Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM XA FAVORIT



Nhiệm vụ

Hệ thống tên lửa phòng không Favorit được thiết kế để bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quân sự, chính trị và lực lượng chiến đấu trọng yếu chống lại mọi cuộc tập kích đường không do lực lượng máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật-chiến dịch, tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển và các loại vũ khí tấn công đường không khác của đối phương tiến hành trong các tình huống chiến đấu phức tạp và có chế áp điện tử mạnh.

Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh Favorit là loại vũ khí phòng không tầm xa cấu thành từ tổ hợp các khí tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu gồm: bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 cùng toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++ sử dụng các loại đạn tên lửa 48N6E2 và 48N6E, hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K. Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không Favorit có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng với hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến phòng không hiện hữu và phối hợp chiến đấu với các hệ thống tên lửa phòng không đời cũ như S-75, S-125 và S-200 trong thế trận phòng không của quốc gia bất kỳ.

Hệ thống S-300PMU1+++ cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E của Việt Nam đang được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không Favorit. Đoàn tên lửa 61 (Đoàn S) ở HN và Đoàn tên lửa 93 ở TP. HCM chính là các khung của Favorit. Biên chế của Đoàn S là cấp lữ đoàn tên lửa phòng không cơ động chiến lược tương tự lữ phòng không hỗn hợp 236 hay 255 trước đây. Trong tương lai gần (khoảng 2015), mỗi lữ đoàn này sẽ được trang bị tới 2 hoặc 3 tổ hợp tên lủa phòng không tầm xa S-300PMU1+++. Hệ thống phòng không Favorit có tính chất phòng không cơ động biên chế cấp lữ đoàn gồm 6 tiểu đoàn hỏa lực, 1 tiểu đoàn sở chỉ huy và 1 tiểu đoàn kỹ thuật. VN trước đã mua 2 tổ hợp S-300PMU1++ để vận hành thử, nay đặt mua thêm 2-4 tiểu đoàn mới cùng khí tài chỉ huy và nâng cấp 2 tiểu đoàn trước đây. Như vậy nếu kể cả 2-4 tiểu đoàn mới mua thì ta có già nửa biên chế lữ phòng không cơ động Favorit. Trong thời gian tới, các tiểu đoàn S-300PMU2 cả mới mua lẫn nâng cấp này có thể được biên chế phía bắc 2 tiểu đoàn thuộc f361 và 363 (trục Hà Nội - Thanh Hoá), miền trung 1 tiểu đoàn thuộc f375 (trục Huế-Đà Nẵng), phía nam 1 tiểu đoàn thuộc f367 (trục Đồng Nai-Vũng Tàu). Trong thời bình, các tiểu đoàn này được phân về các sư đoàn phòng không để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ mục tiêu cố định. Khi có biến thì tùy hướng mà các tiểu đoàn này được huy động trong đội hình lữ phòng không cơ động trực thuộc BTL Quân chủng. Tương lai ta có thể mua đủ 2 hệ thống Favorit cho phía Bắc và phía Nam để làm lực lượng phòng không dự bị và cơ động chiến lược.

Cấu hình:
Hệ thống Favorit bao gồm 1 bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và tối đa 6 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++.


Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 gồm các khí tài:
• Xe chỉ huy 54K6E2;
• Xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2;
• Các khí tài phục vụ chiến đấu;
• Khí tài phối thuộc khác.

Cấu hình cơ bản của mỗi tổ hợp S-300PMU2 bao gồm bộ khí tài chiến đấu, bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và các khí tài phối thuộc khác.

Bộ khí tài chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Một đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV;
• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE), mỗi xe mang 4 đạn tên lửa;
• Các đạn tên lửa phòng không loại 48N6E2, 48N6E (5V55R, 5V55K);
• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.

Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:
• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E2 (gồm xe chở thùng đạn 5T58E2, xe gá thùng đạn 22T6E2 cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM và đạn huấn luyện 48N6E2UD;
• Bộ linh kiện thay thế cho các khí tài của tổ hợp S-300PMU1+++ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.

Bộ khí tài phối thuộc của tổ hợp S-300PMU1 gồm:
• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV
• Xe đài nhìn vòng bắt thấp 76N6V (sẽ được trang bị);
• Xe tháp anten 40V6M (sẽ được trang bị);
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.

Hệ thống tên lửa phòng không Favorit có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU2.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu) tới 100
Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 3 – 200
- Mục tiêu đường đạn (tối thiểu - tối đa): 5 – 40
Độ cao tác xạ tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800
Số mục tiêu có thể bị dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 36
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): tới 72
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 7 – 11
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5

Thông tin thêm:
Hệ thống tên lửa phòng không có sử dụng các tổ hợp S-300PMU1 cùng các khí tài bảo đảm/phục vụ chiến đấu đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Volkhov M6-M. Trong khi hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU2 cùng các khí tài đồng bộ khác được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Favorit hoặc hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU3 được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Triumf.

Giữa S-300P (cho hệ thống phòng không quốc gia) và S-300V (cho hệ thống phòng không lục quân) thì: S-300P chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (dân sự, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn hay á đường đạn kiểu Iskander hoặc các loại đạn pháo phản lực có/không điều khiển. S-300V chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch (còn gọi là tên lửa đường đạn chiến trường). Tính chất mục tiêu bảo vệ, tính chất vũ khí tiến công và môi trường phòng không quyết định sự khác biệt tiếp cận hệ thống giữa S-300P và S-300V.

Lưỡi lê và dao găm

Đầu tiên xin sơ lược về các dòng lưỡi lê tiêu biểu đã từng có mặt ở Việt Nam. Có lẽ mình chỉ lấy mốc từ giai đoạn quân đội Phát xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương trong thời gian cuối Đệ nhị Thế chiến. Quân đội Nhật trong thời điểm đó có các loại súng trường đặc trưng là type 30, type 38 , type 99 và đây là loại lưỡi lê sử dụng cho 3 loại súng trường trên.




Sau CMT8 thành công, toàn dân ta bước vào giai đoạn toàn quốc kháng chiến. Thời kỳ nay quân đội ta còn thiếu thốn, khó khăn về vũ khí, quân trang nên trưng dụng mọi vũ khí, trang thiết bị của đối phương từ Pháp, Nhật nên không ít thì nhiều quân dân ta cũng có sử dụng lưỡi lê này hoặc cả kiếm Nhật. Thậm chí khi quân ta tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội, trong đội quân danh dự đội mũ sắt Nhật và lê Nhật gắn cả trên súng trường Mossin Nagant của Nga



Sau này ta được viện trợ súng AK-47, nếu không nói đến phiên bản AK Trung Quốc (type-56) là loại có lưỡi lê 3 khía dính liền trên súng đã quá quen thuộc thì AK Nga có 2 loại lê và ta có đủ cả 2 loại này mặc dù rất ít thấy.

Phiên bản đời đầu đơn giản.




Phiên bản sau này có răng cưa để cưa cây và lỗ kết hợp với bao thành kềm để cắt kẽm gai.



Không hiểu sau 1975 đến bây giờ trong quân đội có tiếp tục duy trì việc trang bị lưỡi lê này cho người lính nữa hay không mà tới tận bây giờ thấy 2 loại này gần như mất tích hẳn, chỉ còn tìm được từ những kỹ vật chiến tranh của các bác cựu chiến binh.

Song song với miền Bắc thì ở miền Nam, chính quyền VNCH được Mỹ viện trợ súng đạn, đồng thời với việc lính Mý và đồng minh đặt chân đến Việt Nam đem theo nhiều loại súng thì cũng có nhiều loại lưỡi lê khác nhau. Có vẻ như thị trường lưỡi lê ở miền Nam đa dạng hơn miền Bắc và tiêu biểu ở miền Nam như

Lưỡi lê M1 gắn trên súng M1 Garand.



Lưỡi lê M4 gắn trên súng M1 Carbine




Lưỡi lê M5 và M6 gắn trên súng trường M14




Lưỡi lê M7 gắn trên súng M16



Sau Giải phóng 1975, quân đội ta đều trưng dụng các loại súng của Mỹ để sử dụng cho các lực lượng vũ trang nhưng lại bỏ quên các loại lưỡi lê trên cho nên theo thời gian chúng cũng chìm vào quên lãng và trôi nổi tứ tán. Bây giờ chỉ có thể kiếm được từ những chợ đồ xưa hoặc dân chơi hàng độc. Mặc dù đã bước sang thời kỳ hiện đại, kỹ thuật chiến đấu cũng đá khác xưa nên đã qua cái thời 2 bên xáp lá cà dùng dưỡi lê, báng súng chơi nhau. Nhưng không vì thế mà quân đội các nước không sản xuất ra những loại lưỡi lê cho súng trường hiện đại, điển hình là quân đội Mỹ hiện nay có lưỡi lê M9 dùng cho M4 Carbine.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là mình muốn tìm hiểu xem hiện nay trong quân đội việc sử dụng lưỡi lê rời, và việc tập luyện với lưỡi lê như thế nào, có được duy trì hay không mà trong những hình ảnh, tư liệu huấn luyện chiến đấu trong thời gian dài đều không thấy. Một số cao nhân trên đây nói rằng trong tương lai xa thì quân đội ta sẽ trang bị AK-103 cho người lính vậy thì có trang bị kèm cả lưỡi lê của AK-103 không?



Ngoài ra cũng xin nói thêm về dao găm cá nhân, đây là một thứ vũ khí cá nhân mà bất cứ người lính nào của một quân đội hiện đại phát triển đều phải được trang bị, nhưng mình cũng rất ít thấy lính nhà ta trang bị dao cá nhân. Hiếm hoi lắm mới thấy được như tấm hình này


Trong vấn đề huấn luyện võ đối kháng của bộ đội, công an ta hiện nay thì mình cũng đã thấy nhiều việc huấn luyện dùng tay không đối kháng với dao, dùng tay không đoạt dao nhưng chưa được thấy huấn luyện đấu dao. Thậm chí ở những lực lượng tinh nhuệ như đặc công, trinh sát cũng không thấy huấn luyện cái này, dù sao với những lực lượng làm nhiệm vụ đột kích, tấn công bất ngờ thì tình huống tấn công từ sau lưng, dùng dao kết liễu đối phương là có nhưng chưa thấy bên đặc công tập luyện kiểu này bao giờ. Ấy là chưa kể đến đòn phóng dao, đây là một ngón đòn nguy hiểm mà võ thuật dân sự đa số không dùng đến nhưng trong quân đội của các nước thì nghe đâu cũng có huấn luyện ngón này, còn ở trong bộ đội ta có phóng dao hay không mình cũng đá dò hỏi từ nhiều chỗ trên mạng và ít nhiều cũng nghe nói là có nhưng thông tin vấn còn mập mờ. Đây là vấn đề mình thắc mắc từ rất lâu nhưng vấn chưa có câu trả lời nào làm mình hài lòng, có thể cũng vì kiến thức mình còn hạn chế nên không phải thứ gì cũng biết nên lập topic này để mời các cao nhân vào đây bàn luận, đóng góp ý kiến để rõ hơn về vấn đề này vậy.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Google có làm con người 'ngu' đi?

Không ít người thường nghĩ rằng trí óc là thứ sẵn có xuất hiện trong đầu, có mầm mống (dù nhiều hay ít) ở mỗi cá nhân trong điều kiện độc lập suy nghĩ. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu tâm lý lại cho thấy trí thông minh phần lớn đến từ cách chúng ta phối hợp với người khác và với môi trường xung quanh.



Một nghiên cứu về bộ nhớ của tác giả Daniel Wegner thuộc Đại học Harvard đã phần nào cung cấp ví dụ cho hiệu ứng này. Đầu tiên Daniel Wegner chọn ngẫu nhiên các cặp đôi (bạn bè, người thân) và yêu cầu họ thực hiện một bài kiểm tra ghi nhớ trong phòng thí nghiệm. Một nửa số cặp được thực hành cùng nhau (nhóm 1) và nửa còn lại được sắp xếp với một người không quen biết (nhóm 2). Sau đó, cả hai nhóm tiến hành nhẩm một danh sách các từ khóa. Kết quả, những cặp thuộc nhóm 1 có thể nhớ được nhiều hơn, cho dù kiểm tra theo cá nhân hay theo cặp.

Giải thích điều này, Wegner cho biết chìa khóa nằm ở sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cặp đã có mối quan hệ thân quen từ trước. Giữa họ có sự thỏa thuận ngầm phân chia công việc, ví dụ trong khi người này nhớ những từ liên quan đến công nghệ thì người kia sẽ nhớ từ về thể thao. Bằng cách đó, mỗi cá nhân có thể tập trung vào nhiệm vụ của mình, khiến họ vượt trội so với cặp không quen khác, vốn tồn tại tư tưởng lệ thuộc nhau (chứ không phối hợp).

Như vậy, ý nghĩa rộng hơn của nghiên cứu trên là nhấn mạnh việc thay vì buộc phải dựa vào những cái có sẵn, chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, từ đó làm đầy thêm vốn hiểu biết phục vụ cho quá trình phát minh, sáng tạo... Có bộ óc hoạt động theo cách này là một trong những điểm mạnh của loài người.

Tuy nhiên, sự nổi lên của Google, Wikipedia và nhiều công cụ trực tuyến khác những năm gần đây đã khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi về tác động của chúng lên bộ não chúng ta.

Chỉ cần thao tác đơn giản gõ từ tìm kiếm, chẳng hạn "Ai đã đóng vai James Bond trong loạt phim 007?", kết quả sẽ nhanh chóng xuất hiện với câu trả lời là Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan và Daniel Craig… Tất cả những gì cần quan tâm chỉ là làm thế nào để truy cập thông tin một cách nhanh nhất mà chẳng cần nhọc công suy nghĩ.



Internet cung cấp nhiều tính năng chia sẻ kiến thức, là một kho dữ liệu có thể trả lời thắc mắc cho tất cả mọi người. Với tình trạng sử dụng như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc có hay không internet đang dần sắp xếp lại hệ thống dây thần kinh trong bộ não của loài người?




Theo Đất Việt

Hosting free tốt nhất

 Trên nhiều diễn đàn tin học hầu như ai cũng biết đến trang www.000webhost.com là trang cung cấp hosting có thể là hàng đầu thế giới với dung lượng 1.5GB và 100GB băng thông đủ cung cấp cho một website nhạc hay giải trí có lượng truy cập lớn.

 Điều đặc biệt thôi thích ở trang này là nó có nhiều tính năng chặn các file không cần thiếu nếu ai đó muốn chơi bạn và có tính ổn định rất cao nhờ bảo mật tốt. Tôi nghĩ nếu bạn đã đầu tư có lời thì nên nâng cấp lên một phiên bản Premium Hosting vì nó sẽ hỗ trợ đầy đủ các tính năng và không bị giới hạn về bất cứ thứ gì mà bạn có thể xây dựng một thương hiệu riêng thật lớn.

Cùng nhìn sơ qua các tính năng trong  www.000webhost.com:



Nhấn vào  để đăng kí.
Các bạn có thể đăng kí tại đây xong rồi vào Email kích hoạt nhé.







Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Cảm giác khi chia tay

Khi anh đến cũng rất nhẹ nhàng và anh đi cũng nhẹ nhàng như thế. Nhưng có khác nhau là, khi anh đến em đã cười rất nhiều, còn khi anh đi, thì chỉ có em và nước mắt.

Anh không nói ra, không trực tiếp làm trái tim em vỡ nát, nhưng anh đã dùng hành động để thể hiện điều đó. Anh lạnh lùng tắt máy khi em gọi, anh thờ ơ với những tin nhắn của em, và khi không thể trốn tránh nữa, anh nói “Anh đang bận, em đừng làm phiền anh nữa”. Phải rồi, khi anh còn yêu em, anh sẽ không làm trái tim em đau đến thế, anh sẽ không nói em làm phiền anh. Anh sẽ không phải tìm cớ để tranh mặt em, để không phải gặp em nữa. Khi còn yêu em, anh nói : “Anh sẽ yêu em mãi mãi, trái tim anh chỉ có thể là của em, sẽ không ai có thể chạm vào nó nữa”, và bây giờ, anh nói : “Anh xin lỗi”. Một câu xin lỗi cho tất cả, cho những ngọt ngào đã có bên nhau, cho những giọt nước mắt của em đã rơi, cho những yêu thương đã từng có và đã xa.




Anh đã từng bước, từng bước rời xa em và không còn quay lại nhìn em nữa. Em đã khóc biết bao nhiêu nước mắt, em đã cầu xin sự thương hại của anh. Đứa con gái mạnh mẽ trong em biến mất, chỉ còn lại một cô nhóc bé nhỏ mang vết thương tình yêu do anh gây ra.


Một ngày mới, em cuộn tròn trong chăn, em không muốn thức dậy nữa. Nụ cười của em sao nhìn đau quá, nó như tan ra trong nước mắt. Em thấy mọi thứ thật vô nghĩa khi không còn anh nữa. Và em chợt nhận ra mình yêu anh đến nhường nào.

Anh ra đi, và em, như một con nhím xù lông để tự bảo vệ mình sau những vấp ngã đau đớn trong tình yêu.

“Anh quay lại với người đó, anh vẫn còn yêu người đó lắm”. Tin nhắn anh tới, và chiếc điện thoại em như run lên. “ Anh sẽ đi và em đừng đợi anh nữa, anh xin lỗi’.

“Chúc anh hạnh phúc”

Em còn biết nói gì nữa đây khi anh đã quyết định như thế.

Khi chúng ta còn là bạn thân, em đã biết quá rõ mối tình của anh và cô ấy. Em cũng biết, anh đã từng khóc vì cô ấy, còn em, có bao giờ anh rơi nước mắt vì em? Cô ấy là một người hoàn hảo trong mắt anh, còn em, chỉ là một cô nhóc lùn, xấu xí. Nhưng em là bạn thân của anh, và đã bên cạnh anh khi anh mất cô ấy. Và rồi, anh yêu em, yêu em không biết có thật lòng hay không, nhưng em đã rất hạnh phúc. Vì em yêu anh.



Nhìn anh bước đi bên cạnh cô ấy, trái tim em nhói đau.


Nhưng em không thể tranh giành hạnh phúc với cô ấy được. “Hạnh phúc có được do tranh giành không phải là hạnh phúc trọn vẹn”. Và em biết, dù em có giành được anh đi nữa, thì trái tim anh vẫn chưa bao giờ là của em. Em đau đớn nhận ra, anh chưa bao giờ yêu em như lời anh từng nói.

Những ngày đầu chia tay anh, em thấy như địa ngục. Cuộc sống của em trở nên vô nghĩa. Nhưng rồi, em bỗng nhận ra rằng chia tay không phải là ngày tận thế. Nhỏ bạn thân em còn đau khổ hơn em nhiều, nhưng nó đã vượt qua được. Người con trai nhỏ yêu, đã bỏ rơi khi nhỏ đang mang trong mình kết quả tình yêu của 2 người. Nhỏ đã đau đớn, đã vật vã, nhưng cũng đã đứng dậy rất nhanh. Và em thấy, em còn may mắn. Ít ra, anh đã thôi dối lừa em, thôi ru em ngủ trong giấc mơ tình yêu màu hồng.

Tình yêu không có chỗ cho dối lừa, và em chợt thấy mình thật đáng thương trong mối tình của anh. Em đã yêu anh rất chân thành, và sẽ không thể quên anh được. Nhưng em biết, chúng ta xa nhau là tốt nhất cho cả hai. Dù rằng, nhiều khi, em vẫn thấy giật mình khi bắt gặp ai giống anh trên đường, vẫn thấy cay cay nơi khóe mắt khi đọc một cuốn sách có tên nhân vật giống anh, vẫn vào facebook anh, vẫn quan tâm đến cuộc sống của anh như một phản xạ tự nhiên.

Có ai từng nói, “hoài niệm về một tình yêu đã qua là một điều hết sức nực cười, tình đã hết như người đã chết”, nhưng em vẫn không thể làm được.

Khi chúng ta vô tình gặp lại nhau trên đời, anh có cười với em không, dù chỉ là nụ cười gượng ép. Hãy cười cho tất cả những yêu thương và hạnh phúc đã qua, anh nhé.

(...)
DBS M05479
Quang Cao