Dành chút thời gian để thiết lập thủ công khi cài một phần mềm mới, hiểu rõ những ứng dụng đi kèm gói cài đặt và phân biệt các đường dẫn tải dữ liệu khi lướt web sẽ hạn chế rác quảng cáo cho máy tính.
Thiết lập thủ công khi cài đặt phần mềm
Khi cài đặt một phần mềm mới vào máy tính, người dùng cần thực hiện một số thiết lập. Để hỗ trợ người dùng bỏ qua các thiết lập này, một số gói cài đặt phần mềm có tính năng cài đặt theo thiết lập mặc định, đây là một trong những nguyên nhân khiến máy tính của người dùng “dính” phải những thành phần quảng cáo.
Nếu không muốn trở thành nạn nhân của vấn nạn này, bạn chỉ việc tinh ý hơn trong lúc cài đặt một phần mềm mới, đặc biệt là phần mềm miễn phí, cũng như dành chút thời gian để thiết lập từng chi tiết chứ không nên sử dụng tính năng cài đặt mặc định. Tất nhiên, cũng có những phần mềm cài đặt theo mặc định sẽ có lợi cho người dùng hơn, nhưng số lượng không nhiều.
Thành phần quảng cáo thường gặp nhất khi cài đặt một phần mềm miễn phí là “The Ask Toolbar”. Thành phần này khi được cài đặt vào máy tính sẽ thay đổi trang chủ, bộ máy tìm kiếm mặc định của trình duyệt, làm rối giao diện trình duyệt và nhiều phiền phức khác. Đơn cử là sự xuất hiện của “The Ask Toolbar” trong gói cài đặt phần mềm chuyển đổi định dạng nhạc, video miễn phí khá nổi tiếng hiện nay – “Format Factory”.
Tùy chọn cài thêm thành phẩn quảng cáo "The Ask Toolbar" khi cài đặt phần mềm Format Factory.
Ngoài ra, một số gói cài đặt lại tích hợp thêm một phần mềm khác dù tính năng của chúng chẳng liên quan gì đến nhau. Chẳng hạn khi cài đặt xong một phần mềm đồ họa, người dùng được hỏi là có muốn cài đặt thêm PC Speed (tăng tốc máy tính) không. Hầu hết người dùng thiếu kinh nghiệm sẽ giữ nguyên dấu chọn mặc định (đồng ý cài đặt) và nhấn Next. Vấn đề này đòi hỏi người dùng phải có chút hiểu biết về công nghệ và cẩn thận để phân biệt đâu là phần mềm bắt buộc cần cài đặt thêm, đâu là phần mềm ăn theo.
Phân biệt nút Download giả và thật
Rất nhiều dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ hiện nay có giao diện rối mắt, đánh lừa người dùng nhấn vào những nút và đường dẫn quảng cáo. Theo đó, thay vì chỉ hiển thị nút Download tương ứng với đường dẫn tải tập tin mà người dùng yêu cầu, giao diện trang web còn tồn tại các nút Download, Download Here… khác nổi bật hơn cả nút Download thật sự. Tệ hại hơn, sau khi tải nhầm ứng dụng quảng cáo mà không hay biết thì người dùng sẽ thản nhiên cài đặt vào máy. Kết quả, không có ứng dụng cần dùng và Windows lại chứa thêm một ứng dụng rác.
Các nút Download giả và thật trên một trang web chia sẻ tập tin.
Các đường dẫn tải dữ liệu như thế thường được chia sẻ từ các diễn đàn. Để không vướng phải tình huống này, người dùng cần chú ý xem dung lượng, tên tập tin ở diễn đàn chia sẻ. Lúc tải về, nếu dung lượng tập tin không khớp, tên ứng dụng lạ hoắc thì hãy suy nghĩ trước khi tải tiếp và cẩn trọng trước khi cài đặt.
Chẳng hạn, nếu trên một diễn đàn có chia sẻ chương trình Adobe Acrobat XI Pro với dung lượng tập tin tải về là 528 MB, nhưng khi nhấn vào đường dẫn và chọn Download trong trang web hiện ra thì trình duyệt chỉ thông báo tập tin có dung lượng 4MB. Lúc này, người dùng phải dừng tải ngay lập tức vì đó là một sự nhầm lẫn không sai vào đâu được.
Ngoài ra, người dùng có thể phân biệt thật giả thông qua phần mở rộng của tập tin, nếu dữ liệu được chia sẻ là một tập tin nén *.rar mà lại đang tải về tập tin *.exe thì cũng là trường hợp có nhẫm lẫn.
Xứ lý khi dính phải ứng dụng quảng cáo
Đối với tình huống cài phải thành phần quảng cáo là thanh công cụ “The Ask Toolbar”, người dùng có thể vào “Start”, chọn “Control Panel”, nhấn “Unstall or change a program”, nhấn chuột phải vào “Ask” trong danh sách, chọn “Unstall”. Lưu ý, phải tắt các trình duyệt web đang mở trước khi thực hiện thao tác này.
Sau đó, mở trình duyệt lên để thay đổi lại trang chủ mặc định tại mục “Home Page”.
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Phòng tránh virus trên USB
Để bảo vệ và tránh virus từ thiết bị lưu trữ di động lan vào máy tính, người dùng cần phải cẩn trọng khi truy xuất một thư mục trong USB và nhờ đến sự bổ trợ của các tiện ích USB Disk Security, USB Immunizer hoặc USB Dummy Protect.
Ngoài việc cài đặt một phần mềm diệt virus mạnh và luôn cập nhật dữ liệu mới nhất, kích hoạt tường lửa, tránh nhấn vào những đường dẫn trong email lạ, người dùng nên cài đặt một tiện ích hỗ trợ có tính năng bảo vệ thiết bị lưu trữ gắn ngoài chuyên biệt.
Không nhấn đôi chuột vào thư mục
Để tránh bị nhiễm virus, bạn tuyệt đối không mở ổ USB bằng thao tác nhấn đôi chuột mà hãy mở cửa sổ Windows Explorer (Windows + E) lên trước, rồi nhấn vào dấu cộng (+) phía trước tên ổ đĩa tại cây thư mục bên trái giao diện.
Thư mục Autorun.inf chứa virus, có đặc điểm là màu vàng nhạt hơn so với thư mục bình thường.
Để tránh virus hidden folder, người dùng cần cẩn trọng mỗi khi mở một thư mục trong ổ USB bằng thao tác đúp chuột, tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng thao tác truy xuất thư mục như cách chống virus autorun (virus tự chạy). Ngoài ra, đặc điểm dễ nhận biết của virus này là chúng thường tạo một thư mục cùng tên, ngay trong thư mục gốc và thư mục này thường có màu vàng nhạt hơn so với thư mục bình thường trên Windows.
Sử dụng tiện ích USB Disk Security
Đây được xem là sản phẩm chứa đầy đủ các công cụ cần thiết để bảo vệ ổ đĩa di động của bạn. Không chỉ tập trung vào việc bảo vệ chiếc USB, USB Disk Security còn bảo vệ an toàn cho máy tính khi có USB kết nối, từ đó người dùng sẽ bớt đi sự lo lắng do dữ liệu bị phá hoại bởi virus.
USB Disk Security (tải về tại đây) cung cấp bốn tính năng chính gồm: USB Shield (bảo vệ máy tính theo thời gian thực để ngăn chặn nguy cơ từ các thiết bị USB vừa kết nối), USB Scan (dọn dẹp mã độc hại trong USB), USB Access Control (ngăn chặn sao chép dữ liệu từ máy tính ra USB), USB Drive Control (ngăn chặn các thiết bị lưu trữ gắn ngoài lần đầu tiên được kết nối với máy tính). Người dùng chỉ cần cài đặt USB Disk Security trên máy tính và cho ứng dụng chạy nền dưới khay hệ thống để các tính năng trên hoạt động ngay khi phát hiện có mối nguy hiểm.
Nhờ sự hỗ trợ của USB Immunizer
Được phân phối miễn phí bởi hãng BitDefender, USB Immunizer (tải về tại đây) là phần mềm đáng tin cậy để chống lại virus autorun.inf. Theo đó, virus autorun.inf là loại virus khá nguy hiểm, thường tồn tại trên các bút nhớ, nó sẽ tự động kích hoạt khi USB kết nối vào máy tính. USB Immunizer có tính năng tạo ra một tập tin autorun.inf trên USB, nhưng với cấu trúc đặc biệt. Nhờ vậy, tập tin này không thể được thay thế bởi virus nên virus autorun.inf sẽ khó tồn tại được trên chiếc USB của bạn.
USB Dummy Protect
Cơ chế phòng chống virus của chương trình USB Dummy Protect (tải về tạiđây) khá độc đáo. Để tồn tại được trên USB thì thiết bị phải còn một bộ nhớ trống nhất định để lưu trữ virus. Do đó, USB Dummy Protect sẽ giúp tạo một tập tin dummy.file trên ổ đĩa để chiếm từng bit cuối cùng còn trống trên USB. Với nguyên tắc này, virus không còn “đất” để có thể tồn tại. Tuy nhiên, cách này chỉ là giải pháp hiệu quả đối với những USB có dữ liệu cố định, ít khi thay đổi như ổ lưu trữ chứa Hiren’s Boot CD, cài đặt Windows chẳng hạn. Còn đối với USB thường xuyên thay đổi dữ liệu, bạn không nên sử dụng cách này, do mỗi lần có thay đổi dữ liệu, người dùng phải xóa tập tin dummy.file đi.
Lưu ý rằng, USB Dummy Protect sẽ không hoạt động trên USB định dạng FAT có dung lượng trống trên 4GB.
Ngoài việc cài đặt một phần mềm diệt virus mạnh và luôn cập nhật dữ liệu mới nhất, kích hoạt tường lửa, tránh nhấn vào những đường dẫn trong email lạ, người dùng nên cài đặt một tiện ích hỗ trợ có tính năng bảo vệ thiết bị lưu trữ gắn ngoài chuyên biệt.
Không nhấn đôi chuột vào thư mục
Để tránh bị nhiễm virus, bạn tuyệt đối không mở ổ USB bằng thao tác nhấn đôi chuột mà hãy mở cửa sổ Windows Explorer (Windows + E) lên trước, rồi nhấn vào dấu cộng (+) phía trước tên ổ đĩa tại cây thư mục bên trái giao diện.
Thư mục Autorun.inf chứa virus, có đặc điểm là màu vàng nhạt hơn so với thư mục bình thường.
Để tránh virus hidden folder, người dùng cần cẩn trọng mỗi khi mở một thư mục trong ổ USB bằng thao tác đúp chuột, tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng thao tác truy xuất thư mục như cách chống virus autorun (virus tự chạy). Ngoài ra, đặc điểm dễ nhận biết của virus này là chúng thường tạo một thư mục cùng tên, ngay trong thư mục gốc và thư mục này thường có màu vàng nhạt hơn so với thư mục bình thường trên Windows.
Sử dụng tiện ích USB Disk Security
Đây được xem là sản phẩm chứa đầy đủ các công cụ cần thiết để bảo vệ ổ đĩa di động của bạn. Không chỉ tập trung vào việc bảo vệ chiếc USB, USB Disk Security còn bảo vệ an toàn cho máy tính khi có USB kết nối, từ đó người dùng sẽ bớt đi sự lo lắng do dữ liệu bị phá hoại bởi virus.
USB Disk Security (tải về tại đây) cung cấp bốn tính năng chính gồm: USB Shield (bảo vệ máy tính theo thời gian thực để ngăn chặn nguy cơ từ các thiết bị USB vừa kết nối), USB Scan (dọn dẹp mã độc hại trong USB), USB Access Control (ngăn chặn sao chép dữ liệu từ máy tính ra USB), USB Drive Control (ngăn chặn các thiết bị lưu trữ gắn ngoài lần đầu tiên được kết nối với máy tính). Người dùng chỉ cần cài đặt USB Disk Security trên máy tính và cho ứng dụng chạy nền dưới khay hệ thống để các tính năng trên hoạt động ngay khi phát hiện có mối nguy hiểm.
Nhờ sự hỗ trợ của USB Immunizer
Được phân phối miễn phí bởi hãng BitDefender, USB Immunizer (tải về tại đây) là phần mềm đáng tin cậy để chống lại virus autorun.inf. Theo đó, virus autorun.inf là loại virus khá nguy hiểm, thường tồn tại trên các bút nhớ, nó sẽ tự động kích hoạt khi USB kết nối vào máy tính. USB Immunizer có tính năng tạo ra một tập tin autorun.inf trên USB, nhưng với cấu trúc đặc biệt. Nhờ vậy, tập tin này không thể được thay thế bởi virus nên virus autorun.inf sẽ khó tồn tại được trên chiếc USB của bạn.
USB Dummy Protect
Cơ chế phòng chống virus của chương trình USB Dummy Protect (tải về tạiđây) khá độc đáo. Để tồn tại được trên USB thì thiết bị phải còn một bộ nhớ trống nhất định để lưu trữ virus. Do đó, USB Dummy Protect sẽ giúp tạo một tập tin dummy.file trên ổ đĩa để chiếm từng bit cuối cùng còn trống trên USB. Với nguyên tắc này, virus không còn “đất” để có thể tồn tại. Tuy nhiên, cách này chỉ là giải pháp hiệu quả đối với những USB có dữ liệu cố định, ít khi thay đổi như ổ lưu trữ chứa Hiren’s Boot CD, cài đặt Windows chẳng hạn. Còn đối với USB thường xuyên thay đổi dữ liệu, bạn không nên sử dụng cách này, do mỗi lần có thay đổi dữ liệu, người dùng phải xóa tập tin dummy.file đi.
Lưu ý rằng, USB Dummy Protect sẽ không hoạt động trên USB định dạng FAT có dung lượng trống trên 4GB.
Một số thủ thuật khi dùng Google Docs
Việc sử dụng phím tắt, tính năng kéo – thả, tạo shortcut cho Google Docs, phục hồi lại phiên bản cũ của văn bản và dịch thuật nhanh chóng sẽ giúp bạn làm việc với Google Docs hiệu quả hơn.
Google Docs là ứng dụng trực tuyến giúp soạn thảo, biên tập, quản lý và chia sẻ văn bản mạnh mẽ của Google. Nó tương tự Microsoft Word, nhưng lại không quá phức tạp như phiên bản Microsoft Word 2013 mới nên người dùng không cần phải tốn nhiều thời gian để làm quen. Bạn có thể tham khảo một số thủ thuật nhỏ dưới đây để sử dụng Google Docs hiệu quả hơn.
Khai thác phím tắt
Hầu hết các trang web không hỗ trợ phím tắt để gọi các tính năng khi sử dụng. Ví dụ, trong lúc đang soạn thảo văn bản trực tuyến, người dùng nhấn tổ hợp phím Ctrl + S thì lệnh lưu toàn bộ nội dung HTML của trang web sẽ được thực hiện, thay vì lưu văn bản như trên Microsoft Word hay Notepad... Google Docs thì khác, nó có những phím tắt độc lập so với trình duyệt, giúp người dùng thao tác nhanh chóng và dễ dàng hơn với công việc soạn thảo trên đó. Dưới đây là một vài phím tắt thường sử dụng bạn cần biết:
Ctrl + Alt + C: Sao chép phần văn bản đã được chọn (tương tự Ctrl + C trong Microsoft Word).
Ctrl + Alt + V: Dán phần văn bản bạn đã sao chép (tương tự Ctrl + V trong Microsoft Word).
Ctrl +: Xóa tất cả các định dạng của văn bản đang được chọn (loại bỏ in đậm, gạch chân, in nghiêng, màu sắc...).
Tab và Shift + Tab: Phím Tab giúp đẩy phần văn bản được chọn cách xa lề một khoảng 0.5 inch, còn tổ hợp phím Shift + Tab thì ngược lại.
Ctrl + Shift + C: Đếm số lượng từ của phần văn bản bạn đang chọn.
Ngoài ra, Google Docs còn có nhiều phím tắt hữu dụng khác, các bạn tham khảo tạiđây.
Kẻo thả để upload văn bản
Trước đây, hầu hết người dùng Google Docs đều nghĩ công cụ này khá phiền phức, họ cũng bày tỏ sự thất vọng bởi vì phải thực hiện một loạt các thao tác trên thanh menu và các nút lệnh chỉ để tải lên một tập tin duy nhất. Nếu muốn tải lên một tập tin khác, phải thực hiện lại các thao tác trên. Tuy nhiên, tính năng Drag & Drop (kéo thả) đã làm thay đổi mọi suy nghĩ đó, nhờ Drag & Drop mà việc upload một văn bản trên Google Docs trở nên thật đơn giản.
Nếu người dùng muốn thêm một tập tin mới (như *.doc, *.docx, *.xls...) vào tài khoản Google Docs của mình, chỉ cần kéo và thả từ cửa sổ Windows Explorer vào trình duyệt. Ngay lập tức, văn bản sẽ được tải lên và bạn có thể thực hiện các thao tác chỉnh sửa trên Google Docs.
Shortcut tạo văn bản mới trên desktop
Để khởi tạo một văn bản mới trên Google Docs, người dùng thường phải thực hiện qua nhiều công đoạn, như mở một thẻ mới trên trình duyệt, truy cập vào trang chủ của dịch vụ Google Docs, rồi mới nhấn CREATE. Tuy nhiên, bạn có thể thao tác nhanh hơn, đơn giản hơn, bằng cách đưa địa chỉ https://docs.google.com/document/create vào bookmark của trình duyệt, hoặc tạo một shortcut cho tính năng này ngay trên màn hình desktop để kích hoạt bất cứ khi nào.
Đầu tiên, nhấn chuột phải lên màn hình, chọn New, Shortcut. Sau đó, nhập địa chỉ https://docs.google.com/document/create vào cửa sổ hiện ra. Tiếp theo, đặt tên bất kỳ cho shortcut sắp tạo, chẳng hạn là “Create Google Docs”. Cuối cùng, nhấn Finish.
Lúc này, trên màn hình đã có một shortcut mới, mang biểu tượng của trình duyệt web mặc định. Từ nay, bạn chỉ việc kích hoạt shortcut này để tạo một văn bản mới trên Google Docs, tuy nhiên, trình duyệt phải đang đăng nhập tài khoản Google, nếu không bạn cần phải đăng nhập trước khi sử dụng.
Phục hồi lại dữ liệu cũ
Google Docs hỗ trợ lưu lại lịch sử những thao tác mà người dùng đã tác động làm thay đổi nội dung văn bản. Theo đó, nó không chỉ theo dõi các thao tác đã thực hiện để bạn xem lại, mà còn cho phép phục hồi văn bản về một trạng thái cũ hơn bất kỳ thật dễ dàng thông qua hệ thống lưu trữ lịch sử tập tin. Để mở danh sách các trạng thái có thể phục hồi của tập tin trước đó, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Shift + G.
Dịch thuật nhanh chóng
Cùng sử dụng bộ máy dịch thuật Google Translate, người dùng có thể dịch văn bản qua lại giữa nhiều ngôn ngữ ngay trên giao diện soạn thảo văn bản. Tất cả những gì cần làm là vào Tools, chọn Translate Docs, chỉ định ngôn ngữ đích cần dịch sang và đặt tên cho tập tin mới. Ngay lập tức, màn hình sẽ hiển thị văn bản mới là nội dung sau khi dịch sang ngôn ngữ khác của văn bản gốc.
Google Docs là ứng dụng trực tuyến giúp soạn thảo, biên tập, quản lý và chia sẻ văn bản mạnh mẽ của Google. Nó tương tự Microsoft Word, nhưng lại không quá phức tạp như phiên bản Microsoft Word 2013 mới nên người dùng không cần phải tốn nhiều thời gian để làm quen. Bạn có thể tham khảo một số thủ thuật nhỏ dưới đây để sử dụng Google Docs hiệu quả hơn.
Khai thác phím tắt
Hầu hết các trang web không hỗ trợ phím tắt để gọi các tính năng khi sử dụng. Ví dụ, trong lúc đang soạn thảo văn bản trực tuyến, người dùng nhấn tổ hợp phím Ctrl + S thì lệnh lưu toàn bộ nội dung HTML của trang web sẽ được thực hiện, thay vì lưu văn bản như trên Microsoft Word hay Notepad... Google Docs thì khác, nó có những phím tắt độc lập so với trình duyệt, giúp người dùng thao tác nhanh chóng và dễ dàng hơn với công việc soạn thảo trên đó. Dưới đây là một vài phím tắt thường sử dụng bạn cần biết:
Ctrl + Alt + C: Sao chép phần văn bản đã được chọn (tương tự Ctrl + C trong Microsoft Word).
Ctrl + Alt + V: Dán phần văn bản bạn đã sao chép (tương tự Ctrl + V trong Microsoft Word).
Ctrl +: Xóa tất cả các định dạng của văn bản đang được chọn (loại bỏ in đậm, gạch chân, in nghiêng, màu sắc...).
Tab và Shift + Tab: Phím Tab giúp đẩy phần văn bản được chọn cách xa lề một khoảng 0.5 inch, còn tổ hợp phím Shift + Tab thì ngược lại.
Ctrl + Shift + C: Đếm số lượng từ của phần văn bản bạn đang chọn.
Ngoài ra, Google Docs còn có nhiều phím tắt hữu dụng khác, các bạn tham khảo tạiđây.
Kẻo thả để upload văn bản
Trước đây, hầu hết người dùng Google Docs đều nghĩ công cụ này khá phiền phức, họ cũng bày tỏ sự thất vọng bởi vì phải thực hiện một loạt các thao tác trên thanh menu và các nút lệnh chỉ để tải lên một tập tin duy nhất. Nếu muốn tải lên một tập tin khác, phải thực hiện lại các thao tác trên. Tuy nhiên, tính năng Drag & Drop (kéo thả) đã làm thay đổi mọi suy nghĩ đó, nhờ Drag & Drop mà việc upload một văn bản trên Google Docs trở nên thật đơn giản.
Nếu người dùng muốn thêm một tập tin mới (như *.doc, *.docx, *.xls...) vào tài khoản Google Docs của mình, chỉ cần kéo và thả từ cửa sổ Windows Explorer vào trình duyệt. Ngay lập tức, văn bản sẽ được tải lên và bạn có thể thực hiện các thao tác chỉnh sửa trên Google Docs.
Shortcut tạo văn bản mới trên desktop
Để khởi tạo một văn bản mới trên Google Docs, người dùng thường phải thực hiện qua nhiều công đoạn, như mở một thẻ mới trên trình duyệt, truy cập vào trang chủ của dịch vụ Google Docs, rồi mới nhấn CREATE. Tuy nhiên, bạn có thể thao tác nhanh hơn, đơn giản hơn, bằng cách đưa địa chỉ https://docs.google.com/document/create vào bookmark của trình duyệt, hoặc tạo một shortcut cho tính năng này ngay trên màn hình desktop để kích hoạt bất cứ khi nào.
Đầu tiên, nhấn chuột phải lên màn hình, chọn New, Shortcut. Sau đó, nhập địa chỉ https://docs.google.com/document/create vào cửa sổ hiện ra. Tiếp theo, đặt tên bất kỳ cho shortcut sắp tạo, chẳng hạn là “Create Google Docs”. Cuối cùng, nhấn Finish.
Lúc này, trên màn hình đã có một shortcut mới, mang biểu tượng của trình duyệt web mặc định. Từ nay, bạn chỉ việc kích hoạt shortcut này để tạo một văn bản mới trên Google Docs, tuy nhiên, trình duyệt phải đang đăng nhập tài khoản Google, nếu không bạn cần phải đăng nhập trước khi sử dụng.
Phục hồi lại dữ liệu cũ
Google Docs hỗ trợ lưu lại lịch sử những thao tác mà người dùng đã tác động làm thay đổi nội dung văn bản. Theo đó, nó không chỉ theo dõi các thao tác đã thực hiện để bạn xem lại, mà còn cho phép phục hồi văn bản về một trạng thái cũ hơn bất kỳ thật dễ dàng thông qua hệ thống lưu trữ lịch sử tập tin. Để mở danh sách các trạng thái có thể phục hồi của tập tin trước đó, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Shift + G.
Dịch thuật nhanh chóng
Cùng sử dụng bộ máy dịch thuật Google Translate, người dùng có thể dịch văn bản qua lại giữa nhiều ngôn ngữ ngay trên giao diện soạn thảo văn bản. Tất cả những gì cần làm là vào Tools, chọn Translate Docs, chỉ định ngôn ngữ đích cần dịch sang và đặt tên cho tập tin mới. Ngay lập tức, màn hình sẽ hiển thị văn bản mới là nội dung sau khi dịch sang ngôn ngữ khác của văn bản gốc.
Chat giữa các máy trong mạng LAN
Thông qua sự trợ giúp của StickIt hoặc WinSent Messenger, người dùng dễ dàng gửi thông điệp qua lại giữa các máy tính trong mạng LAN thật nhanh chóng với giao diện rất trực quan.
StickIt (tải tại đây) là công cụ giúp người dùng gửi và nhận tin nhắn trong mạng LAN thật đơn giản, an toàn và nhanh chóng.
Để StickIt hoạt động được trên Windows, cần kích hoạt chương trình với quyền quản trị, bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng StickIt trên màn hình, chọn Run as administrator. Ngoài ra, người dùng cần thêm địa chỉ IP của các máy tính trong mạng LAN vào danh sách liên lạc của phần mềm trước khi gửi và nhận tin nhắn.
Nếu đã biết địa chỉ IP của một máy cụ thể trong mạng LAN, người dùng thêm vào sổ địa chỉ bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng StickIt dưới khay hệ thống, chọn Contacts, Add. Sau đó, nhập địa chỉ IP của máy tính vào ô IP Address và nhập tên định danh tương ứng cho máy đó vào ô Name. Ngoài ra, có thể nhấn Browse để chọn các máy tính muốn đưa vào danh sách liên hệ thông qua tính năng tự động quét tìm tất cả máy tính đang kết nối trong cùng hệ thống mạng LAN.
Lưu ý, biểu tượng mặt cười sáng chứng tỏ máy tính đang mở và đã được kích hoạt phần mềm StickIt, còn biểu tượng mặt cười tối tức là máy tính đó không sẵn sàng để gửi và nhận tin nhắn với StickIt.
Để có địa chỉ IP của máy tính nào trong mạng LAN, vào Start, Run, gõ cmd, nhấn Enter, rồi nhập lệnh ipconfig ở cửa sổ Command Prompt. Trên kết quả hiện ra, lấy địa chỉ IP tại dòng "IPv4 Address" tại nhóm "Ethernet adapter Local Area Connection" (đối với trường hợp các máy tính trong mạng LAN sử dụng cáp mạng RJ45 thông thường).
Sau khi đã có danh sách các máy tính trong mạng LAN, người dùng vào Contacts, nhấn đôi chuột trái vào máy tính có mặt cười đang sáng, rồi nhập thông điệp cần gửi đi (có thể định dạng font chữ, kích cỡ chữ và màu sắc). Xong, nhấn Send. Nếu tin nhắn được gửi thành công, máy tính của người dùng sẽ xuất hiện thông báo tin nhắn đã được gửi đi, còn máy nhận sẽ xuất hiện tin nhắn đó dưới góc phải màn hình.
Sử dụng WinSent Messenger
Để WinSent Messenger (tải tại đây) hoạt động được trên các máy tính trong mạng LAN, cần cài đặt phần mềm này vào tất cả các máy. Sau khi cài đặt thành công, một biểu tượng của chương trình WinSent Messenger sẽ xuất hiện dưới khay hệ thống, người dùng nhấn chuột trái vào biểu tượng này, chọn "Find users in network" để WinSent Messenger tìm kiếm tất cả những máy tính có trong cùng hệ thống mạng LAN.
Trên danh sách hiện ra, những máy tính có biểu tượng mặt người với màu sáng tức là đang kết nối tốt với máy tính hiện hành, còn những máy tính có biểu tượng mặt người tối màu tức là chưa thể kết nối. Khi đó, người dùng chỉ có thể gửi tin nhắn đến các máy tính đã kết nối, bằng cách nhấn đôi chuột vào tên máy tính đó, rồi nhập nội dung tin nhắn. Xong, nhấn nút Send.
Để trả lời lại lời nhắn thì ở máy nhận, người dùng bạn chọn Reply ở hộp thoại chứa tin nhắn hiện ra. Ngoài ra, tùy chọn Copy còn cho phép bạn sao chép lời chat sang các chương trình soạn thảo hoặc gửi lại lời chat đó đến máy khác.
Nếu muốn thay đổi thời gian hiển thị hộp thoại chứa tin nhắn, chọn thẻ "Message receiving", nhập thời gian (tính bằng giây) vào ô "At expiration of… sec".
StickIt (tải tại đây) là công cụ giúp người dùng gửi và nhận tin nhắn trong mạng LAN thật đơn giản, an toàn và nhanh chóng.
Để StickIt hoạt động được trên Windows, cần kích hoạt chương trình với quyền quản trị, bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng StickIt trên màn hình, chọn Run as administrator. Ngoài ra, người dùng cần thêm địa chỉ IP của các máy tính trong mạng LAN vào danh sách liên lạc của phần mềm trước khi gửi và nhận tin nhắn.
Nếu đã biết địa chỉ IP của một máy cụ thể trong mạng LAN, người dùng thêm vào sổ địa chỉ bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng StickIt dưới khay hệ thống, chọn Contacts, Add. Sau đó, nhập địa chỉ IP của máy tính vào ô IP Address và nhập tên định danh tương ứng cho máy đó vào ô Name. Ngoài ra, có thể nhấn Browse để chọn các máy tính muốn đưa vào danh sách liên hệ thông qua tính năng tự động quét tìm tất cả máy tính đang kết nối trong cùng hệ thống mạng LAN.
Lưu ý, biểu tượng mặt cười sáng chứng tỏ máy tính đang mở và đã được kích hoạt phần mềm StickIt, còn biểu tượng mặt cười tối tức là máy tính đó không sẵn sàng để gửi và nhận tin nhắn với StickIt.
Để có địa chỉ IP của máy tính nào trong mạng LAN, vào Start, Run, gõ cmd, nhấn Enter, rồi nhập lệnh ipconfig ở cửa sổ Command Prompt. Trên kết quả hiện ra, lấy địa chỉ IP tại dòng "IPv4 Address" tại nhóm "Ethernet adapter Local Area Connection" (đối với trường hợp các máy tính trong mạng LAN sử dụng cáp mạng RJ45 thông thường).
Sau khi đã có danh sách các máy tính trong mạng LAN, người dùng vào Contacts, nhấn đôi chuột trái vào máy tính có mặt cười đang sáng, rồi nhập thông điệp cần gửi đi (có thể định dạng font chữ, kích cỡ chữ và màu sắc). Xong, nhấn Send. Nếu tin nhắn được gửi thành công, máy tính của người dùng sẽ xuất hiện thông báo tin nhắn đã được gửi đi, còn máy nhận sẽ xuất hiện tin nhắn đó dưới góc phải màn hình.
Sử dụng WinSent Messenger
Để WinSent Messenger (tải tại đây) hoạt động được trên các máy tính trong mạng LAN, cần cài đặt phần mềm này vào tất cả các máy. Sau khi cài đặt thành công, một biểu tượng của chương trình WinSent Messenger sẽ xuất hiện dưới khay hệ thống, người dùng nhấn chuột trái vào biểu tượng này, chọn "Find users in network" để WinSent Messenger tìm kiếm tất cả những máy tính có trong cùng hệ thống mạng LAN.
Trên danh sách hiện ra, những máy tính có biểu tượng mặt người với màu sáng tức là đang kết nối tốt với máy tính hiện hành, còn những máy tính có biểu tượng mặt người tối màu tức là chưa thể kết nối. Khi đó, người dùng chỉ có thể gửi tin nhắn đến các máy tính đã kết nối, bằng cách nhấn đôi chuột vào tên máy tính đó, rồi nhập nội dung tin nhắn. Xong, nhấn nút Send.
Để trả lời lại lời nhắn thì ở máy nhận, người dùng bạn chọn Reply ở hộp thoại chứa tin nhắn hiện ra. Ngoài ra, tùy chọn Copy còn cho phép bạn sao chép lời chat sang các chương trình soạn thảo hoặc gửi lại lời chat đó đến máy khác.
Nếu muốn thay đổi thời gian hiển thị hộp thoại chứa tin nhắn, chọn thẻ "Message receiving", nhập thời gian (tính bằng giây) vào ô "At expiration of… sec".
Sạc thiết bị di động thế nào tốt nhất
Sạc bằng bộ nguồn đi kèm sẽ tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho thiết bị hơn. Ngoài ra, người dùng cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng sạc của những thiết bị khác hay nạp điện qua cổng USB máy tính.
Thử nghiệm thực tế
Nhằm tìm ra cách nhanh nhất để nạp năng lượng cho smartphone và máy tính bảng,PCWorld Mỹ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm để xem thời gian sạc thiết bị mất bao lâu. 4 thiết bị được thử nghiệm gồm điện thoại iPhone 5 và Samsung Galaxy S III; máy tính bảng iPad 4 và Samsung Galaxy Note 10.1.
Thử nghiệm đã sử dụng bộ sạc gốc của mỗi điện thoại, máy tính bảng và các cổng USB (của máy tính Mac và máy tính xách tay dùng Windows 7) bên cạnh việc dùng bộ sạc gốc của điện thoại này cho điện thoại kia, bộ sạc gốc của máy tính bảng này cho máy tính bảng kia.
Kết quả thu được
Nhìn chung, thời gian nạp điện nhanh nhất là khi sử dụng bộ sạc gốc (thiết bị nạp điện được bán kèm cùng với điện thoại, máy tính bảng). Đối với 3 trong số 4 thiết bị thử nghiệm, bộ sạc gốc nạp điện nhanh nhất cho thiết bị “đồng hành” của nó. Ngoại lệ duy nhất là Samsung Galaxy S III, có thời gian nạp năng lượng với sạc nguyên bản lâu hơn chút đỉnh.
Bộ sạc gốc là loại được bán kèm với điện thoại, máy tính bảng. Bộ sạc khác là thiết bị nạp điện thích hợp của nhà sản xuất khác.
Kết quả trên khiến bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi thấy một số thiết bị được nạp điện bằng bộ nguồn không phải của nó lại lâu đến vậy. Theo nhóm thử nghiệm, tất cả điện thoại hay máy tính bảng này đều chứa mạch phát hiện thiết bị có được cắm nguồn hay không. Nếu thấy bộ sạc không phải loại dành riêng của mình, chúng sẽ làm giảm dòng điện để tránh làm cho thiết bị nóng quá. Sự thận trọng này có lẽ là nguyên nhân khiến thời gian nạp đầy pin lại lâu đến vậy.
Tóm lại, nếu bạn đi du lịch hoặc công tác mà không mang theo các bộ sạc gốc, thì sẽ phải chờ rất lâu để thiết bị của mình được nạp đủ điện.
Đừng dùng bộ sạc điện thoại cho máy tính bảng
Thử nghiệm này cũng đã thử sử dụng những bộ nạp điện được thiết kế cho điện thoại trên các máy tính bảng, và ngược lại. Kết quả cho thấy điện thoại không gặp vấn đề gì khi dùng bộ sạc máy tính bảng, nhưng máy tính bảng thì không đáp ứng tốt với bộ sạc điện thoại.
Kết quả nạp điện cho dòng thiết bị này bằng bộ sạc của dòng thiết bị khác.
Ở đây, Samsung Note 10.1 là tệ nhất khi phải mất 15 giờ 29 phút để nạp điện đầy khi sử dụng bộ sạc của Samsung Galaxy S III. Tuy nhiên, iPad cũng chẳng tốt hơn nhiều khi mất hơn 10 giờ để nạp đầy điện bằng bộ sạc iPhone 5.
Nguyên nhân là trong khi bộ sạc iPad cung cấp dòng điện 2.100 mA thì bộ sạc iPhone chỉ có dòng điện 1.000 mA. Điều này khiến việc nạp điện cho pin lớn của iPad bằng bộ sạc iPhone giống như việc dùng máy bơm gia đình bơm nước cho cả khu chung cư vậy. Mặc dù nó vẫn hoạt động, nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Sạc qua cổng USB - không phải tất cả các cổng đều như nhau
Khi nói đến việc nạp điện cho điện thoại hay máy tính bảng từ cổng USB thì bạn nên nhớ rằng, không phải tất cả các cổng USB đều thực hiện tốt như nhau.
Thử nghiệm trên đã sạc cho 4 thiết bị từ các cổng USB của máy tính xách tay Lenovo ThinkPad Twist S230u (chạy Windows) và MacBook Air. Kết quả cho thấy, chúng nạp điện cho các thiết bị di động khá chậm.
Kết quả sạc qua cổng USB máy tính.
Trong thử nghiệm, để nạp điện thông qua máy tính xách tay, Samsung Galaxy S III mất hơn 5 giờ trong khi iPhone 5 mất từ 2-3 giờ. Đó là bởi vì iPhone 5 có pin với dung lượng 1.400 mAh, nhỏ hơn so với mức 2.100 mAh của Galaxy S III. Cả 2 thiết bị này đã tiêu thụ 500 mA điện năng trong khi sạc.
Trong khi đó, iPad chỉ mất 6 giờ để nạp điện từ cổng USB của MacBook Air, nhưng nó cần tới hơn 25 giờ để sạc đầy khi kết nối vào cổng USB của Lenovo ThinkPad.
Các cổng USB cung cấp lượng điện năng khác nhau, tùy thuộc vào thiết bị kết nối.
Nguyên nhân bởi vì điện thoại và máy tính bảng Apple có thể nạp được nhiều điện năng hơn (tối đa 1.100 mA) từ cổng USB của các thiết bị Apple. Tuy nhiên, chỉ các sản phẩm của Apple mới làm được thế vì Samsung Note 10.1 phải mất hơn 15 giờ để sạc từ cùng những cổng USB đó.
Cổng USB 2.0 trên máy tính xách tay có thể cung cấp 500 mAh (USB 3.0 thì tăng lên đến 900 mAh), nhưng chỉ khi nào thiết bị đang cắm có yêu cầu. Nếu thiết bị không yêu cầu, máy tính xách tay chỉ cung cấp khoảng 100 mAh để tránh quá tải. Tính năng nạp điện nhanh (faster-charging) có sẵn trên một số máy tính đời mới gần đây, thường được đề cập tới như là cổng USB cung cấp dòng điện cao. Nếu bạn vừa mới mua máy tính xách tay thì hãy xem sách hướng dẫn sử dụng để xác định liệu nó có cung cấp tính năng này không và cách dùng như thế nào.
Hãy sử dụng bộ sạc gốc
Thử nghiệm trên cho thấy, bạn sẽ nạp điện nhanh nhất nếu dùng bộ sạc đi kèm với thiết bị của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn mang theo một bộ sạc trong chuyến đi để nạp điện cho cả iPhone và iPad, hãy mang bộ sạc iPad thay vì bộ nạp điện của iPhone. Nhưng không nên lạm dụng vì các hãng sản xuất khuyến cáo, không nên dùng sạc máy tính bảng cho điện thoại di động vì nguồn nạp điện cho máy tính bảng lớn hơn điện thoại, nên dễ gây chai pin điện thoại.
Đối với các thiết bị khác, hãy sử dụng bộ sạc mà nhà sản xuất đã thử nghiệm dành riêng cho từng loại tương ứng. Hầu hết các nhà sản xuất bộ nạp điện đều có danh sách tương thích cho những sản phẩm của họ.
Một số công nghệ mới sắp ra đời có thể sẽ tăng tốc độ sạc lên nhanh hơn. Ví dụ, gần đây Qualcomm công bố chuẩn Quick Charge 2.0 mới mà sẽ cho phép bộ sạc đạt mức năng lượng 4 Amps (4.000 mA). Tuy nhiên, để sử dụng được thì bạn sẽ phải có bộ sạc đặc biệt và các thiết bị muốn sử dụng phải hỗ trợ chuẩn này.
Thử nghiệm thực tế
Nhằm tìm ra cách nhanh nhất để nạp năng lượng cho smartphone và máy tính bảng,PCWorld Mỹ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm để xem thời gian sạc thiết bị mất bao lâu. 4 thiết bị được thử nghiệm gồm điện thoại iPhone 5 và Samsung Galaxy S III; máy tính bảng iPad 4 và Samsung Galaxy Note 10.1.
Thử nghiệm đã sử dụng bộ sạc gốc của mỗi điện thoại, máy tính bảng và các cổng USB (của máy tính Mac và máy tính xách tay dùng Windows 7) bên cạnh việc dùng bộ sạc gốc của điện thoại này cho điện thoại kia, bộ sạc gốc của máy tính bảng này cho máy tính bảng kia.
Kết quả thu được
Nhìn chung, thời gian nạp điện nhanh nhất là khi sử dụng bộ sạc gốc (thiết bị nạp điện được bán kèm cùng với điện thoại, máy tính bảng). Đối với 3 trong số 4 thiết bị thử nghiệm, bộ sạc gốc nạp điện nhanh nhất cho thiết bị “đồng hành” của nó. Ngoại lệ duy nhất là Samsung Galaxy S III, có thời gian nạp năng lượng với sạc nguyên bản lâu hơn chút đỉnh.
Bộ sạc gốc là loại được bán kèm với điện thoại, máy tính bảng. Bộ sạc khác là thiết bị nạp điện thích hợp của nhà sản xuất khác.
Kết quả trên khiến bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi thấy một số thiết bị được nạp điện bằng bộ nguồn không phải của nó lại lâu đến vậy. Theo nhóm thử nghiệm, tất cả điện thoại hay máy tính bảng này đều chứa mạch phát hiện thiết bị có được cắm nguồn hay không. Nếu thấy bộ sạc không phải loại dành riêng của mình, chúng sẽ làm giảm dòng điện để tránh làm cho thiết bị nóng quá. Sự thận trọng này có lẽ là nguyên nhân khiến thời gian nạp đầy pin lại lâu đến vậy.
Tóm lại, nếu bạn đi du lịch hoặc công tác mà không mang theo các bộ sạc gốc, thì sẽ phải chờ rất lâu để thiết bị của mình được nạp đủ điện.
Đừng dùng bộ sạc điện thoại cho máy tính bảng
Thử nghiệm này cũng đã thử sử dụng những bộ nạp điện được thiết kế cho điện thoại trên các máy tính bảng, và ngược lại. Kết quả cho thấy điện thoại không gặp vấn đề gì khi dùng bộ sạc máy tính bảng, nhưng máy tính bảng thì không đáp ứng tốt với bộ sạc điện thoại.
Kết quả nạp điện cho dòng thiết bị này bằng bộ sạc của dòng thiết bị khác.
Ở đây, Samsung Note 10.1 là tệ nhất khi phải mất 15 giờ 29 phút để nạp điện đầy khi sử dụng bộ sạc của Samsung Galaxy S III. Tuy nhiên, iPad cũng chẳng tốt hơn nhiều khi mất hơn 10 giờ để nạp đầy điện bằng bộ sạc iPhone 5.
Nguyên nhân là trong khi bộ sạc iPad cung cấp dòng điện 2.100 mA thì bộ sạc iPhone chỉ có dòng điện 1.000 mA. Điều này khiến việc nạp điện cho pin lớn của iPad bằng bộ sạc iPhone giống như việc dùng máy bơm gia đình bơm nước cho cả khu chung cư vậy. Mặc dù nó vẫn hoạt động, nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Sạc qua cổng USB - không phải tất cả các cổng đều như nhau
Khi nói đến việc nạp điện cho điện thoại hay máy tính bảng từ cổng USB thì bạn nên nhớ rằng, không phải tất cả các cổng USB đều thực hiện tốt như nhau.
Thử nghiệm trên đã sạc cho 4 thiết bị từ các cổng USB của máy tính xách tay Lenovo ThinkPad Twist S230u (chạy Windows) và MacBook Air. Kết quả cho thấy, chúng nạp điện cho các thiết bị di động khá chậm.
Kết quả sạc qua cổng USB máy tính.
Trong thử nghiệm, để nạp điện thông qua máy tính xách tay, Samsung Galaxy S III mất hơn 5 giờ trong khi iPhone 5 mất từ 2-3 giờ. Đó là bởi vì iPhone 5 có pin với dung lượng 1.400 mAh, nhỏ hơn so với mức 2.100 mAh của Galaxy S III. Cả 2 thiết bị này đã tiêu thụ 500 mA điện năng trong khi sạc.
Trong khi đó, iPad chỉ mất 6 giờ để nạp điện từ cổng USB của MacBook Air, nhưng nó cần tới hơn 25 giờ để sạc đầy khi kết nối vào cổng USB của Lenovo ThinkPad.
Các cổng USB cung cấp lượng điện năng khác nhau, tùy thuộc vào thiết bị kết nối.
Nguyên nhân bởi vì điện thoại và máy tính bảng Apple có thể nạp được nhiều điện năng hơn (tối đa 1.100 mA) từ cổng USB của các thiết bị Apple. Tuy nhiên, chỉ các sản phẩm của Apple mới làm được thế vì Samsung Note 10.1 phải mất hơn 15 giờ để sạc từ cùng những cổng USB đó.
Cổng USB 2.0 trên máy tính xách tay có thể cung cấp 500 mAh (USB 3.0 thì tăng lên đến 900 mAh), nhưng chỉ khi nào thiết bị đang cắm có yêu cầu. Nếu thiết bị không yêu cầu, máy tính xách tay chỉ cung cấp khoảng 100 mAh để tránh quá tải. Tính năng nạp điện nhanh (faster-charging) có sẵn trên một số máy tính đời mới gần đây, thường được đề cập tới như là cổng USB cung cấp dòng điện cao. Nếu bạn vừa mới mua máy tính xách tay thì hãy xem sách hướng dẫn sử dụng để xác định liệu nó có cung cấp tính năng này không và cách dùng như thế nào.
Hãy sử dụng bộ sạc gốc
Thử nghiệm trên cho thấy, bạn sẽ nạp điện nhanh nhất nếu dùng bộ sạc đi kèm với thiết bị của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn mang theo một bộ sạc trong chuyến đi để nạp điện cho cả iPhone và iPad, hãy mang bộ sạc iPad thay vì bộ nạp điện của iPhone. Nhưng không nên lạm dụng vì các hãng sản xuất khuyến cáo, không nên dùng sạc máy tính bảng cho điện thoại di động vì nguồn nạp điện cho máy tính bảng lớn hơn điện thoại, nên dễ gây chai pin điện thoại.
Đối với các thiết bị khác, hãy sử dụng bộ sạc mà nhà sản xuất đã thử nghiệm dành riêng cho từng loại tương ứng. Hầu hết các nhà sản xuất bộ nạp điện đều có danh sách tương thích cho những sản phẩm của họ.
Một số công nghệ mới sắp ra đời có thể sẽ tăng tốc độ sạc lên nhanh hơn. Ví dụ, gần đây Qualcomm công bố chuẩn Quick Charge 2.0 mới mà sẽ cho phép bộ sạc đạt mức năng lượng 4 Amps (4.000 mA). Tuy nhiên, để sử dụng được thì bạn sẽ phải có bộ sạc đặc biệt và các thiết bị muốn sử dụng phải hỗ trợ chuẩn này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao