Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Facebooker sắp được dùng emoticon mới

Mới đây, Facebook đã "tung tiền" thuê họa sĩ đồ họa Matt Jones của Pixar để tái thiết kế lại bảng emoticon vẫn còn chưa đủ hấp dẫn của mình.

Các biểu tượng cảm xúc đã trở thành công cụ rất quen thuộc với bất kì người sử dụng Internet nào. Kể từ khi các dịch vụ nhắn tin cũng như chat bắt đầu nở rộ, biểu tượng cảm xúc đã trải qua rất nhiều bước phát triển để thể hiện nhiều hơn lời muốn nói và đồng thời cũng làm hấp dẫn thêm các đoạn hội thoại trên mạng. Facebook cũng không phải là ngoại lệ khi mạng xã hội này sở hữu một bảng biểu tượng cảm xúc. Tuy nhiên, có vẻ như những biểu tượng này chưa đủ làm hấp dẫn người dùng.

Bảng biểu tượng hiện tại của Facebook còn chưa đa dạng, các hình ảnh cũng chưa tạo độ hấp dẫn cho người dùng.

Mới đây, Facebook đã "tung tiền" thuê họa sĩ Matt Jones - họa sĩ thiết kế của Pixar để tái thiết kế lại những biểu tượng đang bị xem là nhàm chán và đơn điệu trên Facebook. Việc tạo nên những biểu tượng cảm xúc cho mạng xã hội lớn nhất hành tinh là công việc không hề đơn giản chút nào. Không những các biểu tượng này phải thể hiện tốt hơn mà Jones còn phải thiết kế thêm những biểu tượng mới để có thể đáp ứng được nhiều trạng thái biểu cảm khác nhau của con người.



Bản phác thảo các biểu tượng của họa sĩ Matt Jones cho Facebook.



Đích cuối cùng của Facebook là tạo nên một bảng biểu tượng trở thành tiếng nói chung trên toàn cầu, tất nhiên những biểu tượng này vẫn sẽ chỉ dừng lại ở các hình ảnh tĩnh để giảm thời gian tải trang khi sử dụng.

Những emoticon động sẽ tạo hiệu quả hình ảnh tốt hơn nhưng lại làm tốc độ truy cập trang bị chậm đi.

Rắc rối lớn nhất tính tới thời điểm hiện tại chính là việc "thu nhỏ" các biểu tượng này cho vừa với cửa sổ chat trên Facebook, nếu những biểu tượng quá to chúng sẽ phá vỡ kết nối dòng và làm cho đoạn hội thoại trở nên thô kệch tuy nhiên nếu quá nhỏ, chúng sẽ quá khó khăn để được nhận ra.

Các biểu tượng quá to và không cùng kích cỡ sẽ phá hỏng khoảng cách dòng và làm cho đoạn hội thoại trở nên rắc rối.

Facebook vẫn chưa có bất kì trả lời về ngày ra mắt bộ biểu tượng cảm xúc mới nhưng đây chắc chắn sẽ là một cập nhật thú vị với những người đã, đang và sẽ sử dụng mạng xã hội này.

Theo Kenh14

Google phải trả Apple hàng tỷ USD để mua "đất vàng" trên iOS

Google có thể sẽ trả cho Apple khoản tiền lên tới một tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của iOS.



Scott Devitt thuộc Tập đoàn tài chính Morgan Stanley cho biết, trong một báo cáo dành cho các nhà đầu tư Google cho rằng họ có thể trả tới 1 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, iPad và iPod Touch. Con số được dự đoán sẽ tăng trong một vài năm tới.

Nhà phân tích này cho hay, “Google thế hệ tiếp theo vẫn sẽ là Google”, ẩn ý rằng công ty này sẽ tiếp tục chứng tỏ mình trong một thị trường đang thay đổi đến chóng mặt. Ông tin rằng mũi nhọn tìm kiếm của Google vẫn còn có thể lớn mạnh hơn ở những thị trường đang mở rộng hoặc mảng thị trường phụ như YouTube và có khả năng mang lại doanh thu xấp xỉ 20 tỷ USD vào năm 2020.

Những báo cáo trước đây cho thấy hai công ty Google và Apple đang tiến tới một thỏa thuận chia doanh thu, tuy nhiên, nhà phân tích này lại không nghĩ đó là sự thật vì cho rằng chuyện đó sẽ quá phức tạp và hỗn độn.

Devittt cho rằng Apple sẽ bắt Google trả phí trên từng sản phẩm, điều này sẽ làm công việc thanh toán trực tiếp được nhẹ nhàng hơn và trút bỏ gánh nặng cho bên kiểm toán. Nhà phân tích này cũng tin rằng vụ hợp tác “kỳ quái” trên cũng sẽ giúp Google kiểm soát tới 95% thị trường tìm kiếm trên di động.

Theo VnExpress

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Châu Á náo nức trước giao thừa





















Ảnh: AFP

Ngôi làng 'bỗng dưng' bỏ đốt vàng mã

Mấy lần lang thang qua làng Khê Tang, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) vào dịp rằm, lễ, Tết, chúng tôi nhận thấy từ đầu đến cuối ngôi làng không ai đốt vàng mã, trong khi những làng khác thì khói hương mù mịt phủ khắp làng.

Tiết kiệm tiền làm công đức

Tò mò trước thông tin này, chúng tôi vào tận nhà một số gia đình ở thôn Khê Tang thượng thì thấy những thứ đồ cúng trên ban thờ của mỗi gia đình chỉ có vài gói bánh, oản hoặc một đĩa hoa quả làm lễ thắp hương chứ không thấy có vàng mã như nhiều nơi khác.

Khi gặp ông Nguyễn Hữu Tuất, Trưởng thôn Khê Tang thượng, chúng tôi trầm trồ khen công tác tuyên truyền, vận động người dân bỏ tục đốt vàng mã ở đây.





Ông Nguyễn Hữu Tuất đặt đồ cúng lên ban thờ của gia đình với vài gói bánh ngọt.




Thấy vậy, ông Tuất thản nhiên bảo: "Chúng tôi có tuyên truyền vận động người dân bỏ tục đốt vàng mã đâu, đó là do người dân tự bỏ đấy chứ, từ bao đời nay làng này vẫn thế. Người ta cứ bảo phải đốt vàng mã dể cho người âm giàu có thì họ mới phù hộ cho mình làm ăn khấm khá. Nhưng mà chúng tôi chẳng đốt thì dân vẫn giàu có đấy thôi, thậm chí làng còn được mệnh danh là làng đại gia nữa ấy chứ.

Ngay cả gia đình tôi cũng có đốt đâu, hi hữu lắm là vào ngày rằm tháng 7 thì mua vài tờ vàng mã về để bàn thờ cho xôm, cúng xong lại để đó có khi chẳng đốt. Trong làng thỉnh thoảng mới có nhà đốt vàng mã nhưng số lượng chỉ là vài tời, họ không đốt ở nhà mà đem ra một cái miếu ngoài cánh đồng để đốt...".

Bà Nguyễn Thị Minh Thùy, một người dân ở làng Khê Tang bảo việc không đốt vàng mã tiết kiệm được rất nhiều, từ tiền bạc, thời gian...

"Tôi thấy mấy làng xung quanh mỗi khi có rằm, giỗ hay ngày lễ, tết là họ đua nhau mua sắm nào là ngựa giấy, ô tô giấy, nào là nhà cửa, áo, mũ... mà mỗi một đồ vàng mã như ngựa giấy cũng phải 500.000 đồng/con chứ có phải rẻ gì đâu.

Trong khi đó lại phải tốn công sức đem đi đốt, ở đây đất chật người đông, đốt không cẩn thận còn cháy cả nhà.

Làng chúng tôi không đốt vàng mã. Số tiền tiết kiệm được chúng tôi đem làm công đức tôn tạo đình, chùa, các di tích lịch sử của làng...

Ví dụ, cụ thể nhất là ở chùa Khê Tang, dân làng chúng tôi nhà thì góp cột lim, xi măng, thậm chí có nhà góp cả hàng trăm triệu đồng... để xây dựng tượng đài tướng Trần Hưng Đạo, rồi trùng tu lại đình, chùa mỗi khi xuống cấp. Mấy chục năm nay, đình chùa xuống cấp Nhà nước không phải chi tiền để trùng tu, sửa chữa vì tất cả đã có dân làng chúng tôi lo hết".

Bỏ đốt vàng mã từ sau năm 1945

Rời những hộ dân trong làng, chúng tôi tìm đến chùa Khê Tang để tìm hiểu thông tin vì đình, chùa vốn là nơi đốt vàng mã nhiều nhất.

Nhưng thật bất ngờ là ở đình, chùa Khê Tang rất ít người đốt vàng mã.

Ông Lê Đình Chuyển, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi làng Khê Tang cho biết: "Làng Khê Tang bỏ tục đốt vàng mã từ sau Cách mạng tháng 8/1945. Lúc đó người dân vừa thoát khỏi nạn đói, kinh tế vẫn còn khó khăn vì thế mọi người đều phải tiết kiệm, chống lãng phí.





Người dân làng Khê Tang đã bỏ tục đốt vàng mã từ sau năm 1945 (Ảnh: Kiến thức)





Thời điểm đó chính quyền phát động phong trào chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vì thế tục đốt vàng mã cũng được hạn chế. Từ đó dân làng Khê Tang bỏ tục đốt vàng mã.

Một thời gian sau đó, ở những làng xung quanh khôi phục lại tập tục này, nhưng làng Khê Tang vẫn duy trì nề nấp văn hóa đó cho đến tận ngày nay".

Để minh chứng cho những điều mình nói, ông Chiểu dẫn chúng tôi đi một vòng quanh chùa Khê Tang để tham quan.

Đây là nơi thờ chính tướng Trần Hưng Đạo nên vào mỗi dịp lễ, Tết hay ngày rằm đều có rất nhiều người đến thắp hương, cầu an.

Cụ Lê Gia Hồ, Thủ từ đền Khê Tang thượng cho biết: "Ngày hội đền, chùa được tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch và cứ 2 năm tổ chức một lần. Trong mỗi lần hội, người dân chỉ sắm hoa quả để thắp hương, còn những loại vàng mã, ngựa giấy, voi giấy, thuyền giấy... không được dùng.

Khi khách lạ đến đình, chùa thấy dân địa phương không đốt vàng mã họ cũng tuân theo phong tục địa phương và không mua vàng mã đem vào thờ cúng".

Để chứng minh cho điều mình nói là sự thật, ông Lê Gia Hồ dẫn chúng tôi đến chính điện của chùa Khê Tang.

Trước một điện thờ nghi ngút khói hương, chúng tôi quan sát thấy những đồ thờ cúng chỉ có bánh, kẹo và oản chứ chẳng thấy một đinh vàng mã hay tiền âm phủ nào giống như những ngôi đền, chùa khác.

Ông Lê Gia Hồ bảo: "Hôm nay mới qua ngày rằm được một hôm, nhưng những đồ thờ cúng mà dân làng đem đến thì vẫn còn để ở trên bàn, hoa quả sau khi cúng thì của ai người nấy đem về cho cả nhà thụ lộc.

Ngôi chùa từ lâu không cúng vàng mã, ấy vậy mà người dân vẫn ăn nên, làm ra và giàu có hơn những nơi khác".


Theo KH&ĐS số Tết

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Giao thông là gì?

Còn có một nghĩa khác là quan hệ tình dục mà dân mạng hay sử dụng để nói lái
DBS M05479
Quang Cao