Sao lưu danh bạ, đồng bộ những dữ liệu nhạc, video, hình ảnh tốn không ít thời gian của người dùng khi chuyển từ smartphone Android sang iPhone, nhưng giờ đây mọi chuyện đã trở nên thật đơn giản.
Theo số liệu thống kê gần đây, dựa vào thông tin người dùng trên chợ ứng dụng dành cho hệ điều hành Android (Google Play) và iOS (Apple Store), lượng người dùng chuyển đổi từ Android sang iPhone là 22%, nhưng chỉ có 9% chuyển ngược lại.
Số Hóa sẽ hướng dẫn bạn sao lưu trọn vẹn danh bạ, dữ liệu giải trí đa phương tiện từ smartphone Android sang iPhone.
Sao lưu danh bạ
Đối với chiếc điện thoại Android có hỗ trợ thẻ nhớ, bạn có thể sao chép danh bạ từ bộ nhớ máy ra thẻ nhớ trước khi chuyển sang iPhone, thông qua ứng dụng People có sẵn trên Android, bằng cách vào Menu, chọn Export. Khi hoàn tất, ứng dụng sẽ tạo cho bạn một tập tin *.vcf trên thẻ nhớ.
Tập tin *.vcf chứa danh bạ, được lưu trên thẻ nhớ.
Sau đó, bạn kết nối thẻ nhớ với máy tính, rồi dùng trình duyệt đăng nhập vào Gmail, nhấn vào trình đơn thả xuống ở góc bên trái – bên dưới logo Google, chọn Contacts, Import Contacts. Trên cửa sổ hiện ra, bạn chỉ đường dẫn đến tập in *.vcf đã thu được ở trên.
Lưu ý rằng, bạn cũng có thể thử thực hiện thao tác này từ trình duyệt trên smartphone Android. Nếu trình duyệt không hỗ trợ bạn hãy nhờ đến máy tính.
Tiếp tục trên iPhone, bạn vào Setting, Mail, Contacts, Calendars, nhấn vào Add Account, chọn Microsoft Exchange. Sau đó, điền vào địa chỉ Gmail, bạn có thể bỏ trống thông tin tại trường Domain, nhấn Next, chọn Accept ở bước tiếp theo. Cuối cùng, iPhone sẽ cập nhật danh bạ từ tài khoản Google đã khai báo vào điện thoại thông qua kết nối 3G/Wi-Fi.
Thiết lập email để tải danh bạ về iPhone.
Ngoài ra, còn một số ứng dụng khác có thể giúp bạn sao lưu danh bạ như Migration+ (tải về tại đây) hay Rainbow Contacts (tải về tại đây).
Sao lưu dữ liệu đa phương tiện
Trước hết, hãy kết nối chiếc điện thoại Android với một máy tính sử dụng hệ điều hành Windows hoặc OS X. Với hệ điều hành Windows, bạn mở Windows Explorer lên, tìm đến thư mục chứa video, hình ảnh trên điện thoại (thường là DCIM). Nếu các dữ liệu của bạn phân tán nhiều nơi, hoặc có quá nhiều dữ liệu trong cùng một thư mục, hãy sử dụng tính năng tìm kiếm thông minh của hệ điều hành.
Ở ô Search phía trên góc phải màn hình, bạn nhập vào phần đuôi mở rộng của các tập tin mình cần đồng bộ (như *.mp4, *.mp3…). Với hệ điều hành OS X, bạn cũng tìm kiếm tương tự trên Windows, nhưng thông qua công cụ Finder, để gọi cửa sổ tìm kiếm nhanh trên OS X, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + F. Hoàn thành kiếm kiếm dữ liệu, bạn mở iTunes lên, rồi kéo vào các tập tin (âm thanh và video) trong danh sách kết quả tìm kiếm vào cửa sổ chương trình iTunes để đồng bộ qua iPhone.
iTunes hỗ trợ quản lý âm thanh, video trên iPhone.
Riêng với dữ liệu là hình ảnh, bạn có thể quản lý (thêm, xóa, sửa...) dễ dàng trên hệ điều hành Mac OS, thông qua ứng dụng iPhoto. Còn hệ điều hành Windows không hỗ trợ iPhoto, cũng như bạn không thể quản lý hình ảnh trên iTunes được, do phần mềm này không hỗ trợ loại dữ liệu này.
Ứng dụng iPhoto giúp quản lý hình ảnh trên iPhone từ Mac OS.
Tuy nhiên, chỉ với vài thiết lập, bạn có thể giúp iPhone lấy hình ảnh từ máy tính thật nhanh chóng. Đầu tiên, bạn chọn tính năng đồng độ với iPhone trên phần mềm iTunes, rồi vào thẻ Photos, đánh dấu chọn Sync Photos From, nhấn Choose Folder, chọn thư mục chứa hình ảnh trên điện thoại Android đang kết nối. Xong, iPhone của bạn sẽ có những dữ liệu trên trong lần đồng bộ tiếp theo.
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Chọn tai nghe chụp tai
So với tai nghe chụp tai thiết kế đóng, mẫu sử dụng thiết kế mở cho âm trường rộng, âm thanh chi tiết hơn, nhưng nốt trầm vẫn không thể uy lực bằng.
Tạp chí Cnet đã tổng hợp những đặc điểm thiết kế của 2 dạng tai nghe chụp tai on-ear và around-ear, nhằm mang đến cho người dùng những kiến thức cơ bản nhất để phân biệt và chọn lựa sản phẩm này.
Thiết kế ngoại hình dạng on-ear hay around-ear
Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu tai nghe dạng chụp tai, nhưng nhìn chung chỉ gồm 2 dạng kiểu thiết kế ngoại hình chính là tai nghe on-ear và around-ear. Tai nghe on-ear hay còn có tên gọi khác là supra-aural headphone - cơ bản cũng là dạng tai nghe chụp đầu với 2 củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng. Trong khi đó, tai nghe dạng chụp đầu kiểu around-ear headphone, còn được gọi là circumaural headphone, lại được trang bị 2 củ tai đường kính lớn với phần đệm mút củ tai ôm trọn vành tai người nghe.
Sennheiser HD 25 Originals là mẫu tai nghe dạng on-ear sử dụng thiết kế đóng. Ảnh:Quỳnh Lâm.
Cả hai dạng tai nghe này đều có những đặc điểm thiết kế riêng cho từng mục đích sử dụng của người dùng. Chẳng hạn, tai nghe on-ear thường có kích thước 2 củ tai nhỏ nên phù hợp hơn với nhu cầu di động. Củ tai của những mẫu tai nghe on-ear thường được trang bị đệm mút khá dày nhằm mang lại thoải mái một khi người nghe đặt củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai. Trên một số bộ on-ear hiện nay, phần đệm mút ở mỗi củ tai có thể còn được bọc da nhân tạo. Chi tiết thiết kế này tuy giúp cho sản phẩm trông sang trọng và loại bỏ tạp âm thụ động hiệu quả hơn, nhưng cũng gây bất tiện đáng kể khi sử dụng liên tục. Với dạng này, người dùng nên lựa chọn những mẫu được hãng thiết kế khớp xoay trên vòm chụp đầu, nhằm giảm đáng kể lực tác động từ củ tai lên vành tai mỗi khi nghe.
V-Moda M100 (bên phải) và Sennheiser HD 700 là 2 mẫu tai nghe around-ear sử dụng thiết kế mở. Ảnh: Cnet.
Hoàn toàn khác biệt với những mẫu tai nghe on-ear, tai nghe around-ear thường có củ tai lớn hơn nhiều và thường được trang bị những driver đường kính lớn như mẫu Sennheiser HD 700 với driver đường kính 40 mm hay mẫu V-Moda M100 sử dụng driver đường kính 50 mm. Do kích thước củ tai lớn, nên các nhà sản xuất tai nghe dạng này có nhiều “không gian” trong việc sắp đặt màng loa bên trong mỗi củ tai hơn – cụ thể như tăng/giảm khoảng cách từ màng loa đến tai người nghe, đặt màng loa theo một góc nghiêng; hay thậm chí trang bị thêm nhiều driver hơn vào bên trong mỗi củ tai nhằm mang đến những trải nghiệm âm thanh tốt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, tai nghe around-ear dĩ nhiên cũng có những nhược điểm như ngoại hình lớn, khó phục vụ nhu cầu di động, một số mẫu thiết kế dạng củ tai cách điệu như Razer Electra không hoàn toàn “vừa vặn” cho mọi cỡ tai người dùng.
Thiết kế dạng đóng (closed-back) hoặc mở (open-back)
Tương tự như những dòng tai nghe khác, cả 2 dạng tai nghe on-ear và around-ear đều được các hãng sản xuất theo kiểu thiết kế dạng đóng (closed-back) hay thiết kế mở (open-back). Cách cơ bản để phân biệt tai nghe chụp tai sử dụng kiểu thiết kế nào là quan sát mặt ngoài mỗi củ tai của sản phẩm. Những bộ tai nghe thiết kế dạng đóng thường có phần mặt ngoài 2 củ tai kín như mẫu Phiaton PS 500 hay Sennheiser HD 419. Trong khi đó, những mẫu sử dụng thiết kế mở thường không sử dụng vật liệu che kín toàn bộ mặt ngoài củ tai mà thay vào đó là những dạng lưới kim loại, lưới tổ ong hay các khe nhỏ như mẫu V-Moda M-100, Sennheiser HD 570s và Grado SR225i.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách phân biệt này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác vì một số bộ tai nghe có thiết kế dạng closed-back vẫn sử dụng lưới kim loại để trang trí mặt ngoài củ tai như mẫu HD 439 của Sennheiser.
Tuy cũng sử dụng thiết kế lưới kim loại bọc ngoài, nhưng Sennheiser HD 439 vẫn là một bộ tai nghe sử dụng thiết kế đóng (close-back design). Ảnh: Quỳnh Lâm.
Mỗi dạng thiết kế này đều có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể, thiết kế đóng có ưu điểm là khả năng loại bỏ tạp âm thụ động từ môi trường bên ngoài khá mạnh mẽ do đệm mút củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng. Chất lượng nốt trầm của tai nghe thiết kế đóng cũng có phần tốt hơn so với tai nghe thiết kế mở có giá thành tương đương. Tuy nhiên, chính thiết kế “cô lập” âm thanh bên trong củ tai này lại khiến cho âm thanh thiếu đi sự trung thực cần có. Những bộ tai nghe sử dụng thiết kế đóng hơn nữa cũng mang lại cảm giác “nóng tai” nhanh hơn.
Bên cạnh đó, thiết kế đóng cũng mang lại cho người nghe cảm giác như âm thanh chỉ “gò bó” trong đầu và âm trường khá hạn chế. Một bộ tai nghe dạng thiết kế close-back sẽ chỉ được cho là tốt nếu có khả năng tái tạo âm trường không quá hẹp. Tuy vậy, khi so với những bộ tai nghe thiết kế mở có giá trị tương đương, độ rộng âm trường của tai nghe sử dụng thiết kế đóng, dĩ nhiên, vẫn không thể nào ngang bằng được.
Tai nghe on-ear Sony MDR-XB300 có phần đệm mút củ tai dày, bọc da nhân tạo chống ồn thụ động khá hiệu quả. Ảnh: Quỳnh Lâm.
Ví dụ với mẫu SR225i (thiết kế dạng open-back) của Grado, người nghe tuy vẫn có thể nghe khá rõ những âm thanh từ môi trường xung quanh và lẽ đương nhiên, người xung quanh cũng có thể biết bạn đang nghe gì. Tiếng bass của bộ tai nghe này cũng không “nặng” bằng những mẫu tai nghe thiết kế đóng. Mặc dù vậy, Grado SR225i vẫn được đánh giá là một bộ tai nghe có một chất âm tuyệt vời, các dải âm cao trong trẻo, âm trung mượt mà và độ chi tiết tổng thể cao hơn bất kỳ một bộ tai nghe chụp tai thiết kế đóng nào khác trên thị trường.
Có thể nói, thiết kế dạng tai nghe open-back tuy có nhược điểm là không phù hợp với những môi trường ồn ào (do thiết kế mặt ngoài củ tai hở), tiếng bass không thể sâu và nặng bằng kiểu tai nghe close-back; nhưng nếu bạn cần một bộ tai nghe với chất âm tự nhiên, độ chi tiết âm thanh tốt và âm trường rộng rãi hơn thì dạng tai nghe open-back là một lựa chọn lý tưởng.
Tóm lại, với những môi trường náo nhiệt, một bộ tai nghe on-ear sử dụng thiết kế đóng sẽ là một lựa chọn thích hợp bởi khả năng loại bỏ tạp âm thụ động cao. Tuy vậy, nếu khả năng tài chính dư giả, bạn có thể tậu hẳn một bộ tai nghe around-ear dạng đóng với tính năng loại bỏ tạp âm chủ động (mạch xử lý tạp âm tích hợp). Nếu muốn thưởng thức âm thanh tự nhiên hơn, độ chi tiết cao và âm trường rộng hơn, bạn có thể chọn loại tai nghe on-ear hay around-ear sử dụng thiết kế mở (open-back design).
Tạp chí Cnet đã tổng hợp những đặc điểm thiết kế của 2 dạng tai nghe chụp tai on-ear và around-ear, nhằm mang đến cho người dùng những kiến thức cơ bản nhất để phân biệt và chọn lựa sản phẩm này.
Thiết kế ngoại hình dạng on-ear hay around-ear
Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu tai nghe dạng chụp tai, nhưng nhìn chung chỉ gồm 2 dạng kiểu thiết kế ngoại hình chính là tai nghe on-ear và around-ear. Tai nghe on-ear hay còn có tên gọi khác là supra-aural headphone - cơ bản cũng là dạng tai nghe chụp đầu với 2 củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng. Trong khi đó, tai nghe dạng chụp đầu kiểu around-ear headphone, còn được gọi là circumaural headphone, lại được trang bị 2 củ tai đường kính lớn với phần đệm mút củ tai ôm trọn vành tai người nghe.
Sennheiser HD 25 Originals là mẫu tai nghe dạng on-ear sử dụng thiết kế đóng. Ảnh:Quỳnh Lâm.
Cả hai dạng tai nghe này đều có những đặc điểm thiết kế riêng cho từng mục đích sử dụng của người dùng. Chẳng hạn, tai nghe on-ear thường có kích thước 2 củ tai nhỏ nên phù hợp hơn với nhu cầu di động. Củ tai của những mẫu tai nghe on-ear thường được trang bị đệm mút khá dày nhằm mang lại thoải mái một khi người nghe đặt củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai. Trên một số bộ on-ear hiện nay, phần đệm mút ở mỗi củ tai có thể còn được bọc da nhân tạo. Chi tiết thiết kế này tuy giúp cho sản phẩm trông sang trọng và loại bỏ tạp âm thụ động hiệu quả hơn, nhưng cũng gây bất tiện đáng kể khi sử dụng liên tục. Với dạng này, người dùng nên lựa chọn những mẫu được hãng thiết kế khớp xoay trên vòm chụp đầu, nhằm giảm đáng kể lực tác động từ củ tai lên vành tai mỗi khi nghe.
V-Moda M100 (bên phải) và Sennheiser HD 700 là 2 mẫu tai nghe around-ear sử dụng thiết kế mở. Ảnh: Cnet.
Hoàn toàn khác biệt với những mẫu tai nghe on-ear, tai nghe around-ear thường có củ tai lớn hơn nhiều và thường được trang bị những driver đường kính lớn như mẫu Sennheiser HD 700 với driver đường kính 40 mm hay mẫu V-Moda M100 sử dụng driver đường kính 50 mm. Do kích thước củ tai lớn, nên các nhà sản xuất tai nghe dạng này có nhiều “không gian” trong việc sắp đặt màng loa bên trong mỗi củ tai hơn – cụ thể như tăng/giảm khoảng cách từ màng loa đến tai người nghe, đặt màng loa theo một góc nghiêng; hay thậm chí trang bị thêm nhiều driver hơn vào bên trong mỗi củ tai nhằm mang đến những trải nghiệm âm thanh tốt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, tai nghe around-ear dĩ nhiên cũng có những nhược điểm như ngoại hình lớn, khó phục vụ nhu cầu di động, một số mẫu thiết kế dạng củ tai cách điệu như Razer Electra không hoàn toàn “vừa vặn” cho mọi cỡ tai người dùng.
Thiết kế dạng đóng (closed-back) hoặc mở (open-back)
Tương tự như những dòng tai nghe khác, cả 2 dạng tai nghe on-ear và around-ear đều được các hãng sản xuất theo kiểu thiết kế dạng đóng (closed-back) hay thiết kế mở (open-back). Cách cơ bản để phân biệt tai nghe chụp tai sử dụng kiểu thiết kế nào là quan sát mặt ngoài mỗi củ tai của sản phẩm. Những bộ tai nghe thiết kế dạng đóng thường có phần mặt ngoài 2 củ tai kín như mẫu Phiaton PS 500 hay Sennheiser HD 419. Trong khi đó, những mẫu sử dụng thiết kế mở thường không sử dụng vật liệu che kín toàn bộ mặt ngoài củ tai mà thay vào đó là những dạng lưới kim loại, lưới tổ ong hay các khe nhỏ như mẫu V-Moda M-100, Sennheiser HD 570s và Grado SR225i.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách phân biệt này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác vì một số bộ tai nghe có thiết kế dạng closed-back vẫn sử dụng lưới kim loại để trang trí mặt ngoài củ tai như mẫu HD 439 của Sennheiser.
Tuy cũng sử dụng thiết kế lưới kim loại bọc ngoài, nhưng Sennheiser HD 439 vẫn là một bộ tai nghe sử dụng thiết kế đóng (close-back design). Ảnh: Quỳnh Lâm.
Mỗi dạng thiết kế này đều có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể, thiết kế đóng có ưu điểm là khả năng loại bỏ tạp âm thụ động từ môi trường bên ngoài khá mạnh mẽ do đệm mút củ tai tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng. Chất lượng nốt trầm của tai nghe thiết kế đóng cũng có phần tốt hơn so với tai nghe thiết kế mở có giá thành tương đương. Tuy nhiên, chính thiết kế “cô lập” âm thanh bên trong củ tai này lại khiến cho âm thanh thiếu đi sự trung thực cần có. Những bộ tai nghe sử dụng thiết kế đóng hơn nữa cũng mang lại cảm giác “nóng tai” nhanh hơn.
Bên cạnh đó, thiết kế đóng cũng mang lại cho người nghe cảm giác như âm thanh chỉ “gò bó” trong đầu và âm trường khá hạn chế. Một bộ tai nghe dạng thiết kế close-back sẽ chỉ được cho là tốt nếu có khả năng tái tạo âm trường không quá hẹp. Tuy vậy, khi so với những bộ tai nghe thiết kế mở có giá trị tương đương, độ rộng âm trường của tai nghe sử dụng thiết kế đóng, dĩ nhiên, vẫn không thể nào ngang bằng được.
Tai nghe on-ear Sony MDR-XB300 có phần đệm mút củ tai dày, bọc da nhân tạo chống ồn thụ động khá hiệu quả. Ảnh: Quỳnh Lâm.
Ví dụ với mẫu SR225i (thiết kế dạng open-back) của Grado, người nghe tuy vẫn có thể nghe khá rõ những âm thanh từ môi trường xung quanh và lẽ đương nhiên, người xung quanh cũng có thể biết bạn đang nghe gì. Tiếng bass của bộ tai nghe này cũng không “nặng” bằng những mẫu tai nghe thiết kế đóng. Mặc dù vậy, Grado SR225i vẫn được đánh giá là một bộ tai nghe có một chất âm tuyệt vời, các dải âm cao trong trẻo, âm trung mượt mà và độ chi tiết tổng thể cao hơn bất kỳ một bộ tai nghe chụp tai thiết kế đóng nào khác trên thị trường.
Có thể nói, thiết kế dạng tai nghe open-back tuy có nhược điểm là không phù hợp với những môi trường ồn ào (do thiết kế mặt ngoài củ tai hở), tiếng bass không thể sâu và nặng bằng kiểu tai nghe close-back; nhưng nếu bạn cần một bộ tai nghe với chất âm tự nhiên, độ chi tiết âm thanh tốt và âm trường rộng rãi hơn thì dạng tai nghe open-back là một lựa chọn lý tưởng.
Tóm lại, với những môi trường náo nhiệt, một bộ tai nghe on-ear sử dụng thiết kế đóng sẽ là một lựa chọn thích hợp bởi khả năng loại bỏ tạp âm thụ động cao. Tuy vậy, nếu khả năng tài chính dư giả, bạn có thể tậu hẳn một bộ tai nghe around-ear dạng đóng với tính năng loại bỏ tạp âm chủ động (mạch xử lý tạp âm tích hợp). Nếu muốn thưởng thức âm thanh tự nhiên hơn, độ chi tiết cao và âm trường rộng hơn, bạn có thể chọn loại tai nghe on-ear hay around-ear sử dụng thiết kế mở (open-back design).
Tìm lại mật khẩu Wi-Fi trên Android
Nếu cần truy cập lại các điểm phát Wi-Fi từng kết nối trước đây, nhưng lại quên password, người dùng có thể tìm lại thông tin này thật dễ dàng với Root Browser Lite.
Sử dụng Root Browser Lite
Để thực hiện được các thao tác này, thiết bị Android cần được root trước đó. Ngoài Root Browser Lite, người dùng có thể sử dụng Root Explorer (File Manager), tuy nhiên, ứng dụng này có bản quyền (giá 3,59 USD). Còn nếu muốn đơn giản hơn, Wi-Fi Key Recovery và Wi-Fi Pass Recovery chính là những lựa chọn đáng giá.
Bước 1:
Tải về cài đặt ứng dụng Root Browser Lite từ kho ứng dụng Google Play.
Ứng dụng Root Browser Lite trên Google Play.
Bước 2:
Kích hoạt ứng dụng Root Browser Lite vừa cài đặt.
Bước 3:
Tại trang Home, truy cập theo đường dẫn: /data/misc/wifi.
Chọn thư mục data.
Chọn thư mục misc.
Chọn thư mục wifi.
Bước 4:
Trong thư mục Wifi, nhấn vào tập tin wpa_supplicant.conf, chọn một ứng dụng đọc được văn bản ở danh sách hiện ra để mở xem nội dung.
Tập tin wpa_supplicant.conf chứa thông tin các kết nối wifi đã từng truy cập.
Bước 5:
Nội dung tập tin wpa_supplicant.conf hiện ra với đầy đủ thông tin về những kết nối Wi-Fi mà thiết bị từng truy cập, kể cả những kết nối không có mã khóa. Theo đó, trường ssid là tên của kết nối, còn mật mã được hiển thị ở dòng psk. Nếu thiết bị có cài đặt Root Explorer, bạn cũng có thể chuyển hướng sang mở tập tin bằng ứng dụng này.
Thông tin đọc được từ file wpa_supplicant.conf.
Sử dụng WiFi Pass Recovery
Được thiết kế với giao diện trực quan, đơn giản, WiFi Pass Recovery sẽ hiển thị ngay thông tin các kết nối Wi-Fi trên màn hình. Bạn có thể ghi ra giấy để đăng nhập lại về sau.
Danh sách các kết nối Wi-Fi mà WiFi Pass Recovery tìm được.
Sử dụng WiFi Key Recovery
Cũng tự động đọc dữ liệu từ các tập tin hệ thống để gửi thông tin kết nối Wi-Fi đến người dùng ngay lập tức, tuy nhiên WiFi Key Recovery còn mạnh mẽ hơn ở tính năng lưu trữ. Theo đó, bạn có thể yêu cầu WiFi Key Recovery lưu thông tin xuống thẻ nhớ, hoặc chia sẻ qua Bluetooth, Email, Google+…
Thông tin các điểm kết nối Wi-Fi do WiFi Key Recovery lọc lại.
Sử dụng Root Browser Lite
Để thực hiện được các thao tác này, thiết bị Android cần được root trước đó. Ngoài Root Browser Lite, người dùng có thể sử dụng Root Explorer (File Manager), tuy nhiên, ứng dụng này có bản quyền (giá 3,59 USD). Còn nếu muốn đơn giản hơn, Wi-Fi Key Recovery và Wi-Fi Pass Recovery chính là những lựa chọn đáng giá.
Bước 1:
Tải về cài đặt ứng dụng Root Browser Lite từ kho ứng dụng Google Play.
Ứng dụng Root Browser Lite trên Google Play.
Bước 2:
Kích hoạt ứng dụng Root Browser Lite vừa cài đặt.
Bước 3:
Tại trang Home, truy cập theo đường dẫn: /data/misc/wifi.
Chọn thư mục data.
Chọn thư mục misc.
Chọn thư mục wifi.
Bước 4:
Trong thư mục Wifi, nhấn vào tập tin wpa_supplicant.conf, chọn một ứng dụng đọc được văn bản ở danh sách hiện ra để mở xem nội dung.
Tập tin wpa_supplicant.conf chứa thông tin các kết nối wifi đã từng truy cập.
Bước 5:
Nội dung tập tin wpa_supplicant.conf hiện ra với đầy đủ thông tin về những kết nối Wi-Fi mà thiết bị từng truy cập, kể cả những kết nối không có mã khóa. Theo đó, trường ssid là tên của kết nối, còn mật mã được hiển thị ở dòng psk. Nếu thiết bị có cài đặt Root Explorer, bạn cũng có thể chuyển hướng sang mở tập tin bằng ứng dụng này.
Thông tin đọc được từ file wpa_supplicant.conf.
Sử dụng WiFi Pass Recovery
Được thiết kế với giao diện trực quan, đơn giản, WiFi Pass Recovery sẽ hiển thị ngay thông tin các kết nối Wi-Fi trên màn hình. Bạn có thể ghi ra giấy để đăng nhập lại về sau.
Danh sách các kết nối Wi-Fi mà WiFi Pass Recovery tìm được.
Sử dụng WiFi Key Recovery
Cũng tự động đọc dữ liệu từ các tập tin hệ thống để gửi thông tin kết nối Wi-Fi đến người dùng ngay lập tức, tuy nhiên WiFi Key Recovery còn mạnh mẽ hơn ở tính năng lưu trữ. Theo đó, bạn có thể yêu cầu WiFi Key Recovery lưu thông tin xuống thẻ nhớ, hoặc chia sẻ qua Bluetooth, Email, Google+…
Thông tin các điểm kết nối Wi-Fi do WiFi Key Recovery lọc lại.
'Làm mới' smartphone Android cũ
Người dùng mới cần chú ý đưa thiết bị về lại trạng thái cài đặt gốc, khai báo tài khoản Google, cài đặt bộ gõ Tiếng Việt và nâng cấp các ứng dụng sẵn có.
Bài viết hướng dẫn thực hiện trên smartphone sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 2.3.6, đây cũng chính là phiên bản phổ biến trên hầu hết các dòng điện thoại Android cũ, giá rẻ đang được bán ngoài thị trường. Đối với những dòng smartphone mới hơn được cài đặt Android 4.0 trở lên, cách cài đặt có thể khác.
Đưa máy về trạng thái gốc
Thông thường, người bán sẽ chủ động thực hiện việc này trước khi giao máy. Tuy nhiên, nếu phát hiện trên điện thoại có những ứng dụng, dữ liệu lạ, như hình ảnh, video, phần mềm chat có lưu sẵn tài khoản… thì bạn hãy tự tay đưa thiết bị về lại trạng thái cài đặt gốc.
Đầu tiên, vào Settings, Privacy, chọn "Factory data reset". Nếu muốn xóa luôn dữ liệu của thẻ nhớ đang gắn trong máy, chọn thêm "Erase SD card". Lưu ý rằng, phải sao lưu những dữ liệu quan trọng trong thẻ nhớ trước khi xóa. Xong, nhấn Reset phone, "Erase everything". Lúc này, điện thoại sẽ thực hiện quá trình xóa dữ liệu và tự khởi động lại.
Thiết lập lại thông tin
Sau khi thiết bị khởi động lại, màn hình sẽ ở chế độ khóa. Người dùng chỉ việc mở khóa màn hình, rồi thực hiện các thiết lập cho lần đầu sử dụng. Đối với những dòng điện thoại được phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam, hều hết đều cài đặt Tiếng Việt làm ngôn ngữ mặc định. Do vậy, trên màn hình thiết lập lúc này sẽ là Tiếng Việt. Trước khi vào các thiết lập khác, người dùng nhấn vào “Thay đổi ngôn ngữ” để chọn sang ngôn ngữ muốn dùng thực sự. Sau đó, nhấn vào biểu tượng Android trên màn hình để qua bước cài đặt SIM, kết nối Wi-Fi.
Sử dụng Android, đồng nghĩa với việc đã chấp nhận sự gắn bó chặt chẽ với Google, cũng như các ứng dụng của hãng (Google Search, Gmail, Google Maps, YouTube…). Theo đó, Google yêu cầu được thu thập dữ liệu từ các hoạt động của bạn trên môi trường Internet, thông tin vị trí địa lý. Bạn có thể cho phép hoặc không cho phép Google thực hiện việc này, đồng thời khai báo tài khoản Google để sử dụng cho tất cả các dịch vụ, ứng dụng trên.
Tiếp theo, bạn cần đặt lại ngày giờ cho thiết bị. Nếu smartphone có GPS, bạn có thể nhờ nó định vị và xác định múi giờ một cách tự động, hoặc theo thông tin từ nhà mạng (nếu đang gắn SIM trong điện thoại).
Đó là những thiết lập cơ bản ban đầu. Xong, màn hình chính sẽ xuất hiện cho bạn sử dụng các tính năng của smartphone.
Cập nhật ứng dụng
Hệ điều hành Android mặc định luôn được cài đặt sẵn một số tiện ích, bạn cần kiểm tra lại các ứng dụng nào lỗi thời để cập nhật phiên bản mới nhất để nó hoạt động ổn định hơn và đầy đủ tính năng hơn. Trước hết, nhấn vào biểu tượng CH Play (hoặc Play Store), nhấn phím Menu, chọn My Apps, Browse Apps. Danh sách các ứng dụng có bản cập nhật mới sẽ hiện ra, bạn nhấn vào tên ứng dụng, rồi chọn Update, "Accept & download".
Cài đặt bộ gõ Tiếng Việt
Ở những phiên bản Android cũ như 2.3.6 thường không được cài đặt sẵn bộ gõ Tiếng Việt, do đó người dùng cần phải tự cài đặt từ kho ứng dụng Play Store. Người dùng có thể tải và cài đặt bộ gõ Vietname IME tại địa chỉ này.
Sau khi cài đặt thành công, bạn vào Settings, chọn "Language & keyboard", nhấn Vietnamese IME để cho phép bộ gõ này hoạt động. Tiếp theo, chọn Vietnamese IME Settings để thiết lập kiểu gõ là VNI hay TELEX. Cuối cùng, vào Select input method, chọn Vietnamese IME trong danh sách hiện ra.
Bài viết hướng dẫn thực hiện trên smartphone sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 2.3.6, đây cũng chính là phiên bản phổ biến trên hầu hết các dòng điện thoại Android cũ, giá rẻ đang được bán ngoài thị trường. Đối với những dòng smartphone mới hơn được cài đặt Android 4.0 trở lên, cách cài đặt có thể khác.
Đưa máy về trạng thái gốc
Thông thường, người bán sẽ chủ động thực hiện việc này trước khi giao máy. Tuy nhiên, nếu phát hiện trên điện thoại có những ứng dụng, dữ liệu lạ, như hình ảnh, video, phần mềm chat có lưu sẵn tài khoản… thì bạn hãy tự tay đưa thiết bị về lại trạng thái cài đặt gốc.
Đầu tiên, vào Settings, Privacy, chọn "Factory data reset". Nếu muốn xóa luôn dữ liệu của thẻ nhớ đang gắn trong máy, chọn thêm "Erase SD card". Lưu ý rằng, phải sao lưu những dữ liệu quan trọng trong thẻ nhớ trước khi xóa. Xong, nhấn Reset phone, "Erase everything". Lúc này, điện thoại sẽ thực hiện quá trình xóa dữ liệu và tự khởi động lại.
Thiết lập lại thông tin
Sau khi thiết bị khởi động lại, màn hình sẽ ở chế độ khóa. Người dùng chỉ việc mở khóa màn hình, rồi thực hiện các thiết lập cho lần đầu sử dụng. Đối với những dòng điện thoại được phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam, hều hết đều cài đặt Tiếng Việt làm ngôn ngữ mặc định. Do vậy, trên màn hình thiết lập lúc này sẽ là Tiếng Việt. Trước khi vào các thiết lập khác, người dùng nhấn vào “Thay đổi ngôn ngữ” để chọn sang ngôn ngữ muốn dùng thực sự. Sau đó, nhấn vào biểu tượng Android trên màn hình để qua bước cài đặt SIM, kết nối Wi-Fi.
Sử dụng Android, đồng nghĩa với việc đã chấp nhận sự gắn bó chặt chẽ với Google, cũng như các ứng dụng của hãng (Google Search, Gmail, Google Maps, YouTube…). Theo đó, Google yêu cầu được thu thập dữ liệu từ các hoạt động của bạn trên môi trường Internet, thông tin vị trí địa lý. Bạn có thể cho phép hoặc không cho phép Google thực hiện việc này, đồng thời khai báo tài khoản Google để sử dụng cho tất cả các dịch vụ, ứng dụng trên.
Tiếp theo, bạn cần đặt lại ngày giờ cho thiết bị. Nếu smartphone có GPS, bạn có thể nhờ nó định vị và xác định múi giờ một cách tự động, hoặc theo thông tin từ nhà mạng (nếu đang gắn SIM trong điện thoại).
Đó là những thiết lập cơ bản ban đầu. Xong, màn hình chính sẽ xuất hiện cho bạn sử dụng các tính năng của smartphone.
Cập nhật ứng dụng
Hệ điều hành Android mặc định luôn được cài đặt sẵn một số tiện ích, bạn cần kiểm tra lại các ứng dụng nào lỗi thời để cập nhật phiên bản mới nhất để nó hoạt động ổn định hơn và đầy đủ tính năng hơn. Trước hết, nhấn vào biểu tượng CH Play (hoặc Play Store), nhấn phím Menu, chọn My Apps, Browse Apps. Danh sách các ứng dụng có bản cập nhật mới sẽ hiện ra, bạn nhấn vào tên ứng dụng, rồi chọn Update, "Accept & download".
Cài đặt bộ gõ Tiếng Việt
Ở những phiên bản Android cũ như 2.3.6 thường không được cài đặt sẵn bộ gõ Tiếng Việt, do đó người dùng cần phải tự cài đặt từ kho ứng dụng Play Store. Người dùng có thể tải và cài đặt bộ gõ Vietname IME tại địa chỉ này.
Sau khi cài đặt thành công, bạn vào Settings, chọn "Language & keyboard", nhấn Vietnamese IME để cho phép bộ gõ này hoạt động. Tiếp theo, chọn Vietnamese IME Settings để thiết lập kiểu gõ là VNI hay TELEX. Cuối cùng, vào Select input method, chọn Vietnamese IME trong danh sách hiện ra.
Tìm hiểu hệ thống HTIB 5.1
Xác định công suất phù hợp, chọn loại đầu đĩa phát, tính năng kết nối, kiểu loa và ngân sách đầu tư là những yếu tố mà bạn cần cân nhắc khi chọn mua một bộ dàn HTIB (Home-theater-in-a-box) cho căn phòng của mình.
Theo George Lucas, đạo diễn bộ phim nổi tiếng Star Wars, “âm thanh và âm nhạc chiếm 50% mức độ thành công của một bộ phim”. Để tái tạo được hiệu ứng âm thanh 3D bao trùm khi trình chiếu các bộ phim, bạn sẽ cần ít nhất một bộ dàn 5.1 kênh tiếng.
Một bộ dàn HTIB của Philips.
Một hệ thống HTIB với 5.1 kênh tiếng thường gồm 5 loa vệ tinh, một loa siêu trầm cùng một đầu đĩa tích hợp bộ khuếch đại đa kênh. Là phiên bản rạp hát tại gia hợp thời trang, dàn HTIB có kiểu dáng đẹp và có giá dễ chấp nhận. Tuy nhiên, nó thường chỉ thích hợp với những căn phòng nhỏ khoảng 16 mét vuông.
Để tìm được một hệ thống hometheater hợp lý, trước hết, phải xác định công suất cần thiết để có thể phủ đầy âm thanh cho căn phòng của bạn. Sau đó, hãy xem xét tới loại đầu đĩa nào, chẳng hạn đầu phát DVD hay Blu-ray, có 3D trình chiếu hay không. Tính năng kết nối cũng là một điểm cần phải xét đến nếu bạn cần liên kết các thiết bị A/V trong gia đình với nhau, như máy chơi game hay hộp chuyển đổi tín hiệu. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là bạn cần giới hạn các chọn lựa theo túi tiền của mình.
Kích thước phòng và công suất
Công suất càng cao càng tốt. Một bộ khuếch đại không đủ công suất thường tạo ra hiện tượng méo âm khi mở tối đa. Âm lượng rất to, loa cũng có thể bị hư vì quá tải. Ngoài ra, nếu phòng quá thoáng, có hành lang ở gần và nhiều cửa sổ, thì hệ thống cần phải có thêm công suất.
Bảng công suất phù hợp cho dàn HTIB cùng với loại đầu đỉa đi kèm.
Nếu phòng của bạn rộng hơn 16 mét vuông thì nên mua thêm một bộ nhận tín hiệu A/V receiver rời, thường có giá hơn 6,7 triệu đồng.
Đầu DVD hay Blu-ray 3D
Trong khi đĩa Blu-ray 3D cho hình ảnh sắc nét hơn và cung cấp nhiều chi tiết hơn trên HDTV, âm thanh vòm chất lượng cao có thể khó nhận ra rõ khi phát qua dàn HTIB. Đây là hạn chế của loại loa tháp và loa vệ tinh gọn nhẹ trong hệ thống combo này.
Bảng so sánh tính năng của đầu đĩa DVD và Blu-ray.
Một lưu ý là chỉ nên mua dàn HTIB có đầu DVD nếu tài chính thực sự eo hẹp. Nếu có khả năng, bạn nên mua hệ thống có đầu Blu-ray 3D vì giá không chênh lệch nhau lắm và có nhiều tính năng hơn.
Tùy chọn kết nối
Hầu hết các hệ thống âm thanh kiểu này đều có ít nhất một cổng vào analog. Những hệ thống hiện đại, đắt tiền hơn có thể được trang bị cổng vào digital để nhận tín hiệu Dolby Digital và DTS. Các bộ HTIB ngày nay cũng thường thấy có cổng HDMI để hỗ trợ video Full-HD và âm thanh surround nén.
Kiểu loa
Nếu bạn đặc biệt chú ý đến chất lượng âm thanh tổng thể, chẳng hạn độ rõ của âm treble và độ giãn của âm bass, hãy tìm hiểu các yếu tố nào của loa và subwoofer có thể ảnh hưởng đến hiệu năng âm thanh. Không nên quan tâm nhiều đến chất lượng hình ảnh vì chiếc TV của bạn có thể xử lý được.
Một mẫu dàn HTIB của Samsung.
Hầu hết các dàn HTIB cơ bản đều có loa vệ tinh gọn nhẹ được treo lên tường hay đặt trên giá, ngược lại, các dàn cao cấp hơn có loa tháp dạng đứng có đế đặt sàn. Loa subwoofer trong hệ thống thường được thiết kế phát âm thanh ra cạnh hoặc dưới đáy vì lý do thẩm mỹ. Trong trường hợp thiết kế phát âm thanh ở cạnh, người nghe không nên để loa sub gần tường hay giá loa vì tiếng bass sẽ không thoát được, ngược lại, nếu phát âm thanh dưới đáy, bạn có thể đặt loa thoải mái mọi vị trí.
Nhìn chung, hệ thống HTIB là giải pháp nghe nhìn hiệu quả so với các loại loa soundbar chỉ mô phỏng hiệu ứng âm thanh vòm.
Theo George Lucas, đạo diễn bộ phim nổi tiếng Star Wars, “âm thanh và âm nhạc chiếm 50% mức độ thành công của một bộ phim”. Để tái tạo được hiệu ứng âm thanh 3D bao trùm khi trình chiếu các bộ phim, bạn sẽ cần ít nhất một bộ dàn 5.1 kênh tiếng.
Một bộ dàn HTIB của Philips.
Một hệ thống HTIB với 5.1 kênh tiếng thường gồm 5 loa vệ tinh, một loa siêu trầm cùng một đầu đĩa tích hợp bộ khuếch đại đa kênh. Là phiên bản rạp hát tại gia hợp thời trang, dàn HTIB có kiểu dáng đẹp và có giá dễ chấp nhận. Tuy nhiên, nó thường chỉ thích hợp với những căn phòng nhỏ khoảng 16 mét vuông.
Để tìm được một hệ thống hometheater hợp lý, trước hết, phải xác định công suất cần thiết để có thể phủ đầy âm thanh cho căn phòng của bạn. Sau đó, hãy xem xét tới loại đầu đĩa nào, chẳng hạn đầu phát DVD hay Blu-ray, có 3D trình chiếu hay không. Tính năng kết nối cũng là một điểm cần phải xét đến nếu bạn cần liên kết các thiết bị A/V trong gia đình với nhau, như máy chơi game hay hộp chuyển đổi tín hiệu. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là bạn cần giới hạn các chọn lựa theo túi tiền của mình.
Kích thước phòng và công suất
Công suất càng cao càng tốt. Một bộ khuếch đại không đủ công suất thường tạo ra hiện tượng méo âm khi mở tối đa. Âm lượng rất to, loa cũng có thể bị hư vì quá tải. Ngoài ra, nếu phòng quá thoáng, có hành lang ở gần và nhiều cửa sổ, thì hệ thống cần phải có thêm công suất.
Bảng công suất phù hợp cho dàn HTIB cùng với loại đầu đỉa đi kèm.
Nếu phòng của bạn rộng hơn 16 mét vuông thì nên mua thêm một bộ nhận tín hiệu A/V receiver rời, thường có giá hơn 6,7 triệu đồng.
Đầu DVD hay Blu-ray 3D
Trong khi đĩa Blu-ray 3D cho hình ảnh sắc nét hơn và cung cấp nhiều chi tiết hơn trên HDTV, âm thanh vòm chất lượng cao có thể khó nhận ra rõ khi phát qua dàn HTIB. Đây là hạn chế của loại loa tháp và loa vệ tinh gọn nhẹ trong hệ thống combo này.
Bảng so sánh tính năng của đầu đĩa DVD và Blu-ray.
Một lưu ý là chỉ nên mua dàn HTIB có đầu DVD nếu tài chính thực sự eo hẹp. Nếu có khả năng, bạn nên mua hệ thống có đầu Blu-ray 3D vì giá không chênh lệch nhau lắm và có nhiều tính năng hơn.
Tùy chọn kết nối
Hầu hết các hệ thống âm thanh kiểu này đều có ít nhất một cổng vào analog. Những hệ thống hiện đại, đắt tiền hơn có thể được trang bị cổng vào digital để nhận tín hiệu Dolby Digital và DTS. Các bộ HTIB ngày nay cũng thường thấy có cổng HDMI để hỗ trợ video Full-HD và âm thanh surround nén.
Kiểu loa
Nếu bạn đặc biệt chú ý đến chất lượng âm thanh tổng thể, chẳng hạn độ rõ của âm treble và độ giãn của âm bass, hãy tìm hiểu các yếu tố nào của loa và subwoofer có thể ảnh hưởng đến hiệu năng âm thanh. Không nên quan tâm nhiều đến chất lượng hình ảnh vì chiếc TV của bạn có thể xử lý được.
Một mẫu dàn HTIB của Samsung.
Hầu hết các dàn HTIB cơ bản đều có loa vệ tinh gọn nhẹ được treo lên tường hay đặt trên giá, ngược lại, các dàn cao cấp hơn có loa tháp dạng đứng có đế đặt sàn. Loa subwoofer trong hệ thống thường được thiết kế phát âm thanh ra cạnh hoặc dưới đáy vì lý do thẩm mỹ. Trong trường hợp thiết kế phát âm thanh ở cạnh, người nghe không nên để loa sub gần tường hay giá loa vì tiếng bass sẽ không thoát được, ngược lại, nếu phát âm thanh dưới đáy, bạn có thể đặt loa thoải mái mọi vị trí.
Nhìn chung, hệ thống HTIB là giải pháp nghe nhìn hiệu quả so với các loại loa soundbar chỉ mô phỏng hiệu ứng âm thanh vòm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao