Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Máy bay quân sự Ấn Độ





Su-30MKI


Máy bay vận tải Il-76

MiG-21


Máy bay Mirage-2000

Máy bay MiG-27


Ảnh: Máy bay Jaguar


Máy bay Tejas LCA


Ảnh: Máy bay Embraer


Ảnh: Máy bay Il-78 và Su-30MKI

Trực thăng Mi-17V5

Máy bay tiếp dầu trên không IL-78M








Kịch bản Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai

Dù nhiều người vẫn tin rằng Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai khó có thể xảy ra, nhưng những hành động ngày một cứng rắn của Bình Nhưỡng trong thời gian qua khiến những kịch bản về một cuộc chiến dần rõ nét.



Không ai dám chắc chiến tranh sẽ xảy ra hay không. Nguy cơ xung đột là một kịch bản mà những nhà chiến lược quân sự phải cân nhắc dựa trên những căng thẳng ngày một gia tăng gần đây.

Bán đảo Triều Tiên nằm ở vùng Đông Bắc Á, khu vực kinh tế có quy mô lớn thứ ba thế giới sau Tây Âu và Bắc Mỹ. Giới quan sát cho rằng các thị trường toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, sự mất mát ghê gớm về nhân mạng cũng như một cuộc khủng hoảng hạt nhân thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Vậy, những kịch bản nào có thể xảy ra với bán đảo Triều Tiên?

Những phân tích của Andrew Salmon, một nhà báo tự do hoạt động tại Hàn Quốc đồng thời là tác giả của hai cuốn sách về Chiến tranh Triều Tiên, được CNN đăng tải để phác họa kịch bản xấu nhất cũng như các kịch bản khác cho xung đột tiềm ẩn ở bán đảo Triều Tiên.

Cái bắt tay Mỹ - Hàn

Lúc này, những hành động của Triều Tiên giống như "đổ thêm dầu vào lửa", đến nỗi Hàn Quốc và Mỹ vừa tuyên bố ký một thỏa thuận để cùng có kế hoạch đối phó nếu Bình Nhưỡng biến những lời đe dọa thành sự thực.

Việc ký kết thỏa thuận nói trên diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc đã và đang có những cuộc tập tập trận chung, trong đó có cả sự tham gia của các máy bay ném bom B-52 và B-2. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, George Little, cho hay các chuyến bay của "pháo đài bay" B-52 là nhằm đảm bảo lực lượng hỗn hợp Mỹ - Hàn được huấn luyện chiến đấu đầy đủ nhằm đối phó với hành động gây hấn.



Các chiến lược gia quân sự rõ ràng đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, và dường như người dân Hàn Quốc cũng đang sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể đến bất cứ lúc nào. Năm ngoái, Viện Asan tại Seoul cho hay người Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi đều tin rằng khả năng chiến tranh xảy ra lớn hơn khả năng ngược lại.

Chiến tranh kiểu mới

Trong hoàn cảnh hiện nay, một cuộc tấn công Triều Tiên theo kiểu những năm 50 của thế kỷ trước dường như là không thể xảy ra, nhưng những nguy cơ có thể thổi bùng mồi lửa xung đột trên bán đảo cùng tên vẫn tồn tại.


"Tôi không cho rằng các bên muốn một chiến tranh toàn lực, nhưng những kịch bản có thể dẫn tới kết quả này là một vài kiểu tính toán sai lầm hoặc hành động leo thang căng thẳng một cách khinh suất", Dan Pinkston, giám đốc văn phòng Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế tại Seoul, nói. "Vấn đề là, nhìn vào những diễn biến gần đây, các nấc thang căng thẳng đang ngày một ngắn lại".

Sau vụ chìm tàu Cheonan và vụ đảo Yeonpyeong bị nã pháo khiến tổng cộng 50 người Hàn Quốc thiệt mạng hồi năm 2010, Seoul đã nới lỏng các quy định, trong đó có việc cho phép tấn công trả đũa nhanh hơn đối với những cuộc tấn công của Triều Tiên, ví dụ như các tấn công của pháo binh hoặc hải quân.

Tháng trước, một vị tướng cấp cao của Hàn Quốc nói trước Quốc hội nước này về các kế hoạch về những cuộc tấn công phòng ngừa nếu tình báo phát hiện những sự chuẩn bị để tấn công hạt nhân từ Triều Tiên.

"Một khi chúng ta phát hiện pháo hoặc tên lửa tầm xa đang được chuẩn bị, chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công", Kim Byung-ki, giáo sư tại Đại học Cao Ly ở Seoul. Hàn Quốc không hề lo xa, bởi một máy bay Triều Tiên chỉ cần ba phút để tới Seoul, và một quả đạn pháo của Bình Nhưỡng chỉ cần một phút để bay sang phía bên kia biên giới.

Sự cam kết của Mỹ




Các nhà phân tích lo sợ một cuộc tấn công có giới hạn của Triều Tiên sẽ kích động sự đáp trả của Hàn Quốc, làm dấy lên vòng xoáy của sự leo thang căng thẳng, dẫn đến "cuộc chiến lớn". Với sự ràng buộc bằng hiệp ước của Seoul và Washington, Mỹ buộc phải cam kết.

"Về chính trị, Mỹ sẽ phải trợ giúp Hàn Quốc. Nếu không, chính sách quốc phòng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ đổ vỡ", James Hardy, giám đốc khu vực châu Á của nhà xuất bản IHS Jane's, nói.

Quân đội của Triều Tiên gồm 1,2 triệu binh sĩ, nhiều gấp đôi con số 640.000 binh sĩ của quân đội Hàn Quốc và 28.000 lính Mỹ đóng trên bán đảo Triều Tiên. Về tổng thể, quân đội Triều Tiên được cho là già cỗi: thiếu thốn nhiên liệu, các thiết bị lạc hậu và một số quân nhân trông gầy guộc, nhưng họ sở hữu hai mối đe dọa khôn lường: lực lượng đặc nhiệm và pháo binh.

Trong một báo cáo từ tháng 3 năm ngoái, Tướng James Thurman, chỉ huy lực lượng đặc biệt của Mỹ và Liên Hợp Quốc ở Hàn Quốc, đã cảnh báo rằng Triều Tiên đang tiếp tục cải thiện khả năng của lực lượng đặc nhiệm lớn nhất thế giới, với các binh sĩ được huấn luyện đặc biệt trong những nhiệm vụ nguy hiểm và khác thường.

Theo tướng Thurman, Bình Nhưỡng có 60.000 binh sĩ trong đơn vị đặc nhiệm và hơn 13.000 khẩu pháo, phần lớn được bố trí dọc theo khu phi quân sự DMZ và hướng về Seoul, thủ đô đông đúc của Hàn Quốc và chỉ cách biên giới liên Triều 48 km.

Ngoài ra, với số lượng quân chính quy và hỏa lực của mình, quân đội Triều Tiên có thể tập trung các đơn vị với quân số lớn, củng cố phòng thủ ở DMZ, chọc thủng nấc thang hàng rào bảo vệ thứ hai của Hàn Quốc và tiến vào khu vực Seoul cũng như các vùng quanh đó, nơi có khoảng 24 triệu dân sinh sống.

Tuy nhiên, với năng lực hậu cần và khả năng chống chọi yếu kém của quân đội Triều Tiên, các chuyên gia phân tích dự đoán cuộc tấn công chỉ kéo dài trong ba ngày đến một tuần, sau khi Bình Nhưỡng có thể đàm phán với một vị thế mạnh hơn.

Lực lượng đặc nhiệm

Trong khi đó, liệu lực lượng của Hàn Quốc có thể kéo dài được tình thế cho đến khi Mỹ cử quân tăng cường đến nơi? Liệu lực lượng của Mỹ có hoạt động hiệu quả với quân đồn trú của họ tại Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Nhật Bản, Okinawa và Guam, trước nguy cơ tấn công bằng đặc nhiệm và các tên lửa của Triều Tiên. Khả năng này rất khó dự đoán được.

Các lính đặc nhiệm là mũi nhọn của quân đội Triều Tiên, xâm nhập bằng đường không, đường biển và có lẽ là cả bằng vỏ bọc dân sự, để tấn công vào các công trình hạ tầng của Hàn Quốc và các căn cứ Mỹ, chuyên gia Kim Byung-ki thuộc đại học Cao Ly cho biết.

Sự hỗn loạn có thể càng tăng cao bởi các cuộc gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Trong khi đó, pháo của quân đội Triều Tiên có thể bắn đi hàng ngàn quả, ông Kim ước tính.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sức mạnh chiến đấu của quân đội Triều Tiên đến đâu. Trong các cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng, các binh sĩ bước đều tăm tắp, thể hiện một quân đội với kỷ luật chặt chẽ hàng đầu thế giới, nhưng với cuộc không kích của Mỹ, liệu chính quyền của Kim Jong-un có sụp đổ giống như chính quyền của Saddam Hussein ở Iraq cách đây 10 năm.

Điều đó dường như khó xảy ra. Khi quân đội Triều Tiên tham gia các trận chiến, đặc biệt là trong cuộc đụng độ trên biển Hoàng Hải năm 1999, 2002, 2010 và cuộc đột kích năm 1968, 1996, họ tỏ rõ sự thiện nghệ và quyết tâm của mình.

Tuy nhiên, không phải chỉ cần có lực lượng đặc nhiệm hay pháo binh là có thể chiến thắng. Họ không thể chiếm và giữ được đất. Điểm yếu nhất của quân đội Triều Tiên là lực lượng quân chủ lực dễ bị tấn công khi bắt đầu tham gia vào cuộc chiến.

Tổng hợp

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Triều Tiên dọa tấn công lục địa Mỹ

Tuyên bố của Bộ Chỉ huy tối cao của quân đội Triều Tiên yêu cầu "tất cả các đơn vị pháo binh, bao gồm đơn vị tên lửa chiến lược và đơn vị pháo tầm xa ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu mức độ A".



Các đơn vị cần phải chuẩn bị để tấn công "tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả vùng đất liền, đảo Hawaii và Guam của Mỹ", cũng như tấn công vào Hàn Quốc, hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn tuyên bố kể trên cho hay.

Dù Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái, phần lớn các chuyên gia cho rằng nước này còn nhiều năm nữa mới phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tấn công tới lục địa Mỹ.

Hawaii và Guam cũng nằm ngoài phạm vi của các tên lửa tầm trung. Tuy nhiên, loại vũ khí này có thể tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuyên bố của cơ quan quân sự tối cao xuất hiện chỉ vài ngày sau khi quân đội Hàn Quốc và Mỹ ký hiệp ước mới về việc phối hợp chiến đấu chống lại những hành động khiêu khích mức độ thấp từ phía Triều Tiên.

Các thỏa thuận hiện có chỉ cho phép Mỹ tham gia khi có xung đột toàn diện, còn hiệp ước mới cho phép đáp trả những hành động gây hấn quy mô nhỏ hơn ví dụ như một cuộc pháo kích đơn lẻ qua biên giới. Theo hiệp định này, Mỹ ủng hộ các hành động trả đũa của Hàn Quốc, cho phép Hàn Quốc yêu cầu sự hỗ trợ của quân đội Mỹ bất cứ lúc nào cần thiết.

Tuyên bố mới nhất này của Triều Tiên được đưa ra sau nhiều tuần liên căng thẳng rất cao trên bán đảo, trong không khí sôi sục tập trận ở cả Hàn Quốc và Triều Tiên, và trùng với thời điểm kỷ niệm 3 năm vụ tàu chiến của Hàn Quốc trúng ngư lôi và chìm khiếm 46 thủy thủ thiệt mạng.

Triều Tiên từng ra lời đe dọa tấn công bằng hạt nhân nhằm vào Mỹ, sau khi quân đội Mỹ cho "pháo đài bay" B-52 lượn trên bầu trời Hàn Quốc tham gia tập trận. B-52 là máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Chàng trai không tay chân nổi tiếng đến Việt Nam

Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng đến Việt Nam trong tháng 5 để dự hàng loạt hoạt động. Hai đầu sách của anh đã được dịch sang tiếng Việt.

Sáng 19/3 tại TP HCM diễn ra buổi giới thiệu cuốn sách thứ hai của tác giả Nick Vujicic mang tên Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Đây cũng là tự truyện tiếp theo của tác giả người Australia về số phận đặc biệt của mình.

Quyển sách được tập đoàn Random House xuất bản tại Mỹ vào ngày 2/10/2012 và chuyển giao bản quyền xuất bản độc quyền cho First News - Trí Việt đúng 8 ngày sau đó (ngày 10/10/2012). Trong tác phẩm này, Nick Vujicic viết về nguồn cảm hứng mà độc giả thuộc mọi độ tuổi trên khắp thế giới đã truyền cho anh. Họ là những người cho anh lời khuyên cũng như xin anh lời khuyên về cách thức đương đầu những khó khăn trong cuộc sống. Nick cũng viết về những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ của anh với mọi người, cách anh giải quyết vô vàn xung đột nảy sinh.

Điểm nhấn của cuốn sách còn là chuyện Nick chia sẻ làm sao anh tìm được tình yêu của đời mình - một người vợ yêu anh vô điều kiện và sinh cho anh đứa con xinh xắn.


Ấn phẩm thứ hai của Nick cũng được chính Bích Lan (người dịch cuốn Cuộc sống không giới hạn của anh trước đây) chuyển ngữ. Cô cũng là một người có số phận đặc biệt khi từ nhỏ đã bị mắc căn bệnh nan y loạn dưỡng cơ. Nhưng bệnh tật và sự đau đớn thể xác không ngăn được ý chí của Bích Lan. Cô vươn lên tự học, nắm vững tiếng Anh để trở thành dịch giả chuyên nghiệp.

Giống như Nick, Bích Lan được xem là một tấm gương nêu lên khát vọng sống mãnh liệt, nghị lực tuyệt vời để chiến thắng nghịch cảnh. Sự đồng cảm sâu sắc giữa hai thân phận đã giúp Bích Lan dịch hàng trăm trang sách của Nick trong sự say mê, háo hức. Cô càng vui hơn khi biết tháng 5 này anh sẽ sang Việt Nam để giao lưu với mọi người và mong chờ khoảnh khắc được chạm mặt người cô ngưỡng mộ. Bích Lan từng chia sẻ, nhờ dịch sách của Nick, cô biết mỉm cười nhiều hơn trước đây vì Nick là người sống rất lạc quan và hay cười đùa.

Đáng lẽ Bích Lan sẽ có mặt tại buổi họp báo ra mắt sách ở TP HCM, nhưng sắp đến giờ lên máy bay từ Bắc vào, cô chuyển bệnh và bác sĩ không cho phép cô di chuyển đường xa.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc First News gọi điện trực tiếp cho Bích Lan để cô tâm sự đôi lời về công việc dịch sách. Nữ dịch giả cho biết, nguồn cảm hứng mạnh mẽ từ Nick đã giúp cô quên bệnh tật của bản thân mình để chuyên tâm hoàn thành tiến độ dịch, đưa cuốn sách mau chóng đến với bạn đọc cả nước.

Bích Lan kể một chi tiết trong sách khiến cô mất ngủ cả một đêm và ám ảnh nhiều tháng. Đó là khi Nick, người không chân tay, lần đầu tiên dẫn bạn gái về ra mắt bố mẹ. Mẹ của Nick đã hỏi người con gái này sẽ cảm thấy gì nếu sau này con của cả hai cũng sẽ mắc căn bệnh bẩm sinh như Nick. Cô gái trẻ đã trả lời, dù cho bao nhiêu đứa con của cô và Nick mắc căn bệnh như anh thì cô đều yêu các con của mình và cô sẽ đón nhận chúng dễ dàng hơn mẹ Nick phải đón nhận anh chào đời trước đây, vì cô đã có Nick là điểm tựa, là bằng chứng sống cho sức mạnh tinh thần. "Sau đó, qua Internet tôi biết vợ Nick đã sinh con và đứa bé hoàn toàn lành lặn, khỏe mạnh. Đó quả là điều kỳ diệu của cuộc sống!", Bích Lan nói.

Nick Vujicic sinh ra ở Melbourne, Australia, và hiện sống tại California, Mỹ. Từ khi mới chào đời đã mắc hội chứng Tetra-amelia bẩm sinh, một rối loạn gene hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt chân, tay. Lớn lên từng ngày như là một người không có tứ chi, nhiều lúc chàng trai bị trầm cảm và có lúc muốn tìm đến cái chết.


Nick và vợ trong ngày cưới. Hiện tại, cả hai đã có con trai xinh xắn.

Nhưng ý chí, nghị lực cùng niềm lạc quan, yêu cuộc sống đã giúp anh vươn lên tự luyện tập để có thể vượt qua tật nguyền, làm được mọi việc mà những người bình thường vẫn làm như viết, đánh máy, chơi trống, đánh răng...

Năm 17 tuổi, anh bắt đầu có các buổi thuyết giảng tại một nhóm nhà thờ và tham gia tìm kiếm tài trợ để giúp đỡ những người tàn tật như mình. Năm 2005, anh được vinh dự trao danh hiệu "Người Australia trẻ của năm". Tháng 2/2012, anh tìm thấy một nửa của đời mình và kết hôn.

Cuộc sống của Nick và nghị lực của anh đã trở thành tấm gương khích lệ hàng triệu người vượt lên nghịch cảnh bằng niềm tin, hy vọng, tình yêu và lòng dũng cảm theo đuổi những ước mơ.

DBS M05479
Quang Cao