Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Hiện tượng mới xuất hiện "Vãi Thăng - chính chủ"

 Hiện tượng mới xuất hiện chưa đầy một ngày đã được đưa bàn luận rất xôn xao và mạnh mẽ luôn cuốn nhiều dân chém gió tham gia sáng tạo.

















Phồng tôm là ai

Bắt nguồn từ vOz Phông Tôm nỗi lên như cồn ở VN vậy anh ta lại ai vẫn là điều nhiều người rất boăng khoăn



Và ảnh thật nhân vật ấy đây


Từ ấy trở đi anh ấy đã trở thành một huyền thoại với câu nói "Ai cười tao đấm phát chế luôn"




 Và một loạt các tác phẩm ăn theo anh ấy ra đời...



























còn nhiều nhiều nữa nhấn đọc thêm để tiếp nhé

Đi xe không chính chủ sẽ bị phạt (quá vô lý)

 Ai cũng biết sinh viên thì làm gì có tiền mua xe hay có xe riêng, nhà xa thì mượn xe đi học là chuyện bình thường vậy mà Bộ GTVT lại chơi gố này xem ra lại quay lại thời kỳ đồ đá là đi bộ rồi

Quản lý không được thì cấm

Ai cũng biết việc quản lý xe là không khó, chỉ cần nhập cơ sở dữ liệu vào máy tính là có thông tin chủ xe hết, cần thiết CSGT có thể mang theo laptop hay Ipad cũng được mà bây h hiện đại ĐT sài hệ điều hành vào web vèo vèo việc kiểm tra cũng không khó, hơn nữa việc vi phạm giao thông thì cứ lôi chủ đứng tên ra mà xử như luật củ để thằng chủ xe khi bán xe phải tự giác mà làm thủ tục thôi.

Lợi ích chưa thấy tác hại ai cũng rõ

Việc sử dụng đúng chủ xe sẽ làm gia tăng số lượng xe lưu thông trên đường phố gấp nhiều lần và thúc đẩy kẹt xe đều đều, gia tăng hiệu ứng nhà kính. (Các nhà khoa học đã nhầm 21/12 là ngày diện vong rùi đó, chính xác hơn ngày 10/11 VN sẽ tiến về thời kỳ đồ đá qua việc đi bộ hàng chục Km)






Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần II)

6. Sharkoon X-Tatic S7




Điểm nổi bật nhất của Sharkoon là có thể tương thích với bất kì nguồn âm thanh nào, dù là analog hay kỹ thuật số. Tuy nhiên Sharkoon cũng có vài điểm trừ. Đây không phải là loại tai nghe không dây và người dùng phải đối mặt với một “mớ” dây cáp dài khoảng 4m. Tuy S7 khá lớn so với khuôn đầu nhưng bạn không phải lo lắng có một khối nặng trên đầu nhờ thiết kế rất nhẹ.

Sản phẩm cao cấp với giá 2,5 triệu ($121,2) này biểu diễn âm thanh chân thực cùng với việc xuất ra âm thanh theo chuẩn Dolby được tích hợp trong bộ điều khiển.

7. SpeedLink Medusa NX 5.1





Rõ ràng hãng Speedlink không tập trung vào vẻ “quyến rũ” bên ngoài nhưng may mắn là hai bên tai khá bền. Tuy NX 5.1 giá 1,14 triệu ($54,54) này có hộp điều khiển với quá nhiều nút điều chỉnh âm lượng và đèn flash xanh gây phiền nhiễu khi trò chuyện lúc chơi game nhưng bù lại chiếc mic rất đẹp và linh hoạt. Phiên bản lần này của Speedlink có thể kết nối qua một cổng USB duy nhất, thay vì dạng multiplug của phiên bản trước.

NX 5.1 có kiểu dáng đệm tai và headband sang trọng nhưng dáng khá lớn và gặp khó khăn khi di chuyển. Thiết kế equalizer đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt NX 5.1 còn có chức năng chuyển sang chế độ karaoke được cài sẵn. Tuy không được như Plantronics có âm thanh vòm 7.1, nhưng với mức 5.1 loại tai nghe này có rung động bass và khả năng loại bỏ tiếng ồn rất tốt.

8. SteelSeries Siberia V2 Frost Blue




Trong năm nay Steelseries sẽ tung ra kiểu Frost 2 màu (trắng và xanh phát sáng) và kiểu Guild Wars 2 màu đỏ trắng không kém phần “dễ thương”. Siberia V2 Frost xanh khá ấn tượng cả vẻ bên ngoài lẫn chất lượng âm thanh. Với tần số từ 18Hz-28kHz, Siberia có rất nhiều âm bass và rõ ràng với vùng tần số tầm trung và cao này phù hợp với tất cả các cuộc trò chuyện.

Còn chiếc mic có kiểu dáng “sexy” hầu như không “lôi kéo” bất kì tiếng ồn xung quanh nào. Tuy nhiên thì tai nghe này không phải loại không dây, dây cáp của nó dài khoảng 1m nhưng người dùng có thể mở rộng thêm thành 2m.

Âm thanh của Frost giá khoảng 3 triệu ($145,45) rất chính xác và trực quan hấp dẫn cũng như các công cụ của hãng Steelseries cho phép người dùng điều khiển equaliser và ánh sáng trên đệm lót tai.

9. Tritton 720 +




Sản phẩm 720+ giá “khủng” khoảng 3,3 triệu ($157,57) có các tính năng mới khá thú vị như chiếc mic được nâng cấp có thể tháo rời và rất linh hoạt, các bên loa cùng với điều khiển âm thanh trong game và âm lượng giọng nói được thiết kế lớn hơn. Nhìn chung, Tritton có thiết kế tinh tế với 2 bên tai có khả năng xoay nhiều phía nên khi người dùng ngừng đeo và đặt trên vai sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều khiển hơi nặng nề nhưng kéo lại có ghim để gắn vào áo.

Hộp giải mã lớn của 720+ kết nối được cả với USB và cáp quang tạo ra âm thanh vòm 7.1 đầy thuyết phục. Thoạt nhìn thì 720+ không mang lại sự linh hoạt như tai nghe Razer và Sharkoon nhưng cáp quang chắc chắn mang lại vẻ thanh lịch hơn, ít bị nhiễu.

Đây tiếp tục là tai nghe không phải loại không dây trong danh sách này, nhưng khi so sánh với Astrogaming A50 thứ tự đầu tiên trong danh sách về sự thoải mái thì 720+ nổi trội hơn, trong khi chất lượng lại không thể bằng.

10. Turtle Beach PX5




PX5s giá 3,3 triệu ($157,57) tập trung vào giao diện điều khiển không được nhanh nhạy như Siberia nhưng vững chắc và bền hơn. Mic của PX5 có thể tháo rời và xoắn lại mà không bị gãy. Vì một lý do nào đó mà hãng Turtle sản xuất kiểu tai nghe này không thể sạc được pin mà phải dùng 2 pin AA sử dụng trong khoảng 10 tiếng, khoảng thời gian đủ để các game thủ chơi dài cùng với chiếc PS3.

Người sử dụng PX5 có thể tùy biến kiểu âm thanh theo mong muốn trong game nhờ bộ xử lý hiệu số được lập trình sẵn. Chẳng hạn như chế độ thiết lập tiếng bước chân hay tiếng nạp đạn to hơn còn tiếng la hét nhỏ đi tránh inh tai.

Điểm nổi trội của PX5 là việc cung cấp kênh radio kép, một kênh có khả năng điềm chỉnh âm thanh game, kênh còn lại hỗ trợ tính năng chat Bluetooth qua máy PS3. Như vậy game thủ vừa có thể nhận cuộc gọi, vừa nghe nhạc qua máy MP3 mà không làm gián đoạn việc chơi game.

Tham khảo: Reghardware

Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần I)

1. Astrogaming A50




Để đánh giá được A50 phải thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp bên trong của nó, nhưng rõ ràng loại tai nghe này có giá được xếp vào dạng “khủng”, khoảng 6,3 triệu ($303). A50 là loại tai nghe không dây, nặng khoảng 0,8 kg nhưng may mắn là người dùng sẽ không cảm thấy sức nặng nhờ sự phân bổ trọng lượng một cách thông minh của nhà sản xuất. Ngoài ra, miếng đệm của tai có thể trượt lên trượt xuống trên thanh điều chỉnh, khác với các loại tai nghe thông thường.

A50 có khả năng điều khiển in-game chat một cách thông minh bằng việc ấn vào bao vây bên ngoài, đây là một đặc điểm mới rất sáng tạo. Vây tai bên kia có bộ Equalizer mini (điều chỉnh các tần số thành phần thuộc một đoạn âm thanh) với 3 chế độ khác nhau: phim, FPS và MMO. Ngoài ra, mic một chiều có nút câm có thể mở bằng cách đẩy nhẹ lên trên.

Về kết nối, MixAmp không dây hoạt động ở tần số 5,8 Hz sẽ đóng vai trò truyền âm thanh vòm (surround sound) kỹ thuật số từ máy tính đến A50.

2. Creative SB Recon 3D Omega




Creative được đánh giá reg rating 85%, có chất lượng âm thanh tuyệt vời với “diện mạo” bên ngoài cầu kì mặc dù ánh sáng màu xanh và headband thép chỉ với mục đích trang trí. Các loại tai nghe của Creative đều có âm thanh đặc biệt, bass sâu sắc và dù là loại giá cao hay giá thấp thì cũng không làm lu mờ lẫn nhau. SB Recon có âm thanh vòm ảo 7,1 ấn tượng và công nghệ không dây không nén 2,4 GHz. Tuy nhiên, mic có thể tháo dời là điều đáng xấu hổ đối với hãng Creative, dường như chiếc mic này quá nhạy cảm khi “xài” Skype và Ventrilo.

Creative có SD Recon 3D màu đen với giá khoảng 4,8 triệu ($230.3), card sound USB bên ngoài (có thể sử dụng với tất cả tai nghe máy tính có dây), được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý âm thanh cách mạng Core 3D quad-core. Ngoài ra, với bất cứ nền tảng chơi game nào được chọn, SoundBlaster sẽ đáp ứng được tất cả.

3. Logitech F540




Mặc dù Logitech đời G930 giá 3,3 triệu ($156, 360 không có bề ngoài “hào nhoáng” như Creative nhưng chất lượng âm thanh thực sự rất tuyệt. Còn với tai nghe F540 không dây, việc chuyển đổi từ máy tính sang máy PS3 ở tần số 2.4GHz cực kỳ mạnh mẽ.

F540 có một số chức năng rất tiện dụng như khi gần hết pin bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp cảnh báo, hai điều khiển âm lượng độc lập cho âm thanh thoại và âm thanh trong game cùng với nút tắt tiếng sẽ phát sáng đỏ khi hoạt động. F540 có âm thanh cực kỳ sắc nét, âm bass không mập mờ. F540 mang lại giá trị bền vững, thực sự đáng với số tiền bỏ ra.

4. Plantronics GameCom 780




Plantronics được đánh giá reg rating 75%, là loại tai nghe kết nối với máy tính qua dây cáp USB dài 2m. Game thủ có "túi tiền" tầm $50 thì xài GameCom 780 cũng tạm ổn. Nhưng khi “soi” kĩ hơn, mọi thứ từ mic cho đến dial điều chỉnh âm lượng khá rít so với các loại tai nghe khác như A50 chẳng hạn. Miếng đệm tai nghe mặc dù khi đeo rất thoải mái nhưng có điểm bất lợi là hút rất nhiều bụi và tóc.

Tuy nhiên có một số đặc điểm kéo lại, Plantronics loại bỏ tiếng ồn cho mic khá tốt và cung cấp âm thanh vòm kĩ thuật số 7,1 đáng ngạc nhiên so với mức giá “bét” nhất này, giá khoảng 1 triệu ($48,5).

5. Razer Tiamat 7.1




Razer Timat 7.1 là mẫu tai nghe đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống loa vòm 7.1 thực thụ, thay vì hệ thống giả như Razer Megalodon đời trước. Razer sử dụng 10 loa con riêng biệt, 5 chiếc ở mỗi bên tai cho phép tạo ra âm thanh vòm 7 kênh trung thực, sống động và có thể chuyển đổi qua lại giữa âm thanh stereo và 7.1. Chất lượng âm thanh không được như Astrogaming A50 nhưng chắc chắn một điều là bass Razer rất sâu.

Ngoài khả năng trình diễn âm thanh vòm 7.1, Razer còn có khả năng lọc nhiễu và khử tiếng ồn cao. Razer Timat có giá khoảng 4 triệu ($194).

Tham khảo: Reghardware
DBS M05479
Quang Cao