Trong chiến lược cải tổ quân đội, Bộ Quốc phòng Mỹ chi 2 tỷ USD để mua các trang thiết bị giám sát và trinh sát, trong đó có 50 máy bay không người lái Predator chuyên dùng tuần tra biên giới Afghanistan - Pakistan.
Chữ M trong tên gọi của MQ-1 Predator là ký hiệu của thiết kế đa chức năng của Bộ Quốc phòng và Q có nghĩa là hệ thống máy bay không người lái. Số 1 đề cập đến phiên bản máy bay đầu tiên trong series hệ thống máy bay điều khiển từ xa.
Hệ thống Predator được thiết kế theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng nhằm cung cấp các thông tin trinh sát, tình báo về “đối thủ”. Vào tháng 4/1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã chọn Lực lượng Không quân làm “điểm đến” của hệ thống RQ-1 Predator. Sự thay đổi trong thiết kế từ RQ-1 chuyển thành MQ-1 được thực hiện vào năm 2002 với việc thêm vào máy bay chức năng trinh sát có trang bị vũ khí.
Với các tính năng vượt trội, hệ thống máy bay không người lái Predator được xem là trợ thủ đắc lực cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Phiên bản mới nhất MQ-1 Predator trang bị vũ khí càng củng cố vị trí chủ chốt này.
Nhiệm vụ chính của MQ-1 là ngăn chặn và tiến hành trinh sát có vũ khí chống lại các mục tiêu then chốt. Ngoài ra, MQ-1 còn hoạt động như một “quan sát viên” độc lập trên chiến trường để hỗ trợ cho các lực lượng quân sự phối hợp được tốt hơn.
Nói một cách chính xác, MQ-1 Predator thuộc một hệ thống bay gồm: máy bay do thám trên trời, một trạm kiểm soát dưới mặt đất, một hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh và một đội bảo dưỡng hoạt động trong vòng 24/24 giờ.
Thành phần "đội bay" của Predator gồm: camera màu đặt ở mũi máy bay, máy quay chống rung tự động loại quan sát ban ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại) và các máy cảm biến khác.
Ngoài ra, MQ-1 Predator có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. Khác với các máy bay do thám thông thường, MQ-1 Predator có thể lắp đặt thêm hai tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.
Khi cất và hạ cánh, máy bay chịu sự điều khiển từ trạm theo dõi qua hệ thống ăng-ten mặt đất nhưng khi bay lượn trên bầu trời MQ-1 Predator chịu sự điều khiển của hệ thống dẫn đường vệ tinh. Hệ thống kiểm soát này có thể được chuyên chở trên một chiếc C-130 Hercules, một loại máy bay vận chuyển quân sự của hãng Lockheed, hoặc lắp đặt trên một phương tiện cố định. Ngoài ra, trạm theo dõi còn có hệ thống kiểm soát dự phòng, gồm một phiên bản nhỏ hơn được gọi là LRGCS.
Đặc tính chung
Chức năng: trinh sát vũ trang, trinh sát trên không và tiếp cận mục tiêu
Hãng sản xuất: General Atomics Aeronautical Systems
Động cơ: Rotax 914F
Sức tấn công: 115 mã lực
Sải cánh: 14,8m
Độ dài: 8,22m
Chiều cao: 2,1m
Trọng lượng: 512kg
Trọng lượng cất cánh đối đa: 1.020kg
Dung lượng nhiên liệu: 454 lít
Trọng tải: 204kg
Tốc độ: 135 - 217km/giờ
Tầm bay: 730km
Độ cao tối đa: 7.620m
Vũ khí: hai tên lửa AGM-114 Hellfire
Số lượng sử dụng: 195 chiếc
Chính thức đi vào hoạt động: tháng 3/2005
Chi phí: 4,5 triệu USD/một chiếc
Đội điều khiển: 2 (một phi công và một điều khiển máy cảm biến)
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013
M1 Abrams
M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Khối lượng chiến đấu 54,1 tấn, kíp xe 4 người. thân xe dài 7,92 m (cả pháo quay phía trước 9,77 m); rộng 3,65 m; cao 2,38 m (đến nóc tháp pháo). Động cơ tuabin khí; công suất 1,100kw (1,500vc); khả năng leo dốc 30 độ; vách đứng 1,24 m; hào rộng 2,77 m; lội nước sâu 1,22 m (không có thiết bị lội ngầm). Tốc độ lớn nhất 72,4km/h; hành trình dự trữ 500 km. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 105 mm ổn định trong hai mặt phẳng (đạn biên chế 55 viên); súng máy 7,62 mm (đạn biên chế 11400 viên); súng máy phòng không 12,7 mm (đạn biên chế 1000 viên). Được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt ...
Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng chiến đấu 57,2t; tốc độ lớn nhất 66,77km/h, pháo nòng trơn (đạn biên chế 40 viên); dài (cả pháo) 9,83m; rộng 3,66m; cao 2,44m (đến nóc tháp pháo); vỏ được tăng cường lớp hợp kim có thành phần uran nghèo ...
Trên cơ sở M1, đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng HAB, xe tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90.
Các xe M1 (-1A1) đã được sử dụng trong chiến tranh vùng vịnh 1991 và đang được suất khẩu sang nhiều nước khác.
Thông số:
Loại: Xe tăng chủ lực
Xuất xứ: USA
Sử dụng từ: 1980 - nay
Người thiết kế: Chrysler Defense
Nhà sản xuất: General Dynamics
Giá tiền: 6,21 triệu USD
Số lượng: Trên 9000 chiếc
Trọng lượng: 67.6 tấn
Chiều dài: Súng phía trước: 32.04 ft (9.77 m)[3]
Chiều dài vỏ ngoài: 26.02 ft (7.93 m)
Chiều rộng: 12 ft (3.66 m)
Chiều cao: 8 ft (2.44 m)
Số người lái: 4 (chỉ huy, người bắn, người nạp đạn, người lái)
Giáp: Chobham, RH armor, steel encased depleted uranium mesh plating
Súng chính: 105 mm M68 rifled cannon (M1)
120 mm M256 smoothbore cannon (M1A1, M1A2, M1A2SEP))
Súng phụ: 1 x .50-caliber (12.7 mm) M2HB heavy machine gun
2 x 7.62 mm (.308) M240 machine guns (1 pintle-mounted, 1 coaxial)
Động cơ: Honeywell AGT1500C multi-fuel turbine engine
1,500 hp (1,119 kW)
Sức mạnh/trọng lượng: 24.5 hp/tấn
Hộp số: Allison DDA X-1100-3B
Phanh: Torsion bar
Khả năng nhiên liệu: 500 gal (1,892 liters)
Phạm vi: 289 mi (465.29 km)[4]
With NBC system: 279 mi (449.19 km)
Tốc độ: Đường: 42 mph (67.7 km/h)
Địa hình: 30 mph (48.3 km/h)
M249 Squad Automatic Weapon
Súng máy cấp tiểu đội M249 (M249 Squad Automatic Weapon) do Hoa Kỳ chế tạo, thuộc loại trung liên, là vũ khí tự động cấp tiểu đội do tập đoàn vũ khí FN Minimi chế tạo. Tên gọi này (xuất phát từ tiếng Pháp Mini-mitrailleuse: "mini-machine gun" (súng máy cỡ nhỏ). Những khẩu trung liên sử dụng đạn 5.56×45 mm này được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn tại Fabrique Nationale cùng các phụ kiện khác của súng.
* Kiểu: Squad Automatic Weapon/Light machine gun
* Xuất xứ: Bỉ, USA
* Sử dụng từ: 1984 - nay
* Thiết kế năm: 1976
* Nhà sản xuất: Fabrique Nationale de Herstal
* Sản xuất: 1970 - nay
* Khối lượng:
o Với giá hai chân: 6.88 kg (15.16 pound)
o Ổ đạn 200 viên: 3.14 kg (6.92 pound)
o Ổ đạn 30 viên: 0.49 kilogram (1.07 pound)
* Chiều dài: 103.81 cm (40.87 inch)
* Cỡ nòng: 5.56 mm
* Cỡ đạn: 5.56×45 mm NATO
* Nguyên tắc nạp đạn: tự động bằng hệ thống trích khí
* Khóa nòng: khóa nòng lùi có lò so đẩy về.
* Sơ tốc đầu đạn: 915 m/s
* Tốc độ bắn:
o Bắn hàng loạt: 725 viên/phút
o Từng phát một: 85 viên/phút
* Tốc độ bắn cao nhất trong thử nghiệm: 800 phát/phút
* Tốc độ bắn trong thực tế chiến đấu: 85 đến 725 phát/phút
* Tầm bắn hiệu quả: 460 mét (1509 feet) với 1 mục tiêu[2]
* Tầm bắn tối đa: 1000 mét (3280 feet)[2]
* Giá: $4.087
Súng M60
Khối lượng: 10,5 kg
Chiều dài: 1.077 mm
Cỡ nòng: 7,62 mm
Cỡ đạn: 7.62 × 51 mm NATO
Hộp đạn: 100 viên hoặc dây đạn 300 viên
Nhịp bắn: ~550 viên/phút
Tốc độ bay của đạn: 853 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 1.100 m
Tầm bắn lớn nhất: 3.725 m
Trị giá: 6.000 USD [2]
M60 là loại súng máy cỡ 7,62mm của Hoa Kỳ cùng họ với loại súng máy tầm dài bắn đạn nhọn 7.62 mm NATO.
Được đưa vào từ năm 1957, nó là loại rất phổ biến, hiện vẫn còn trong trang bị của các nhánh trong Quân đội Hoa Kỳ và quân đội các nước khác. Nó tiếp tục được sản xuất và cải tiến cho mục đích quân sự và mục đích thương mại trong thế kỷ 21 mặc dù nó sẽ bị thay thế dần bởi một số thiết kế mới hơn
Súng AN-94
AN-94 (tiếng Nga: Автомат АН-94 «Абакан») là một loại súng trường tấn công hiện đại của Nga, được thiết kế nhằm thay thế cho dòng súng trường tấn công AK truyền thống của quân đội Liên Xô và Nga. AN-94 là viết tắt của Avtomat Nikonova kiểu 1994. Chủ nhiệm thiết kế là Gennadiy Nikonov. Súng đang được chế tạo tại chính các nhà máy của Izhmash, nơi vẫn thường chế tạo súng AK.
AN-94 được tuyên bố là chính xác hơn so với AK-74. Nó có khả năng ngưng nạp đạn cho đến khi viên đạn được khai hỏa nhả ca-tút khỏi súng xong. Súng có khả năng nổ liên tục 2 phát với tốc độ 1800 phát/phút. Súng dùng đạn cỡ 5,45x39mm, khóa nòng bằng chốt xoay, lên đạn theo nguyên tắc trích khí.
Chi phí cho chế tạo một khẩu AN-94 cao gấp 3 lần một khẩu AK-74 là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ trang bị thay thế súng này cho AK-74
Điểm cái tiến lớn nhất của AN-94 so với AK-74 là ở “2-rounds burst mode – "điểm xạ 2 viên”. Có đủ các cơ chế bắn trong chiến đấu: bắn phát một theo tiêu chuẩn và “2-rounds burst mode" (standard single shots and full auto mode). Với cơ chế “2-rounds burst mode” ta có thể bắn rất “chụm” ở khoảng cách 100m, ta có thể hình dung là với khoảng cách 100m mà người bắn có thể bắn khoảng 10 viên đạn trở lên mà không có lỗ đạn thứ 2 vì tất cả 10 viên đạn đó làm thành “một lỗ sát thương” như thể là chỉ bắn có mỗi 1 phát. Cách bắn này dùng để đối phó với xe bọc thép, nhất là xe M-113 được gọi là cỗ máy giết người vì nó có thể di chuyển được trên mọi địa hình và được trang bị súng đại liền 12,7mm chính giữa và 2 trung liên 7,62mm bên sườn, điểm yếu của nó là giáp bằng vỏ nhôm nên mỏng và yếu nên với khoảng 2-3 viên AK-47 là có thể xuyên giáp, tuy nhiên do AK-47 bắn giật rất dữ cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật mới có thể bắn chụm tốt, nên đã cải tiến thành AN-94 cho đỡ giật hơn nhằm bắn chụm tốt hơn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao