Tổng hợp từ Internet
Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013
Xe tăng và tên lửa phòng không VN luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ
Tiếp tục chương trình tập huấn, ngày 9-1, lớp tập huấn quân sự toàn quân năm 2013 đã tổ chức tham quan Lữ đoàn xe tăng 201 (Binh chủng Tăng-Thiết giáp) và Đoàn tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn phòng không 361, Quân chủng PK-KQ) luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ).
Sáng 9-1, tại Lữ đoàn 201, hơn 500 cán bộ tham dự lớp tập huấn đã được tham quan thứ tự hành động của Tiểu đoàn 3 chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao; cơ động xe tăng đến khu vực sơ tán.
Buổi chiều cùng ngày, lớp tập huấn tham quan Đoàn tên lửa phòng không 64 luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ từ tăng cường lên cao; nạp đạn, thu hồi và ngụy trang khí tài, xếp đội hình, hạ mệnh lệnh hành quân.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động tham quan và luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ tại các đơn vị, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban tổ chức lớp tập huấn, đã ghi nhận sự cố gắng của các đơn vị trong chuẩn bị và thực hành luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ.
Theo đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng, việc luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Đồng chí cũng nêu lên một số hạn chế trong quá trình luyện tập và yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung liên quan đến hoạt động chuyển trạng thái SSCĐ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ của các đơn vị trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Cán bộ dự tập huấn tham quan thứ tự hành động chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao ở Lữ đoàn xe tăng 201.
Đội hình xe tăng hành quân cơ động ra khu sơ tán.
Đoàn tên lửa phòng không 64 giao nhiệm vụ trong chuyển trạng thái SSCĐ cho các thành phần.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 ngụy trang phương tiện, chuẩn bị hành quân
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 thể hiện quyết tâm cao, sau khi nhận mệnh lệnh hành quân.
Sáng 9-1, tại Lữ đoàn 201, hơn 500 cán bộ tham dự lớp tập huấn đã được tham quan thứ tự hành động của Tiểu đoàn 3 chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao; cơ động xe tăng đến khu vực sơ tán.
Buổi chiều cùng ngày, lớp tập huấn tham quan Đoàn tên lửa phòng không 64 luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ từ tăng cường lên cao; nạp đạn, thu hồi và ngụy trang khí tài, xếp đội hình, hạ mệnh lệnh hành quân.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động tham quan và luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ tại các đơn vị, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban tổ chức lớp tập huấn, đã ghi nhận sự cố gắng của các đơn vị trong chuẩn bị và thực hành luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ.
Theo đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng, việc luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Đồng chí cũng nêu lên một số hạn chế trong quá trình luyện tập và yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung liên quan đến hoạt động chuyển trạng thái SSCĐ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ của các đơn vị trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Cán bộ dự tập huấn tham quan thứ tự hành động chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao ở Lữ đoàn xe tăng 201.
Đội hình xe tăng hành quân cơ động ra khu sơ tán.
Đoàn tên lửa phòng không 64 giao nhiệm vụ trong chuyển trạng thái SSCĐ cho các thành phần.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 ngụy trang phương tiện, chuẩn bị hành quân
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 thể hiện quyết tâm cao, sau khi nhận mệnh lệnh hành quân.
Theo Giaoduc.net.vn
Dòng Su-30 của Việt Nam vẫn là đối thủ đáng gờm của các chiến cơ
Cho dù hiện nay, các nước cho ra đời khá nhiều loại chiến cơ hiện đại mới. Nhưng thực sự dòng máy bay Su, đặc biệt là Su-30MK2 của Việt Nam vẫn được coi là mối đe doạ nghiêm trọng đối với ưu thế trên không của Mỹ và Australia, có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh Không quân ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Su-30MK2
Các nhà quân sự đánh giá rằng, dòng Su có nhiều ưu thế hơn các dòng máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet, thậm chí có thể thách thức siêu chiến cơ F-22 Raptor và F-35 Lightening thế hệ 5. Hơn nữa, Su-35 có thể vượt trội hơn J-10 và J-20 của Trung Quốc.
J-10
Su-30MKK là loại chiến cơ được sửa từ mẫu Su-27 vào năm 1997, dòng chiến cơ này cũng được coi là phiên bản nâng cấp cao hơn Su-30, Su-30K và SU-30MKI. Su-30MKK (Su-30MK2) cũng có 85% điểm chung với chiến cơ Su-35 cả về các thiết bị phần cứng lẫn phần mềm. Chính vì vậy, Su-30MKK do Việt Nam nhập về cũng được tập trung những ưu thế vượt trội của các dòng Su-27, Su-30, Su-30MKI và thậm chí của cả Su-35 mới. Điều này được minh chứng qua những cuộc đọ sức trong các cuộc tập trận quy mô nhất thế giới từ trước đến nay.
Su-27- "tiền bối" của Su-30MK2
Vào năm 1992, tiền bối của Su-30MK2 là Su-27 lần đầu tiên vượt Đại Tây Dương sang Mỹ diễn tập. Trong các tình huống không chiến, Su-27 đều giành thắng lợi trước chiến cơ F-15 của Mỹ.
F-16
Su-30MK2
Các nhà quân sự đánh giá rằng, dòng Su có nhiều ưu thế hơn các dòng máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet, thậm chí có thể thách thức siêu chiến cơ F-22 Raptor và F-35 Lightening thế hệ 5. Hơn nữa, Su-35 có thể vượt trội hơn J-10 và J-20 của Trung Quốc.
J-10
Su-30MKK là loại chiến cơ được sửa từ mẫu Su-27 vào năm 1997, dòng chiến cơ này cũng được coi là phiên bản nâng cấp cao hơn Su-30, Su-30K và SU-30MKI. Su-30MKK (Su-30MK2) cũng có 85% điểm chung với chiến cơ Su-35 cả về các thiết bị phần cứng lẫn phần mềm. Chính vì vậy, Su-30MKK do Việt Nam nhập về cũng được tập trung những ưu thế vượt trội của các dòng Su-27, Su-30, Su-30MKI và thậm chí của cả Su-35 mới. Điều này được minh chứng qua những cuộc đọ sức trong các cuộc tập trận quy mô nhất thế giới từ trước đến nay.
Su-27- "tiền bối" của Su-30MK2
Vào năm 1992, tiền bối của Su-30MK2 là Su-27 lần đầu tiên vượt Đại Tây Dương sang Mỹ diễn tập. Trong các tình huống không chiến, Su-27 đều giành thắng lợi trước chiến cơ F-15 của Mỹ.
F-16
Năm 2004 và 2005, Su-30MKI cũng đã thắng áp đảo trong cuộc giao chiến với F-16 và F-15 – hai loại máy bay tiêm kích chủ lực của Mỹ tại cuộc tập trận Cope India do Không quân Mỹ - Ấn tổ chức kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.
Su-30MK2 tích hợp 85% trang bị ưu thế về phần cứng cũng như phần mềm của Su-35
Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng: "Trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ "lo lắng hơn" so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn". Khi dòng Su-30K đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI)
Eurofighter Typhoon
Năm 2006 và 2007, tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, dòng Su-30MKI do các phi công Ấn Độ lái đã thể hiện trình độ cao vượt trội hơn trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.
Tướng Hal M. Homburg, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến đấu Không quân mỹ đã nhận xét: Không quân các nước được trang bị dòng Su của Nga có thể đe dọa những ưu thế trên không của Mỹ.
Mirage 2000
Thậm chí, trong cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính ở căn cứ Không quân Hickam, Hawaii, Mỹ vào tháng 8/2008, các máy bay Su-30 “ảo” cũng đánh bại một cách thuyết phục máy bay tiêm kích thế hệ 5 là F-35 đang được quảng cáo ồn ào mà Australia dự kiến chi 16 tỷ USD để mua 100 chiếc.
Tornado F-3
Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hoá giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, "tàn sát", bắn máy bay Mỹ "rụng như sung".
FA-18 Hornet
Tiến sĩ Carlo Kopp, chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Air Power Australia cho rằng: Các máy bay mới của Nga, đặc biệt dòng Su-30 mà các nước Châu Á - Thái Bình Dương mua có thể “tước vũ khí” các máy bay tiêm kích tiên tiến của Không quân Australia. Máy bay Su-30 mang được số tên lửa tầm xa gấp nhiều lần nên khi chúng tấn công bằng vài tên lửa một lúc sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Australia với xác suất gần như 100%. Theo ông Kopp, kịch bản khả quan nhất đối với Không quân Australia là “1 đổi 1”, tức là để tiêu diệt 1 chiếc Su-30, họ phải mất 1 chiếc F/A-18E/F Super Hornet hoặc F-35 Lightning II. Sau khi tấn công, máy bay Australia sẽ hết sạch tên lửa và “bất lực” trước Su-30 khác.
Su-30MK2
Vào năm 2009, tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Inhofe nói cho rằng dòng máy bay Su của Nga chế tạo vượt trội hơn các máy bay tấn công của Mỹ là F-15 và F-16.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan "không có khả năng đối chọi" với các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK hay Su-30MK2.
F-35
Su-30MK2 tích hợp 85% trang bị ưu thế về phần cứng cũng như phần mềm của Su-35
Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng: "Trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ "lo lắng hơn" so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn". Khi dòng Su-30K đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI)
Eurofighter Typhoon
Năm 2006 và 2007, tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, dòng Su-30MKI do các phi công Ấn Độ lái đã thể hiện trình độ cao vượt trội hơn trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.
Tướng Hal M. Homburg, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến đấu Không quân mỹ đã nhận xét: Không quân các nước được trang bị dòng Su của Nga có thể đe dọa những ưu thế trên không của Mỹ.
Mirage 2000
Thậm chí, trong cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính ở căn cứ Không quân Hickam, Hawaii, Mỹ vào tháng 8/2008, các máy bay Su-30 “ảo” cũng đánh bại một cách thuyết phục máy bay tiêm kích thế hệ 5 là F-35 đang được quảng cáo ồn ào mà Australia dự kiến chi 16 tỷ USD để mua 100 chiếc.
Tornado F-3
Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hoá giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, "tàn sát", bắn máy bay Mỹ "rụng như sung".
FA-18 Hornet
Tiến sĩ Carlo Kopp, chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Air Power Australia cho rằng: Các máy bay mới của Nga, đặc biệt dòng Su-30 mà các nước Châu Á - Thái Bình Dương mua có thể “tước vũ khí” các máy bay tiêm kích tiên tiến của Không quân Australia. Máy bay Su-30 mang được số tên lửa tầm xa gấp nhiều lần nên khi chúng tấn công bằng vài tên lửa một lúc sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Australia với xác suất gần như 100%. Theo ông Kopp, kịch bản khả quan nhất đối với Không quân Australia là “1 đổi 1”, tức là để tiêu diệt 1 chiếc Su-30, họ phải mất 1 chiếc F/A-18E/F Super Hornet hoặc F-35 Lightning II. Sau khi tấn công, máy bay Australia sẽ hết sạch tên lửa và “bất lực” trước Su-30 khác.
Su-30MK2
Vào năm 2009, tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Inhofe nói cho rằng dòng máy bay Su của Nga chế tạo vượt trội hơn các máy bay tấn công của Mỹ là F-15 và F-16.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan "không có khả năng đối chọi" với các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK hay Su-30MK2.
F-35
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Đài Loan, các máy bay tiêm kích Nga kiểu Su-30МКK vượt trội 2,8 lần so với Mirage 2000 và 1,7 lần so với IDF của Đài Loan.
Chính vì những ưu thế dòng Su đạt được mà Mỹ đã từng muốn khám phá bí mật của dòng máy bay này để tìm ra chiêu thức đối phó với nó.
Chiến cơ Hawk
Với những ưu thế và khả năng vượt trội mà dòng Su của Nga, đặc biệt là Su-30 được kiểm nghiệm thực tế qua các cuộc không chiến quy mô lớn và uy tín nhất, qua những đánh giá nhận xét của các chuyên gia hàng đầu về quân sự, thì việc lựa chọn Su-30MKK hay Su-30MK2 được kết hợp những thế mạnh của các dòng Su khác bổ sung cho Không lực quân đội nhân dân là một giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn cần những chiến cơ hay vũ khí tối tân khác để nâng cao và phát huy sức mạnh an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì những ưu thế dòng Su đạt được mà Mỹ đã từng muốn khám phá bí mật của dòng máy bay này để tìm ra chiêu thức đối phó với nó.
Chiến cơ Hawk
Với những ưu thế và khả năng vượt trội mà dòng Su của Nga, đặc biệt là Su-30 được kiểm nghiệm thực tế qua các cuộc không chiến quy mô lớn và uy tín nhất, qua những đánh giá nhận xét của các chuyên gia hàng đầu về quân sự, thì việc lựa chọn Su-30MKK hay Su-30MK2 được kết hợp những thế mạnh của các dòng Su khác bổ sung cho Không lực quân đội nhân dân là một giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn cần những chiến cơ hay vũ khí tối tân khác để nâng cao và phát huy sức mạnh an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
Cận cảnh những chiếc Su-30MK2 Việt Nam nhận năm 2011
Tờ Triển lãm quân sự Nga vừa mới đăng các hình ảnh mới nhất về những chiến đấu cơ Su-30MK2V mà Việt Nam mới nhận trong năm 2011.
Dưới đây là những hình ảnh về các máy bay Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam, vừa được tờ Arms-expo của Nga đăng tải.
Máy bay Su-30MK2 có khả năng tác chiến mạnh, tấn công phá hủy cả các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng các loại vũ khí chính xác cao, gồm tên lửa có điều khiển và bom dẫn đường trên không.
Su-30MK2V được trang bị với hệ thống thiết bị điện tử hàng không Avionic hiện đại, hệ thống truyền thông và hệ thống định vị mới, các thiết bị điều khiển để hỗ trợ cho phi hành đoàn. Thiết bị ECM mới cung cấp cho máy bay khả năng tự động nhắm mục tiêu và sử dụng tên lửa chống radar Kh-31P để tấn công.
Cận cảnh chiến đấu cơ Su-30MK2 số hiệu 8540.
Việc lắp đặt hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay đã tăng cường thời gian bay hành trình tầm xa. Hệ thống khung gầm của Su-30MK2 đã được gia cố chịu lực tốt hơn, giúp máy bay mang đủ được nhiên liệu và tải trọng vũ khí bên ngoài.
Ngoài ra, với thiết kế hai phi công điều khiển máy bay, phi công ngồi trước điều khiển máy bay và phi công ngồi sau điều khiển vũ khí, điều này dễ dàng cho việc tăng cường hiệu suất chiến đấu và máy bay có thể sử dụng hiệu quả cho việc đào tạo phi công mới.
Theo tờ Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope2) thống kê, Việt Nam đã nhận lô 4 máy bay Su-30MK2 đầu tiên của Nga vào năm 1994.
Tới tháng 1/2009, Việt Nam mua thêm 8 máy bay Su-30MK2V (biến thể tấn công biển theo yêu cầu của Việt Nam) với trị giá 500 triệu USD.
Năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2V nữa với giá trị 1 tỷ USD. Ảnh Su-30MK2V số hiệu 8535
Chiến đấu cơ Su-30MK2V số hiệu 8539.
Su-30MK2V số hiệu 8536.
Dưới đây là những hình ảnh về các máy bay Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam, vừa được tờ Arms-expo của Nga đăng tải.
Máy bay Su-30MK2 có khả năng tác chiến mạnh, tấn công phá hủy cả các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng các loại vũ khí chính xác cao, gồm tên lửa có điều khiển và bom dẫn đường trên không.
Su-30MK2V được trang bị với hệ thống thiết bị điện tử hàng không Avionic hiện đại, hệ thống truyền thông và hệ thống định vị mới, các thiết bị điều khiển để hỗ trợ cho phi hành đoàn. Thiết bị ECM mới cung cấp cho máy bay khả năng tự động nhắm mục tiêu và sử dụng tên lửa chống radar Kh-31P để tấn công.
Cận cảnh chiến đấu cơ Su-30MK2 số hiệu 8540.
Việc lắp đặt hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay đã tăng cường thời gian bay hành trình tầm xa. Hệ thống khung gầm của Su-30MK2 đã được gia cố chịu lực tốt hơn, giúp máy bay mang đủ được nhiên liệu và tải trọng vũ khí bên ngoài.
Ngoài ra, với thiết kế hai phi công điều khiển máy bay, phi công ngồi trước điều khiển máy bay và phi công ngồi sau điều khiển vũ khí, điều này dễ dàng cho việc tăng cường hiệu suất chiến đấu và máy bay có thể sử dụng hiệu quả cho việc đào tạo phi công mới.
Theo tờ Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope2) thống kê, Việt Nam đã nhận lô 4 máy bay Su-30MK2 đầu tiên của Nga vào năm 1994.
Tới tháng 1/2009, Việt Nam mua thêm 8 máy bay Su-30MK2V (biến thể tấn công biển theo yêu cầu của Việt Nam) với trị giá 500 triệu USD.
Năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2V nữa với giá trị 1 tỷ USD. Ảnh Su-30MK2V số hiệu 8535
Chiến đấu cơ Su-30MK2V số hiệu 8539.
Su-30MK2V số hiệu 8536.
Su-30 mới của Việt Nam hiện đại nhất châu Á
Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngoài cấu hình vũ khí, thiết bị điện tử... cơ bản trên các máy bay Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Indonesia, Algeria thì các máy bay Su-30MK2V của Việt Nam có một vài thay đổi nâng cấp, hệ thống điện tử hàng không avionic và hệ thống định vị mới, hệ thống chiến đấu mới giống như ở máy bay Su-30MKM của Malaysia nhưng có sự "vượt trội hơn".
Ngoài ra, Su-30MK2V của Việt Nam cũng được tích hợp hệ thống đối phó điện tử (ECM) mới để có thể tác chiến trong điều kiện gây nhiễu cao của đối phương. "Với các hệ thống thiết bị tiên tiến này, Không quân Việt Nam đã có được các chiến đấu cơ Su-30 hiện đại nhất ở châu Á", chuyên gia Chernow cho biết.
Điểm đặc biệt, chuyên gia Chernow lưu ý, Việt Nam đã bày tỏ quan tâm tới việc mua thêm 30 máy bay Su-30 thế hệ mới sau khi nhận đủ 12 máy bay Su-30MK2V của hợp đồng năm 2010. Nếu như việc mua 30 máy bay mới này là sự thật, Không quân Việt Nam sẽ có tất cả 253 chiến đấu cơ trong biên chế.
Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Trung Quốc mua các máy bay chiến đấu đa năng Su-27 của Nga. Lô 6 máy bay Su-27 đầu tiên được cung cấp vào tháng 5/1995, bao gồm 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK. Sáu máy bay này là các tiêm kích đa năng đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trong tháng 12/1996, thêm một lô bao gồm 2 Su-27SK và 4 Su-27UBK tiếp tục được cung cấp cho Việt Nam.
Tháng 11/2003, Việt Nam tiếp tục ký thêm một hợp đồng mua 4 chiến đấu cơ đa chức năng Su-30MK2 (biến thể hai chỗ ngồi vốn được công ty Sukhoi phát triển để xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó Su-30MK2 của Việt Nam đã được nâng cấp về hệ thống truyền thông và ghế phóng). Trong tháng 11/2004, KnAAPO đã chuyển 4 chiếc Su-30MK2V cho Không quân Việt Nam (VPAF).
Tháng 1/2009, một hợp đồng máy bay khác đã được Việt Nam ký kết để mua thêm 8 máy bay Su-30MK2V. Năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2V nữa.
Theo các báo cáo trước đó, 8 máy bay trong đơn đặt hàng năm 2009 đã được Nga cung cấp cho Việt Nam trong hai lô, mỗi lô 4 chiếc vào giữa năm 2011 và một lô 4 chiếc Su-30MK2V của hợp đồng năm 2010 đã được cung cấp hồi cuối năm 2011 vừa qua). Tổng số, Việt Nam đã có 16 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin của Nga lại cho rằng Việt Nam đã có 20 máy bay Su-30MK2V tính tới hết năm 2011.
Các chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 đã được VPAF bố trí tại căn cứ Không quân Biên Hòa, Đồng Nai của phi đội bay C35.
Sau khi nhận thêm được các máy bay Su-30MK2V, số máy bay Su-27SK/UBK đã được VPAF chuyển ra căn cứ Không quân ở Đà Nẵng.
Ngoài ra, Su-30MK2V của Việt Nam cũng được tích hợp hệ thống đối phó điện tử (ECM) mới để có thể tác chiến trong điều kiện gây nhiễu cao của đối phương. "Với các hệ thống thiết bị tiên tiến này, Không quân Việt Nam đã có được các chiến đấu cơ Su-30 hiện đại nhất ở châu Á", chuyên gia Chernow cho biết.
Điểm đặc biệt, chuyên gia Chernow lưu ý, Việt Nam đã bày tỏ quan tâm tới việc mua thêm 30 máy bay Su-30 thế hệ mới sau khi nhận đủ 12 máy bay Su-30MK2V của hợp đồng năm 2010. Nếu như việc mua 30 máy bay mới này là sự thật, Không quân Việt Nam sẽ có tất cả 253 chiến đấu cơ trong biên chế.
Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Trung Quốc mua các máy bay chiến đấu đa năng Su-27 của Nga. Lô 6 máy bay Su-27 đầu tiên được cung cấp vào tháng 5/1995, bao gồm 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK. Sáu máy bay này là các tiêm kích đa năng đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trong tháng 12/1996, thêm một lô bao gồm 2 Su-27SK và 4 Su-27UBK tiếp tục được cung cấp cho Việt Nam.
Tháng 11/2003, Việt Nam tiếp tục ký thêm một hợp đồng mua 4 chiến đấu cơ đa chức năng Su-30MK2 (biến thể hai chỗ ngồi vốn được công ty Sukhoi phát triển để xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó Su-30MK2 của Việt Nam đã được nâng cấp về hệ thống truyền thông và ghế phóng). Trong tháng 11/2004, KnAAPO đã chuyển 4 chiếc Su-30MK2V cho Không quân Việt Nam (VPAF).
Những chiếc Su-27 đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 1/2009, một hợp đồng máy bay khác đã được Việt Nam ký kết để mua thêm 8 máy bay Su-30MK2V. Năm 2010, Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2V nữa.
Theo các báo cáo trước đó, 8 máy bay trong đơn đặt hàng năm 2009 đã được Nga cung cấp cho Việt Nam trong hai lô, mỗi lô 4 chiếc vào giữa năm 2011 và một lô 4 chiếc Su-30MK2V của hợp đồng năm 2010 đã được cung cấp hồi cuối năm 2011 vừa qua). Tổng số, Việt Nam đã có 16 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin của Nga lại cho rằng Việt Nam đã có 20 máy bay Su-30MK2V tính tới hết năm 2011.
Các chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 đã được VPAF bố trí tại căn cứ Không quân Biên Hòa, Đồng Nai của phi đội bay C35.
Sau khi nhận thêm được các máy bay Su-30MK2V, số máy bay Su-27SK/UBK đã được VPAF chuyển ra căn cứ Không quân ở Đà Nẵng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao