Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả trên Trái đất

Tại vùng sa mạc rộng lớn ở miền nam Utah, nước Mỹ, phóng viên ảnh của Reuters là Jim Urquhart gần đây đã có chuyến viếng thăm trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả (MDRS) trên Trái đất. Được xây dựng và điều hành bởi một nhóm người người yêu thích khám phá vũ trụ tên là Mars Society (Hội sao Hoả), cơ sở nghiên cứu này sẽ xem xét tính khả thi của việc cho con người lên khám phá sao Hoả và đã dùng sa mạc Utah vốn có địa hình gần giống với sao Hoả để làm môi trường mô phỏng cho điều kiện làm việc trên hành tinh đỏ. Từ năm 2000, hơn 100 người đã tham gia làm việc theo vòng quay 2 tuần ở trạm MDRS, tiến hành các nghiên cứu trong một nhà kính ở trạm, quan sát, nghiên cứu khu vực và không gian sống. Urquhart đã đồng hành cùng với các thành viên phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B tại trạm MDRS và trong các chuyến đi lấy mẫu địa chất sao Hoả mô phỏng. Sau đây là một số hình ảnh về trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả trên Trái đất (MDRS) và những công việc mà các thành viên phi hành đoàn đang làm cũng như cuộc sống của họ.

Hans van Ot Woud, một nhà nghiên cứu lập bản đồ kiêm nhân viên an toàn và y tế của nhóm phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B, đi lấy mẫu địa chất để về nghiên cứu tại trạm MDRS thuộc vùng ngoại ô Hanksville, sa mạc Utah, 02/03/2013. Dự án trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả (MDRS) được triển khai với mục đích nghiên cứu tính khả thi của việc cho con người lên khám phá sao Hoả và đã dùng sa mạc Utah vốn có địa hình gần giống với sao Hoả để làm môi trường mô phỏng cho điều kiện làm việc trên hành tinh đỏ. Tất cả các công việc khám phá ngoài trời sẽ được tiến hành khi đang mặc đồ vũ trụ, với bình dưỡng khí và các thành viên phi hành đoàn sẽ sống tại một trạm thông tin nhỏ, hạn chế về điện, thức ăn, khí oxy và nước. Tất cả những gì cần thiết cho việc sống sót sẽ phải được sản xuất, sửa chữa và thay thế tại chỗ.


Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả (MDRS), tại sa mạc Utah, 02/03/2013.


Phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B dùng bữa tại trạm MDRS, 02/03/2013. Những tấm thẻ với tên của những người đã tham gia phi hành đoàn trước đây được dán ở cửa và trên tường.


Matt Cross, một kỹ sư thuộc phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B, làm việc với chiếc xe tự hành bên trong trạm MDRS, 03/03/2013.


Melissa Battler, một nhà địa chất học và là chỉ huy của phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B, mặc bộ quần áo vũ trũ mô phỏng trong trạm MDRS, 02/03/2013.


Đài quan sát Musk, nhìn từ bên trong khu vực làm việc và sinh sống ở trạm MDRS, ngoại ô Hanksville, sa mạc Utah, 02/03/2013.


Matt Cross (trái) - kỹ sư xe tự hành, Hans van Ot Woud (giữa) - nhà nghiên cứu lập bản đồ kiêm nhân viên an toàn và y tế, và Melissa Battler - nhà địa chất học và là chỉ huy của phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B, đứng chờ trong một buồng khí với bộ quần áo vũ trụ mô phỏng trước khi đi ra ngoài lấy mẫu địa chất tại sa mạc Utah, 02/03/2013.


Volker Maiwald (trái) – nhân viên điều hành và là kỹ sư môi trường, cùng Hans van Ot Woud, đứng chờ trong một buồng khí với bộ quần áo vũ trụ mô phỏng trước khi đi ra ngoài lấy mẫu địa chất tại sa mạc Utah, 02/03/2013.


Matt Cross (trái) và Hans van Ot Woud, đi ra bên ngoài sa mạc Utah để lấy mẫu vật về nghiên cứu tại trạm MDRS, 02/03/2013.


Melissa Battler đi ra khỏi trạm MDRS để vào sa mạc Utah làm việc, 03/03/2013.


Các thành viên phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B đi làm việc ở sa mạc Utah, 02/03/2013.


Volker Maiwald đi bộ giữa những đồi đá trong một chuyến đi bộ mô phỏng như môi trường trên sao Hoả tại sa mạc Utah, 02/03/2013.


Csilla Orgel, một nhà địa chất học của phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B, đi lấy mẫu đá để về nghiên cứu tại trạm MDRS, 02/03/2013.


Bốn thành viên phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B làm việc tại sa mạc Utah trong những bộ quần áo vũ trụ mô phỏng gần trạm MDRS, 02/03/2013.


Melissa Battler dùng búa lấy mẫu địa chất ở sa mạc Utah, 02/03/2013.


Csilla Orgel xem xét một mẫu địa chất thu được để đem về nghiên cứu tại trạm MDRS, 02/03/2013.


Melissa Battler (trái) và Csilla Orgel leo lên một tảng đá ở sa mạc Utah, 02/03/2013.


Các thành viên phi hành đoàn Crew 125 EuroMoonMars B trở về trạm MDRS sau chuyến đi lấy mẫu địa chất, 02/03/2013.


Các thành viên trở lại trạm MDRS, 02/03/2013.


Melissa Battler nghiên cứu một mẫu địa chất bên trong trạm MDRS, 02/03/2013.


Hans van Ot Woud kiểm tra cây trồng bên trong nhà kính tại trạm MDRS, 02/03/2013.


Matt Cross làm việc trên máy vi tính trong trạm MDRS, 03/03/2013.


Một tấm bản đồ sao Hoả treo trên tường bên trong trạm MDRS, 02/03/2013.


Bầu trời đêm bên trên trạm nghiên cứu sa mạc sao Hoả (MDRS), ở sa mạc Utah, 02/03/2013.


Nguồn: The Atlantic

Quét não có thể phát hiện bạn đang nghĩ về ai

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các nhà khoa học có thể phân tích các hoạt động của não người để biết được bạn đang nghĩ về ai (và cả loại nhạc bạn muốn nghe). Đây là công trình nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Cornell University. Sử dụng máy quét cộng hưởng từ (MRI), người ta đã phát hiện ra rằng khi bạn suy nghĩ về những người khác nhau thì não sẽ có những hoạt động tương ứng không giống nhau, từ đó giúp cho các bác sĩ có thể mường tượng hay hình dung được người mà bạn đang thầm thương trộm nhớ (hay thù ghét) trông như thế nào.


Ông Nathan Spreng, làm việc trong dự án nghiên cứu này cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu các cơ chế vật lý có thể giúp nhìn sâu hơn vào thế giới nội tâm của con người, trong đó bao gồm luôn cả cách chúng ta suy nghĩ về ai đó trong tâm trí của mình". Để thử nghiệm, người ta chọn ra 19 người tình nguyện và đưa cho họ những tờ ghi chú miêu tả về 4 con người không có thật, mỗi người này đều có tính cách và đặc điểm khác nhau. Xong sau đó, 19 người này được đưa vào máy quét MRI để phân tích các hoạt động của bộ não trong khi được hỏi những câu hỏi về 4 người trên.

Kết quả cho thấy, mỗi một trong 4 người trên đều khiến cho não trước trung tâm của 19 người tình nguyện có những hoạt động khác biệt nhau, điều này cho thấy người ta có thể sử dụng các hoạt động của não để miêu tả về người mà bạn đang suy nghĩ ra trong đầu.

Nghiên cứu này có triển vọng rất lớn và có thể sẽ có ích trong nhiều trường hợp. Ví dụ như trong hoạt động truy bắt tội phạm, biết đâu trong tương lai hình thức hỏi cung sẽ không còn được áp dụng mà thay vào đó, chỉ việc đưa phạm nhân vào máy quét MRI là đã có thể truy ra được tên tội phạm tiếp theo là ai rồi.


Theo Gizmodo

Tắt hoàn toàn ứng dụng đang chạy bị lỗi trên BlackBerry 10



Khi muốn tắt một ứng dụng đang chạy trên BlackBerry 10, bạn chỉ cần vuốt từ dưới lên để nó thu nhỏ lại thành cửa sổ Active frames, sau đó nhấn dấu "x" là xong. Nhưng để đảm bảo cho việc không bị mất mát dữ liệu nó vẫn có thể chạy trong một khoảng thời gian ngắn nữa rồi mới chịu thoát hoàn toàn. Một vài ứng dụng bị lỗi không thể tự ngừng tiến trình đang thực thi, nó vẫn tiếp tục chạy ngầm, lần sau bạn mở lên vẫn thấy nó ở trạng thái cũ, vì vậy nó góp phần làm hao pin cho thiết bị của bạn, điều này thỉnh thoảng xảy ra với các app được port từ Android sang. Để giúp phần mềm bị lỗi có thể thoát ra được hoàn toàn mà không cần phải khởi động lại máy, chúng ta có một cách tắt khác. Vẫn vuốt từ dưới lên để vào Active frames, thay vì nhấn dấu x rồi thả ra ngay thì các bạn hãy giữ nó trong khoảng 2 giây, ứng dụng sẽ được tắt một cách "sạch sẽ", mở lại là chạy ngon lành.

Theo Tinhte.vn

Xe điện thương mại đầu tiên của Volkswagen

Volkswagen mặc dù là một hãng sản xuất lớn nhưng dường như họ khá chậm chân ở mảng xe điện, tuy nhiên điều này sẽ sớm thay đổi vì VW sắp bán ra mẫu xe điện thương mại đầu tiên của hãng có tên e-up!. VW đã phát triển dòng xe up! trong vài năm qua và e-up! đã được ra mắt ở triển lãm Frankfurt Motor Show năm 2009. Đây là dòng xe không có khí thải và gần như không gây tiếng ồn, rất thân thiện với môi trường. Và sắp tới đây, cũng tại Frankfurt Motor Show, VW sẽ chính thức giới thiệu phiên bản! e-up sản xuất thương mại và sẽ cho đặt hàng sau đó.


Volkswagen e-up! là mẫu xe dành cho các thành phố với thiết kế nhỏ gọn, 4 chỗ ngồi, sau mỗi lần sạc đầy xe có thể chạy được quãng đường 150km. Sức mạnh của xe đến từ động cơ điện 81 mã lực và bộ pin lithium-ion 18,7 kWh. Động cơ này có thể sản sinh ra mô men xoắn 210 Nm giúp xe tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 14 giây và đạt tốc độ tối đa 135km/h. Trọng lượng của xe vào khoảng 1.185kg, không phải là quá nhiều đối với một chiếc xe 4 chỗ ngồi.

Về vấn đề sạc điện, e-up! cung cấp một hệ thống sạc Combined Charging System tuỳ chọn, cho phép sạc với cả nguồn điện xoay chiều (AC) hoặc một chiều (DC). VW vẫn chưa công bố thông tin về thời gian cho mỗi lần sạc.

Phong cách thiết kế của e-up! khá đơn giản, tương tự như các sản phẩm khác thuộc dùng up! của VW. Một vài thay đổi nằm ở đèn LED ban ngày, phần đầu tối ưu cho khí động học, bệ cửa và gầm xe. Về nội thất, VW cũng chọn phong cách đơn giản với ghế ngồi bọc da màu xám trắng, chỉ may màu xanh, điểm vào đó là những chi tiết mạ crôm sáng bóng. Hiện vẫn chưa có thông tin về giá bán và ngày giao hàng của VW e-up!

Theo Tinhte.vn

Công ty Thụy Sĩ muốn đưa vệ tinh lên quỹ đạo bằng Airbus A300


Nếu bạn muốn phóng một vệ tinh lên quỹ đạo theo cách thông thường, tức là bằng tên lửa đẩy thì chi phí mà bạn phải bỏ ra ít nhất là 50.000.000 USD. Tuy nhiên, một công ty vừa thành lập tại Thụy Sĩ có tên Swiss Space Systems (S3) lại cho rằng hoàn toàn có thể đưa một vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo chỉ với giá 10,6 triệu USD. Tại sao lại "rẻ" như vậy? Thay vì sử dụng tên lửa đẩy, S3 đang lên kế hoạch đưa các vệ tinh vào không gian bằng một máy bay phản lực vào một tàu không người lái.

Hệ thống phóng sẽ được tích hợp trên một chiếc máy bay Airbus A300 - loại máy bay thương mại hiện hành được chứng nhận cho các chuyến bay không trọng lực. Lắp trên lưng của A300 là tàu không người lái và nó chứa bên trong một vệ tinh với trọng lượng không quá 250 kg.



Tàu không người lái.
Máy bay sẽ cất cánh từ một sân bay vũ trụ theo chỉ định và sau đó thả tàu không người lái ở độ cao khoảng 10.000 m. Con tàu bắt đầu khởi động các động cơ và bay lên độ cao 80 km, tại đây, vệ tinh sẽ được phóng từ bệ vận chuyển trên tàu. Vệ tinh sẽ tiếp tục sử dụng động cơ đẩy giai đoạn trên cao để đi vào quỹ đạo trong khi tàu không người lái sẽ bay trở lại sân bay để tái sử dụng.

Theo S3, hệ thống không chỉ sử dụng ít nhiên liệu hơn so với các hệ thống tên lửa đẩy truyền thống mà lệnh phóng còn thể được hoãn lại ở mọi giai đoạn, tàu không người lái sẽ mang vệ tinh trở lại mặt đất. Thêm vào đó, do máy bay Airbus A300 có thể cất cánh từ mọi đường băng thích hợp với nó nên các sân bay vũ trụ có thể được thiết lập tại nhiều nơi trên trên thế giới. Điều này có nghĩa khách hàng với nhu cầu đưa vệ tinh lên quỹ đạo sẽ không cần vận chuyển vệ tinh của mình đến một địa điểm phóng cố định.


Thiết kế sân bay vũ trụ tại Payerne.

Một trong những sân bay vũ trụ đầu tiên theo dự án của S3 đã được lên kế hoạch khai trương tại thành phố Payerne của Thụy Sĩ vào năm 2015 và những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cũng đã được lên lịch thực hiện vào cuối năm 2017. Các sân bay tiếp theo khả năng sẽ được thiết lập tại Malaysia và Ma-rốc cùng nhiều địa điểm đang trong danh sách chờ đợi khác.

Ngoài S3, hãng hàng không vũ trụ Virgin Galatic cũng đang phát triển một hệ thống tương tự, theo đó vệ tinh sẽ được đưa đến độ cao cần thiết để phóng bằng máy bay WhiteKnightTwo của hãng.


Theo: Gizmag
DBS M05479
Quang Cao