Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Giới thiệu về Luật Biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước.Năm 1994, nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Ðể vận dụng hiệu quả, nhất quán những nguyên tắc, quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982, chúng ta cần xây dựng một bộ luật tổng quát về biển vì trước đây ta chỉ có một số văn bản đề cập đến một số khía cạnh cụ thể có liên quan. Trên thực tế, các nước ven biển đều ban hành các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, v.v...

Mục đích của việc thông qua Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam và phù hợp luật pháp quốc tế, do đó có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.

Ngày 23-6-1994, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó nêu rõ "Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam". Thực hiện nghị quyết nêu trên của Quốc hội và để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, ngay từ năm 1998, việc xây dựng Luật Biển Việt Nam đã được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa X. Thực hiện Chương trình đó, các bộ, ngành hữu quan của Chính phủ đã phối hợp các cơ quan của Quốc hội xây dựng dự thảo Luật Biển Việt Nam. Dự thảo Luật Biển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982, có tham khảo các thông lệ quốc tế, trong đó có thực tiễn của các nước và các yêu cầu về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta. Trải qua ba nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII với nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, dự thảo Luật Biển Việt Nam đã tương đối hoàn thiện và đủ điều kiện để xem xét thông qua.

Dự thảo Luật Biển Việt Nam đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII (tháng 12-2011), tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến đối với các nội dung quan trọng của dự thảo luật. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp hoàn thiện Luật Biển để Quốc hội tiếp tục xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII. Tại phiên họp ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối (99,8%).

Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương và 55 điều:

Chương I: Những quy định chung

Gồm có 7 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, việc áp dụng pháp luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, chính sách quản lý và bảo vệ biển, hợp tác quốc tế về biển, quản lý nhà nước về biển.

a. Ðiều 1 của Luật Biển Việt Nam nêu rõ phạm vi điều chỉnh của luật là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong luật là sự tiếp nối lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề này, đã được nêu rõ trong Nghị quyết năm 1994 của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

b. Về nguyên tắc và chính sách quản lý, bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nêu rõ quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

c. Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước ta là giải quyết các tranh chấp liên quan biển, đảo với các nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó nêu nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương.

d. Về cơ chế quản lý biển, quản lý biển là một công việc lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Ðể bảo đảm nguyên tắc quản lý biển thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, Luật Biển Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.

Chương II: Vùng biển Việt Nam

Gồm có 14 điều quy định về việc xác định đường cơ sở, chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo.

a. Về đường cơ sở, Luật Biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Hiện nay ta đã có đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến đảo Thổ Chu. Một số khu vực hiện nay chưa có đường cơ sở như Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì Chính phủ sẽ xác định và công bố sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

b. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải Việt Nam. Nội thủy của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng trời, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển của nội thủy và lãnh hải cũng thuộc chủ quyền của nước ta. Nhà nước ta thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta được xác định căn cứ vào phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất ra đến mép ngoài cùng của rìa lục địa. Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý thì phần thềm lục địa mở đến 200 hải lý. Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý, thềm lục địa của ta được mở rộng đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định. Nhà nước ta đã căn cứ vào quy định của Công ước, tiến hành khảo sát thực tế đáy biển, xác định giới hạn thềm lục địa ở những khu vực mở rộng ra ngoài 200 hải lý. Năm 2009, Chính phủ đã gửi báo cáo về ranh giới thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở hai khu vực cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa xem xét.

Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định tàu, thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta. Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Luật Biển Việt Nam cũng quy định quyền tự do hàng hải, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; cũng như quyền lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trên thềm lục địa Việt Nam. Việc thực hiện các quyền và hoạt động nói trên phải phù hợp Công ước Luật Biển 1982, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên và luật pháp Việt Nam về biển.

c. Ðối với các đảo, quần đảo, Luật Biển Việt Nam khẳng định Nhà nước ta thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo Việt Nam. Phù hợp Ðiều 121 của Công ước Luật Biển 1982, Luật Biển Việt Nam quy định đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; còn đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam

Gồm có 20 điều quy định về nội hàm của việc đi qua không gây hại, nghĩa vụ khi thực hiện quyền này, quy định tuyến hàng hải và phân luồng giao thông.

Luật Biển Việt Nam quy định rõ những hành vi mà tàu, thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua lãnh hải nước ta. Cụ thể là không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam; tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu, thuyền; bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh; cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, đánh bắt hải sản trái phép; nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép, v.v... Tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, đường dây cáp ngầm, bảo tồn tài nguyên biển, giữ gìn môi trường biển.

Luật Biển Việt Nam cũng nêu rõ Chính phủ quy định công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, khi cần thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. Luật Biển Việt Nam cũng quy định tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác khi ở trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam phải nổi trên mặt nước. Trong chương này, Luật Biển Việt Nam cũng quy định về vấn đề tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển; đồng thời nêu cụ thể những hành vi bị cấm, như đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh Việt Nam; khai thác tài nguyên, lắp đặt sử dụng thiết bị công trình, khoan đào, nghiên cứu khoa học một cách trái phép; tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí chất nổ, chất độc hại, mua bán người, hoạt động cướp biển, phát sóng trái phép.

Chương IV: Phát triển kinh tế biển

Chương này có năm điều quy định các nguyên tắc phát triển biển, các ngành kinh tế biển ưu tiên phát triển, vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt động trên biển.

Các nguyên tắc phát triển kinh tế biển là phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Luật Biển Việt Nam là luật cơ bản về biển của nước ta. Ngoài Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã có các luật chuyên ngành như Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, v.v... Những nội dung cụ thể của các ngành kinh tế biển được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành.

Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển

Chương này có ba điều quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển; nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển.

Luật Biển Việt Nam quy định rõ các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển, gồm: Hải quân nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Công an Nhân dân, các đơn vị quân đội đóng trên các đảo, quần đảo, các lực lượng tuần tra kiểm soát chuyên ngành hải quan, thủy sản, giao thông vận tải, môi trường, y tế và kiểm dịch. Các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng. Ngoài các lực lượng chuyên trách nêu trên, khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền sẽ huy động sự tham gia của các lực lượng bán chuyên trách.

Chương VI: Xử lý vi phạm

Chương này có bốn điều quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp bảo đảm tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài... nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam.

Chương VII: Ðiều khoản thi hành

Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013. Chính phủ sẽ ban hành những quy định hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao ở trong luật.

Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Ðây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.

Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ mà Quốc hội khóa IX đề ra là bổ sung quy định của luật pháp quốc gia phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới./.


Downloadải tài liệu Luật biển

T-95 xe tăng tàng hình thế hệ mới của Nga


T-95 là mẫu xe tăng Nga còn trong giai đoạn thử nghiệm. Dự đoán nó sẽ được trang bị cho quân đội Nga năm 2009 và do nhà máy Uralvagonzavod đảm trách sản xuất. Phần lớn các thông tin về T-95 vẫn còn nằm trong bí mật ( thậm chí ảnh chụp của T-95 cũng không được công bố, chỉ có Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga đã xem loại xe tăng này) nhưng nó đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ trở thành loại xe tăng hàng đầu trong thế kỷ XXI.

Ở một số tài liệu, như trang web nuocnga.net, trang web quốc phòng irandefence.com, ... họ còn gọi T-95 là xe tăng Black Eagle. Tuy nhiên cách gọi này là sai. Thật ra Black Eagle là một mẩu tăng thử nghiệm riêng biệt với T-95, chỉ dùng cho xuất khẩu


Quá trình phát triển và ra đời

Thực tế là kế hoạch sản xuất T-95 đã có từ thời Liên Xô. Liên Xô vốn có truyền thống ưu thế về xe tăng so với các địch thủ Âu Mỹ. Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ 20, đặc biệt là sau khi dòng M1 Abrams ra đời, các loại tăng Liên Xô như T-72 và T-80U trở nên lạc hậu. Yêu cầu có một loại xe tăng hiện đại mới trở nên bức thiết. Lúc đó, mẫu tăng mới này mang tên gọi là “kế hoạch 195”(Obyekt 195, hay Объект 195).

Đã có nguồn tin quân đội Liên Xô đã sẵn sàng tiếp nhận loại tăng mới này. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, do nền kinh tế bị khủng hoảng, kế hoạch về Obyekt 195 phải đình lại.

Đầu năm 2001, khi tình hình Nga bắt đầu ổn định thì chính sách về quân sự cũng thay đổi. Đầu tiên là khôi phục hạm đội, thiết kế máy bay chiến đấu mới. Tiếp sau đó, tại vùng núi Ural của Nga người ta đã nghe thấy về một loại tăng mới của Nga là tăng T-95, nhiều người đã cho rằng đó chính là loại tăng Black Eagle mới của Nga, nhưng thực tế hoàn toàn khác. Đó là “dự án 195” nhằm sản xuất một loại tăng hoàn toàn mới – tàng hình và khắc phục các điểm yếu của các loại tăng cũ. Có nghĩa là, Obyekt 195 đã được tái khởi động.

Cùng năm đó, Giám đốc Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng tỉnh Sverdlov, ông Victor Batuyev, thông báo rằng T-95 sẽ được đưa vào sản xuất ngay sau khi hiện thực hóa hợp đồng bán cho Ấn Độ 310 chiếc tăng T-90S. Thông báo này chứa đựng những thông tin bí mật mà không ít các quốc gia quan tâm, nhưng ngay lập tức gây sốc với Ban giám đốc Nhà máy Uralvagonzavod - đơn vị thường được giao trọng trách sản xuất các loại tăng của Nga. Trợ lý của tổng giám đốc nhà máy này, ông Eduard Churikov, lúc đó nói: “Tôi không biết một tí gì về loại tăng này và tôi không hiểu các ông đang nói về chuyện gì!”. Nói thế cũng phải, vì thời điểm này, dây chuyền sản xuất của Uralvagonzavod đã ngừng hoạt động 10 năm, còn các công nhân có tay nghề bậc cao đối với sản xuất tăng chỉ còn đúng 1 đội.

Cho dù có thông tin trái ngược nêu trên, nhưng thực tế Nga vẫn âm thầm thử nghiệm chiếc T-95 đầy tham vọng của mình. Và giờ đây, thông tin về chiếc tăng được coi là huyền thoại này của Nga không còn là điều bí ẩn nữa. Vào ngày 22.12.2007 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, tướng Nikolay Makarov, tuyên bố: “Năm 2008, quân đội Nga hoàn thành giai đoạn thử nghiệm loại tăng mới, đến năm 2009, quân đội sẽ tiếp nhận loại tăng này.”. Và T-95 do chính nhà máy Uralvagonzavod – đơn vị từng phủ nhận thông tin về T-95 – sản xuất. Và, với sự xuất hiện của T-95 thì, theo ông Sergei Mayev, người đứng đầu của Federal Service of Defense Contracts, thì T-90 vẫn sẽ là xương sống của bộ đội Tăng thiết giáp Nga cho đến năm 2025. Còn quá trình hiện đại hóa T-80 và T-72 sẽ chấm dứt và hai loại tăng này sẽ ngừng hoạt động vào năm 2010.



Các tính năng của T-95

Cũng theo lời ông Nicolay Makarov, loại tăng mới chứa đựng những quan điểm thiết kế hiện đại nhất, không giống với bất cứ loại tăng từ trước đến nay. Đây là loại tăng của thế kỷ 21, có bộ phận di chuyển tối tân, được trang bị hệ thống bảo vệ và vũ khí tấn công tuyệt hảo vượt xa các loại T-80 và T-90. “Một số nhà máy quốc phòng của Nga không có khả năng sản xuất các bộ phận cấu thành chiếc tăng này”. Các chuyên gia quân sự mô tả chiếc tăng của thế kỷ 21 như sau: rắn chắc, gọn nhẹ, có tốc độ cao, không có nhược điểm, hệ thống điều khiển điện tử tối ưu. T-95 cũng được gọi là “tăng tàng hình” do hệ thống gây nhiễu hiệu quả của nó.

Vũ khí

T-95 tiếp nối truyền thống hỏa lực mạnh của dòng tăng Liên Xô: pháo (nòng trơn hoặc xẻ rãnh) có cỡ 135 ly, có nguồn tin nói 140-155 ly [1] (các loại pháo tăng hiện nay chỉ cỡ 120 ly (tiêu chuẩn Mỹ và Tây Âu) hoặc 125 ly (tiêu chuẩn Liên Xô cũ)). Cơ số đạn có thể lên đến 40 viên. Pháo được điều khiển từ xa và tháp pháo tự động hoá hoàn toàn, có thể bắn bằng các senser : quang học, RADA, Hồng ngoại, Laser nên tổ lái không cần ngồi trong tháp pháo mà ngồi hoàn toàn trong thùng xe. Vì vậy, tháp pháo rất thấp, không chứa người mà chỉ đủ chỗ chứa pháo thôi.[3][5] Việc bố trí như vậy cũng làm giảm độ cao cùa xe và tăng cường năng lực phòng thủ. Pháo có sơ tốc đạn 1200m/s xuyên (90 độ) 300mm, có thể bắn đạn tên lửa. (có nguồn tin khả năng xuyên thép lên tới 3m).

Ngòai ra, T-95 còn trang bị tên lửa chống tăng với tốc độ từ 350m/s ->900m/s, hệ thống phát hiện và hoàn thành phân tích, ra lệnh chiến đấu từ 50->25m (mét) tức trong vòng 1/36 giây đến 1/14 giây.

Giáp trụ và hệ thống bảo vệ

T-95 được trang bị hệ thống phát hiện đối phương từ xa, hệ thống điện đài, tự động hạ gục các mục tiêu trên không và có thể còn được trang bị các thiết bị laser. Dự án tank mới sẽ được lắp hệ thống định vị loại APS (Active Protection System-hệ thống bảo vệ nhạy) tên là ARENA. Hệ thống này Mỹ đã ngỏ ý mua bản quyền sản xuất của Nga để trang bị cho tăng trong tương lai của Mỹ nhưng Nga chỉ bán thành phẩm thôi. Hiện nay hệ thống này trang bị cho tăng T-72M1 (M2) ,T-80 UM,T-90. Cùng với nó có DROZD, được trang bị từ T-55AD, dùng Radar mm (milimet), phát hiện tên lửa, phóng tên lửa trong ổ phóng cố định chống lại.

Ngoài ra, T-95 còn được trang bị hệ thống đề kháng "Shtora" giúp báo động cho tổ lái biết rằng xe tăng đã bị “soi” bởi súng chống tăng dùng hệ thống ngắm tia laser. Hệ thống phòng thủ chủ động Kashtan-1 cũng sẽ được sử dụng, trong đó thông tin về mục tiêu sẽ được thu thập qua hệ thống thu sóng quang học, hệ thống màn hình, hệ thống tia hồng ngoại, các thiết bị khác và các thiết bị này sẽ liên kết hoạt động với hệ thống phòng thủ chủ động. Thời gian từ khi phát hiện đến khi tấn công mục tiêu của Kashtan-1 rất ngắn nhưng độ chính xác rất cao.

Đã mang tiếng là xe tăng “tàng hình”, nên T-95 được lắp thiết bị gây nhiễu quang điện CT-1 để đối phó với các loại tên lửa chống tăng của đối phương, giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa năng lực phòng thủ và năng lực cơ động. Thiết bị gây nhiễu không chỉ nâng cao tính năng tàng hình của xe mà còn có thể thực hiện gây nhiễu các loại đạn pháo và các loại đầu đạn tên lửa có hệ thống dẫn đường.

Tin tức cũng tiết lộ, vỏ bọc bên ngoài của chiếc T-95 được thiết kế mới có khả năng chống lại cả hỏa tiễn, tên lửa như chúng ta từng xem trong các bộ phim giả tưởng. Vỏ giáp có thể dày đến 300mm. Để tàng hình thép để làm tăng T-95 là thép theo công nghệ tàng hình như thép composite F-117 và B-2 làm cho ra-đa không phát hiện được. Vỏ giáp liên hợp khá phức tạp, không đúc như xưa , thường có 3 lớp chiụ lực:
Lớp ngoài, rất cứng, hứng chịu lực xuyên phá của đạn tabot.
Lớp đệm chịu lực nén, kéo = hợp kim nhôm nối các khối thép.
Lớp trong chịu lực kéo, bằng hợp kim đặc biệt hay composite.

Ngoài ra: vỏ phản lực ERA (ngoài cùng, là các khối thuốc nổ định hướng) chống đạn định hướng, lớp 3 phòng chống (trong cùng, chống thấm, chống phóng xạ). Kết cấu này còn được dùng làm vỏ giáp dầy hơn nhiều.

Khả năng bảo toàn mạng sống ê-kíp lái xe cũng được nâng cao đáng kể: binh sĩ hoàn toàn cách biệt với tháp pháo, với nơi chứa và nạp đạn nên không sợ bị mảnh đạn văng trúng người gây thương vong. Đồng thời T-95 được thiết kế để không ai nhìn thấy nó khi T-95 ở đường chân trời. Theo Báo Tin tức (Izvestia), loại T-95 của Nga chỉ cần 1 người lái thay cho ê-kíp 3 người như trước đây, nhưng theo một số nguồn tin thì T-95 vẫn có tổ lái 3 đến 5 người.

Tốc độ và tính cơ động

T-95 thuộc lớp xe tăng Class 50, tức là khối lượng T-95 không quá 50 tấn. Động cơ của xe tăng có công suất từ 1500 - 1800 mã lực, hệ thống bánh xe, xích, trục lăn được thiết kế tương ứng với công suất để đảm bảo vận hành chiến thuật tốt. Một “ứng cử viên” sáng giá là động cơ tua-bin khí CTD-1250 công suất lớn và đảm bảo vận hành ổn định ở mọi địa hình. Chính vì vậy, nó hoạt động cơ động hơn, di chuyển nhanh và xoay trở cũng nhanh. Ưu điểm này cũng giúp cho máy bay vận tải có thể chở nó đến bất kỳ điểm tác chiến nào trên thế giới. Tốc độ của T-95 dự đoán lên đến 75km/h trên đường nhựa và 48km/h trên đường gồ ghề.

MQ-1 Predator

Trong chiến lược cải tổ quân đội, Bộ Quốc phòng Mỹ chi 2 tỷ USD để mua các trang thiết bị giám sát và trinh sát, trong đó có 50 máy bay không người lái Predator chuyên dùng tuần tra biên giới Afghanistan - Pakistan. 

Chữ M trong tên gọi của MQ-1 Predator là ký hiệu của thiết kế đa chức năng của Bộ Quốc phòng và Q có nghĩa là hệ thống máy bay không người lái. Số 1 đề cập đến phiên bản máy bay đầu tiên trong series hệ thống máy bay điều khiển từ xa.

Hệ thống Predator được thiết kế theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng nhằm cung cấp các thông tin trinh sát, tình báo về “đối thủ”. Vào tháng 4/1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã chọn Lực lượng Không quân làm “điểm đến” của hệ thống RQ-1 Predator. Sự thay đổi trong thiết kế từ RQ-1 chuyển thành MQ-1 được thực hiện vào năm 2002 với việc thêm vào máy bay chức năng trinh sát có trang bị vũ khí.



Với các tính năng vượt trội, hệ thống máy bay không người lái Predator được xem là trợ thủ đắc lực cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Phiên bản mới nhất MQ-1 Predator trang bị vũ khí càng củng cố vị trí chủ chốt này.

Nhiệm vụ chính của MQ-1 là ngăn chặn và tiến hành trinh sát có vũ khí chống lại các mục tiêu then chốt. Ngoài ra, MQ-1 còn hoạt động như một “quan sát viên” độc lập trên chiến trường để hỗ trợ cho các lực lượng quân sự phối hợp được tốt hơn.

Nói một cách chính xác, MQ-1 Predator thuộc một hệ thống bay gồm: máy bay do thám trên trời, một trạm kiểm soát dưới mặt đất, một hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh và một đội bảo dưỡng hoạt động trong vòng 24/24 giờ.

Thành phần "đội bay" của Predator gồm: camera màu đặt ở mũi máy bay, máy quay chống rung tự động loại quan sát ban ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại) và các máy cảm biến khác. 



Ngoài ra, MQ-1 Predator có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. Khác với các máy bay do thám thông thường, MQ-1 Predator có thể lắp đặt thêm hai tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire. 

Khi cất và hạ cánh, máy bay chịu sự điều khiển từ trạm theo dõi qua hệ thống ăng-ten mặt đất nhưng khi bay lượn trên bầu trời MQ-1 Predator chịu sự điều khiển của hệ thống dẫn đường vệ tinh. Hệ thống kiểm soát này có thể được chuyên chở trên một chiếc C-130 Hercules, một loại máy bay vận chuyển quân sự của hãng Lockheed, hoặc lắp đặt trên một phương tiện cố định. Ngoài ra, trạm theo dõi còn có hệ thống kiểm soát dự phòng, gồm một phiên bản nhỏ hơn được gọi là LRGCS.

Đặc tính chung
Chức năng: trinh sát vũ trang, trinh sát trên không và tiếp cận mục tiêu
Hãng sản xuất: General Atomics Aeronautical Systems
Động cơ: Rotax 914F
Sức tấn công: 115 mã lực
Sải cánh: 14,8m
Độ dài: 8,22m
Chiều cao: 2,1m
Trọng lượng: 512kg
Trọng lượng cất cánh đối đa: 1.020kg
Dung lượng nhiên liệu: 454 lít
Trọng tải: 204kg
Tốc độ: 135 - 217km/giờ
Tầm bay: 730km
Độ cao tối đa: 7.620m
Vũ khí: hai tên lửa AGM-114 Hellfire
Số lượng sử dụng: 195 chiếc
Chính thức đi vào hoạt động: tháng 3/2005
Chi phí: 4,5 triệu USD/một chiếc
Đội điều khiển: 2 (một phi công và một điều khiển máy cảm biến)

M1 Abrams




M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Khối lượng chiến đấu 54,1 tấn, kíp xe 4 người. thân xe dài 7,92 m (cả pháo quay phía trước 9,77 m); rộng 3,65 m; cao 2,38 m (đến nóc tháp pháo). Động cơ tuabin khí; công suất 1,100kw (1,500vc); khả năng leo dốc 30 độ; vách đứng 1,24 m; hào rộng 2,77 m; lội nước sâu 1,22 m (không có thiết bị lội ngầm). Tốc độ lớn nhất 72,4km/h; hành trình dự trữ 500 km. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 105 mm ổn định trong hai mặt phẳng (đạn biên chế 55 viên); súng máy 7,62 mm (đạn biên chế 11400 viên); súng máy phòng không 12,7 mm (đạn biên chế 1000 viên). Được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt ...

Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng chiến đấu 57,2t; tốc độ lớn nhất 66,77km/h, pháo nòng trơn (đạn biên chế 40 viên); dài (cả pháo) 9,83m; rộng 3,66m; cao 2,44m (đến nóc tháp pháo); vỏ được tăng cường lớp hợp kim có thành phần uran nghèo ...

Trên cơ sở M1, đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng HAB, xe tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90.

Các xe M1 (-1A1) đã được sử dụng trong chiến tranh vùng vịnh 1991 và đang được suất khẩu sang nhiều nước khác.

Thông số:
Loại: Xe tăng chủ lực
Xuất xứ: USA
Sử dụng từ: 1980 - nay
Người thiết kế: Chrysler Defense
Nhà sản xuất: General Dynamics
Giá tiền: 6,21 triệu USD
Số lượng: Trên 9000 chiếc
Trọng lượng: 67.6 tấn
Chiều dài: Súng phía trước: 32.04 ft (9.77 m)[3]
Chiều dài vỏ ngoài: 26.02 ft (7.93 m)
Chiều rộng: 12 ft (3.66 m)
Chiều cao: 8 ft (2.44 m)
Số người lái: 4 (chỉ huy, người bắn, người nạp đạn, người lái)
Giáp: Chobham, RH armor, steel encased depleted uranium mesh plating
Súng chính: 105 mm M68 rifled cannon (M1)
120 mm M256 smoothbore cannon (M1A1, M1A2, M1A2SEP))
Súng phụ: 1 x .50-caliber (12.7 mm) M2HB heavy machine gun
2 x 7.62 mm (.308) M240 machine guns (1 pintle-mounted, 1 coaxial)
Động cơ: Honeywell AGT1500C multi-fuel turbine engine
1,500 hp (1,119 kW)
Sức mạnh/trọng lượng: 24.5 hp/tấn
Hộp số: Allison DDA X-1100-3B
Phanh: Torsion bar
Khả năng nhiên liệu: 500 gal (1,892 liters)
Phạm vi: 289 mi (465.29 km)[4]
With NBC system: 279 mi (449.19 km)
Tốc độ: Đường: 42 mph (67.7 km/h)
Địa hình: 30 mph (48.3 km/h)





M249 Squad Automatic Weapon




Súng máy cấp tiểu đội M249 (M249 Squad Automatic Weapon) do Hoa Kỳ chế tạo, thuộc loại trung liên, là vũ khí tự động cấp tiểu đội do tập đoàn vũ khí FN Minimi chế tạo. Tên gọi này (xuất phát từ tiếng Pháp Mini-mitrailleuse: "mini-machine gun" (súng máy cỡ nhỏ). Những khẩu trung liên sử dụng đạn 5.56×45 mm này được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn tại Fabrique Nationale cùng các phụ kiện khác của súng.
* Kiểu: Squad Automatic Weapon/Light machine gun
* Xuất xứ: Bỉ, USA
* Sử dụng từ: 1984 - nay
* Thiết kế năm: 1976
* Nhà sản xuất: Fabrique Nationale de Herstal
* Sản xuất: 1970 - nay
* Khối lượng:
o Với giá hai chân: 6.88 kg (15.16 pound)
o Ổ đạn 200 viên: 3.14 kg (6.92 pound)
o Ổ đạn 30 viên: 0.49 kilogram (1.07 pound)
* Chiều dài: 103.81 cm (40.87 inch)
* Cỡ nòng: 5.56 mm
* Cỡ đạn: 5.56×45 mm NATO
* Nguyên tắc nạp đạn: tự động bằng hệ thống trích khí
* Khóa nòng: khóa nòng lùi có lò so đẩy về.
* Sơ tốc đầu đạn: 915 m/s
* Tốc độ bắn:
o Bắn hàng loạt: 725 viên/phút
o Từng phát một: 85 viên/phút
* Tốc độ bắn cao nhất trong thử nghiệm: 800 phát/phút
* Tốc độ bắn trong thực tế chiến đấu: 85 đến 725 phát/phút
* Tầm bắn hiệu quả: 460 mét (1509 feet) với 1 mục tiêu[2]
* Tầm bắn tối đa: 1000 mét (3280 feet)[2]
* Giá: $4.087


DBS M05479
Quang Cao