Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Lịch sử game chiến thuật viễn tưởng qua ảnh

Nhìn lại hơn 20 năm của thể loại game chiến thuật thời gian thực đề tài khoa học giả tưởng từ Herzog Zwei đến StarCraft II: Heart of the Swarm.

Khoa học viễn tưởng đã luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tạo từ tiểu thuyết, điện ảnh cho đến game đặc biệt là thể loại chiến thuật thời gian thực(RTS). Trải qua hơn 20 năm, những đơn vị thô sơ ban đầu của thể loại game này dần lột xác trở nên chi tiết hơn bên cạnh hiệu ứng chiến trận sống động đã đem lại cho game thủ những trải nghiệm điều binh khiển tướng khó quên.

Herzog Zwei (1990)



Dune 2: The Building of a Dynasty (1992)



Command & Conquer (1995)



KKnD (1997)



Total Annihilation (1997)



StarCraft: Brood War (1998)



Machines (1999)



Earth 2150 (2000)



Dark Reign 2 (2000)



Warhammer 40K: Dawn of War (2004)



Star Wars: Empire at War (2006)



Halo Wars (2009)



Supreme Commander 2 (2010)



StarCraft II: Heart of the Swarm (2013)



Bạn đã chơi được bao nhiêu game trong số những trò chơi kể trên hay theo bạn danh sách này còn thiếu tựa game nào, hãy cùng để lại bình luận bên dưới.

Theo : Gamethu

Starcraft II: Heart of the Swarm chính thức ra mắt

Như vậy là sau ngày hôm qua 12/3, phiên bản thứ 2 của loạt game Starcraft II – Heart of the Swarmđã chính thức được lên sóng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Tất nhiên đối với những người đam mê tựa game esport này và vẫn ngày ngày tỉ thí trên đấu trường Battle.net thì màn ra mắt của Heart of the Swarm chỉ mang tính chất “thủ tục” bởi giai đoạn beta đã bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, nhưng về phần các fan casual thì đa số rất hào hứng khi được tiếp tục theo chân Jim Raynor và Kerrigan trên hành trình định đoạt số phận của 3 dân tộc Terran, Zerg, Protoss.


Nữ hoàng Zerg đã trở lại thành người thường.
Heart of the Swarm là lời giải đáp về số phận loài Zerg sau khi mất đi “The Queen of Blades” cũng như hành trình của Kerrigan – lúc này đã trở lại về hình dáng con người nhờ có nỗ lực của Jim Raynor ở phiên bản đầu tiên. Câu chuyện bắt đầu 2 năm sau những sự kiện trong Wings of Liberty, Kerrigan mặc dù không còn là nữ hoàng Zerg nhưng bằng cách nào đó vẫn có khả năng kiểm soát và ra lệnh cho binh đoàn khát máu này. Cùng với năng lực tâm linh đáng sợ vốn có, chỉ có một mục đích duy nhất mà cô theo đuổi, đó là trả thù.

Starcraft II: Heart of the Swarm Opening Cinematic.
Về mảng multiplayer, Heart of the Swarm giới thiệu thêm 7 unit mới cho cả 3 chủng tộc là: Oracle, Tempest, Mothership Core, Hellbat, Widow Mine, Viper, Swarm Host, Locust cũng như rất nhiều tinh chỉnh khác để cân bằng gameplay đúng như truyền thống của Blizzard. Bên cạnh đó là 9 bản đồ mới được thêm vào, giúp các tay chuột có thể tha hồ thử nghiệm những lối đánh và chiến thuật sáng tạo cùng chủng tộc ưa thích của mình.

Tempest – Unit đối không mới của Protoss.
Còn đối với những người chỉ quan tâm đến phần campaign của Heart of the Swarm thì hiện tại vẫn đang phải chờ đợi vì tính đến thời điểm bài viết vẫn chưa có nhóm crack nào “ra tay” bẻ khóa trò chơi.
Theo Genk

Tomb Raider Reboot: Hồi sinh dòng game huyền thoại

Đã 5 năm kể từ khi phiên bản thứ 8 trong dòng game phiêu lưu nổi tiếng và có thâm niên, Tomb Raider Underworld ra mắt, và việc nó chỉ nhận được đa số nhận xét ở mức trung bình khá khiến cho cả người hâm mộ dòng game lẫn Crystal Dynamics nhận ra rằng họ cần một điều gì đó mới mẻ hơn. Nói mới mẻ hơn là vì, rõ ràng sẽ là ngõ cụt nếu họ cố gắng tiếp tục khai thác hình ảnh nữ bá tước trẻ tuổi Lara Croft lạnh lùng, luôn làm chủ được tình thế cũng như có bên cạnh hàng đống đồ chơi hỗ trợ bước đường khám phá những ẩn tích cổ xưa tưởng chừng như đã bị quên lãng.

Và rồi những hình ảnh đầu tiên của Tomb Raider được công bố. Cộng đồng một lần nữa lại xôn xao vì bối cảnh, vì hình tượng mới của Lara. Cộng thêm với đó là slogan “A Survivor is Born” khiến họ càng thêm kỳ vọng vào phiên bản Tomb Raider mới này. Vậy, khi game đã chính thức ra mắt, liệu rằng Crystal Dynamics đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm kỳ vọng của người hâm mộ với cuộc phiêu lưu mới của nữ bá tước xứ Wimbledon?
Sẩy một li, đi một dặm
Trong cuộc phiêu lưu đi tìm sự thật về Himiko, nữ thần mặt trời của vương quốc Nhật Bản cổ đại, Yamatai, Lara đã có một quyết định cực kỳ liều lĩnh, đó là đưa cả thủy thủ đoàn vào vùng biển động Dragon’s Triangle (được mệnh danh là tam giác Bermuda của Thái Bình Dương) với niềm tin rằng ở đó, cô có thể tìm thấy những gì mình đang theo đuổi. Thế nhưng chưa đáp được vào bờ, con tàu đã bị sóng dữ nhấn chìm khiến thủy thủ đoàn tan tác mỗi người một ngả.

Đặt chân lên hòn đảo mới, Lara giật mình nhận ra nơi này quá giống với một địa ngục trần gian theo nghĩa đen, với những cư dân hung dữ tôn thờ nữ chúa của biển cả, một thế giới đầy những mối đe dọa mà nếu không biết cách tồn tại, số phận cô sẽ chẳng khác gì những kẻ xấu số bỏ mạng trên hòn đảo miền viễn Đông này.
Gameplay không có chỗ chê
Một mình trên đảo hoang, không có những món đồ chơi công nghệ cao cùng cặp súng lục hỗ trợ, Lara (hay nói đúng hơn là chính bạn) sẽ phải tự mình dựa vào thiên nhiên để sống. Bắt đầu bằng cây cung ở đầu game, bạn sẽ phải làm hầu hết những việc khó khăn nhất để tồn tại trên đảo: săn bắt, tiêu diệt những gã cư dân hung hãn trên đảo, cũng như hoàn thành nhiệm vụ lớn nhất, tìm đường về nhà.
Được tập trung nhiều vào mảng “survival”, việc điều khiển Lara Croft của người chơi nay gần giống một game nhập vai. Nhất cử nhất động của Lara đều có thể đem lại điểm kinh nghiệm, giúp cô nâng cấp những kỹ năng cần thiết để sống sót giữa đầy những hiểm nguy, ví dụ như kỹ năng săn bắt, tìm kiếm “sắt vụn” (rất cần để nâng cấp vũ khí và các thiết bị), khả năng chiến đấu…

Toàn bộ game giờ trở thành một thế giới mở, được chia thành nhiều trại rải rác khắp bản đồ. Người chơi có thể tùy ý di chuyển tới những địa điểm như thế này để tìm kiếm những món đồ, hoàn thành những nhiệm vụ phụ… Sự tuyến tính từ những phiên bản game trước cũng vì thế mà biến mất hoàn toàn trong Tomb Raider 2013. Thế nhưng trong mắt tôi, có cảm giác gì đó cuộc phiêu lưu mới nhất của Lara Croft khá giống với một tựa game mới ra mắt không lâu trước đây, Far Cry 3, từ hệ thống skill, đến việc sống dựa vào thiên nhiên.
Nhiệm vụ chính là như vậy, thế nhưng một tựa game Tomb Raider chắc chắn sẽ thất bại một cách thảm hại nếu như chỉ chú trọng vào khía cạnh “survival”. Nên nhớ rằng, Lara Croft vốn có sẵn máu phiêu lưu bẩm sinh kế thừa từ người cha, ngài Richard Croft. Ngay cả khi phải sống và tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt, sẽ chẳng có gì ngăn cản Lara tiếp tục truy tìm cội nguồn của Himiko, nhất là khi những dấu vết đầu game đã chứng tỏ lựa chọn tiến vào vùng nước dữ của cô là chính xác. Rải rác trong bản đồ là những khu thánh tích cổ, với đầy những đầu mối dẫn đến lời giải cho những thắc mắc của Lara khi cô quyết định dấn thân vào chuyến đi đầy nguy hiểm này.

Nhìn chung gameplay của Tomb Raider là sự pha trộn giữa 3 yếu tố: một chút giải đố tìm đường, hành động và những trường đoạn dựng sẵn đầy Quick Time Event với góc quay đậm chất điện ảnh. Có thể bạn đang mải mê kiếm tìm một vài món đồ thiết yếu hay đi tìm những món đồ cổ được ẩn giấu khắp nơi trên hòn đảo và rồi một đàn sói không biết từ đâu lao ra. Nhanh tay, nhanh mắt sẽ là những yếu tố tối quan trọng để bạn có thể sống sót với Tomb Raider.
Engine cũ, hình vẫn chất
Trong quá trình phát triển, Crystal Dynamics đã tuyên bố rằng, Tomb Raider sẽ được phát triển dựa trên bản nâng cấp của engine Crystal đã làm nên thành công về mặt đồ họa của Tomb Raider: Underworld (phiên bản 2008). Việc studio game đến từ nước Mỹ sử dụng Crystal Engine để dựng game đã khiến không ít người lo lắng về chất lượng hình ảnh của Tomb Raider. Thế nhưng màn trình diễn mà người hâm mộ nhận được vẫn rất tuyệt vời. Từ cử động nhân vật, các NPC, đến môi trường trong game vẫn được chăm chút một cách tỉ mỉ. Trong đó sự lột xác của Lara Croft là thứ quan trọng nhất thu hút sự chú ý của người hâm mộ.

Từ bỏ hình ảnh quyến rũ, lạnh lùng, tiểu thư nhà Croft phải chấp nhận bước vào cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ với thương tích đầy mình và luôn ở trong trạng thái bị động trước mọi thay đổi. Từ đó, nhịp độ game cũng dường như nhanh hơn và đậm tính bạo lực hơn, dần dần đẩy Lara gần với phần “con” hơn là phần “người”. Cũng chính vì thế mà lần đầu tiên có một tựa game Tomb Raider bị gắn mác 18+ tại thị trường châu Âu vì những trường đoạn mô tả những hành động cực kỳ tàn bạo.
Ngoài ra Tomb Raider cũng là tựa game đầu tiên ứng dụng công nghệ tóc TressFX của AMD (phiên bản PC), mặc dù chưa thật hoàn hảo nhưng nó cũng đã đưa thế giới game trở nên gần với thực tế thêm một bước. Hy vọng AMD sẽ có những cập nhật tiếp theo trong tương lai để khiến TressFX trông giống thật hơn và cũng đỡ ngốn tài nguyên như hiện tại.
Gần như hoàn hảo
Với những thay đổi có thể coi như “lột xác”, cuộc phiêu lưu mới nhất của Lara Croft có thể xem như là hoàn hảo, có thể chấm điểm 10 nếu như nó không vướng phải hai vấn đề khá nghiêm trọng. Đầu tiên, thời lượng game khá ngắn, ngay cả khi bạn là một người chu toàn tìm ra tất cả những cổ vật ẩn giấu trong game. Nếu chỉ chạy từ đầu game đến cuối game, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ chính, mặc kệ những nhiệm vụ phụ hay những hầm mộ bí mật, thì game sẽ được hoàn thành trong vòng 6 đến 7 tiếng.
Khoảng thời gian này nếu như tính cả việc bạn hoàn thành nhiệm vụ phụ sẽ rơi vào khoảng 12 đến 15 tiếng tùy mức độ khó. Và cũng chính độ khó trong game lại trở thành yếu điểm thứ hai của tựa game. Ngay cả khi thử sức ở chế độ khó nhất, chỉ cần một chút kỹ năng là người chơi cùng Lara có thể hoàn thành tựa game mà không mất quá nhiều công sức.

Nguyên nhân một phần nằm ở hệ thống AI khá ngây ngô của các đối thủ máy, chúng thường xuyên thò đầu lên trên các vật cản, “vui vẻ” hứng chịu từng mũi tên hòn đạn của Lara. Yếu tố giải đố cũng bị xem nhẹ khi tình trạng bí đường khi xưa xảy ra như cơm bữa thì nay với tính năng Survival Instinct, người chơi muốn lạc đường cũng khó. Chính vì không có vật cản nào đủ sức ngăn cản bước tiến của người chơi nên việc game chơi hết rất nhanh là điều tất yếu.

Nói một cách ngắn gọn, sự trở lại lần này của Lara Croft có thể nói đã đem lại một làn gió mới đến cho dòng game phiêu lưu đã có tuổi đời ngót nghét 20 năm, và thay đổi này là hoàn toàn hợp lý. Nếu như không phải dạng fan “cuồng tín” trông chờ vào một trò chơi giải đố hóc búa, chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng khi đến với Tomb Raider.
Theo Genk

10 game không được như kỳ vọng

Nói như vậy không có nghĩa là các game sau đây là kém và không đạt chất lượng, bài viết này chỉ để nói lên rằng các trò chơi này không tuyệt vời như quảng cáo. Đó có thể là một phần tiếp theo quá xa rời với cốt truyện gốc, cũng có thể là một game quá sa đà vào mặt hiệu ứng hay thậm chí là một game được lăng-xê nhờ vào tên tuổi của studio làm ra nó… Tất cả những điều này là dấu hiệu nói lên rằng rất có thể sản phẩm game bom tấn hoành tráng nào đó sẽ không đạt tới những gì mà game thủ kỳ vọng về nó.

Halo: Reach (Bungie phát triển | Microsoft phát hành)

Vào thời điểm mà loạt game Halo nguyên bản gồm 3 phần kết thúc năm 2007, cộng đồng game thủ đã có dịp thử qua một vài tựa game chủ đề Halo trong lúc chờ đợi phần 4 trứ danh.



Các game ấy là Halo Wars, Halo 3: OSTD và phiên bản HD của phần đầu Halo: Combat Evolved Anniversary. Phần mới nhất mà Bungie tung ra giữa Halo 3 và Halo 4 tại thời điểm năm 2010 làHalo: Reach với ý đồ lôi kéo game thủ tới một phần chơi có liên quan với phần mở đầu Halo: Combat Evolved. Tuy vậy Halo: Reach làm cho người ta cảm thấy nó giống với một phần mở rộng của game hơn là phần tiếp theo độc lập. Cốt truyện thì nghèo nàn và sự thiếu vắng nhân vật chính Master Chief đã tạo nên một sự hụt hẫng đáng tiếc. Chẳng khác gì bạn chơi Gears of War mà không có anh chàng Marcus Fenix vậy.

Killzone 3 (Guerrilla Games phát triển | Sony Computer Entertainment phát hành)

Cảm giác được “săm soi” những tên lính Helghast qua ống ngắm hồng ngoại trên súng của người chơi là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của game thủ chơi Killzone. Với Killzone 3, có vẻ như studio Guerrilla Games đã đi chệch hướng. Điểm gây thất vọng đầu tiên là phần chơi đơn quá ngắn và mờ nhạt.



Thường thì game thủ FPS cũng sẽ vẫn chấp nhận các phần chơi đơn có thời lượng chỉ 5-6 tiếng đồng hồ, song bù lại phần chơi ấy phải thú vị và cuốn hút họ chơi đi chơi lại nhiều lần. Phần cuối của loạt game Killzone này được kỳ vọng nhiều sau thành công rực rõ của Killzone 2, song đáp lại sự mong mỏi ấy chỉ là những tiếng thở dài ngán ngẩm từ phía game thủ.

Bên cạnh việc phần chơi đơn quá ngắn như đã đề cập ở trên, sự bất hợp lý của khí tài cũng làm người chơi thất vọng. Không phải là game không hay, vẫn còn đó những điểm sáng như môi trường tuyết rơi tuyệt vời, màn kết thúc cheo leo vách núi hồi hộp hay là phần chơi mạng thú vị. Nhưng xét về tổng thể,Killzone 3 không đạt tới tầm của các phần trước đó như kỳ vọng của người hâm mộ.

Uncharted 3: Drake’s Deception (Naughty Dog phát triển | Sony Computer Entertainment phát hành)

Sau thành công của Uncharted 2: Among Thieves, game thủ đã phải chờ đợi một khoảng thời gian khá dài mới có thể chạm tay vào Uncharted 3: Drake’s Deception. Tuy vậy, khoảng thời gian này lại không tương xứng với những gì mà cộng đồng chờ đợi để phiêu lưu cùng nhân vật chính Nathan Drake.



Phần 3 cho thấy các nhà phát triển của studio Naughty Dog chỉ cố gắng mô phỏng và làm mới các yếu tố làm nên thành công của phần trước đó mà thôi. Thêm vào đó, phần 3 này còn mắc phải “hội chứngMax Payne 3” nghĩa là quá chú trọng vào tính điện ảnh, làm cho game trở nên giống phim hơn là xuất phẩm để game thủ khám phá.

Cảnh quan đậm chất Uncharted nhất là sa mạc thì lại xuất hiện quá trễ trong game và gameplay thì nhàm chán. Hy vọng rằng sau khi hoàn thành một game cũng đang được kỳ vọng sắp ra mắt khác làThe Last of Us, Naughty Dog sẽ tập trung tinh lực để mang tới một Uncharted 4 hoàn hảo hơn dành cho game thủ.

Left 4 Dead 2 (Valve Corporation phát triển và phát hành)

Không cần phải nhắc lại thành công của Left 4 Dead khi vừa ra mắt, đây là một game bắn súng với đề tài kinh dị có cách chơi co-op độc đáo được “chuyên gia” Valve phát triển. Tuy nhiên nhiều game thủ cho biết họ vẫn cảm thấy “thiếu thiếu chút gì đó” bên cạnh đồ họa và gameplay tuyệt vời của trò chơi.



Về cơ bản tất cả những gì người chơi phải làm trong game là bắn zombie, di chuyển rồi bắn nhiều zombie hơn. Việc cho phép chọn màn chơi cũng như bỏ qua các màn khó làm cho nhiều game thủ thực thụ “hậm hực” cho rằng cách thức này chỉ thích hợp với phong cách bắn súng của game thùng hoặc kiểu bắn tưng bừng xả stress 10-15 phút mà thôi.

Trong phiên bản kế tiếp Left 4 Dead 2, không có gì cải thiện cả và đây chính là điểm gây thất vọng. Cũng hơi khó hiểu bởi lẽ Valve vốn có tiếng là luôn chăm chút cẩn thận cho những đứa con tinh thần của mình. Game thủ lại có lý do để mà lo lắng về “bom tấn” Half-Life 3 đang chờ ngày lên kệ.

Super Smash Bros. Brawl (Nintendo phát triển và phát hành)

Lịch sử đã chứng minh rằng không phải cứ lớn hơn, nhiều hơn, đồ sộ hơn là tốt hơn – hay hơn! Phần thứ 3 của loạt game chiến đấu mang tên Super Smash Bros. là một ví dụ điển hình.



Masahiro Sakurai và cộng sự đã làm tất cả những gì họ cho là tốt với phiên bản này và nhồi nhét vào trong chỉ vỏn vẹn 1 đĩa Wii. Kết quả là một mớ lộn xộn và các tuyến nhân vật không rõ ràng. Super Smash Bros. Brawl không phải là game dở song nó chẳng khác gì phiên bản tiền nhiệm có thêm thắt một số nội dung đánh đấm. Hy vọng sự hợp tác mới giữa Sakurai và Namco Bandai sẽ mang lại cho phiên bản Super Smash Bros. Wii U nhiều điều thú vị mới mẻ hơn.

The Elder Scrolls V: Skyrim (Bethesda phát triển và phát hành)

Thế giới mà Bethesda tạo ra cho Skyrim là vô cùng rộng lớn và hấp dẫn song nó cũng không cứu được game này khỏi những nhận xét tiêu cực khi so sánh với phiên bản gốc. Các nhiệm vụ ngục tối (dungeon) thường lặp đi lặp lại và không cuốn hút. Phiên bản Elder Scrolls tiếp theo, có lẽ Bethesda nên tập trung vào việc thiết kế nhiệm vụ và cấp độ màn chơi hơn là quá chú trọng vào ngoại cảnh như hiện nay.



Hãy nhìn vào Dishonored để thấy rằng một trò chơi vẫn có thể hay mà không cần tới cảnh quan bao la rộng lớn, môi trường chi tiết … Có thể nói Skyrim tạo ra ấn tượng xấu hệt như một game khác của Bethesda là Fallout 3, có điều ở đây súng đạn đã được thay thế bằng cung kiếm và đánh rồng mà thôi. Tuy nhiên không ai dám chê Skyrim là game kém chất lượng, chỉ có điều nó không vượt qua được ấn tượng mà phiên bản Elder Scrolls trước tạo ra.

Batman: Arkham City (Rocksteady Studios phát triển | Warner Bros. Interactive Entertainment phát hành)

Nếu như cho Batman: Arkham Asylum (cũng do Rocksteady Studios phát triển) điểm 10 hoàn hảo thì phần tiếp theo Batman: Arkham City chỉ có thể cho cao nhất là 9.



Giống như trường hợp Super Smash Bros. Brawl đã nói ở trên, các nhà phát triển Arkham City cũng cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ vào một phiên bản. Game thủ có thể hình dung chơi game này giống như trải nghiệm kiểu chơi lén lút ám sát của Hitman trong thế giới mở của Grand Theft Auto.

Một điều không thể phủ nhận là đồ họa của Batman: Arkham City quá xuất sắc và hy vọng Rocksteady giữ vững được thế mạnh này và làm cho phiên bản kế tiếp xứng đáng hơn với từ “siêu phẩm”.

Assassin’s Creed: Revelations (Ubisoft phát triển và phát hành)

Rất nhiều fan hâm mộ dòng game Assassin’s Creed của Ubisoft đã hăm hở “vồ lấy” bản Revelationstrong lúc chờ đợi Assassin’s Creed III ra mắt. Tuy nhiên đa số đều thừa nhận đây là một sai lầm không nên lặp lại. Phiên bản này không có tý sáng tạo nào mà giống như một sự “cào cấu” mà Ubisoft cố đưa ra để đáp ứng tiêu chí có game mới.



So sánh với Assassin’s Creed II và Assassin’s Creed: Brotherhood, Constantinople trongRevelations trở nên nhỏ bé và nhàm chán. Phần chơi khi mà Ezio tới Cappadocia khá thú vị nhưng không thể cứu nổi cả một phiên bản Revelations thiếu sức sống và mất định hướng. Nhiều game thủ cho rằng nó thậm chí còn thua cả phiên bản Assassin’s Creed đầu tiên.

Max Payne 3 (Rockstar phát triển và phát hành)

Ngay trước khi phần 3 ra mắt, một phần tiếp theo đình đám khác là Resident Evil 6 đã nhận được vô số lời khen chê trái chiều từ việc dùng quá nhiều các đoạn phim cắt cảnh trong game. Nhưng phần mới nhất của loạt game Max Payne xứng đáng là ví dụ kinh điển nhất của việc xài các đoạn phim cắt cảnh đậm chất điện ảnh một cách … thái quá.



Nếu chỉ để ngắm thì không có gì phải phàn nàn vì các đoạn phim ấy được làm một cách công phu tỉ mỉ với hiệu ứng hình ảnh đã mắt người xem. Song nói về khía cạnh của một trò chơi, nhất là một trò chơi mang sẵn nỗi niềm u uẩn, day dứt và bạo lực bộc phát như Max Payne thì điều này vô hình chung đã phá hỏng bầu không khí vốn có của game.

Tất cả những gì game thủ được thấy trong game này dường như là việc các nhà phát triển đã nhấn mạnh vào các yếu tố “người lớn” và “nghiêm túc” một cách khiên cưỡng. Tính năng nổi tiếng của dòng game Max Payne là “shoot dodge” gần như biến mất.

Có thể nói Max Payne 3 là một game bắn súng TPS hay, đẹp song lại mất đi những phẩm chất truyền thống của dòng game Max Payne nhất. Những phẩm chất ấy dã biến mất cùng với cái hồn game mà Rockstar thường tạo được đối với trò chơi của mình. Giờ đây, nếu bỏ đi logo của hãng, có lẽ không ai nhận ra đây là sản phẩm của studio danh tiếng này nữa.

Saints Row: The Third (Volition, Inc. phát triển | THQ phát hành)

Tất cả những ai đã từng trải nghiệm 2 phần đầu Saints Row và Saints Row 2 đều hiểu rõ tại sao phần thứ 3 Saints Row: The Third lại là nỗi thất vọng lớn lao của dòng game sandbox đình đám này. Thành phố mới Steelport nhàm chán và vô vị, không có điểm nhấn nào đáng nhớ.



Các điểm bán thức ăn nhanh “Freckle Bitch’s” cũng biến mất. Cốt truyện thì vô lý và phá hỏng tất cả những điều hay ho của 2 phiên bản trước. Đại bộ phận thời gian để làm nhiệm vụ chính trong game là hướng dẫn các công việc và hoạt động mà người chơi có thể làm trong thành phố Steelport. Xong phần hướng dẫn này, “mở khóa” các chỗ cần thiết rồi thì cũng đã hết mất nửa game.

Điều tồi tệ nhất của game này là việc nó tự cao đến mức phi lý và có thể sẽ làm cho các nhà phát triển của Volition mất tỉnh táo và tiếp tục “phát huy” chúng trong phiên bản Saints Row 4, bao gồm nhiều trang phục quái đản cũng như cơn ác mộng DLC đối với người chơi.

Theo : Gamethu

Game điện thoại đảo giấu vàng hay nhất

Game điện thoại là xu hướng giả trí có lẽ được các bạn trẻ yêu thích hiện nay. Các game offline đang rất được ưa chuộng và được tìm kiếm rất nhiều. Game đảo giấu vàng là game đang rất hot hiện nay, khi đến chơi với đảo giấu vàng các bạn sẽ có những giây phút thả mình vào thế giới giải trí đầy hấp dẫn.



Đảo giấu vàng, tải game đảo giấu vàng về điện thoại ngay Tung xúc xắc để lái con tàu vượt qua đá ngầm, nước xoáy và đàn cá mập hung dữ dưới đại dương. Khám phá bí ẩn nơi đáy đại dương để tìm cuốn nhật ký về kho báu của vị thuyền trưởng. Vượt qua những thử thách đầy khó khăn để tìm chiếc chìa khóa mở rương châu báu.


Tải game đảo giấu vàng miễn phí !!!


DaoGiauVang.jar

Chúc các bạn chơi game đảo giấu vàng vui vẻ.
DBS M05479
Quang Cao