất mất mặt. Để đáp trả, Trung Quốc đã nhanh chóng bỏ phiếu thuận hưởng ứng sự trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên.

Tình hình trước mắt đã khiến Moscow và Bắc Kinh lại gần nhau hơn trong vấn đề đối kháng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Trong cuộc hội nghị của Tổ chức hợp tác Thượng Hải năm 2012, Trung Quốc và Nga cùng chỉ trích hành động lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu và châu Á, điện Kremli còn thẳng thắn tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đã đe dọa an ninh quốc gia của Nga.

Trung Quốc cũng tỏ ra rất nghi ngờ trước việc Mỹ lấy cớ lắp đặt hệ thông phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Philippines là để đối phó với Triều Tiên. Bản tuyên bố chung của Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã nhấn mạnh, một nước hoặc nhiều nước bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa một các đơn phương, không giới hạn đã đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định và an ninh của chiến lược quốc tế. Có thể hiện tại Nga và Trung Quốc cần phải chỉnh sửa lại tuyên bố chung này.

Theo Tiền phong/MissileThreat.com
DBS M05479
Quang Cao