Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Chú chim sáo xanh
Ngày xưa, có một cậu bé rất vui vẻ vô tư. Cậu có một người bạn nhỏ dễ thương: chú chim sáo màu xanh. Họ rất thân thiết, mỗi khi cậu đi đâu, chú chim thường bay líu ríu bên cạnh.
Ngày nọ, một cô bé rất xinh chuyển vào lớp của cậu bé. Chàng trai nhỏ của chúng ta tuy thầm mến cô bé nhưng lại rất nhút nhát. Phải cho đến khi nhà trường tổ chức một buổi liên hoan thì cậu mới lấy hết can đảm gặp cô bé và nói lời mời.
Cô bé vốn là hoa khôi trong trường, dù không kiêu ngạo nhưng cô không muốn đi riêng cùng một cậu bé, sợ bạn bè trêu chọc. Cho nên cô nói với cậu bé rằng nếu cậu tìm được một bông hồng đỏ cho cô thì cô sẽ nhận lời mời.
Cậu bé nghe vậy rất buồn, vì cậu biết rằng ở khắp vùng này không hề có một cây bông hồng đỏ nào, mà chỉ toàn một loại hồng trắng. Trên đường về nhà, cậu cứ lẩm bẩm rằng tại sao cô bé không đòi hoa hồng trắng, thế thì dễ cho cậu bao nhiêu.
Trong khi ấy thì người bạn nhỏ - chú chim sáo xanh đã hiểu những gì cậu bé cần và suốt đêm đó chim sáo không ngủ. Khi bình minh lên cũng là lúc chú chim nghĩ ra cách để giúp bạn mình. Nó bay đi tìm một bông hồng lớn gần nhà, bên cạnh những bụi gai và lất hết sức mình lao vào bụi gai. Những giọt máu của chú chim nhỏ thấm vào những cánh hoa trắng và nhuộm đỏ thành một bông hồng thắm.
Khi cậu bé ra khỏi nhà, cậu nhìn thấy một bông hồng đỏ thẫm ngay trước cửa. Không tin vào mắt mình, cậu bé cúi nhặt bông hoa và vì quá vui mừng, cậu bé đã không nhận thấy chim sáo xanh nằm trong vũng máu gần đó.
Cậu bé cầm bông hồng đến trường, nhưng trên đường cậu gặp đám bạn gần nhà đang chơi đá bóng rất sôi nổi. Ban đầu, cậu bé bảo rằng mình đang có việc quan trọng nhưng đám bạn cứ nài kéo cậu chơi cùng. Cậu bé nhìn đám bạn rồi quay dang nhìn bông hồng rồi nghĩ: “Thực ra cô bé ấy cũng chẳng muốn đi cùng mình đâu nên mới đòi bông hồng đỏ chứ. Dù mình có mang đến, chắc gì cô ấy đã đồng ý!”. Thế là cậu quăng bông hồng đi và chạy vào sân bóng.
Có lẽ bạn đọc câu chuyện này thấy quen quen, và tôi cũng đã thấy như vậy. Những giọt máu ấm nóng nhuộm đỏ cánh hồng bạch, nhuộm đỏ tuyết…là những hình tượng thường thấy trong truyện cổ tích.
Chỉ có điều, câu chuyện này có thêm một kết thúc khác với ẩn ý của nó:
- Cậu bé là hình ảnh của mỗi chúng ta.
- Chim sáo xanh là sự hiện diện của những gì tốt đẹp: gia đình, bạn thân, những cơ hội…
- Cô bé biểu tượng cho một mục đích cần đạt tới.
- Bông hồng đỏ tượng trưng cho những khó khăn cần vượt qua.
- Trận bóng cùng đám bạn chính là những thú vui nhỏ nhặt, những lợi ích trước mắt mà đôi khi chúng ta không kiềm chế được nên đã vì chúng mà bỏ qua cả mục đích của chính mình.
Hãy kiên nhẫn
Một người đàn ông ra khỏi nhà để ngắm nghía chiếc xe tải mới của mình…Trước sự sửng sốt của ông là hình ảnh cậu con trai ba tuổi đang hăm hở dùng búa nện vào lớp sơn bóng lộn của chiếc xe.
Ông chạy thẳng đến chổ thằng bé, kéo nó ra, dùng búa đập vào tay nó đến dập nát để trừng phạt.
Khi người cha lấy lại bình tĩnh, ông lập tức đưa con đến bệnh viện. Mặc dù bác sỹ đã dùng đủ mọi cách để giữ lại những khúc xương bị dập nát, nhưng cuối cùng thì bác sĩ buộc lòng phải cắt cụt các ngón trên cả hai bàn tay của đứa bé.
Khi đứa bé tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật và nhìn đôi tay băng kín của mình, nó ngây thơ nói: “Cha ơi! Con xin lỗi về chuyện chiếc xe tải của cha.” Rồi nó hỏi: “Nhưng khi nào thì những ngón tay của con sẽ mọc ra lại vậy cha?”
Người cha trở về nhà và tự kết liễu đời mình.
Hãy suy ngẫm về câu chuyện này nếu sau này có ai đó giẫm phải chân của bạn, lúc đó liệu bạn có muốn trả thù không.
Hãy suy nghĩ trước khi bạn đánh mất sự kiên nhẫn với người mà bạn yêu thương.
Chiếc xe tải hỏng có thể được sữa chữa lại, nhưng những khúc xương bị dập nát và tình cảm bị thương tổn thì thường không thể bù đắp được.
Thông thường chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt giữa con người và hành vi. Chúng ta quên rằng lòng vị tha thì vĩ đại hơn là sự phục thù.
Con người thì có sai phạm. Chúng ta được phép phạm sai lầm. Nhưng những hành động chúng ta gây ra trong cơn cuồng nộ sẽ ám ảnh chúng ta suốt đời.
Hãy bình tâm và suy ngẫm.
Hãy suy nghĩ trước khi hành động.
Hãy kiên nhẫn
Hãy lượng thứ và biết bỏ qua.
Hãy yêu thương tất cả mọi người.
Ông chạy thẳng đến chổ thằng bé, kéo nó ra, dùng búa đập vào tay nó đến dập nát để trừng phạt.
Khi người cha lấy lại bình tĩnh, ông lập tức đưa con đến bệnh viện. Mặc dù bác sỹ đã dùng đủ mọi cách để giữ lại những khúc xương bị dập nát, nhưng cuối cùng thì bác sĩ buộc lòng phải cắt cụt các ngón trên cả hai bàn tay của đứa bé.
Khi đứa bé tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật và nhìn đôi tay băng kín của mình, nó ngây thơ nói: “Cha ơi! Con xin lỗi về chuyện chiếc xe tải của cha.” Rồi nó hỏi: “Nhưng khi nào thì những ngón tay của con sẽ mọc ra lại vậy cha?”
Người cha trở về nhà và tự kết liễu đời mình.
Hãy suy ngẫm về câu chuyện này nếu sau này có ai đó giẫm phải chân của bạn, lúc đó liệu bạn có muốn trả thù không.
Hãy suy nghĩ trước khi bạn đánh mất sự kiên nhẫn với người mà bạn yêu thương.
Chiếc xe tải hỏng có thể được sữa chữa lại, nhưng những khúc xương bị dập nát và tình cảm bị thương tổn thì thường không thể bù đắp được.
Thông thường chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt giữa con người và hành vi. Chúng ta quên rằng lòng vị tha thì vĩ đại hơn là sự phục thù.
Con người thì có sai phạm. Chúng ta được phép phạm sai lầm. Nhưng những hành động chúng ta gây ra trong cơn cuồng nộ sẽ ám ảnh chúng ta suốt đời.
Hãy bình tâm và suy ngẫm.
Hãy suy nghĩ trước khi hành động.
Hãy kiên nhẫn
Hãy lượng thứ và biết bỏ qua.
Hãy yêu thương tất cả mọi người.
Con bướm màu hồng
Năm bố học lớp 2 có một lần bố thấy một con bướm trong nhà bếp. Đấy không phải là lần đầu bố gặp một con ong, một con bướm hay một con chuồn chuồn bay lạc vào nhà. Bố thường đơn giản là mở cửa kính để chúng dễ dàng bay ra ngoài nhưng con bướm này có màu đặc biệt mà bố chưa từng thấy bao giờ: Một con bướm lớn với những chấm tròn màu hồng nhạt. Bố đã loay hoay để bắt được nó và giữ chặt nó trong tay. Nếu là con, con sẽ làm gì với một con bướm đẹp như thế?. Còn bố, bố đã lấy cái hộp bia cũ, nhét đầy lá cây và cỏ, rồi nhốt con bướm vào đó. Chắc con cũng đoán ra phải không, rồi con bướm chết.
Phải rồi, chúng ta không thể nhốt con bướm trong cái hộp kín được, chúng cần tự do bay nhảy hít thở không khí tự do và trong lành. Bố đã vứt cái hộp vào thùng rác và chôn con bướm ngoài vườn.
Con sẽ hỏi tại sao bố kể câu chuyện này ư?. Vì con đã bao giờ biết cảm giác ngập ngừng do dự ước muốn giữ bên mình những người thân và ước muốn để cho họ được tự do. Như con bướm màu hồng kia, nếu bố thả cho nó bay đi, lẽ ra nó vẫn còn sống và vẫn đẹp như thế, nhưng nó không thuộc về bố nữa.
Bố nhớ ngày đầu tiên con tập đi xe đạp, bố đã tháo hai cái bánh xe nhỏ ở xe đạp của con ra, nhưng con cứ nằng nặc muốn bố phải giữ tay lái và yên xe suốt chặng đường. Bố nói “Bố thả ra một lát nhé!”. Còn con hét ầm lên: "Đừng, đừng, bố ơi, con sợ lắm!”. Khi con hét lên như thế bố thấy ấm lòng vì bố biết con vẫn cần bố, cần vòng tay ấp ủ chở che của bố.
Một ngày nào đó con sẽ lớn lên, trở thành một luật sư, một bác sĩ… ai mà biết được, và hi vọng đến lúc ấy, con vẫn cần bố như bây giờ. Bố miên man nghĩ như thế khi lúi cúi chạy theo con, giữ chiếc xe đạp nhỏ, cảm thấy mùi hoi hoi của trẻ con, cảm thấy tóc của con hất nhẹ vào má bố.
Những ngày đông mưa rét, bố cất xe đạp của con đi. Đợi đến mùa xuân trời ấm áp, bố lại lấy xe xuống giúp con trèo lên xe. Bố đẩy xe cho con “Thả ra bố ơi!”. Con reo lên và hơi lạng qua lạng lại một chút trước khi có thể chạy thẳng được. Con cười hớn hở khi xe đạp chạy xa dần trên con đường trải nhựa, trong khi bố đứng sững lại nhìn theo con mãi.
Anhxtanh đã nói về thời gian, về tốc độ ánh sáng, về chuyện các vật thể sát lại gần nhau và rời xa nhau. Còn bố, lúc đó muốn chạy theo đuổi kịp con, giữ yên xe và tay lái, và cảm thấy tóc con chạm vào má, cảm thấy hơi thở của con phả nhẹ lên mặt…
Nhưng bố vẫn gọi theo con “Đạp mạnh lên con, giữ chắc tay lái”. Rồi bố vỗ tay thật to để nói với con rằng con lái xe đạp rất tuyệt.
Bố sẽ không tìm cách giữ lại con bướm hồng, bố sẽ không giữ chặt con bên mình. Cho dù bố mong muốn biết bao rằng con sẽ mãi mãi là con bé con loạng choạng trên cái xe đạp, má đỏ hồng và kêu lên: “Đừng thả ra bố ơi!” Nhưng rồi cũng có một ngày bố phải thả tay để con tự đạp xe một mình.
Đến một ngày con phải tự cất cánh, tự xoay xở một mình miễn là bố để cho con được tự do.
Để cho con là một cánh bướm hồng bay mãi trên trời xanh thăm thẳm….
Phải rồi, chúng ta không thể nhốt con bướm trong cái hộp kín được, chúng cần tự do bay nhảy hít thở không khí tự do và trong lành. Bố đã vứt cái hộp vào thùng rác và chôn con bướm ngoài vườn.
Con sẽ hỏi tại sao bố kể câu chuyện này ư?. Vì con đã bao giờ biết cảm giác ngập ngừng do dự ước muốn giữ bên mình những người thân và ước muốn để cho họ được tự do. Như con bướm màu hồng kia, nếu bố thả cho nó bay đi, lẽ ra nó vẫn còn sống và vẫn đẹp như thế, nhưng nó không thuộc về bố nữa.
Bố nhớ ngày đầu tiên con tập đi xe đạp, bố đã tháo hai cái bánh xe nhỏ ở xe đạp của con ra, nhưng con cứ nằng nặc muốn bố phải giữ tay lái và yên xe suốt chặng đường. Bố nói “Bố thả ra một lát nhé!”. Còn con hét ầm lên: "Đừng, đừng, bố ơi, con sợ lắm!”. Khi con hét lên như thế bố thấy ấm lòng vì bố biết con vẫn cần bố, cần vòng tay ấp ủ chở che của bố.
Một ngày nào đó con sẽ lớn lên, trở thành một luật sư, một bác sĩ… ai mà biết được, và hi vọng đến lúc ấy, con vẫn cần bố như bây giờ. Bố miên man nghĩ như thế khi lúi cúi chạy theo con, giữ chiếc xe đạp nhỏ, cảm thấy mùi hoi hoi của trẻ con, cảm thấy tóc của con hất nhẹ vào má bố.
Những ngày đông mưa rét, bố cất xe đạp của con đi. Đợi đến mùa xuân trời ấm áp, bố lại lấy xe xuống giúp con trèo lên xe. Bố đẩy xe cho con “Thả ra bố ơi!”. Con reo lên và hơi lạng qua lạng lại một chút trước khi có thể chạy thẳng được. Con cười hớn hở khi xe đạp chạy xa dần trên con đường trải nhựa, trong khi bố đứng sững lại nhìn theo con mãi.
Anhxtanh đã nói về thời gian, về tốc độ ánh sáng, về chuyện các vật thể sát lại gần nhau và rời xa nhau. Còn bố, lúc đó muốn chạy theo đuổi kịp con, giữ yên xe và tay lái, và cảm thấy tóc con chạm vào má, cảm thấy hơi thở của con phả nhẹ lên mặt…
Nhưng bố vẫn gọi theo con “Đạp mạnh lên con, giữ chắc tay lái”. Rồi bố vỗ tay thật to để nói với con rằng con lái xe đạp rất tuyệt.
Bố sẽ không tìm cách giữ lại con bướm hồng, bố sẽ không giữ chặt con bên mình. Cho dù bố mong muốn biết bao rằng con sẽ mãi mãi là con bé con loạng choạng trên cái xe đạp, má đỏ hồng và kêu lên: “Đừng thả ra bố ơi!” Nhưng rồi cũng có một ngày bố phải thả tay để con tự đạp xe một mình.
Đến một ngày con phải tự cất cánh, tự xoay xở một mình miễn là bố để cho con được tự do.
Để cho con là một cánh bướm hồng bay mãi trên trời xanh thăm thẳm….
Bông hồng cài áo!
Câu chuyện kể về một bà lão, chồng vừa mất. Bà dọn đến ở cùng hai vợ chồng người con và đứa cháu yêu quí.
Năm tháng đã bào mòn sức khoẻ của bà, đôi mắt kèm nhèm, tay lại run rẩy. Bà thường làm tung toé thức ăn trên bàn. Hai vợ chồng người con đã không giấu được vẻ khó chịu. Họ làm một cái bàn nhỏ và đề nghị bà dùng bữa tại đó.
Từ đó bà lão chỉ biết ngồi ăn một mình và nhìn những người khác trong nước mắt. Cứ thế cho đến một tối nọ, thấy con gái đang loay hoay sắp xếp đồ chơi của mình, người cha liền hỏi con:
- Này con gái cưng! Con đang xếp gì thế?
Cô bé ngây thơ nhìn cha và cười hồn nhiên:
- Con đang xếp một cái bàn nhỏ cho cha và mẹ, để cha mẹ có thể tự ăn một mình như bà khi con lớn lên!
Cha mẹ cô lặng người một lúc rồi cả hai bỗng nhìn nhau bật khóc. Đêm đó họ đã dẫn mẹ quay về chiếc bàn ăn của gia đình. Và từ đó bà đã cùng dùng bữa trong không khí đầm ấm.
Người con trai và con dâu dường như không có vẻ bực tức gì khi đôi lúc bà lại làm đổ thức ăn ra bàn.
“Nếu không biết nâng niu, quí trọng hạnh phúc từ những bông hồng còn đỏ thắm trên ngực áo bạn. Cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gieo trồng những bông hồng trắng trong đầu óc con trẻ!”.
Năm tháng đã bào mòn sức khoẻ của bà, đôi mắt kèm nhèm, tay lại run rẩy. Bà thường làm tung toé thức ăn trên bàn. Hai vợ chồng người con đã không giấu được vẻ khó chịu. Họ làm một cái bàn nhỏ và đề nghị bà dùng bữa tại đó.
Từ đó bà lão chỉ biết ngồi ăn một mình và nhìn những người khác trong nước mắt. Cứ thế cho đến một tối nọ, thấy con gái đang loay hoay sắp xếp đồ chơi của mình, người cha liền hỏi con:
- Này con gái cưng! Con đang xếp gì thế?
Cô bé ngây thơ nhìn cha và cười hồn nhiên:
- Con đang xếp một cái bàn nhỏ cho cha và mẹ, để cha mẹ có thể tự ăn một mình như bà khi con lớn lên!
Cha mẹ cô lặng người một lúc rồi cả hai bỗng nhìn nhau bật khóc. Đêm đó họ đã dẫn mẹ quay về chiếc bàn ăn của gia đình. Và từ đó bà đã cùng dùng bữa trong không khí đầm ấm.
Người con trai và con dâu dường như không có vẻ bực tức gì khi đôi lúc bà lại làm đổ thức ăn ra bàn.
“Nếu không biết nâng niu, quí trọng hạnh phúc từ những bông hồng còn đỏ thắm trên ngực áo bạn. Cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gieo trồng những bông hồng trắng trong đầu óc con trẻ!”.
Sưu tầm
Băn khoăn của nhà có con gái lớn
Con gái mới lớn xinh hẳn ra nhưng chị Nhung lại thấy lo lắng vì cô bé khác quá: tính khí thất thường, hay xa lánh gia đình, chỉ thích buôn chuyện với bạn... Chị chẳng hiểu và không biết làm sao để gần gũi với con.
Có một sự khác biệt tâm lý rất lớn giữa một đứa trẻ và một thiếu nữ. Sự khác biệt này đôi khi làm cho bố mẹ bị "sốc" và cảm thấy bất lực vì không hiểu và thấy con xa dần vòng tay mình.
Có một sự khác biệt tâm lý rất lớn giữa một đứa trẻ và một thiếu nữ. Sự khác biệt này đôi khi làm cho bố mẹ bị "sốc" và cảm thấy bất lực vì không hiểu và thấy con xa dần vòng tay mình.
Không tâm sự
Điều làm cha mẹ lo lắng nhất là con gái tới tuổi teen (khoảng 12-13 tuổi trở đi) không còn tâm sự với họ nữa. Người mẹ nhìn vào mắt con mà không biết chúng nghĩ gì. Trước đó, cô con gái suốt ngày ríu rít bên mẹ, hỏi đủ thứ chuyện. Do đó, nhiều người mẹ cảm thấy bực bội, thấy con gái như người xa lạ.
Họ buồn bã, âu lo và phản ứng mạnh trước sự thờ ơ của con: Từ năn nỉ, dọa nạt cho đến quản lý việc sinh hoạt vui chơi của con (như can thiệp vào việc chọn kênh truyền hình, cấm con đi chơi tối, bắt con chọn nghe loại nhạc khác...). Khi tất cả những biện pháp ấy đều vô ích cha mẹ trở nên căng thẳng và đôi khi... thả nổi con cái luôn. Họ không biết đó là đặc tính chung của tất cả những đứa trẻ đang rời bỏ vai trò của một "cô bé con" để bước vào tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân sự im lặng đột ngột của trẻ thật ra rất đơn giản. Hầu hết các cô bé tuổi teen đều có rất nhiều câu hỏi và ý kiến muốn nói với cha mẹ, nhưng chúng lại đoán trước họ sẽ không đồng ý nên không nói nữa. Chẳng hạn, khi muốn trò chuyện với mẹ về giới tính, bạn bè hay thời trang và những băn khoăn về tương lai, nghề nghiệp... trẻ ngại ngần không biết mẹ có mắng át đi không, liệu mẹ có đủ tâm lý và hiện đại để giải thích cho mình hiểu không hay sẽ nói: "Con còn nhỏ biết gì" hoặc "ngày xưa, hồi bằng tuổi con...".
Tốt nhất, bạn nên để cho con có những khu vực riêng tư, đừng dồn ép chúng phải bộc lộ tâm tư và luôn thể hiện cho trẻ biết bất cứ lúc nào bố mẹ cũng sẵn sàng trò chuyện với chúng về tất cả mọi việc.
Không gắn bó
Khi trở thành một thiếu nữ, trẻ tự nhiên thích tách rời khỏi sinh hoạt chung của gia đình. Đi chợ, đi chùa... với mẹ một cách miễn cưỡng, chỉ trừ khi cô bé thích đi mua sắm gì đó thì mới chịu "bám lấy mẹ" mà thôi. Trẻ cần nhiều thời gian riêng tư để nói chuyện với bạn qua điện thoại, ngồi một mình suy tư hay viết nhật ký, blog hoặc tham gia vào những sinh hoạt riêng của nhóm...
Những "khoảng riêng" này khi gộp lại, nhất là trong mắt người mẹ sẽ thành một khối lượng thời gian lớn xa cách gia đình. Cha mẹ khó chấp nhận sự thay đổi này đồng thời lo lắng sẽ không quản lý nổi con nữa. Từ đó, người mẹ thường tìm đủ mọi cách để bắt buộc con phải tham gia vào các hoạt động chung của gia đình.
Nếu cứ bị bắt buộc phải đi đâu cùng cha mẹ thì trẻ dần dần sẽ kiếm thêm nhiều lý do hơn để được ở nhà một mình. Chúng sẽ hình thành tâm lý chống đối, xa lánh bố mẹ hơn.
Nếu là người mẹ khôn ngoan thì khi con không chịu đi chung với mọi người, bạn cứ để chúng ở nhà, giao một việc gì đó cho làm. Khi về, bạn nên kể lại những điều vui vẻ trong chuyến đi và khôn khéo hỏi chúng những gì xảy ra ở nhà. Bạn cũng đừng giận giữ, chỉ tỏ vẻ buồn vì thiếu vắng nhớ nhung chúng mà thôi. Điều này có thể khiến con gái cho rằng nó có vai trò quan trọng trong gia đình và lần sau sẽ tự động đề nghị đi cùng cả nhà.
Thay đổi tính nết
Vui rồi buồn, vừa ca hát xong lại ngồi lầm lì, mới tỏ vẻ yêu thương bố mẹ lại giở giọng cãi lại... Những thay đổi "sớm nắng chiều mưa" này cũng chỉ là biến chứng của tuổi teen mà thôi. Cha mẹ đừng quan tâm quá đáng rồi làm to chuyện.
Chỉ khi nào trẻ có triệu chứng mắc bệnh trầm cảm, quá thu mình hay có những biểu hiện tâm lý bất thường lặp đi lặp lại, bạn mới nên tìm cách can thiệp khéo léo, chẳng hạn con gái ủ rũ bỏ ăn, thường xuyên đóng cửa tự nhốt mình trong phòng... Người mẹ cần thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với con, nghe chúng ca thán về trường học, các cô bạn thân... Nếu bạn nghe thấy con thốt lên những câu nặng nề như "con chỉ muốn chết đi cho rồi" hay "con chán chẳng thiết sống nữa" thì phải tìm hiểu nguyên nhân ngay.
Trường hợp cha mẹ không trực tiếp tâm sự được với con thì nên tìm những người cô bé quý mến, như anh chị em họ hay cô dì chú bác nào đó rồi nhờ họ trò chuyện với em một cách tế nhị.
Điều làm cha mẹ lo lắng nhất là con gái tới tuổi teen (khoảng 12-13 tuổi trở đi) không còn tâm sự với họ nữa. Người mẹ nhìn vào mắt con mà không biết chúng nghĩ gì. Trước đó, cô con gái suốt ngày ríu rít bên mẹ, hỏi đủ thứ chuyện. Do đó, nhiều người mẹ cảm thấy bực bội, thấy con gái như người xa lạ.
Họ buồn bã, âu lo và phản ứng mạnh trước sự thờ ơ của con: Từ năn nỉ, dọa nạt cho đến quản lý việc sinh hoạt vui chơi của con (như can thiệp vào việc chọn kênh truyền hình, cấm con đi chơi tối, bắt con chọn nghe loại nhạc khác...). Khi tất cả những biện pháp ấy đều vô ích cha mẹ trở nên căng thẳng và đôi khi... thả nổi con cái luôn. Họ không biết đó là đặc tính chung của tất cả những đứa trẻ đang rời bỏ vai trò của một "cô bé con" để bước vào tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân sự im lặng đột ngột của trẻ thật ra rất đơn giản. Hầu hết các cô bé tuổi teen đều có rất nhiều câu hỏi và ý kiến muốn nói với cha mẹ, nhưng chúng lại đoán trước họ sẽ không đồng ý nên không nói nữa. Chẳng hạn, khi muốn trò chuyện với mẹ về giới tính, bạn bè hay thời trang và những băn khoăn về tương lai, nghề nghiệp... trẻ ngại ngần không biết mẹ có mắng át đi không, liệu mẹ có đủ tâm lý và hiện đại để giải thích cho mình hiểu không hay sẽ nói: "Con còn nhỏ biết gì" hoặc "ngày xưa, hồi bằng tuổi con...".
Tốt nhất, bạn nên để cho con có những khu vực riêng tư, đừng dồn ép chúng phải bộc lộ tâm tư và luôn thể hiện cho trẻ biết bất cứ lúc nào bố mẹ cũng sẵn sàng trò chuyện với chúng về tất cả mọi việc.
Không gắn bó
Khi trở thành một thiếu nữ, trẻ tự nhiên thích tách rời khỏi sinh hoạt chung của gia đình. Đi chợ, đi chùa... với mẹ một cách miễn cưỡng, chỉ trừ khi cô bé thích đi mua sắm gì đó thì mới chịu "bám lấy mẹ" mà thôi. Trẻ cần nhiều thời gian riêng tư để nói chuyện với bạn qua điện thoại, ngồi một mình suy tư hay viết nhật ký, blog hoặc tham gia vào những sinh hoạt riêng của nhóm...
Những "khoảng riêng" này khi gộp lại, nhất là trong mắt người mẹ sẽ thành một khối lượng thời gian lớn xa cách gia đình. Cha mẹ khó chấp nhận sự thay đổi này đồng thời lo lắng sẽ không quản lý nổi con nữa. Từ đó, người mẹ thường tìm đủ mọi cách để bắt buộc con phải tham gia vào các hoạt động chung của gia đình.
Nếu cứ bị bắt buộc phải đi đâu cùng cha mẹ thì trẻ dần dần sẽ kiếm thêm nhiều lý do hơn để được ở nhà một mình. Chúng sẽ hình thành tâm lý chống đối, xa lánh bố mẹ hơn.
Nếu là người mẹ khôn ngoan thì khi con không chịu đi chung với mọi người, bạn cứ để chúng ở nhà, giao một việc gì đó cho làm. Khi về, bạn nên kể lại những điều vui vẻ trong chuyến đi và khôn khéo hỏi chúng những gì xảy ra ở nhà. Bạn cũng đừng giận giữ, chỉ tỏ vẻ buồn vì thiếu vắng nhớ nhung chúng mà thôi. Điều này có thể khiến con gái cho rằng nó có vai trò quan trọng trong gia đình và lần sau sẽ tự động đề nghị đi cùng cả nhà.
Thay đổi tính nết
Vui rồi buồn, vừa ca hát xong lại ngồi lầm lì, mới tỏ vẻ yêu thương bố mẹ lại giở giọng cãi lại... Những thay đổi "sớm nắng chiều mưa" này cũng chỉ là biến chứng của tuổi teen mà thôi. Cha mẹ đừng quan tâm quá đáng rồi làm to chuyện.
Chỉ khi nào trẻ có triệu chứng mắc bệnh trầm cảm, quá thu mình hay có những biểu hiện tâm lý bất thường lặp đi lặp lại, bạn mới nên tìm cách can thiệp khéo léo, chẳng hạn con gái ủ rũ bỏ ăn, thường xuyên đóng cửa tự nhốt mình trong phòng... Người mẹ cần thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với con, nghe chúng ca thán về trường học, các cô bạn thân... Nếu bạn nghe thấy con thốt lên những câu nặng nề như "con chỉ muốn chết đi cho rồi" hay "con chán chẳng thiết sống nữa" thì phải tìm hiểu nguyên nhân ngay.
Trường hợp cha mẹ không trực tiếp tâm sự được với con thì nên tìm những người cô bé quý mến, như anh chị em họ hay cô dì chú bác nào đó rồi nhờ họ trò chuyện với em một cách tế nhị.
(Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao