Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Những sai lầm thường gặp trong lần đầu làm mẹ

Lần đầu làm mẹ, nhiều người lo lắng thái quá cho đứa trẻ mới sinh mà quên mất việc chăm sóc bản thân mình hay căng thẳng vì những điều rất vụn vặt…

Không quan tâm đến việc hồi phục sức khỏe của mình


Hiển nhiên là bạn vừa sinh ra một đứa trẻ, rất bé bỏng, rất yếu đuối và cần phải được chăm sóc đặc biệt. Nhưng bạn cũng vừa trải qua một ca sinh nở, một trải nghiệm không dễ dàng như đi dạo trong công viên, mà có thể nói là khủng khiếp giống như ở địa ngục. Nếu bạn sinh mổ hay ca sinh của bạn có biến chứng… bạn càng cần nhiều thời gian hồi phục hơn. Bạn cũng cần phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng… Dù sao bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe của mình để sau này mọi việc được dễ dàng.

Nhiều bà mẹ mới sinh mải lo lắng cho con cái mà quên chăm sóc bản thân mình - Ảnh:upload.wikimedia.org.

Trở thành một ẩn sĩ

Ngay bây giờ, hãy thay quần áo chỉnh tề, đóng gói túi tã lót và đi thẳng ra cửa. Nếu bạn cứ trốn trong xó nhà, bạn sẽ còn tuềnh toàng, lôi thôi, sẽ còn cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi hơn. Bạn và em bé của bạn cũng thực sự cần được hít thở không khí trong lành. Ai sẽ quan tâm nếu bạn không tắm từ nhiều ngày trước? Chẳng ai ngửi bạn cả! Ít nhất hãy ra ngoài và đi quanh khu nhà của bạn.
Bối rối vì kế hoạch sinh nở không như ý

Bạn muốn sinh thường nhưng rồi bạn phải sinh mổ, bạn từng lên kế hoạch sinh ở dưới nước nhưng rồi lại phải đẻ chỉ huy… Mọi thứ không diễn ra như bạn từng mong chờ. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, quan trọng là bạn đã mẹ tròn con vuông. Hãy vui vẻ và hãy tập trung chăm sóc bé cũng như bản thân bạn.
Không nhận được trợ giúp khi nuôi con bằng sữa mẹ

Một nghiên cứu tiết lộ rằng, chỉ một phần ba số phụ nữ muốn nuôi con bằng sữa mẹ duy trì được mong muốn ban đầu đó của mình. Rõ ràng việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì như tắc sữa, sữa ít.., hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia, bác sỹ nhi khoa, hoặc bạn bè, người thân có kinh nghiệm. Hiểu được nguồn gốc của vấn đề sẽ giúp bạn không bị thất vọng, và càng sớm giải quyết vấn đề bạn sẽ càng thành công hơn.
Lo lắng về tất cả những điều nhỏ nhặt

“Liệu con tôi có ăn đủ”, “Khi đi dạo, tôi quên không để bé quay mặt vào mình”, “Liệu bé có bị lây bệnh khi cầm đồ chơi của người khác”… Bạn có thể liệt kê ra rất nhiều và bạn lo lắng thái quá về chúng. Tất cả chỉ làm bạn đau đầu. Phần lớn những người mẹ sinh con lần thứ hai đều ít căng thẳng hơn, hoặc là họ không có thời gian để căng thẳng, hoặc là họ nhận thấy mọi việc không có gì quá nghiêm trọng.
Từ chối sự giúp đỡ

Có người đề nghị trông em bé giúp bạn? Giặt quần áo giúp bạn? Lấy nước và làm thức ăn giúp bạn?... Trong cuộc sống trước khi sinh con, bạn có thể cảm ơn những đề nghị đó. Nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi, hãy để mọi người giúp bạn. Bạn cũng cần nghỉ ngơi, chợp mắt một chút…
Nghe theo những lời khuyên không hợp với bạn

Ai đó khuyên bạn nên bôi lá cỏ vào các nốt mụn của em bé, tưa lưỡi cho bé bằng mật ong… Nếu bạn thấy nghi ngờ về những lời khuyên này thì có thể là nó không đúng. Bạn đừng ngại làm mếch lòng người đã tư vấn cho mình hoặc nghĩ rằng người ta có kinh nghiệm hơn mình. Hãy tin vào bản năng làm mẹ của bạn.
So sánh con của bạn với con của người khác

Con của người khác sau tháng đầu đã tăng 2 kg trong khi con bạn chỉ lên 8 lạng là chuyện bình thường, mỗi đứa trẻ có một kiểu phát triển khác nhau. Miễn là bác sĩ nhi khoa nói rằng con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng cả.

Theo The Bump

5 thói quen giao tiếp dẫn đến ly hôn

Thiếu giao tiếp là một trong những lý do các cặp tan vỡ. Những cách nói chuyện kiểu ‘ăn thua’ hay luôn chỉ trích, ngắt lời bạn đời, dùng từ thô tục cũng khiến nhiều đôi dắt nhau ra tòa.

Bạn thử kiểm tra xem vợ chồng mình có thói quen xấu nào dưới đây khi tranh luận với nhau không, và tự điều chỉnh nhé. Theo Yourtango, nếu không thay đổi, những kiểu giao tiếp này có thể phá hoại hạnh phúc lứa đôi.
Không trung thực

Bao nhiêu lần bạn bắt mình phải nói “có” trong khi thực sự bạn nghĩ là “không”. Bạn nói “Em không biết” vì sợ bị đánh giá, bị từ chối.... Khi chúng ta cố chấp nhận những thứ không như mình muốn, gạt đi mọi cảm xúc thực để giữ hòa khí thì chúng ta cũng tự dằn sự tức giận và ấm ức của mình xuống.

Điều này chỉ chứng tỏ bạn lừa dối cảm giác của mình và không tin tưởng rằng “nửa kia” đủ trưởng thành để làm chủ phản ứng của họ. Tốt hơn nên nói “Em/anh chưa sẵn sàng nói về điều này ngay bây giờ. Em/anh cần thư giãn và nghĩ thêm. Chúng ta sẽ nói chuyện này trong một giờ nữa”, sau đó nhớ giữ lời hứa.
Vô lý

Hầu hết giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ và khi nó không đồng bộ với từ ngữ, chúng ta thường gửi đi những thông điệp lẫn lộn. Điều này khiến các cặp vợ chồng gây chuyện tranh luận, trở nên thất vọng, thậm chí cố gắng “sửa lưng” nhau.

Khi chúng ta nói về một điều gì đó trong khi lại đảo mắt, hay mím chặt môi hoặc nhún vai thì chúng ta gửi đi một thông điệp khác, thường là sự châm chọc, phòng thủ hoặc phán xét “nửa kia”.

Một cách để tránh điều này là giữ tương tác mắt. Điều này đảm bảo cho sự lắng nghe tích cực và cho phép bạn thảo luận về cái người khác nói thay vì nghĩ về những gì bạn định nói tiếp.
Thái độ ăn thua

Giao tiếp hiệu quả là khi thông điệp của bạn không chỉ đơn giản là gửi đi mà còn chuyển đến đúng chỗ và được người nghe tiếp nhận. Khi nói chuyện về những đề tài không dễ chịu, người ta thường rất dễ phán xét, bực bội và có thái độ phòng thủ - tất cả khiến cho sự giao tiếp bị phá hỏng.

Hiếu thắng là một thái độ đáng sợ với những cử chỉ kèm theo như lấy tay chỉ mặt, vạch lỗi và cố gắng để mình là người nói cuối cùng có tính quyết định, chiến thắng. Thay vào đó, hãy dành sự chú ý của bạn vào việc bạn muốn cuộc đối thoại này đi đến đâu, làm sao để cả hai cùng thắng và dành thời gian để thực sự suy nghĩ về những khả năng và kết quả khác nhau. Vợ chồng có thể cùng thỏa thuận với nhau là khi tranh luận điều gì, dù gay gắt thế nào cũng cần giữ sự tôn trọng, chân thành dành cho nhau.
Ngắt lời ‘nửa kia’ hay nói liến thoắng hết cả phần người khác

Kiểu giao tiếp này rất dễ trở thành hệ thống. Khi bạn đã nói như vậy một lần, bạn rất có thể làm thế lần thứ hai và tiếp nữa. Đừng ngắt lời và hãy để người khác có thời gian đưa ra câu trả lời.

Đàn ông thường phàn nàn rằng họ vẫn nghĩ về một câu trả lời trong khi nửa kia của họ thì đã bắt đầu thúc giục họ phải đáp lại nhanh hơn hoặc yêu cầu một câu hỏi khác. Bạn cần thời gian để dừng lại bằng cách đếm tới 30 trước khi nói về điều gì đó và đừng hỏi vài câu một lúc. Và khi bạn làm thế hãy thực hiện câu ngạn ngữ của Pháp: uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.

Điều này ít nhất làm nửa kia cảm thấy họ được tôn trọng và biết rằng bạn kiên nhẫn dành thời gian đợi họ phản hồi.
Tập trung vào mặt tiêu cực và tỏ ra thiếu lịch sự

Luôn cằn nhằn những tật xấu của bạn đời, dùng những từ ngữ thô tục, mỉa mai… sẽ khiến “nửa kia” cảm thấy bị xúc phạm và chẳng muốn thảo luận về bất kỳ vấn đề gì nữa. Đây cũng là cách ăn mòn tình cảm rất nhanh và đẩy hai người càng ngày càng xa nhau.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Bên trong nhà máy sản xuất PC giá 25 USD

Khi quỹ Raspberry Pi ra mắt chiếc PC nhỏ gọn có giá chỉ 25 USD vào hồi đầu năm, nó nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng, từ lập trình viên cho tới người dùng cuối. Raspberry Pi là một chiếc bo mạch chủ nổi bật nhờ có giá bán cực rẻ, chỉ 25 USD đến 35 USD có thể hoạt động như 1 chiếc PC bao gồm vi xử lý tốc độ 700 MHz, RAM 128 MB hoặc 256 MB, hỗ trợ thẻ SD, hỗ trợ cổng HDMI và RCA. Kể từ thời điểm xuất xưởng, 700.000 chiếc bo mạch chủ Raspberry Pi đã được bán ra.


Raspberry Pi được sản xuất để khuyến khích thế hệ lập trình viên trẻ. Pi cũng đã lôi cuốn được vô số các nhà nghiên cứu dùng bo mạch này trong các lĩnh vực tự động hóa gia dụng đến kỹ thuật chế tạo robot. Dưới đây là những hình ảnh về quy trình sản xuất chiếc PC siêu rẻ này tại nhà máy Sony ở Pencoed, xứ Wales, nước Anh.



Hình ảnh bên trong nhà máy sản xuất các bo mạch chủ Raspberry Pi, nhà máy Sony ở Pencoed, xứ Wales. Nhà máy này bắt đầu sản xuất Pi từ tháng 8 năm nay và hiện đạt công xuất 3000 đơn vị sản phẩm mỗi ngày. Từ đầu tháng 1 năm sau, công suất sẽ được đẩy lên 4000 chiếc mỗi ngày. Nhà máy có tất cả 17 công nhân. Mỗi bo mạch chủ tốn 7,5 giây cho việc lắp ráp.



Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc nạp 1 panel với 6 bảng mạch in (printed circuit board) vào dây chuyền để gắn linh kiện lên bo mạch chủ. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất là phủ lên bo mạch chủ 1 lớp hàn chì giúp gắn các linh kiện điện tử như đi-ốt, điện trở và tụ điện lên bo mạch. Lớp này được ép qua các lỗ trong một khuôn tô stencil bằng thép không gỉ, để đọng lại thành giọt chì hàn nhỏ vài micromét trên bo mạch ở những nơi cần gắn linh kiện.



Một hệ thống kiểm tra quang học kiểm tra vị trí của từng giọt hàn trên board mạch chính xác đến từng micromet.


Sau quá trình phủ này, các linh kiện điện tử sẽ được lắp vào bo mạch bằng các máy gắn linh kiện tự động. Các máy này có thể đạt công suất gắn 25.000 linh kiện/giờ. Mỗi board mạch Pi có 173 linh kiện được gắn. Thông thường phải mất 150 giây để hoàn thành gắn linh kiện lên 6 board mạch trong panel. Có 3 máy gắn linh kiện tự động kiểu này được dùng để sản xuất Pi, trong đó 1 chiếc dùng để gắn linh kiện cho các board mạch bên dưới, 2 máy để gắn linh kiện cho board mạch bên trên.



Mỗi loại linh kiện điện tử được đặt trong một túi trên một cuộn băng. Cuộn băng này được đưa vào máy và linh kiện được hút ra bằng một vòi chân không trên đầu cắm trước khi được gắn lên bo mạch. Một hệ thống kiểm tra quang học kiểm lại cách bố trí và vị trí của mỗi linh kiện, sắp xếp chính xác cho đúng với điểm hàn.


Đến công đoạn gắn linh kiện lên board mạch bên trên sẽ có thêm 1 công đoạn nữa phát sinh. Đó chính là việc gắn vi xử lý Broadcom BCM2835 và chip nhớ hệ thống cho Pi. Chip nhớ này được nhúng vào lớp hàn chì trước khi được gắn lên trên chip Broadcom theo kiểu xếp chồng lên nhau.


Hình ảnh chiếc lò lớn nơi các thành phần sau khi được lắp vào board mạch được hàn dính vào vị trí của chúng. Nhiệt độ bên trong chiếc lò này đạt 237 độ C giúp lớp hàn chì tan chảy để hàn dính các thành phần lên board. Từng panel sau đó sẽ được làm nguội từ từ. Quá trình này cần được kiểm soát 1 cách chặt chẽ. Nếu nhiệt độ quá lạnh thì một số chỗ nối sẽ không hình thành còn nếu quá nóng thì một số thành phần sẽ bị cháy.




Các thành phần có kích thước lớn hơn như cổng USB được gắn vào board mạch theo cách thủ công. Có 5 linh kiện được gắn vào Raspberry Pi theo cách này.


Trong máy này, một lớp hàn nhúng được phủ lên phía dưới của bo mạch để giúp gắn chặt các linh kiện được gắn bằng tay. Các bo mạch sau đó được đặt trong một mâm chống hàn và nhiệt, giúp ngăn các linh kiện được cắm trên bề mặt nhỏ hơn không bị rã hàn hay bị lớp hàn nhúng làm trôi đi.


Công nhân đang xem lại các khớp hàn và hàn lại những khớp chưa chắc.



Trong suốt quy trình chế tạo và lắp ráp, có nhiều đợt kiểm tra bằng máy và bằng tay để phát hiện sai sót. Điều này giúp cho các sản phẩm của nhà máy Sony hầu như rất hoàn chỉnh và ít bị hoàn trả. Trong số 150.000 bo mạch mà nhà máy đã sản xuất, chỉ có 6 bo bị trả vì lỗi và chỉ có 2 trong số này là thực sự bị lỗi.



Khi bo mạch đã hoàn tất, chúng được tách khỏi bảng và được kiểm tra lần cuối. Mỗi bo mạch được cấp nguồn và đặt trong một thiết bị thí nghiệm để xem có vận hành như mong muốn hay không. Khi còn ở trong thiết bị thí nghiệm, một địa chỉ MAC, số sêri và số kiểm tra được tải xuống bo mạch.


Cuối cùng, bo mạch được đóng gói, đặt trong hộp acrylic trong và đóng kiện vào thùng để sẵn sàng gửi đến hãng phân phối hàng điện tử. Bên cạnh đó, mỗi ngày cũng có đến 300 bo mạch được gửi đến bộ phận kiểm tra chất lượng. Ở đó, chúng sẽ qua một đợt thử nghiệm tương tự cách người tiêu dùng sẽ dùng bo mạch như thế nào.


Tham khảo: Techrepublic, Sohoa

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

GPS là gì

Các bạn có biết máy bay, xe tăng, tàu chiến đều sử dụng GPS hoặc GLONASS để định vị và dẫn đường không ? Ngay cả Trung Quốc hay các nước EU cũng phải phụ thuộc vào hệ thông GPS của Mỹ. Gần đây, châu Âu đang theo đuổi dự án Gallileo hòng xây dựng cho mình một hệ thống định vị và dẫn đường độc lập nhưng bị phía Mỹ phản đối quyết liệt.
Trong chuyến đi vòng quanh thế giới của hải quân Trung Quốc gần đây, "thủy thủ đoàn không tiết lộ gì về các chi tiết kỹ thuật, kể cả công nghệ định hướng cho tàu. Có tin trong chuyến hải hành này, quân đội Trung Quốc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Chính phủ Mỹ, nghĩa là vẫn còn phụ thuộc ít nhiều vào công nghệ nước ngoài. Song các sĩ quan luôn phủ nhận điều đó."

Nguyên lý xác dịnh toạ độ của hệ thống GPS và Glonass dựa trên công thức quãng đường = vận tốc x thời gian. Vệ tinh phát ra các tín hiệu bao gồm vị trí của chúng, thời điểm phát tín hiệu. Máy thu tính toán được khoảng cách từ các vệ tinh, giao điểm của các mặt cầu có tâm là các vệ tinh, bán kính là thời gian tín hiệu đi từ vệ tinh đến máy thu x vận tốc sóng điện từ là toạ độ điểm cần định vị

Nói đến GPS, mọi người thường nghĩ đến máy thu GPS, thực ra, GPS là một hệ thống gồm 27 vệ tinh (kể cả 3 cái sơ cua) chuyển động trên các quí đạo chung quanh trái đất. Quân đội Mỹ phát triển hệ thống này với mục đích quân sự nhưng nay nó đã được mở rộng cho các mục đích dân sự.

Mỗi vệ tinh nặng khoảng 2 tấn, sử dụng năng lượng mặt trời, chuyển động cách mặt đất khoảng 19300km. Mỗi vệ tinh quay quanh trái đất 2 vòng một ngày đêm. Quỹ đạo của các vệ tinh được tính toán sao cho ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, vào bất kỳ thời điểm nào, cũng có thể “nhìn thấy” tối thiểu 4 vệ tinh.




IELTS là gì

IELTS là kỳ thi quốc tế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anhcủa các thí sinh với mục đích du học, định cư hay làm việc tại những nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. IELTS đánh giá toàn diện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.



CÁC THÀNH VIÊN SÁNG LẬP

IELTS được đồng sở hữu bởi 3 thành viên: Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và IDP tổ chức giáo dục Úc.



LOẠI HÌNH THI VÀ DẠNG BÀI THI


IELTS có 2 loại hình thi: Học thuật (Academic) và Tổng quát (General Training)

Bài thi bao gồm 4 phần thi: nghe, nói đọc và viết. Đối với loại hình học thuật (Academic) và Tổng quát (General Training), bài thi sẽ giống nhau ở phần thi Nghe, Nói và sẽ khác nhau ở phần thi Đọc, Viết.



HỆ THỐNG ĐIỂM

Bài thi bao gồm 4 phần thi: nghe, nói đọc và viết. Đối với loại hình học thuật (Academic) và không học thuật (General Training), bài thi sẽ khác giống nhau ở phần thi Nghe, Nói và sẽ khác nhau ở phần thi Đọc, Viết.



IELTS ĐƯỢC CỘNG NHẬN RA SAO?

IELTS được công nhận rộng rãi khắp nơi trên thế giới bao gồm các trường học ở nhiều quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada. Ngoài ra, IELTS còn được các tổ chức di trú, tổ chức chính phủ hay hiệp hội chuyên môn quốc tế công nhận. Hãy nhấp chuột vào trangGlobal Recognition System (GRS) để tham khảo danh sách các tổ chức trên thế giới công nhận IELTS.
DBS M05479
Quang Cao