Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Từ điển các từ viết tắt Anh - Việt

Thuật ngữ Giải nghĩa

ADB Asian Development Bank, Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA ASEAN Free Trade Area, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

APEC Asia – Pacific Economic Cooperation Forum, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

AusAID Australian Agency for International Development, Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia

CBR Crude Birth Rate, Tỷ suất sinh thô

CDF Comprehensive Development Strategy, Chiến lược phát triển toàn diện (do WB đề xướng)

CDR Crude Death Rate, Tỷ suất tử vong thô

CEMMA Committee for Ethnic Minorities in Mountainous Areas, Ủy ban Dân tộc và Miền núi

CEPT Common Effective Preferential Tariff, Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

CIDA Canadian International Development Agency, Co quan phát triển quốc tế Canađa

CITES Convention on International Trade in Endangered Species, Công ước về thương mại quốc tế đối với các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng

COMESA Common Market for Eastern and Southern Africa, Thị trường chung Đông và Nam Phi

CPRGS Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo

DANIDA Danish International Development Agency, Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

ESAF Enhanced Structural Adjustment Facility, Thể thức điều chỉnh cơ cấu tăng cường (do IMF lập ra nhằm giúp các nước đang phát triển thực hiện các chương trình trung hạn về kinh tế vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu)

FAO Food and Agriculture Organisation, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, Liên Hợp Quốc.

FDI Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội)

GNP Gross National Product, Tổng sản phẩm quốc dân

GSO General Statistics Office, Tổng cục Thống kê

HDI Human Development Index, Chỉ số phát triển con người

HPI Human Poverty Index, Chỉ số nghèo khổ tổng hợp

IMF International Monetary Fund, Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MOLISA Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ @

Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt, phần nhiều là chữ không dấu, khi “chat” trên mạng hoặc viết tin nhắn ở điện thoại di động, …

Đây là một trào lưu không ngăn chận được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Người thích viết tắt cho rằng chat hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về câu chữ; do vậy nó không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Để hỗ trợ cho những ai thích viết tắt, bài này xin trình bày 2 loại viết tắt chữ Việt:

- Viết tắt tự tạo.

- Viết tắt theo quy luật chung.

Ai kết hợp được hai loại viết tắt này sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc khi chat hoặc nhắn tin.

I. VIẾT TẮT TỰ TẠO

Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng.

• Vài ví dụ viết tắt tự tạo:

Ta dễ dàng tìm thấy nhiều ví dụ khi gõ hàng chữ như “viet tat trong ngon ngu chat va tin nhan” vào Google Search trên internet. Sau đây là một số ví dụ viết tắt tự tạo trích từ các mạng:

- “M co dj choi o? If dj, lay cho N cun gtrinh. O ranh thi thoi.” (Em có đi chơi không? Nếu đi, lấy cho anh cuốn giáo trình. Không rảnh thì thôi).

- “Mog rag e se hiu! A wen, e bun ngu ch? Bi h hon 12h rui do.” (Mong rằng em sẽ hiểu! Anh quên, em buồn ngủ chưa? Bây giờ hơn 12 giờ rồi đó).

- “Bít rui, minh doi U o ntro” (Biết rồi, mình đợi bạn ở nhà trọ).

- “Chi ui! Chu e wa do ru tui min di uog nc lun thui! Se zui lem do!” (Chị ơi! Chờ em qua đó rồi tụi mình đi uống nước luôn thôi! sẽ vui lắm đó!).

- “Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khoi juog. Nhug chu e mut chut thui ma, e din day!”. (Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!).

Xem các ví dụ trên, ta thấy ngôn ngữ chat là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt. Ví dụ:

- “đi” thành “dj”.

- “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...

- “bây giờ” thành “bi h”.

- “biết rồi” thành “bit rui”.

- Chữ “qu” thành “w”.

- Chữ ““gì” thành “j”.

- Chữ “ơ” thành “u”.

- Chữ “ô” thành “u”.

- Chữ “ă” thành “e”.

- Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”.

- M = E = em.

- N = A = anh

- Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …



Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin” (style). Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.



• Chèn tiếng nước ngoài:
Để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn nhanh, ít ký tự, những người nhắn tin còn thông qua hình thức chèn tiếng nước ngoài vào tin nhắn. Ngôn ngữ được lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh vì so với các ngôn ngữ khác, tiếng Anh được xem là thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay.

Chỉ cần gõ “viet tat tieng anh trong sms chat email” vào Google Search, hoặc vào mạng http://abbreviations.com , là tìm thấy các bảng liệt kê hàng ngàn cách viết tắt các từ tiếng Anh thường dùng trong tin nhắn SMS, chat, email, Twitter, v.v….

Bài này chủ ý về viết tắt chữ Việt nên không bàn nhiều viết tắt tiếng nước ngoài. Chỉ xin nêu một suy nghĩ là dù có nhiều chỉ trích việc chèn tiếng nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng chắc chắc việc này vẫn khó mà ngăn chận được vì ít nhiều nó cũng rút ngắn thời gian viết cho các bạn biết tiếng Anh.

Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh khá thông dụng như sau:

- “2day U co ranh o?” (Hôm nay bạn có rảnh không?).

- “I nho. Thanks U da nhac!” (Tôi nhớ. Cảm ơn bạn đã nhắc!).

- “g9” = “goodnight” = chúc ngủ ngon.

- “2day” = “today” = hôm nay.

- “2nite” = “tonight” = tối nay.

- v.v.…


• Tiếng Việt thời @:

Để minh họa thêm cách viết tắt tự tạo, xin trích lại bài“Tiếng Việt thời @” của Joseph Ruelle (Joe), sinh năm 1978, người Canada. Anh Joe nổi tiếng vì viết blog bằng tiếng Việt rất có duyên và hóm hỉnh.

“Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam.

Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu!

Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).

Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i” đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i” xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!

Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!

Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!

Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j!

Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui!

Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt! hihi! Sao? Bạn hôg tin hà? Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả? Bùn kừi wá nhỉ! Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ! gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!

bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ! cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu(hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!! Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!! ĐẹP dzà mAn LuN!

XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!

Kekekekekekekekekekekeke!!!!!”

(Bài “Tiếng Việt thời @” trích từ blog của Joseph Ruelle)

• Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo:

Ưu điểm của viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, như ví dụ“không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”. Giữa tôi và bạn A, ký hiệu 0, ko, k, khhoặc kg sẽ mang ý nghĩa là "không", nhưng có thể giữa tôi và bạn B và C thì k lại có nghĩa là “Ok”, kk có nghĩa là "very good, …”.



Hạn chế của viết tắt tự tạo là:

- Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được cho tất cả các từ khác có vần tương tự.

- Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm.

II. VIẾT TẮT THEO QUY LUẬT CHUNG

Ưu điểm của viết tắt theo quy luật chung là viết tắt được rất nhiều chữ. Ví dụ, nếu thuộc lòng 2 qui ước chung là “K thay cho KH” và “bỏ bớt N ở phụ âm cuối chữ NG”, ta có thể đọc ngay các chữ “kôg ká ki mag trog lòg nhữg …” là “không khá khi mang trong lòng những …”.


Hạn chế của viết tắt theo qui luật chung là có một số từ thông dụng viết không ngắn bằng cách viết tắt tự tạo. Ví dụ, với viết tắt tự tạo thì “0, ko, k, kh, kg,…” đều mang ý nghĩa là “không” trong khi viết tắt theo quy luật chung thì phải viết là “kôg” mới mang ý nghĩa là “không”.

A. VIẾT TẮT CHỮ KHÔNG DẤU

Cách viết tắt chữ không dấu sau đây thích hợp cho những ai thích tạo một “xì tin” mới trong chat hoặc nhắn tin.

Xin đọc các cách viết tắt từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp. Hiểu xong phần trên, mới hiểu được chính xác phần dưới.

1. Phụ âm đầu chữ

Có 9 qui ước:



• F thay PH …… Vd: fai = phai .
• C thay K …… Vd: ce = ke, cim = kim.
• K thay KH …… Vd: ki ko kan = khi kho khan.
• Z thay D …… Vd: zu zi = du di, zo zự = do dự.
• D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó, zo dó = do đó.
• J thay GI …… Vd: ju jn jay j = giu gin giay gi.
• G thay GH …… Vd: ge = ghe, gi = ghi.
• NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngi = nghi.
• Q thay QU …… Vd: qay qan = quay quan, qe qan = que quan, qet = quet.

2. Phụ âm cuối chữ

Có 3 qui ước:

• G thay NG …… Vd: xoog = xoong, kog mog = khong mong.
• H thay NH …… Vd: hoah = hoanh, hueh = huenh, bah = banh.
• K thay CH …… Vd: hoak = hoach, nguek = nguech, sak = sach.


3. Vần không dấu “Nguyên âm ghép + chữ cái”

Đây là phần cuối cùng nhưng quan trọng vì trình bày cách viết tắt có hệ thống cho 39 vần không dấu, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn 2 chữ cái mỗi vần.

Tiếng Việt hiện có tất cả 44 vần không dấu “Nguyên âm ghép + chữ cái”.

Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uenh, oach, uech, đã được viết tắt là oog, oah, ueh, oak, uek như vừa trình bày ở trên (xem ví dụ phần II.A.2).

Còn lại 39 vần:

- UA: uat,uan, uang, uay.
- OE: oet, oen, oem, oeo.
- IE: iet, iep, iec, ien, iem, ieng, ieu.
- YE: yet, yen, yem, yeng, yeu.
- OA: oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
- UO: uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi, uou.
- UYE: uyet, uyen.

Trong đó có:

- Các nguyên âm ghép: ua, oe, ie hay ye, oa, uo, uye.

- Các chữ cái cuối: t, p, c, n, m, ng, i hay y, u hay o.

39 vần nầy được viết tắt còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:

- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Và
- Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 6 qui ước và 1 ngoại lệ:


A = ua
E = oe
I = ie, ye
O = oa …… (Ngoại lệ: A = oa cho vần “oay”)
U = uo
Y = uye

Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:


• D = t
• F = p
• S = c
• L = n
• V = m
• Z = ng
• J = i, y
• W = o, u

Ráp 6 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta viết tắt được 39 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái. Do đó, chỉ cần nhớ 14 qui ước trên, ta dễ dàng nhớ được 39 vần viết tắt sau:

- ad, al, az, aj … (uat, uan, uang, uay).
- ed, el, ev, ew … (oet, oen, oem, oeo).
- id, if, is, il, iv, iz, iw … (iet, iep, iec, ien, iem, ieng, ieu).
- id, il, iv, iz, iw … (yet, yen, yem, yeng, yeu).
- od, of, os, ol, ov, oz, oj, aj, ow … (oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao).
- ud, uf, us, ul, uv, uz, uj, uw … (uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi, uou).
- yd, yl … (uyet, uyen).

Sau đây là ví dụ cho 39 vần viết tắt. Các ví dụ tổng hợp tất cả qui ước viết tắt ở các phần trên để cho thấy nhiều chữ được viết tắt rất gọn:

• AD = uat …… Vd: kad = khuat, lad = luat.
• AL = uan …… Vd: kal = khuan, tal = tuan.
• AZ = uang …… Vd: bag kaz = bang khuang.
• AJ = uay …… Vd: kay koa = khuay khoa. (4)
• ED = oet …… Vd: ked = khoet, loe led = loe loet.
• EL = oen …… Vd: hel = hoen.
• EV = oem …… Vd: ngev ngev = ngoem ngoem.
• EW = oeo …… Vd: ngew = ngoeo. (4+4=8)


• ID = iet, yet …… Vd: fid = phiet, id = yet, kid = khiet, zid = diet.
• IF = iep ...... Vd: dif = điep, kif = khiep, ngif = nghiep, zif = diep.
• IS = iec …… Vd: tis = tiec, vis = viec.
• IL = ien, yen …… Vd: fil = phien, il = yen, qil lyl = quyen luyen, til = tien.
• IV = iem, yem …… Vd: fiv = phiem, iv = yem, ngiv = nghiem, ziv = diem.
• IZ = ieng, yeng …… Vd: jiz = gieng, ngiz = nghieng, tiz = tieng.
• IW = ieu, yeu …… Vd: fiw = phieu, iw = yeu, nhiw diw = nhieu dieu. (12+8=20)
• OD = oat …… Vd: kod = khoat, lod = loat.
• OF = oap …… Vd: ngof = ngoap.
• OS = oac …… Vd: kos = khoac, tos = toac.
• OL = oan …… Vd: hol tol = hoan toan, kol = khoan.
• OV = oam …… Vd: ngov = ngoam.
• OZ = oang …… Vd: hoz = hoang, koz = khoang
• OJ = oai …… Vd: koj = khoai, ngoj = ngoai.
• Ngoại lệ: AJ = oay …… Vd: laj haj = loay hoay.
• OW = oao …… Vd: ngow = ngoao. (9+20=29)
• UD = uot …… Vd: nud = nuot, rud = ruot.
• UF = uop …… Vd: cuf = cuop.
• US = uoc …… Vd: fus = phuoc, thus = thuoc.
• UL = uon …… Vd: kul = khuon, lul = luon, mul = muon.
• UV = uom …… Vd: luv thuv = luom thuom, nhuv = nhuom.
• UZ = uong …… Vd: fuz = phuong, uz = uong.
• UJ = uoi …… Vd: tuj cuj = tuoi cuoi.
• UW = uou …… Vd: ruw = ruou. (8+29=37)
• YD = uyet …… Vd: kyd = khuyet, tyd = tuyet.
• YL = uyen …… Vd: kyl = khuyen, ngyl = nguyen. (2+37=39)


B. HAI ĐOẠN THƠ VIẾT TẮT CHỮ KHÔNG DẤU

Một khi nhớ được toàn bộ qui ước viết tắt chữ không dấu (chỉ có 26 qui ước + 1 ngoại lệ) và hiểu các ví dụ ở trên, ta dễ dàng hiểu hai đoạn thơ sau đây.

• Đoạn đầu bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được viết tắt bằng chữ không dấu:

Mỗi năm hoa đào nở
Moi nam hoa dao no
Lại thấy ông đồ già
Lai thay og do ja
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bay muc tau jay do
Bên phố đông người qua

Ben fo dog nguj qa
Bao nhiêu người thuê viết

Bao nhiw nguj thue vid
Tấm tắc ngợi khen tài

Tam tac ngoi ken tai
“Hoa tay thảo những nét

“Hoa tay thao nhug net
Như phượng múa rồng bay”

Nhu fuz mua rog bay”

• Đoạn đầu “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du được viết tắt bằng chữ không dấu:


Trăm năm trong cõi người ta
Tram nam trog coi nguj ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Chu tai chu meh keo la get nhau

Trải qua một cuộc bể dâu
Trai qa mot cus be zau

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Nhug diw trog thay ma dau don log

Lạ gì bỉ sắc tư phong
La j bi sac tu fog

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Troi xah qen thoi ma hog dah gen

Cảo thơm lần giở trước đèn
Cao thom lan jo trus den

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh
Fog tih co luc con tryl su xah


C. VIẾT TẮT CHỮ CÓ DẤU

Những ai thích tạo một phong cách mới khi viết tắt chữ có dấu, xin mời đọc bài “Tốc ký chữ Việt” ở đường dẫn http://chuvietnhanh.sf.net/TocKyChuViet.htm , hoặc ở trang mạng Chữ Việt Nhanh http://chuvietnhanh.sf.net .

Cách viết tắt chữ có dấu cũng theo phương thức tựa như cách viết tắt chữ không dấu.

III. LỜI CUỐI

Ngôn ngữ viết tắt đã và sẽ được tiếp tục sáng tạo nhiều kiểu mới lạ để thích nghi với thời đại thông tin internet. Hy vọng bài này góp một phần nhỏ trong việc sáng tạo ngôn ngữ viết tắt.
Việc người dùng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ viết tắt trong tin nhắn, chat, IM (Instant Messaging) không gây tác động tiêu cực đến kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của họ, nghiên cứu mới nhất tại Canada kết luận.

Trong công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Speech , số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề “Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen Language” (tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ tuổi Teen), hai chuyên gia Sali TagliamonteDerek Denis, sau khi phân tích hơn 1 triệu từ thường gặp trong giao tiếp IM, được sử dụng bởi 72 người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 20, đã kết luận:

“…Tin nhắn IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà là một mở rộng mới cho sự phục hưng ngôn ngữ.

Thật ra, công việc nghiên cứu ngôn ngữ IM này có vẻ đã lạc hậu và đề cập chỉ một phần rất nhỏ những gì hiện đang sinh sôi nảy nở. Sự bùng nổ của thế giới thông tin hiện đại thì luôn phát triển. Từ khi chúng tôi tiến hành việc khảo cứu này, các phương thức mới hơn để giao tiếp trực tuyến đã được mở rộng, bao gồm các trang mạng xã hội mọc lên như nấm (vd: MySpace, Facebook), những game trực tuyến nhiều người cùng chơi một lúc (vd: World of Warcraft), và nhiều cách thức thông tin trực tuyến mới lạ khác chưa được kể đến. Đồng thời, việc dùng tin nhắn trên điện thoại di động hiện đã rất phổ biến ở Bắc Mỹ, cũng tạo ra một phương thức liên lạc sẽ làm thay đổi bản chất thông tin …

… Tìm kiếm và nghiên cứu những trạng thái muôn màu của ngôn ngữ mới lạ, đang biến động một cách hấp dẫn, sẽ cho thấy những phát triển này sẽ là một cổng vào để hiểu được sự thông tin của nhân loại trong tương lai và ngay cả có thể là sự thấu hiểu sâu sắc hơn về tính năng của ngôn ngữ” *.


R.I.P là gì?

REQUIESCAT IN PACE: Hãy Yên Nghỉ
Đối với các nước nói tiếng Anh thì người ta hiểu là Rest In Peace (động từ nguyên mẫu không có to để đầu câu là mệnh lệnh cách nên phải dịch là HÃY yên nghỉ). Nhưng người TCG ở các nước không sử dụng tiếng Anh hoặc ghét dùng tiếng Anh (vì kỳ thị) vẫn dùng ba chữ này để ghi lên một phần của người chết, lý do là vì nó là tiếng Latin 'Requiescat In Pace' .Vì trùng hợp vừa về ý nghĩa vừa về dạng viết tắt nên phần đông những người biết tiếng Anh vẫn tưởng nó bắt nguồn từ cụm từ Rest In Peace


Các nghĩa khác:
Chia buồn
Về nơi an nghỉ cuối cùng
Ngậm cười nơi chín suối
Tiêu diêu nơi miền cực lạc đấy bạn

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Dùng Facebook nhiều dễ mắc "bệnh GATO"

Chứng kiến bạn bè đi khắp đó đây, có người yêu xinh xắn/đẹp trai, thậm chí chỉ vì thấy status của họ nhận được nhiều "like" hơn cũng khiến người dùng Facebook không vui.

Khi chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người có xu hướng chỉ chọn đăng những bức ảnh trông họ đẹp nhất, khoe món ăn ngon, có chồng chiều, con xinh hoặc liên tục cập nhật những tấm hình chụp họ đang ở đi du lịch ở những nơi thú vị... Vì thế, khi xem được những nội dung này trên tài khoản của bạn bè, nhiều người so sánh với cuộc sống của mình và cảm thấy bi quan khi thấy mình cô đơn, chẳng được ai quan tâm, công việc nhàm chán, không có tiền đi chơi...



Điều này được chứng minh qua nghiên cứu có tên "Envy on Facebook: A Hidden Threat to Users' Life Satisfaction?" (Sự ghen tị trên Facebook: Mối đe dọa tiềm ẩn tới sự hài lòng với cuộc sống) được hai trường ở Đức phối hợp thực hiện là Đại học Humboldt và Đại học kỹ thuật Darmstadt.

Theo kết quả mới được công bố, cứ ba người tham gia khảo sát thì có một người cảm thấy chán, thất vọng sau khi truy cập Facebook. Những ai có thói quen đọc thông tin hơn là chia sẻ nội dung lên mạng lại càng bị tác động nhiều nhất.

"Dù điều này có thể được đoán trước, nhưng chúng tôi vẫn ngạc nhiên trước số lượng người có trải nghiệm tiêu cực từ Facebook. Sự ghen tị khiến họ dễ bực bội, khó chịu", nhà nghiên cứu Hanna Krasnova thuộc Viện hệ thống thông tin của Đại học Humboldt nhận xét. "Họ tốt nhất không nên hoặc hạn chế dùng Facebook".
Nội dung gây "ức chế" nhất chính là ảnh du lịch khi hơn một nửa số người tham gia thừa nhận họ thấy sự ghen tị nổi lên khi click vào các album mô tả cảnh bạn bè họ đi chơi, nghỉ mát... "Tôi ghét nhất là trong khi mình đang phải vùi đầu trong công việc mà có người cứ thỉnh thoảng lại vứt lên Facebook một vài tấm ảnh ở đâu đó. Ghét hơn nữa là có những bạn lại vào bình luận kiểu: Ôi bạn làm tớ nhớ đến chỗ này, chỗ nọ quá", thành viên Hoài Anh chia sẻ.

Nội dung tạo sự đố kỵ thứ hai là khi số lời chúc mừng sinh nhật bạn bè nhiều hơn so với của họ trước đó hoặc khi bạn bè nhận được quá nhiều "like", bình luận cho những bức ảnh, status và nội dung khác mà họ đăng lên.

"Tham gia Facebook thụ động (chỉ đọc không đóng góp nội dung) là một trong các thủ phạm chính của sự ghen tị, dù họ không thể hiện ra", nghiên cứu khẳng định.

Kết quả khảo sát cũng nhận thấy người ở độ tuổi 30 dễ ghen với hạnh phúc gia đình của người khác trong khi phụ nữ lại chạnh lòng khi thấy người khác đẹp hơn, dùng đồ đắt tiền... hơn họ.

Chính những cảm giác này khiến không ít người tích cực khoe trên Facebook để tự huyễn hoặc bản thân hoặc khiến người khác cũng phải ghen tị với họ. Chẳng hạn, đàn ông thường tự "đánh bóng" bản thân bằng cách kể những thành tích mà họ đạt được trong công việc, sắm nhà cửa, xe hơi... trong khi phụ nữ thích khoe họ xinh đẹp, được nhiều người khen, được chồng tặng những món quà xa xỉ...

Các nhà nghiên cứu cho hay tuy khảo sát chỉ diễn ra ở Đức, kết quả này lại mang tính toàn cầu dù mức độ mỗi nơi có thể chênh lệch nhau.

Đầu năm ngoái, Jake Reilly, 24 tuổi ở Chicago (Mỹ), cũng quyết định không truy cập Facebook, Twitter hay gửi e-mail, SMS... trong suốt 3 tháng. "Facebook là trò vô bổ vì người ta chỉ đưa lên đó những ảnh đẹp nhất, chỉ khoe khi vào nhà hàng xịn nhất. Trên đó, bạn luôn thấy những người có công việc tốt hơn, đi du lịch nhiều hơn, có vợ xinh hơn và rất nhiều thứ khác hay ho hơn của bạn. Bạn chẳng bao giờ hiểu được góc khuất của họ", Reilly khẳng định.

VnExpress

Boot Windows 8 trực tiếp từ USB với Windows To Go

Vừa qua, Kingston Technology chính thức ra mắt USB Flash Kingston DataTraveler Workspace - 1 sản phẩm được Microsoft chứng thực tính năng Windows To Go. Tính năng này cho phép người dùng mang môi trường làm việc của mình đi bất cứ đâu bằng cách boot trực tiếp hệ điều hành Windows 8 từ USB. Hãy thử tưởng tượng: bạn không còn phải mang chiếc laptop nặng nề theo người nữa, thay vào đó là một chiếc USB nhỏ gọn, cắm vào máy bàn trên văn phòng, máy bàn ở nhà hay bất cứ máy tính nào. Tại bất kì đâu, trên bất kì máy tính nào bạn cũng có thể làm việc với môi trường quen thuộc, phần mềm tài liệu đầy đủ mà không phải copy hay cài đặt lại.


Kingston DataTraveler Workspace

Dung lượng: 32 GB, 64 GB, 128 GB
Giá (newegg): 89 USD, 145 USD
Tốc độ: Đọc 250 MB/s, ghi 250 MB/s
Giao tiếp: USB 3.0
Kích thước: 75,3 x 23 x 16,4 mm
Nhiệt độ hoạt động: 0 -> 60 độ C
Nhiệt độ lưu trữ: -20 -> 85 độ C


Giống như các sản phẩm cao cấp khác của Kingston, DataTraveler Workspace rất cứng cáp và chắc chắn. Sản phẩm sử dụng tông xám làm chủ đạo. Nắp của USB có thể cắm vào phần đuôi lúc đang sử dụng để tránh thất lạc.

Khi truy xuất dữ liệu, logo Kingston sẽ phát sáng nhờ đèn LED chìm bên dưới.

Bên trong chiếc USB là 2 bảng mạch in, gắn cầu Genesys USB 3 SATA Bridge, LSI Sandforce SF-2241 và 4 chip nhớ 25nm MLC 8 GB NAND tạo thành bộ nhớ 32 GB. Không ngạc nhiên khi Kingston tự tin công bố tốc độ lên tới 250 MB/s. Có lẽ nên gọi đây là một chiếc SSD thu nhỏ hơn là USB.

Cấu hình thử nghiệm

Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i7 3770K (3,4GHz)
Bộ nhớ trong: 2 x 4GB Kingston HyperX T1 1866
Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: Seasonic X660

Nội dung thử nghiệm bao gồm:

- Các phần mềm benchmark ổ cứng: Crystal DiskMark, ATTO Disk Benchmark, AS SSD.

Tôi tiến hành bench chiếc USB này bằng cả hệ điều hành Windows 7 cài trên ổ SSD Kingston HyperX của cấu hình thử nghiệm và Windows 8 Pro cài trên DataTraveler Workspace.

Đầu tiên là Crystal DiskMark – phần mềm đáng tin cậy để kiểm nghiệm tốc độ thiết bị lưu trữ. Điều thú vị là ở cả 2 chế độ dữ liệu ngẫu nhiên và dữ liệu tuần tự, Windows 8 Pro cài trên DataTraveler Workspace đều cho kết quả cao hơn nhiều. Tốc độ đọc/ghi tuần tự trên Windows 8 đạt tới 239/236 MB/s – gần với thông số Kingston công bố. Tốc độ ngẫu nhiên thì thấp hơn, chỉ đạt 189/34 MB/s. Điều quan trọng là tốc độ truy xuất dữ liệu nhỏ 4K rất cao nên chắc chắn các thao tác như boot hệ điều hành, đóng/mở ứng dụng, save file… nhanh hơn trên HDD nhiều.

ATTO Disk Benchmark là trình benchmark dữ liệu tuần tự, cũng cho kết quả tương tự: Windows 8 Pro trên DataTraveler Workspace cũng cho tốc độ cao hơn trên Windows 7.

Do kết cấu của DataTraveler giống như một chiếc SSD nên tôi dùng thêm phần mềm AS SSD để bench. Đáng tiếc AS SSD chưa chạy được trên Windows 8 nên không thể đưa ra so sánh.

Thực tế trải nghiệm Microsoft Windows To Go (WTG)

Cùng với Windows 8, Microsoft cũng cho ra mắt tính năng Windows To Go: Tạo một phiên bản Windows 8 boot trực tiếp từ USB. Thực chất tính năng này không phải mới mẻ gì, vì các hệ điều hành khác như Mac OS X hay Linux đã có từ rất lâu rồi. Có lẽ do vấn đề công nghệ (tốc độ và dung lượng USB) mà gần đây Microsoft mới đưa nó lên Windows 8.

Microsoft khuyến cáo người dùng nên trang bị một chiếc USB 3.0 tốc độ cao, dung lượng 32 GB trở lên và tốt nhất nên được chứng thực tính năng WTG. Trên thực tế có rất nhiều USB bị từ chối bởi không đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật của WTG.

Khi thiết lập, WTG sẽ cài đặt hệ điều hành Windows 8 lên USB. Điều người dùng cần lưu ý là nếu bạn đang dùng hệ điều hành 32 bit hoặc 64 bit thì bộ cài Windows 8 cũng phải tương ứng.

Khi cắm vào máy tính và boot từ USB, hệ thống sẽ nhận dạng chiếc USB như một ổ cứng gắn trong cài hệ điều hành với dung lượng là 29,4 GB, trong đó Windows chiếm khoảng 13 GB, tức là người dùng có 16,5 GB để cài thêm ứng dụng, lưu trữ tài liệu. Các ổ cứng khác của máy được nhận diện là các ổ lưu trữ dữ liệu, ta có thể bật nội dung trên ổ này một cách bình thường. Đặc biệt chúng ta có thể ghi dữ liệu và cài phần mềm lên chiếc USB, sử dụng cho mọi lần boot sau. Tôi đã cắm chiếc USB này lên khá nhiều máy tính, từ máy tính xách tay, máy bàn ở nhà cho đến máy bàn ở công ty… Tất cả đều tương thích. Hiện tượng treo máy, giật, lag không hề xảy ra.

Trong quá trình sử dụng, nếu rút USB ra máy lập tức bị treo, nhưng khi cắm USB vào sau đó máy lại tiếp tục chạy bình thường từ thời điểm trước đó. Điều này rất có lợi khi bạn rời văn phòng để ăn trưa hay đi công chuyện, không muốn người khác xâm phạm vào tài liệu của mình.

Cách tạo USB boot Windows To Go

Chuẩn bị:


- Máy tính chạy hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows 8.
- Nếu chạy Windows 7 thì cần cài thêm
- File iso của Windows 8. Lưu ý hệ điều hành của bạn là 32 bit hay 64 bit thì dùng file iso Windows 8 tương ứng.
- Một chiếc USB 3.0 hoặc HDD (lưu ý là dữ liệu sẽ bị format hết).

Thực hiện:

1. Cắm USB vào máy.
2. Vào All Programs -> Microsoft Windows AIK -> click chuột phải vào Launch the Deployment Tools Command Prompt, chọn Run as Administrator. Cửa sổ cmd sẽ hiện ra. Bây giờ bạn thực hiện các lệnh sau theo thứ tự từ trên xuống dưới (gõ lệnh và nhấn Enter).
3. Diskpart
4. List disk (Lệnh này liệt kê các ổ cứng trong máy, ở đây tôi giả sử USB của tôi là Disk 3)
5. Select disk 3 (Lệnh này chọn USB để thao tác. Lưu ý gõ đúng mã cho USB của bạn, của tôi là Disk 3)
6. Clean (Lệnh này xóa sạch USB)
7. create partition primary size=350 (Lệnh này tạo một phân vùng boot dung lượng 350 MB trên USB)
8. create partition primary (Tạo phân vùng hệ điều hành với phần trống còn lại)
9. Bây giờ chúng ta sẽ cần phải định dạng cho phân vùng boot. Thực hiện dãy lệnh sau:

select partition 1

format fs=fat32 quick
active
assign letter=b


(nếu trên máy tính của bạn đã có ổ B thì chọn chữ cái khác chưa được đặt tên cho ổ)

10. Tương tự chúng ta cũng cần định dạng cho phân vùng hệ điều hành:

select partition 2

format fs=ntfs quick
active
assign letter=o


(nếu trên máy tính của bạn đã có ổ O thì chọn chữ cái khác chưa được đặt tên cho ổ)

12. Exit (thoát khỏi Diskpart)

13. Mở file nén Windows 8 iso, vào thư mục /source/ bạn sẽ thấy file install.wim. Copy file này vào C:\wim\

Tiếp tục vào cửa sổ cmd gõ tiếp lệnh:

14. ImageX.exe /apply c:\wim\install.wim 1 o: (cài đặt hệ điều hành Windows 8 lên USB. Ở đây phân vùng của tôi được đặt tên là o)

15. o:\windows\system32\bcdboot o:\windows /f ALL /s b: (copy file boot sang phân vùng boot để có thể khởi động từ USB. Ở đây phân vùng boot của tôi được đặt tên là b)

Kết luận

Nếu như laptop đã là một sự phát triển vượt bậc về tính di động, thì Kingston DataTraveler Workspace và Windows To Go còn hơn thế! Đây là thời đại máy tính có mặt ở khắp mọi nơi: văn phòng, nhà riêng, quán net… Vậy tại sao chúng ta phải kè kè chiếc laptop nặng nề bên mình nữa? Với chiếc USB này, bạn sẽ có môi trường làm việc quen thuộc, ứng dụng cần thiết, dữ liệu đầy đủ trên bất kì máy tính nào mà không cần mất công cài đặt, copy rườm rà. Còn gì tiện hơn thế!

Kingston DataTraveler có các mức dung lượng 32 GB, 64 GB và 128 GB. Giá tương ứng trên newegg là 89 và 145 USD (không tìm thấy bản 128 GB).

Ưu:

- Kết cấu chắc chắn.
- Tương thích tốt với tính năng Windows To Go
- Tốc độ cực cao, boot hệ điều hành, sử dụng phần mềm, đọc/ghi dữ liệu nuột nà.
- Giá chấp nhận được.

Có thể bạn quan tâm

Theo Genk.VN
DBS M05479
Quang Cao