Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Hoang mang sĩ tử “sống thử”

Đã có không ít sĩ tử dù mới chân ướt chân ráo lên thành phố ôn thi đã sớm lơ là nhiệm vụ chính mà lao vào yêu đương và tranh thủ “sống thử” với người yêu một cách vội vàng, gấp gáp, thiếu hiểu biết.





Những cặp “vợ chồng lớp 13”...

Theo chân Liên - sinh viên năm thứ 3, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội chúng tôi tìm đến khu trọ của cô để được “tận mục sở thị” cuộc sống thử của những cặp “vợ chồng” sĩ tử lớp 13 tại đây.

Theo như lời của Liên, các sĩ tử lớp 13 dù chưa là sinh viên nhưng cũng sành sỏi chẳng khác gì các “ét vê”. Họ yêu đương tay đôi, tay ba rồi cũng tranh thủ dọn về sống thử với nhau như những cặp vợ chồng thực thụ. “Ối! chúng nó (sĩ tử lớp 13 - PV) bây giờ liều lĩnh và táo bạo lắm. Một số em được cha mẹ cho lên đây ôn luyện nhưng sớm nhiễm các thói ăn chơi, cũng lao vào đề đóm, điện tử, yêu đương rồi sống thử như ai vậy. Với các em ý học chỉ là chuyện thường, yêu mới là chính...”, Liên cho biết.

Cả dãy trọ nơi Liên đang sống có tất cả 10 phòng nhưng từng có tới 3 phòng là của 3 cặp “vợ chồng” sĩ tử sống thử với nhau. Cách đây đúng 3 tuần, một cặp “vợ chồng” cùng quê Thanh Hóa vừa phải khăn gói về quê vì cái thai trong bụng quá lớn, không thể bỏ được. Hai người này cùng quen nhau trên một chuyến xe ra Hà Nội ôn thi đại học và ra đến Hà Nội là dính luôn “tiếng sét ái tình”. Không hiểu chàng trai thuyết phục kiểu gì mà chỉ một tháng sau, cô gái đồng ý dọn đến ở chung. Mới đầu đến ở với nhau, cả hai tỏ ra khá hòa thuận, học hành chăm chỉ lắm.

Ấy vậy mà chỉ được một thời gian sau, số buổi lên lò luyện cứ giảm dần để nhường thời gian cho tình yêu. Kết quả là cô gái bị “dính” bầu và hôm bố mẹ hai bên lên dàn xếp chuyện của hai đứa đã không khỏi choáng váng. Mẹ của cô gái đã không ít lần khóc lên khóc xuống vì trong trí tưởng tượng của bà, bà vẫn nghĩ rằng đứa con gái ngoan của mình không thể nào làm được những chuyện như thế.

Tiếp cận với L. quê ở Mỹ Hào, Hưng Yên, đang ôn thi vào Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1 trong 2 cặp sĩ tử còn lại cùng dãy trọ với Liên) chúng tôi được biết, Linh và “vợ” là T. quê ở Thái Nguyên đang ôn thi vào trường Đại học sư phạm Hà Nội tình cờ quen nhau trong một lò luyện ở Cầu Giấy (Hà Nội). Cả hai mới ra đây ôn thi từ ngoài Tết. Học cùng một lò luyện thi lại ở cùng một dãy trọ, sớm tối lúc nào cũng nhìn thấy mặt nhau nên L. và T. phát sinh tình cảm với nhau lúc nào không biết. Dù biết thời gian để ôn luyện không có nhiều nhưng lỡ có tình cảm với nhau nên cả hai đã quyết định dọn về sống chung với nhau để còn “giúp nhau học tập”.

L. tâm sự: “Biết là yêu thì sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhưng lỡ có tình cảm với nhau rồi nên chúng em không thể xa nhau được. Với lại anh tính, bây giờ lên Hà Nội, sống xa gia đình nên có rất nhiều chuyện phức tạp. Vậy tại sao không nương tựa vào nhau mà sống? Mình còn trẻ nên suy nghĩ cũng phải thông thoáng hơn người lớn”.

Tuy nhiên, chính L. cũng phải thừa nhận từ khi về sống với nhau, thời gian vui vẻ cứ giảm dần để nhường chỗ cho những cơn cãi vã, to tiếng. “Cả hai bọn em vẫn còn ít tuổi, chưa vượt thoát khỏi cái “lốt” trẻ con nên đôi lúc chẳng ai chịu nhường ai. Em toàn phải dành nhiều thời gian để làm lành sau những cuộc cãi vã chính vì thế mà tâm trí dành cho việc học cũng bị phân tán đi. Đang lo không biết từ giờ cho đến khi kỳ thi đại học diễn ra có học hết chương trình để kịp thi không nữa. Năm nay mà rớt nữa thì chỉ có nước về nhà làm phụ hồ thôi...”, L. than thở.

...Đến học sinh mới thi xong tốt nghiệp

Chuyện các sĩ tử “lớp 13” có thời gian để tìm hiểu, yêu đương rồi sống thử với nhau còn có cớ để tin nhưng choáng váng hơn khi có những teen vừa mới thi xong tốt nghiệp, mới chân ướt chân ráo lên thành phố cũng đã tập tành sống thử.

Với sức học vào loại khá nên thi xong tốt nghiệp là M. tự tin gói ghém quần áo rời Quảng Bình ra ngay Hà Nội để tìm lò luyện thi đại học. Được bà cô giao cho hẳn một căn hộ chung cư gần lò luyện để đi lại cho tiện nên M. không phải bận tâm gì đến chuyện ăn ở. Tuần đầu mới ra, M. chỉ biết học và học.

Bước sang tuần thứ hai, anh chàng bắt đầu để ý đến cô bạn gái người Tuyên Quang có nước da trắng ngần, thường ngồi ngay trước mặt. Có nhiều hôm M. ngồi học mà mắt cứ để vào “người ấy” như kẻ mất hồn. Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Không dám rủ người yêu về sống cùng vì sợ bà cô phát hiện nhưng thi thoảng cứ 23h đêm trở lên là M. lại alô bảo người yêu đến “ôn bài qua đêm”!



Lơ là nhiệm vụ ôn thi khi lên thành phố, nhiều sĩ tử đã đánh mất những cơ hội bước chân vào giảng đường đại học, thậm chí phải trở thành những ông bố, bà mẹ bất đắc dĩ ở độ tuổi chưa đáng có.
Qua những lần chat chit trên mạng, nữ sinh T. (Thái Bình) tình cờ biết Q. (Bắc Ninh). Tình yêu giữa họ nảy nở khi họ nhận ra cả hai đều có chung chí hướng trở thành bác sĩ, đều thi khối B. Tuy nhiên, Q. là sĩ tử “lớp 13” đã có “thâm niên” trượt đại học 1 năm nên được bố mẹ tạo điều kiện cho ra Hà Nội ôn thi từ hồi cuối năm 2008. Hai bên giao hẹn với nhau khi nào thi xong tốt nghiệp THPT là T. phải xin gia đình cho ra Hà Nội học ôn cho bằng được để có điều kiện “giúp đỡ” nhau.

Để trấn an phụ huynh, T. phải “cầu cứu” chị gái đứa bạn thân đang học đại học ở Hà Nội gọi điện về “bảo lãnh” thì gia đình mới chịu cho lên. Vừa bước chân lên đến bến xe Mỹ Đình, T. đi thẳng về phòng trọ của Q. và sống với nhau như một cặp “vợ chồng sĩ tử” thực thụ. Khỏi phải nói, đôi sĩ tử này đã quấn lấy nhau như một đôi sam sau những tháng ngày xa cách.

Chị gái đứa bạn thân biết đến can ngăn thì T. hờn dỗi: “Chị nhìn thấy em đang hạnh phúc mà không mừng lại còn dùng lời lẽ để chia cách. Em và anh ấy yêu nhau đã lâu, không có cơ hội bên nhau nhiều nên phải tranh thủ từng giây, từng phút. Mong chị thông cảm và thấu hiểu cho em”. Bà chị bạn nghe T. nói thế cũng đành bó tay ra về.

Sống thật với nỗi hoang mang

Khi hỏi một số sĩ tử, bạn không sợ sẽ ảnh hưởng đến việc ôn luyện của mình hay sao mà lại lao vào yêu đương, sống thử? Nhiều người hồn nhiên trả lời, sống thử có gì là xấu đâu. Họ lý giải rằng, việc rời gia đình lên thành phố ôn luyện khiến họ rất thiếu thốn tình cảm nên sống thử hòng “bù đắp” cho nhau cũng là một chuyện dễ hiểu. Một số khác lại cho rằng, trong môi trường học tập cần phải có người để trao đổi bài vở thường xuyên thì việc sống thử vừa giúp họ thuận lợi trong học tập lại thỏa mãn được vấn đề tình cảm...

Tuy nhiên, khi đề cập đến cảm nhận của mỗi người sau một thời gian sống thử với nhau thì đại đa số đều thay đổi hẳn thái độ. Một số im lặng, cúi đầu một cách khó hiểu. Một số thật thà bộc bạch: “Khi về sống thử với nhau, bọn em chỉ nghĩ đơn giản là biết có được làm sinh viên hay lại trượt, lại phải về quê lấy chồng sinh con nên tranh thủ sống với nhau.

Nhưng sống thử rồi mới biết cuộc sống không lãng mạn như mình nghĩ. Tự do bị hạn chế. Việc học chẳng đâu vào đâu. Lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ mất người yêu và sợ người nhà lên phát hiện. Hoang mang hơn cả là học không vào, càng học càng thấy lỗ hổng kiến thức càng nhiều...”. Đấy không chỉ là tâm trạng riêng của một người mà là tâm trạng chung của rất nhiều sĩ tử đang sống thử. Họ rất hoang mang nhưng không dám nói ra vì sợ xấu hổ.

Theo Dân Trí

Những sai lầm khi dạy con

Mỗi bậc phụ huynh có kinh nghiệm và cách dạy con riêng. Nhưng vài điểm sau bạn cần tránh trong giáo dục con trẻ.

Con mình luôn đúng

Cuối tuần, Tâm cho hai đứa nhỏ về nhà ông bà ngoại. Đang dở câu chuyện, Tâm nghe tiếng con khóc.

Chạy ra ngoài sân, thấy thằng lớn đang chành chọe với trẻ hàng xóm, Tâm vội đẩy đứa trẻ hàng xóm ra, ôm lấy con dỗ dành:

“Khổ thân con, thôi nín đi để mẹ mắng anh ấy. Lớn rồi mà còn bắt nạt em”. Quát đứa trẻ hàng xóm xong Tâm mới tẽn tò khi biết con mình tranh đồ chơi của mấy anh lớn.

Bất kể con đúng hay sai, Tâm luôn bênh vực. Hễ ai “kể tội” con mình, Tâm lại ra sức biện minh. Chính vì thế mà con của Tâm luôn tỏ ra hách dịch, ích kỉ và thường bị bạn bè hàng xóm “hít le”.

Nói xấu con

Đứa con trai đã lớn, nhưng trong mắt Nga nó vẫn như trẻ lên ba. Sinh nhật con, bạn bè đến nhà liên hoan, thằng bé xấu hổ đỏ mặt khi Nga hồn nhiên khoe với bạn con:

“Thằng Thảo nhà bác nó không như các cháu. Lớn rồi mà hễ ai to tiếng một cái là chảy nước mắt, y như con gái ấy!”.

Nhóm bạn được phen chọc quê Thảo, còn Thảo từ đó rất ngại rủ bạn về nhà chơi. Cậu cũng không muốn chia sẻ với bố mẹ về những tâm tư tình cảm của mình nữa vì e có ngày mẹ lại “vui miệng” như thế.

So sánh con với trẻ khác

“Sao mày học dốt thế con, cứ nhìn bọn trẻ hàng xóm mà học tập. Con với chả cái, lúc nào đi họp tao cũng xấu hổ vì mày” - Hưng vừa cầm quyển sổ liên lạc vừa chửi con.

Cách dạy con của Hưng là luôn lấy con nhà khác ra so sánh rồi bắt con mình học theo. Hưng quan niệm rằng: “Con người ta làm được, thì con mình cũng phải làm được”.

Dù con không có chút năng khiếu nghệ thuật, Hưng vẫn ép nó đi học vẽ chỉ vì đứa bé hàng xóm đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh thành phố.

Dùng lại đồ của anh chị

Đầu năm học, khi đứa bạn khoe được bố mẹ mua cho xe đạp mới, Đức Anh (học sinh lớp 4) lại buồn rầu: “Em phải đi xe cũ của anh. Từ nhỏ cái gì bố mẹ cũng bắt em dùng đồ anh thải ra. Mẹ bảo em còn nhỏ, dùng tạm của anh, khi nào lớn mẹ sẽ sắm cho cái mới”.

Chị Oanh, mẹ Đức Anh cho rằng: “Bọn trẻ đang tuổi lớn, mới mua cho nó bộ quần áo tháng trước, tháng sau kêu cộc. Tôi cũng chóng mặt chuyện ăn mặc. Đành phải để thằng bé mặc lại đồ của thằng lớn để tiết kiệm. Mấy đứa con bây giờ khác bố mẹ ngày xưa, quần áo còn mới nhưng mặc lại thì cấm có chịu”. Đức Anh luôn phải chấp nhận dùng lại đồ của anh chị lớn mà không dám nói gì.

Không công bằng

Nhà có hai chị em nhưng Bảo luôn nghĩ “bố mẹ thương chị hơn mình”. Chị gái của Bảo ngoan ngoãn và học giỏi hơn. Hôm trước, chị đi chơi về muộn chỉ bị nhắc nhở. Còn hôm nay, Bảo đi về muộn đã bị bố đánh đòn.

Hai chị em mải chơi, vô tình làm vỡ cốc thủy tinh trên bàn. Chưa lên đến nơi, mẹ đã quát inh ỏi: “Lại thằng Bảo nghịch ngợm rồi. Con cái gì mà hư quá”. Bảo khóc lóc với bà ngoại: “Hễ có chuyện gì xảy ra trong nhà, thì cháu luôn bị bố mẹ mắng đầu tiên”.

Hiểu và dạy trẻ luôn là điều khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu. Dạy con thế nào cho tốt, phụ huynh cần có kĩ năng và kiến thức. Đừng vì bản năng hay lý thuyết “ngày xưa…” mà áp đặt. Mỗi đứa trẻ ở một thời đại cần có cách dạy khác nhau. Hãy để trẻ tự học hỏi để phát triển toàn diện.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Ebook Giáo trình bảo trì máy tính

File PDF

Download 339 KB

“Sốc” vì thấy bao cao su của con gái lớp 8

Tâm sự của một bà mẹ trẻ khi phát hiện bao cao sutrong cặp sách của đứa con gái đang học cấp 2 những ngày gần đây đã thu hút được sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng Trung Quốc.

Nỗi lo của cha mẹ về những kiến thức giới tính của con trẻ trong xã hội hiện nay ngày càng trở nên phức tạp, khi chính bản thân họ cũng cảm thấy mông lung vì không biết đâu là giới hạn an toàn với độ tuổi và nhận thức của con cái.

Dưới đây là bức thư của bà mẹ trẻ cùng những bức ảnh về “bí mật trong chiếc cặp sách” của cô con gái:

“Con gái tôi năm nay học lớp 8. Hiện cháu đang nghỉ hè, thấy chiếc balô của con dính đầy bụi bẩn quẳng trên sân thượng chắc hẳn bà mẹ nào cũng sẽ thu dọn nó. Và tôi thật không ngờ khi phát hiện ra 1 thứ mà đáng nhẽ ra trong cặp sách của một học sinh cấp 2 không nên có, đó là… bao cao su. Xin mọi người hãy giúp tôi và cho tôi lời khuyên làm thế nào để nói chuyện với cháu”.

Bao cao su trong túi đựng bút của con gái khiến tôi kinh ngạc

Hình ảnh này khiến tôi choáng váng và chỉ muốn lập tức tìm con gái hỏi cho ra nhẽ nhưng cuối cùng tôi đã kìm chế vì sợ ảnh hưởng không tốt đến cháu”.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhiều học sinh trung học cho hay, hiện tượng trên không phải là phổ biến nhưng cũng “chẳng có gì đáng để người lớn ngạc nhiên đến thế”. Nhiều nam sinh còn khá mạnh bạo: “Đến cấp 3 mà vẫn còn là “trinh nam” chắc chỉ có mấy bạn mọt sách”. Đã đến lúc các bậc cha mẹ cần nhìn nhận vấn đề giáo dục giới tính cho con cái một cách nghiêm túc và cấp thiết hơn chăng?


Zing/Sina.com

Nữ sinh hành xử giang hồ

Co ro người trong cảm giác sợ hãi và liên tục nhận những cái tát, giật tóc từ đám bạn, cô nữ sinh không dám phản kháng một lời vì còn có tới ba "đối thủ" khác đứng chống nạnh ở vòng ngoài. Màn ẩu đả của nhóm nữ sinh làm nhiều người đi đường tròn mắt.

Cảnh hỗn loạn diễn ra trên một góc đường gần cổng trường THPT ở quận 6, TP HCM vào buổi trưa, sau giờ tan học. Những người đi đường liếc nhìn nhóm học trò túm tụm chửi bới, vật lộn nhau rồi lắc đầu đi tiếp trong cái nắng gay gắt.

Không ít học sinh cùng lứa tuổi đứng xung quanh nhìn cô bạn bị đánh tơi tả, nhưng chẳng có ai dámvào can ngăn vì đây là "nhóm học sinh cá biệt, nổi tiếng có máu mặt trong trường, ai cũng sợ".

"Tao không ngờ mày xử sự như thế", "cho mày biết thế nào là chơi trội"... một người trong nhóm nữ sinh vừa nói vừa xông thẳng vào người cô bạn túm tóc giật giúi giụi xuống lề đường. Những thành viên còn lại trong nhóm từ phía sau cũng bắt đầu nhào vào "giao chiến". Không chỉ ẩu đả bằng chân, tay nhóm nữ sinh này còn liên tục tung ra những câu chửi thề thô tục. Khi nạn nhân đã ngã lăn ra, quần áo bê bết đất thì nhóm này mới chịu dừng lại, leo lên xe phóng thẳng.






Theo một học sinh, đó là nhóm thuộc diện "đàn anh đàn chị" trong trường, thường xuyên gây sự với những học sinh khác. Cô nữ sinh vừa bị một trận đòn do có xích mích và từng bị dọa đánh trước đó.

"Học sinh trong trường ai cũng biết nhóm này, nếu có món đồ gì hay cũng không thể mang đến trường vì bị cho là chơi trội. Nhiều bạn bị bắt nạt nhưng không dám thưa thầy cô vì sẽ bị xử lý ngày sau đó", một học sinh lớp dưới bày tỏ.

Nhiều nữ sinh ngày nay giải quyết mâu thuẫn bằng những hành vi đầy chất giang hồ như lột áo, rạch mặt... "Những bạn này thích mình trở thành người có tiếng, giống như muốn người khác phải có cảm giác sợ để mình trở thành người có cấp độ trong giới bạn bè", một bạn lý giải.

Cách đây không lâu, học sinh một trường THCS ở Hóc Môn, rùng mình về cách hành xử của một nữ sinh lớp 9. Vì mâu thuẫn nhỏ mà nữ teen này đã dùng dao lam rạch mặt bạn trên đường đi học khiến cô bạn cùng trường phải khâu 22 mũi chi chít trên mặt và đầu. Trước đó, nữ sinh này đã có màn "mở đầu" đe dọa trước nhưng bị thầy giáo phát hiện nên đã ra tay vào một lần khác, sau giờ tan học.

Để tránh sự kỷ luật của thầy cô, ban giám hiệu nhà trường, nhiều học sinh thường gây sự với bạn bè ở ngoài đường hay khu vực vắng. Nhưng cũng có những em còn ngang nhiên hành xử với bạn học ngay cả trong nhà vệ sinh, và trong lớp.

Như việc hai nữ sinh lớp 7 trường THCS Tân Tiến, huyện Củ Chi, đánh nhau trong lớp vào giờ ra chơi hôm 23/4 vừa qua làm một em bị ngất xỉu tại chỗ. Khi nhà trường phát hiện, phải đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong khiến sau đó buộc công an phải vào cuộc điều tra.

Cảnh hành xử kiểu giang hồ, đánh nhau giữa phố của các nữ sinh còn được nhiều bạn trẻ quay thành những clip đưa lên mạng để chứng tỏ đẳng cấp của mình. Trên các diễn đàn forum, blog, hàng loạt hình ảnh nữ sinh ở các trường phổ thông đánh nhau lột cả áo trên đường.

Trong một blog, cuộc "giải quyết xích mích" của hai nữ thành viên của lớp diễn ra trước sự chứng kiến của các bạn xung quanh, nhiều em còn quay phim, chụp ảnh như một trò vui. Sau đó, một nữ teen còn cầm nắm cúc áo bỏ trong lòng bàn tay giơ lên cao như khoe chiến tích. "Vậy là xong rồi nhé, không còn thắc mắc gì nữa, mọi vấn đề đã được giải quyết", nữ sinh bị đánh thoải mái vừa nói vừa lôi chiếc áo thun trong cặp ra thay cho chiếc áo trắng đồng phục đã bị đứt không còn một cái cúc nào.

Không chỉ có cách hành xử kiểu xã hội đen với những bạn cùng trang lứa, nhiều nữ sinh còn xử sự thiếu văn hóa với cả những người đáng tuổi cha chú ở những nơi công cộng.

Một ngày giữa tháng 5, trong dòng người đang cố len ra khỏi đoạn đường bị kẹt cứng, người phụ nữ loay hoay với xe hàng nặng vô tình đụng phải hai nữ sinh. Ngay lập tức, hai cô gái đang chở nhau còn mặc nguyên bộ đồng phục, chống nạnh đẩy người phụ nữ loạng choạng với chiếc xe đầy ắp hàng. "Bà đi kiểu gì thế", một cô bé có khuôn mặt khá dễ thương quay sừng sộ rồi đạp thêm một cái vào chiếc xe đổ. Hàng trăm con mắt đổ về nhìn cô gái trẻ đầy sững sờ, trong khi cô gái thì khúc khích cười nói rồi quay đi. Trong chốt lát, họ lên xe phóng thẳng.
DBS M05479
Quang Cao