Khởi đầu khiêm tốn từ một công ty chuyên bán buôn các linh kiện radio năm 1925, hiện nay Shure đã là nhà sản xuất hàng đầu thế giới cho các sản phẩm nghe điện tử. Sản phẩm của Shure hiện có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Sau đây là một vài cột mốc trong chặng đường phát triển của Shure.
1925
Shure Radio Company thành lập ngày 25 tháng 4 bởi Sydney N. Shure. Shure là công ty một thành viên, chuyên bán radio lắp ráp trước khi bộ radio lắp ráp tại nhà máy có mặt trên thị trường. Văn phòng công ty được đặt tại số 19 phố South Wells, thị trấn Chicago
1926
Xuất bản catalogue, và là một trong 6 catalogue dành cho linh kiện radio được xuất bản tại Hoa Kỳ.
1928
Nhân viên của Shure đã lên tới 75 người. Anh trai của Sidney N. Shure là Samual J. Shure gia nhập công ty. Shure Radio Company đã trở thành Shure Brothers Company và trụ sở chính được chuyển về 335 phố West Madison, Chicago.
1929
Cuộc Đại khủng hoảng kìm nén nền kinh tế Mỹ. Radio lắp ráp không còn chỗ đứng trên thị trường khi radio sản xuất tại Nhà máy ra đời. Nhân viên công ty bị cắt giảm. Shure trở thành nhà phân phối độc quyền cho một nhà sản xuất microphone.
1930
Samuel J. Shure rút lui khỏi công ty để theo đuổi việc thiết kế hệ thống sưởi và thông gió vốn là chuyên môn chính của ông, gia nhập một công ty có tiếng ở St. Louis, Missouri.
1931
Shure bắt đầu phát triển dòng microphone của riêng mình dưới sự hướng dẫn của một kỹ sư trẻ có tên là Ralph Glover.
1932
Shure trở thành một trong 4 nhà sản xuất microphone tại Mỹ với sự xuất hiện của model 33N với 2 nút carbon. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thi trường với trọng lượng nhẹ, tính năng vượt trội với các phụ kiện tiết kiệm chi phí.
1933
Model 40D là sản phẩm microphone đầu tiên của công ty sử dụng công nghệ tụ điện.
1935
Model 70 là microphone tinh thể đầu tiên của Shure.
1936
Nhận băng sáng chế cho kiểu dáng và hệ thống chống rung cho microphone
1939
Model 55 Unidyne Microphone là microphone đơn hướng đầu tiên của Shure. Chất lượng và thiết kế khác biệt tạo nên “Micro được biết đến nhiều nhất thế giới”. Thiết kế đơn thể làm cho micro nhỏ hơn, rẻ hơn và do đó đến được với nhiều người hơn.
1941
Shure dành hợp đồng cung cấp micr cho quân đội Mỹ trong thế chiến thứ 2
1942
Micro T-17B trở thành loại micro được Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ sử dụng nhiều nhất. Shure đã sử dụng công nghệ vỏ nhựa cho các micro này, bảo vệ micro khỏi sức nóng và va chạm kim loại trong chiến tranh.
1942 – 1955
T-30, HS-33, HS-38 và micro dung cho các mặt nạ oxy M-CI được thiết kế riêng cho quân đội. Sử dụng T-30, lính đánh bom có thể liên lạc trong máy bay mà ko bị nhiễu bởi tiếng ồn. Shure kế thừa các tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho quân đội (MILSPEC), và cũng là tiêu chuẩn của sự tin cậy đối với các sản phẩm micro Shure.
1946
Shure là nhà sản xuất đầu máy quay đĩa lớn nhất tại Mỹ, cung cấp sản phẩm cho các nhà sản xuất máy quay đĩa lớn nhất, trong đó có Philco, RCA, Emeron, Magnavox, Admiral và Motorola.
1946
Shure Brothers Company được đổi tên thành Shure Brothers Incorporated.
1951
Unidyne 55S ra đời tiếp nối model Unidyne 55 danh tiếng
1952
Ra đời Ribbon Microphone đầu tiên, Model 300.
1953
Hệ thống micro không dây đầu tiên xuất hiện có tên là Vegabond. Được cung cấp điện năng bởi 2 cục pin dành cho máy trợ thính, hệ thống có thể truyển tải âm thanh trong vòng bán kính khoảng 213 m.
1955
Micro dành cho điện thoại di động đầu tiên xuất hiện, được thiết kế với chức năng loa
1956
Shure chuyển địa điểm từ thị trấn Chicago tới Evanston, Illinois.
1958
Đầu kim cho máy quay đĩa M3D là sản phẩm đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuản dành cho phòng thu.
1959
Micro Unidyne III là micro đơn hướng chất lượng cao, là tiền than của series SM57.
1964
Với góc nghiêng 15 độ theo chiều dọc, dạng hình elip đối xứng, Shure V-15 Stereo Dynetic là đầu kim dành cho máy quay đía tốt nhất mọi thời đại của Shure.
1965
Dynamic Micro Series SM 57 đáng tin cậy với âm thanh khỏe và trung thực. Cho tới bây giờ, SM57 vẫn được dùng cho bục phát biểu và đã được nhiều đời tổng thống sử dụng kể từ thời Lyndon B. Johnson.
1966
V15 Type II là đầu kim cho máy quay đĩa đầu tiên thiết kế bởi máy tính với khả năng tự hiệu chỉnh chế độ.
1966
Shure SM58 (SM là viết tắt của Studio Microphone) được đông đảo các nhạc công dòng nhạc Rock – and – Roll thừa nhận. SM58 là sự kết hợp của sự khỏe khoắn và chất lượng âm thanh tuyệt hảo. SM58 nhanh chóng trở thành chuẩn mực cho các buổi biểu diễn trực tiếp. Cho đến tận bây giờ, SM58 vẫn là dòng mircro phổ biến nhất thế giới
1967
Vocal Master, “hệ thống âm thanh di động” đầu tiên, bao gồm bàn trộn, bàn công suất và loa
1968
Bàn trộn M67 được thiết kế cho các thiết bị phát sóng, cho phép các nhà báo có thể truyền tin trực tiếp từ thực địa.
1973
Đầu kim cho máy quay đĩa V15 Type II được thiết kế với hệ thống đáp tần siêu phẳng được nhiều người đón nhận nồng nhiệt.
1976
SM11 là loại mirco Lavalier nhỏ nhất thế giới
1978
Micro condenser SM81 là sự kết hợp giữa chất lượng âm thanh phòng thu với sự khỏe khoắn và độ tin cậy cần thiết dành cho các buổi biểu diễn trực tiếp
1981
Cùng với chủ tịch Shure Sydney N. Shure, ông James Kogen, phó chủ tịch điều hành được đề bạt lên vị trí Tổng giám đốc công ty.
1982
Shure xây dựng cơ sở sản xuất ở Wheeling, Illinois, ngoại ô Chicago
1983
Model FP31 là “bàn trộn cải tiến với hiệu suất cao nhất” vào thời điểm lúc bấy giờ. Với khối lượng chỉ 1 kg, FP31 có thể dễ dàng gắn với Camera Betacam, đem lại hiệu suất làm việc cao hơn.
1983
AMS là hệ thống bàn trộn tự động chất lượng cao với đa cổng cho phép sử dụng cùng một lúc nhiều micro
1983
Nhà máy sản xuất đầu kim cho máy quay đĩa được khánh thành tại Aqua Prieta, Mexico
1984
SM91 là micro đơn hướng với hiệu ứng biên đầu tiên được ra mắt
1984
Nhà máy sản xuất micro có dây được xây dựng tại Juarez, Mexico
1985
Nhận bằng sáng chế “hệ thống âm thanh Home Theater” HTS5000. Hệ thống này đem đến sự đột phá về âm thanh vòm nhờ bộ giải mã siêu hạng
1989
Beta 58 và Beta 57 với hướng tính siêu tim (hyperCaridoid) hiệu suất cao sẽ đem đến những trải nghiệm chưa từng có trên sàn diễn âm nhạc.
1989
Tăng công suất của nhà máy tại Juarez, Mexico băng việc xây dựng cơ sơ sản xuất micro với diện tích 18,288 m2.
1990
Shure bắt đầu bước vào thị trường micro không dây với L Series. Trong suốt 1 thập kỷ, Shure đã thông trị dòng sản phẩm này trên toàn thế giới.
1991
Mở văn phòng tại Heilbronn, Đức. Shure Europe GmbH đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ về nhiều mặt cho các nhà phân phối của Shure tại 34 quốc gia châu Âu.
1994
Xây dựng nhà máy với diện tích gần 10,000 m2 tại Agua Prieta, Mexico nhằm mở rộng năng suất sản xuất đầu kim cho máy quay đĩa, micro liên lạc, micro trùm đầu và bộ chuyển đổi.
1995
Sydney N. Shure qua đời ở tuổi 93. Rose. L. Shure được bầu làm chủ tịch của Shure.
1996
James Kogen từ chức giám đốc điều hành. Santo (Sandy) La Mantia, phó giám đốc phụ trách cơ khí được chỉ định làm giám đốc điều hành.
1996
Shure cho ra đời bộ xử lý tín hiệu số (DSP), bộ DFR11EQ Digital Feedback Reducer.
1997
Trung tâm công nghệ của Shure được khánh thành tại Illinois, ngày 25 tháng tư được chọn là ngày Shure. Một phần Brummel Place bên ngoài tòa nhà được đặt tên là Shure Drive.
1997
Hệ thống tai nghe kiểm tra cá nhân PSM 600 phát triển nhanh chóng trên thị trường dành cho hệ thống tai nghe “trong tai” (in-ear monitoring system).
1999
Micro tụ điện KSM32 dành cho phòng thu chuyên nghiệp nhanh chóng nhận được sự đón nhận của thị trường
1999
Shure Brothers Incorporated chính thức được đổi tên thành Shure Incorporated
1999
Shure Asia Limited được thành lập tại HongKong nhằm hỗ trợ các nhà phân phối khu vực châu Á và châu Á Thái Bình Dương
2000
Shure Incorporated kỷ niệm 75 năm thành lập.
2000
Shure Communication Incorporated được thành lập, là một chi nhánh sản xuất các ứng dụng dành cho viễn thông và tự động hóa.
2001
Là một phần trong chương trình kỷ niệm 75 năm thành lập Shure, ban nhạc Rock huyền thoại Spinal Tap đã biểu diễn tại buổi hòa nhạc kỷ niệm thành lập Shure tại NAMM (National Association of Music Merchants)
2002
Shure thành lập nhà phân phối Shure GmbH, chi nhánh của Shure Europe GmbH nhằm hỗ trợ bán hàng trực tiếp tới các đại lý Shre tại Đức
2003
Shure dành lại được UK Distribution Center, HW International và đổi tên thành Shure Distribution UK
2003
Shre được trao giải Grammy kỹ thuật năm 2003 bởi Học viên quốc gia nghệ thuật thu âm và Khoa học (National Academy of the Recording Arts and Science®, dành cho các công ty và cá nhân đã có những đóng góp quan trọng trong về kỹ thuật cho công nghiệp thu âm.
2003
Sau 47 năm tại Evanson, Illinois, Shure đã chuyển tới Niles, Illinois
2004
Sau lần ra mắt thành công dòng tai nghe E Series, Shure đã thành lập bộ phận âm thanh cá nhân, tập trung vào thị trường điện tử tiêu dùng.
2005
Shure mở 2 nhà máy mới tại Trung Quốc, một cơ sở sản xuất tối tân tại Tô Châu và phòng marketing và bán hàng tại Thượng Hải.
Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013
Đánh giá tai nghe Sennheiser CX880
Trước hết mình xin giới thiệu một chút về dòng tai nghe của nhãn hiệu tai nghe nổi tiếng từ Đức này
Dòng CX: hầu hết tai nghe in-ear của Sennheiser đều nằm trong dòng này. Các tai nghe nguyên thủy của dòng CX này có dạng CX<100, ví dụ như CX55, CX95. Tai nghe Sennheiser CX200 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về ngành “đặt tên” cho tai nghe. Các tai nghe này đều có dạng là CX>200, trong đó có rất nhiều tai nghe tiếng tăm lẫy lừng. Có thể kể đến Sennheiser CX280, CX300,CX400 và đặc biệt là CX500
Các tai nghe chủ yếu hướng đến những người không muốn bỏ quá nhiều tiền vào dụng cụ nghe nhạc cuả mình nhưng lại muốn có những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời
Dòng IE : là dòng tai nghe in-ear mới, “nhỏ mà xịn” của Sennheiser. Đến nay Sennheiser mới chỉ tạo ra 3 tai nghe thuộc dòng này :IE6,IE7 và IE8. Cả ba loại này đều đang được phân phối tại Việt Nam với mức giá tham khảo lần lượt là 3,7; 4,3 và 7,4 triệu đồng.
Đây là các tai nghe dành cho những audiophile thực thụ muốn mang tai nghe của mình đi khắp mọi nơi. Các tai nghe này đều hướng đến sự tái tạo âm thanh trung thực và chi tiết đến hoàn hảo
Dưới đây là một vài thông số kĩ thuật cơ bản của tai nghe Sennheiser CX880
• Loại: In-ear canal fit
• Độ nhạy (1mW): 119 dB SPL/mW
• Độ trở kháng (1kHz): 32 ohm
• Dải tần đáp ứng: 17Hz – 23kHz
• Độ dài dây: 18 in. / 45cm (54 in. / 136cm)
Đây là nhân vật chính của chúng ta khá nhiều cùng phụ kiện trong hộp. Chúng ta có hai bộ nút tai (black foam) tặng kèm cùng với bộ sẵn trên tai nghe cỡ tiêu chuẩn S/M/L, vỏ bao da Sennheiser, cặp dây và bút vệ sinh.
Đây là ảnh cận cảnh của hai bộ black foam và bút vệ sinh. So với giá tiền thì số lượng foam có thể nói là quá ít. Trong quá trình sử dụng, mình nhận thấy rằng trong khi nút tai cỡ Large to ghê to gớm còn nút tai cỡ bé thì bé đến lạ lùng. Một cảm nhận khác là các nút tai khá cứng, đôi khi còn gây đau tai trong một vài trường hợp. Đối với lỗ tai mình và hầu hết người Việt Nam nói chung thì nút tai cỡ medium là rất phù hợp. Nút tai được gắn sẵn trên tai nghe nên rất tiện lợi. Có một lưu ý nhỏ là bạn cần phải chọn nút tai phù hợp thì mới có thể thưởng thức âm nhạc thoải mái và có được trải nghiệm âm nhạc tốt nhất ( đặc biệt là âm bass)
Bút vệ sinh tai nghe được tặng kèm rất đẹp, đặc biệt hữu ích khi có ráy tai hay bụi vướng vào màng loa (đã thử nghiệm với một cục bụi). Dù sao thì việc lấy ráy tai trước khi sử dụng tai nghe in-ear luôn là một ý kiến hay :bounce:
Trong ảnh trên ta có thể thấy được jack cắm chữ L khá đẹp. Đầu jack được mạ vàng để đảm bảo sự tiếp xúc là tốt nhất. Ngoài ra ta còn thấy trên tai nghe có núm xoay để điều chỉnh âm lượng. Cá nhân mình thấy nó đặc biệt hữu dụng khi đang nghe nhạc trên xe đạp mà để máy nghe nhạc ở túi quần hay túi áo, núm xoay có thể giúp ta điều chỉnh âm lượng dễ dàng.
Cá nhân mình thấy đây không phải là một chiếc tai nghe đẹp. Trên hai tai có sử dụng nhựa nhám hơi nhiều, khiến tai nghe giống đồ do bác Đào Hồ Cẩm sản xuất. Việc đánh dấu hai tai nghe trái phải bằng hai chữ L,R quá bé cũng gây khó chịu. Tất nhiên mình không ủng hộ việc đánh dấu hai bên trái, phải bằng hai màu xanh, đỏ vì rất mất thẩm mĩ, gây cảm giác hàng bác Đào, nhưng chắc chắn người mới dùng sẽ nhầm lẫn hai tai trái và phải
Cặp dây Sennheiser được mạ crom trông rất đẹp và sang trọng
Bao da đựng tai nghe nhìn sang trọng và sành điệu, thích hợp với những audiophile thích khoe của
Chất lượng âm thanh
Để tiện cho việc đánh giá chất lượng âm thanh, mình tạm chia ra làm 3 phần thế này : âm bass (âm trầm), âm mid (âm trung) và âm treble (âm cao). Mình kết nối với Sony walkman nwz-s544 và iPhone 4 để thử nghiệm
Bass: ít khi tai nghe Sennheiser lại được đánh giá cao về bass, và tai nghe CX880 này cũng không phải là ngoại lệ. Âm bass nhận được từ iPhone đáng thất vọng. Có lẽ kết nối tai nghe này với iPhone không phải là sự phối hợp thông minh. Kết quả nghe thử bài Như vậy nhé của Khắc Việt và 365000 của Ngũ Cung từ walkman, âm bass có khá hơn nhưng vẫn không hay hơn Bose Triport IEV3 của mình. Âm bass bung ra nhanh, gọn nhưng yếu và thiếu lực. Đây chắc chắn là mặt mà các basshead (người nghe nhạc thích bass) thất vọng
Mid: Trái với bass, âm mid từ tai nghe này khá tốt so với tầm tiền. Âm mid trong trẻo, ngọt ngào và giàu xúc cảm. Những bản vocal được thể hiện khá tốt. Khi kết nối tai nghe này với iPhone rồi nghe bản nhạc Quê hương tôi, mình cảm thấy rất xúc động. Âm mid gần như hoàn hảo
Treble: Có vẻ như âm càng cao thì tai nghe CX880 càng thể hiện tốt. Kết nối vào Sony Walkman cho thấy âm treb rất vừa phải, không bị cao, bị chói hay sáng gắt. Nghe bản Lovin’u của DBSK mình có cảm xúc lạ thường. Trong đoạn điệp khúc, giọng Hero không còn bị chói tai như những tai nghe rẻ tiền khác mà rất trong và ấm. Ngoài ra, một điểm mạnh khác là âm thanh khá chi tiết. Nghe lại các bản rock từ Ngũ Cung mà mình nhận thấy sự khác biệt hẳn khi nghe nhạc 128kbps và nhạc 320kbps
Kết luận
Ưu điểm: có nhều phụ kiện đẹp đi kèm. Sử dụng để nghe nhạc cổ điển, jazz hay nhạc nhẹ rất tốt. Giá tiền phù hợp- tham khảo (129usd)
Nhược điểm: thiết kế xấu, nút tai có thể gây đau tai và trình diễn âm bass tệ.
Dòng CX: hầu hết tai nghe in-ear của Sennheiser đều nằm trong dòng này. Các tai nghe nguyên thủy của dòng CX này có dạng CX<100, ví dụ như CX55, CX95. Tai nghe Sennheiser CX200 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về ngành “đặt tên” cho tai nghe. Các tai nghe này đều có dạng là CX>200, trong đó có rất nhiều tai nghe tiếng tăm lẫy lừng. Có thể kể đến Sennheiser CX280, CX300,CX400 và đặc biệt là CX500
Các tai nghe chủ yếu hướng đến những người không muốn bỏ quá nhiều tiền vào dụng cụ nghe nhạc cuả mình nhưng lại muốn có những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời
Dòng IE : là dòng tai nghe in-ear mới, “nhỏ mà xịn” của Sennheiser. Đến nay Sennheiser mới chỉ tạo ra 3 tai nghe thuộc dòng này :IE6,IE7 và IE8. Cả ba loại này đều đang được phân phối tại Việt Nam với mức giá tham khảo lần lượt là 3,7; 4,3 và 7,4 triệu đồng.
Đây là các tai nghe dành cho những audiophile thực thụ muốn mang tai nghe của mình đi khắp mọi nơi. Các tai nghe này đều hướng đến sự tái tạo âm thanh trung thực và chi tiết đến hoàn hảo
Dưới đây là một vài thông số kĩ thuật cơ bản của tai nghe Sennheiser CX880
• Loại: In-ear canal fit
• Độ nhạy (1mW): 119 dB SPL/mW
• Độ trở kháng (1kHz): 32 ohm
• Dải tần đáp ứng: 17Hz – 23kHz
• Độ dài dây: 18 in. / 45cm (54 in. / 136cm)
Đây là nhân vật chính của chúng ta khá nhiều cùng phụ kiện trong hộp. Chúng ta có hai bộ nút tai (black foam) tặng kèm cùng với bộ sẵn trên tai nghe cỡ tiêu chuẩn S/M/L, vỏ bao da Sennheiser, cặp dây và bút vệ sinh.
Đây là ảnh cận cảnh của hai bộ black foam và bút vệ sinh. So với giá tiền thì số lượng foam có thể nói là quá ít. Trong quá trình sử dụng, mình nhận thấy rằng trong khi nút tai cỡ Large to ghê to gớm còn nút tai cỡ bé thì bé đến lạ lùng. Một cảm nhận khác là các nút tai khá cứng, đôi khi còn gây đau tai trong một vài trường hợp. Đối với lỗ tai mình và hầu hết người Việt Nam nói chung thì nút tai cỡ medium là rất phù hợp. Nút tai được gắn sẵn trên tai nghe nên rất tiện lợi. Có một lưu ý nhỏ là bạn cần phải chọn nút tai phù hợp thì mới có thể thưởng thức âm nhạc thoải mái và có được trải nghiệm âm nhạc tốt nhất ( đặc biệt là âm bass)
Bút vệ sinh tai nghe được tặng kèm rất đẹp, đặc biệt hữu ích khi có ráy tai hay bụi vướng vào màng loa (đã thử nghiệm với một cục bụi). Dù sao thì việc lấy ráy tai trước khi sử dụng tai nghe in-ear luôn là một ý kiến hay :bounce:
Trong ảnh trên ta có thể thấy được jack cắm chữ L khá đẹp. Đầu jack được mạ vàng để đảm bảo sự tiếp xúc là tốt nhất. Ngoài ra ta còn thấy trên tai nghe có núm xoay để điều chỉnh âm lượng. Cá nhân mình thấy nó đặc biệt hữu dụng khi đang nghe nhạc trên xe đạp mà để máy nghe nhạc ở túi quần hay túi áo, núm xoay có thể giúp ta điều chỉnh âm lượng dễ dàng.
Cá nhân mình thấy đây không phải là một chiếc tai nghe đẹp. Trên hai tai có sử dụng nhựa nhám hơi nhiều, khiến tai nghe giống đồ do bác Đào Hồ Cẩm sản xuất. Việc đánh dấu hai tai nghe trái phải bằng hai chữ L,R quá bé cũng gây khó chịu. Tất nhiên mình không ủng hộ việc đánh dấu hai bên trái, phải bằng hai màu xanh, đỏ vì rất mất thẩm mĩ, gây cảm giác hàng bác Đào, nhưng chắc chắn người mới dùng sẽ nhầm lẫn hai tai trái và phải
Cặp dây Sennheiser được mạ crom trông rất đẹp và sang trọng
Bao da đựng tai nghe nhìn sang trọng và sành điệu, thích hợp với những audiophile thích khoe của
Chất lượng âm thanh
Để tiện cho việc đánh giá chất lượng âm thanh, mình tạm chia ra làm 3 phần thế này : âm bass (âm trầm), âm mid (âm trung) và âm treble (âm cao). Mình kết nối với Sony walkman nwz-s544 và iPhone 4 để thử nghiệm
Bass: ít khi tai nghe Sennheiser lại được đánh giá cao về bass, và tai nghe CX880 này cũng không phải là ngoại lệ. Âm bass nhận được từ iPhone đáng thất vọng. Có lẽ kết nối tai nghe này với iPhone không phải là sự phối hợp thông minh. Kết quả nghe thử bài Như vậy nhé của Khắc Việt và 365000 của Ngũ Cung từ walkman, âm bass có khá hơn nhưng vẫn không hay hơn Bose Triport IEV3 của mình. Âm bass bung ra nhanh, gọn nhưng yếu và thiếu lực. Đây chắc chắn là mặt mà các basshead (người nghe nhạc thích bass) thất vọng
Mid: Trái với bass, âm mid từ tai nghe này khá tốt so với tầm tiền. Âm mid trong trẻo, ngọt ngào và giàu xúc cảm. Những bản vocal được thể hiện khá tốt. Khi kết nối tai nghe này với iPhone rồi nghe bản nhạc Quê hương tôi, mình cảm thấy rất xúc động. Âm mid gần như hoàn hảo
Treble: Có vẻ như âm càng cao thì tai nghe CX880 càng thể hiện tốt. Kết nối vào Sony Walkman cho thấy âm treb rất vừa phải, không bị cao, bị chói hay sáng gắt. Nghe bản Lovin’u của DBSK mình có cảm xúc lạ thường. Trong đoạn điệp khúc, giọng Hero không còn bị chói tai như những tai nghe rẻ tiền khác mà rất trong và ấm. Ngoài ra, một điểm mạnh khác là âm thanh khá chi tiết. Nghe lại các bản rock từ Ngũ Cung mà mình nhận thấy sự khác biệt hẳn khi nghe nhạc 128kbps và nhạc 320kbps
Kết luận
Ưu điểm: có nhều phụ kiện đẹp đi kèm. Sử dụng để nghe nhạc cổ điển, jazz hay nhạc nhẹ rất tốt. Giá tiền phù hợp- tham khảo (129usd)
Nhược điểm: thiết kế xấu, nút tai có thể gây đau tai và trình diễn âm bass tệ.
Theo Tinhte
Phân biệt tai nghe Sennheiser CX300 thật/giả
Sẽ không khó để các lão làng chơi âm thanh nhận ra đâu là tai nghe Sennheiser CX300 thật, đâu là tai nghe CX300 giả. Nhưng với đại đa số người dùng, điều này là không dễ dàng, nhất là với trình độ làm giả tinh vi như hiện nay.
Dưới đây là một vài đặc điểm để phân biệt Sennheiser CX300 thật/ giả được thành viên burgboy1204 tổng hợp từ nhều nguồn.
1. Phân biệt ở đầu tai nghe
Sự khác biệt ở vòng kim loại
Logo và chữ L,R ở tai nghe giả thường không sắc nét
2. Phân biệt ở jack cắm
Jack cắm tai nghe giả to hơn và thiết kế không sắc sảo
Cận cảnh jack cắm thật và giả
3. Phân biệt ở dây tín hiệu
Dây tín hiệu ở tai nghe giả thường lớn hơn
Cách phân biệt giữa Solo HD Fake A và Solo HD Fake B
Nghe thiên hạ đồn đại hiện trên thị trường xuất hiện tai nghe Solo HD fake 1 nhưng loại 2 (gọi tắt là fake 1:2) tò mò quá nên lân la hỏi han và đã đc trải nghiệm hôm nao em xin mạo muội post kinh nghiệm để các bác bít chứ bây giờ vàng thau lẫn lộn lém hehe
1. Hộp
Solo HD 1:1 và 1:2 có hộp cùng kích thước , giống hệt nhau từ A->Z ko hề khác nhau về chất liệu cũng như phụ kiên, đều đầy đủ gồm : 1 tai nghe , 1 dây jack , 2 quyển sách hướng dẫn và 1 chiếc khăn ...
--> nói chung hộp ko có gì đáng nói vì giống hệt nhau
2. Tai nghe
các bác chú ý hình : bên trái là tai 1:2 bên pải là tai 1:1
tai 1:2 có những đặc điểm sau :
- màu nhạt hơn tai 1:1
- nhựa hơi thô , cầm ko chắc tay = 1:1 , nếu đc cầm 2 cái sẽ thấy 1:1 dày dặn hơn
- khi chụp vào tai 1:2 sẽ ko ốp chặt vào tai = 1:1
- viền tai ko đc mềm bằng tai 1:1 nhưng vẫn cách âm khá tốt
--> nhưng cầm vào vẫn hơn hẳn fake 2 . hehe
3. Jack
a. đầu jack (cắm vào tai nghe) bên trái là 1:2
để ý kỹ sẽ thấy màu của dây tai nghe của 1:2 đậm hơn 1:1
các bác để ý kỹ sẽ thấy chứ monster của 1:2 đc in ngang còn 1:1 đc in dọc
chân jack 1:1 có màu đồng đậm hơn so với chân của 1:2
chân jáck cắm vào máy ( bên trái là 1:2 )
chữ M của 1:2 nhìn dại hơn của 1:1...
và đây là toàn ảnh :
4. Âm thanh:
Nếu nói về chất lượng âm thanh thì 1:2 có thể nói khá chuẩn , so sánh 8,5:10 với fake 1:1
- âm treble tốt tuy vậy âm bass thấp ( tiếng hơi ) ko bằng 1:1 , bass tầm trung ko mạnh bằng 1:1 ( hơn nhỏ hơn 1 tí ) . Âm cao hỗ trợ khá tốt ....
--> nói chung dù gì đi chăng nữa fake 1:2 vẫn là 2 mẫu mã và chất lượng ko bằng 1:1 . Nhưng nếu giá mềm ( khoàng ~700k ) thì cũng là lựa chọn tốt cho các bạn mún trải nghiệm solo HD .....
1. Hộp
Solo HD 1:1 và 1:2 có hộp cùng kích thước , giống hệt nhau từ A->Z ko hề khác nhau về chất liệu cũng như phụ kiên, đều đầy đủ gồm : 1 tai nghe , 1 dây jack , 2 quyển sách hướng dẫn và 1 chiếc khăn ...
--> nói chung hộp ko có gì đáng nói vì giống hệt nhau
2. Tai nghe
các bác chú ý hình : bên trái là tai 1:2 bên pải là tai 1:1
tai 1:2 có những đặc điểm sau :
- màu nhạt hơn tai 1:1
- nhựa hơi thô , cầm ko chắc tay = 1:1 , nếu đc cầm 2 cái sẽ thấy 1:1 dày dặn hơn
- khi chụp vào tai 1:2 sẽ ko ốp chặt vào tai = 1:1
- viền tai ko đc mềm bằng tai 1:1 nhưng vẫn cách âm khá tốt
--> nhưng cầm vào vẫn hơn hẳn fake 2 . hehe
3. Jack
a. đầu jack (cắm vào tai nghe) bên trái là 1:2
để ý kỹ sẽ thấy màu của dây tai nghe của 1:2 đậm hơn 1:1
các bác để ý kỹ sẽ thấy chứ monster của 1:2 đc in ngang còn 1:1 đc in dọc
chân jack 1:1 có màu đồng đậm hơn so với chân của 1:2
chân jáck cắm vào máy ( bên trái là 1:2 )
chữ M của 1:2 nhìn dại hơn của 1:1...
và đây là toàn ảnh :
4. Âm thanh:
Nếu nói về chất lượng âm thanh thì 1:2 có thể nói khá chuẩn , so sánh 8,5:10 với fake 1:1
- âm treble tốt tuy vậy âm bass thấp ( tiếng hơi ) ko bằng 1:1 , bass tầm trung ko mạnh bằng 1:1 ( hơn nhỏ hơn 1 tí ) . Âm cao hỗ trợ khá tốt ....
--> nói chung dù gì đi chăng nữa fake 1:2 vẫn là 2 mẫu mã và chất lượng ko bằng 1:1 . Nhưng nếu giá mềm ( khoàng ~700k ) thì cũng là lựa chọn tốt cho các bạn mún trải nghiệm solo HD .....
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao