Dãy "quý tộc" khu Hoàng Cầu không ai không biết đến mẹ con chị L. Dù chỉ làm thủ thư nhưng nhờ có chồng giàu nên mức độ chi tiêu vào nhan sắc của chị chẳng thua kém mấy em "chân dài" là mấy.
4 giờ chiều, khi những bà mẹ khác từ công sở về tất bật lo bữa cơm cho gia đình thì chị nhởn nhơ đi Spa, mọi việc nhà đã có oshin lo hết.
Tối tối, nếu chồng đi công tác dài ngày, chị đến vũ trường giải khuây. Để tránh điều tiếng, chị không quên rủ cô con gái 16 tuổi đi cùng.
Chẳng biết có phải đi cùng mẹ sành điệu sợ mình “nhà quê” hay không mà D., con gái chị, cũng tập tành ăn mặc trang điểm cho giống mẹ. Áo dây, quần ngắn cũn cỡn, mắt môi không khi nào quên tô vẽ. Mẫu điện thoại, nước hoa nào mới ra, mẹ sắm một chiếc thì y như rằng D. cũng phải có cái thứ hai cho đỡ ghen tị.
Rồi cũng chẳng cần phải đợi mẹ rủ đi vũ trường như xưa, buổi tối sau khi ăn cơm ở nhà, D. phóng luôn Piagio của mẹ đi hát hò, sinh nhật.
Thay vì định hướng cho con gái, chị L. lại không giấu nổi tự hào khi có ai đó đùa “trông hai mẹ con hệt hai chị em”, vì mẹ ngày càng trẻ ra còn con gái mỗi lúc một già dặn. Thấy hàng xóm xì xào chuyện con gái có người yêu đưa đi đón về, chị chỉ cười, còn nói vui “con bé ít tuổi thế mà đã sớm đắt chồng”.
Chỉ đến khi “được” công an mời lên phường vì D. bị bắt trong một ổ lắc, chị mới ân hận đã vô tình đẩy con vào đường ăn chơi quá sớm.
Đỡ đạn cho bố
K. - quý tử độc đinh của nhà anh M., chị H. lại khác. Sau hai “thị mẹt”, cố mãi được K., cả gia đình mừng như bắt được vàng.
Biết lợi thế của mình, ngay từ nhỏ K. đã tỏ rõ sự khác biệt với các bà chị. Cậu chỉ thích đồ chơi bạo lực với xe tăng, dao súng… Cái gì không như ý là cậu khóc, giận dỗi bỏ cơm, và y như rằng, hôm sau đồ chơi đắt tiền hay truyện tranh ghê rợn mấy cũng có trong phòng cậu.
Lớn hơn chút nữa, thấy bạn bè của bố đến nhà uống rượu, hút thuốc, K. cũng muốn được thử. Thay vì khuyên can con, bố K. khích lệ: “Cái thằng, sớm có bản lĩnh, “đỡ đạn” được cho bố”.
Được ủng hộ, K. càng hăng máu. 14 tuổi mà rượu tây, tàu, cho đến cuốc lủi cậu đều kinh qua, đọc vanh vách cả tên nhãn, giá cả, nguồn gốc…
Từ đỡ đạn cho bố, K. cũng muốn làm anh hùng đỡ tiền cho bạn bè. Bố tiếp khách ở nhà hàng, khách sạn nào thì rồi cậu cũng lôi bạn bè đến đánh chén ở đó để chứng tỏ đẳng cấp “con ông cốp”.
“Con ông cốp” đến cái tuổi tò mò nghe nhiều chuyện của bố và chiến hữu còn biết kiếm cả phim X về xem, xem rồi “thử” luôn cho biết tường biết tận.
Bố mẹ quý tử vẫn đinh ninh cậu là đứa con út bé bỏng ngày nào, đâu biết đằng sau vẻ bề ngoài trẻ con ấy là một tâm hồn lớn không đợi tuổi khi rượu chè, phim ảnh, gái gú K. đều đã trải qua.
Có tiền, có của, chăm sóc vật chất đầy đủ cho con rất nên làm, nhưng hơn hết bạn phải quan tâm đến đời sống tinh thần của con. Đó mới chính là điều các bậc phụ huynh cần lưu ý, để một ngày nào đó không phải giật mình thảng thốt trước những thay đổi nhanh chóng của “đứa trẻ” nhà mình.
Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012
Lối sống buông thả của teen
Nếu như Diamond là nơi tụ tập của thế giới teen vào cuối tuần chỉ vì quần áo, kiểu tóc và giày dép một cách lập dị thì Parkson là nơi nặng đô hơn và có phần “mát mẻ” hơn”. “Phải chăng 9X ngày nay thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách khoe” và đặt câu hỏi “các bậc phụ huynh nghĩ gì về con mình?”.
Từ “sàn diễn” đến dạt đường
Nếu như Diamond là nơi tụ tập của thế giới teen vào cuối tuần chỉ vì quần áo, kiểu tóc và giày dép một cách lập dị thì Parkson là nơi nặng đô hơn và có phần “mát mẻ” hơn”. “Phải chăng 9X ngày nay thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách khoe” và đặt câu hỏi “các bậc phụ huynh nghĩ gì về con mình?”.
Nhóm có bốn cô cậu cùng dân 9x đã chờ sẵn tôi cạnh lối vào của khu chơi game Diamond vào một ngày cuối tuần, theo lời “mời gọi” của cô bé Thanh Trúc “cuối tuần lên Diamond, Parkson anh tha hồ ngắm. Teen ở đây vừa xinh lại ăn mặc thời trang không kém các chương trình trên kênh truyền hình Fashion”. Khuôn mặt đầy son phấn, Trúc giới thiệu tôi với đám bạn đứng cạnh với quần áo hội đủ “bảy sắc cầu vồng”.
Hai cô gái được trau chuốt một cách tỉ mỉ từ khuôn mặt đến trang phục sao cho hợp thời nhất, còn hai chàng trai lại “nữ hóa kịch trần”. Những nam sinh ăn mặc theo xu hướng này trở nên “điệu đà, duyên dáng và xinh gái hơn”. Càng quái càng được chú ý nên nhiều em mặc sức “sáng tạo”.
Đeo bông tai trở thành chuyện bình thường của nam, nhưng “sáng tạo” đến độ dùng bốn cây bút chì để xỏ vào hai tai đã trở nên quá sức tưởng tượng. Một nhóm nữ sinh khác ngồi nói chuyện rôm rả trên ghế cạnh quầy nước lại diện những chiếc quần đến độ không thể ngắn hơn, khoe cả nội y của một thương hiệu nổi tiếng. “Tụi nó khoe hàng đó anh” - Trúc bỏ nhỏ.
Ngồi sau xe tôi, cô bé tên Thanh đang học lớp 12 Trường THPT A (Hà Nội) ngoài chiếc áo ấm mua giá hơn 1 triệu đồng còn khoác thêm chiếc khăn mới được bạn trai tặng. Với sự “bảo lãnh” của Thanh, tôi được nhập hội rồi chạy lòng vòng quanh hồ Gươm trong cái lạnh căm căm của mùa đông Hà Nội. Chiếc xe còn lại trong hội là của đôi tình nhân đang tình tứ ngay giữa phố. Hội này có một sở thích lạ kỳ là tối đến lại tụ họp và xách xe chạy hết đường này đến phố kia để hóng mát.
Tuy thời gian thi học kỳ 1 đã cận kề nhưng tối nào nhóm cũng gặp nhau với lý do học nhóm để bố mẹ cho ra khỏi nhà. “Trước khi đi tụi em cũng phải giả vờ mang theo nhiều sách vở để bố mẹ khỏi nghi ngờ”, Thanh vừa nói vừa mở cốp xe chứa một đống sách vở. Muốn tôi thấy được cách ăn mặc của giới teen Hà thành, Thanh quyết định tách nhóm để dẫn tôi đến tòa nhà Vincom.
Đây là trung tâm thương mại lớn và cũng là điểm tụ tập của giới trẻ thủ đô, đặc biệt là dân 9X. Đường đi vào khu chơi game chật cứng vì là ngày cuối tuần. Không ăn mặc hở hang như một số teen ở TP.HCM vì lạnh, nên ở đây lên ngôi với vẻ đẹp “kín cổng cao tường” để đón cái rét đang về. Teen đến đây hầu hết học cấp II, III. Ngày thi gần kề nhưng lượng người vẫn đông nườm nượp. “Học về là em trốn lên đây chơi vì ở nhà cứ gặp mặt là ba mẹ bắt học và học, không cho giải trí khiến em phát chán”, cậu bé có nick kin (theo tên gọi bạn bè đặt) cho tôi biết.
Tiếc nuối muộn màng
Đồng ý gặp tôi trong một quán cà phê trên đường Ba Tháng Hai (TP.HCM), cô nữ sinh Quỳnh Anh (Trường THPT KN) ngậm ngùi kể về sự việc đáng tiếc xảy ra với mình bởi những ngày tháng sống buông thả sau giờ tan trường. Xinh đẹp và có dáng như người mẫu, Quỳnh Anh trở thành tâm điểm chú ý của những chàng trai trong trường và luôn được săn đón sau giờ tan học.
Năm ngoái, khi đang học lớp 11, Quỳnh Anh được một chàng lớn hơn năm tuổi tán tỉnh và nhanh chóng bị “cưa đổ” do những món quà đắt tiền. Lúc đầu em chỉ dám gặp người yêu mỗi tuần một lần vì gia đình quản lý chặt, nhưng sau đó không cưỡng lại lời đường mật của người yêu nên chiều tan trường cũng là lúc bắt đầu những chuyến đi chơi đến khuya.
Trong khi bạn bè chuẩn bị thi thì em phải vào bệnh viện để “giải quyết” cái thai vì người yêu dứt khoát “em phải phá thai, không thì cứ giữ và tự nuôi lấy” và may mắn vượt qua kỳ thi đó với số điểm suýt rớt. “Không chỉ riêng em, đám con gái thường rất nghe lời người yêu và chỉ cần rủ là đi. Lúc đó em cũng vì choáng với những món quà đắt tiền mà anh ấy tặng nên không giữ được mình. Sau giờ học là em tìm cách trốn thoát khỏi sự quản lý của gia đình nhưng không lường trước hậu quả” - Quỳnh Anh tâm sự.
Không riêng Quỳnh Anh, trong thời gian lang thang trước các cổng trường để thực hiện bài viết này, tôi đã không ít lần đi theo những đội nhóm học sinh khi tan trường. Và thật bất ngờ điểm đến được chọn là những quán cà phê đèn mờ, nhà nghỉ thay vì những điểm học thêm như lời hứa hẹn với ba mẹ.
Ngày thi sắp đến, những “lò luyện” tư nhân sáng đèn đủ bảy ngày với lố nhố gương mặt học trò cặm cụi ghi chép. Nhưng nhiều vũ trường, quán bar tuổi teen cũng lên đèn để đón những cậu ấm cô chiêu, những chiếc áo trắng trốn học lên sàn nhảy viện cớ xả hơi trước ngày thi.
Từ “sàn diễn” đến dạt đường
Nếu như Diamond là nơi tụ tập của thế giới teen vào cuối tuần chỉ vì quần áo, kiểu tóc và giày dép một cách lập dị thì Parkson là nơi nặng đô hơn và có phần “mát mẻ” hơn”. “Phải chăng 9X ngày nay thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách khoe” và đặt câu hỏi “các bậc phụ huynh nghĩ gì về con mình?”.
Nhóm có bốn cô cậu cùng dân 9x đã chờ sẵn tôi cạnh lối vào của khu chơi game Diamond vào một ngày cuối tuần, theo lời “mời gọi” của cô bé Thanh Trúc “cuối tuần lên Diamond, Parkson anh tha hồ ngắm. Teen ở đây vừa xinh lại ăn mặc thời trang không kém các chương trình trên kênh truyền hình Fashion”. Khuôn mặt đầy son phấn, Trúc giới thiệu tôi với đám bạn đứng cạnh với quần áo hội đủ “bảy sắc cầu vồng”.
Hai cô gái được trau chuốt một cách tỉ mỉ từ khuôn mặt đến trang phục sao cho hợp thời nhất, còn hai chàng trai lại “nữ hóa kịch trần”. Những nam sinh ăn mặc theo xu hướng này trở nên “điệu đà, duyên dáng và xinh gái hơn”. Càng quái càng được chú ý nên nhiều em mặc sức “sáng tạo”.
Đeo bông tai trở thành chuyện bình thường của nam, nhưng “sáng tạo” đến độ dùng bốn cây bút chì để xỏ vào hai tai đã trở nên quá sức tưởng tượng. Một nhóm nữ sinh khác ngồi nói chuyện rôm rả trên ghế cạnh quầy nước lại diện những chiếc quần đến độ không thể ngắn hơn, khoe cả nội y của một thương hiệu nổi tiếng. “Tụi nó khoe hàng đó anh” - Trúc bỏ nhỏ.
Ngồi sau xe tôi, cô bé tên Thanh đang học lớp 12 Trường THPT A (Hà Nội) ngoài chiếc áo ấm mua giá hơn 1 triệu đồng còn khoác thêm chiếc khăn mới được bạn trai tặng. Với sự “bảo lãnh” của Thanh, tôi được nhập hội rồi chạy lòng vòng quanh hồ Gươm trong cái lạnh căm căm của mùa đông Hà Nội. Chiếc xe còn lại trong hội là của đôi tình nhân đang tình tứ ngay giữa phố. Hội này có một sở thích lạ kỳ là tối đến lại tụ họp và xách xe chạy hết đường này đến phố kia để hóng mát.
Tuy thời gian thi học kỳ 1 đã cận kề nhưng tối nào nhóm cũng gặp nhau với lý do học nhóm để bố mẹ cho ra khỏi nhà. “Trước khi đi tụi em cũng phải giả vờ mang theo nhiều sách vở để bố mẹ khỏi nghi ngờ”, Thanh vừa nói vừa mở cốp xe chứa một đống sách vở. Muốn tôi thấy được cách ăn mặc của giới teen Hà thành, Thanh quyết định tách nhóm để dẫn tôi đến tòa nhà Vincom.
Đây là trung tâm thương mại lớn và cũng là điểm tụ tập của giới trẻ thủ đô, đặc biệt là dân 9X. Đường đi vào khu chơi game chật cứng vì là ngày cuối tuần. Không ăn mặc hở hang như một số teen ở TP.HCM vì lạnh, nên ở đây lên ngôi với vẻ đẹp “kín cổng cao tường” để đón cái rét đang về. Teen đến đây hầu hết học cấp II, III. Ngày thi gần kề nhưng lượng người vẫn đông nườm nượp. “Học về là em trốn lên đây chơi vì ở nhà cứ gặp mặt là ba mẹ bắt học và học, không cho giải trí khiến em phát chán”, cậu bé có nick kin (theo tên gọi bạn bè đặt) cho tôi biết.
Tiếc nuối muộn màng
Đồng ý gặp tôi trong một quán cà phê trên đường Ba Tháng Hai (TP.HCM), cô nữ sinh Quỳnh Anh (Trường THPT KN) ngậm ngùi kể về sự việc đáng tiếc xảy ra với mình bởi những ngày tháng sống buông thả sau giờ tan trường. Xinh đẹp và có dáng như người mẫu, Quỳnh Anh trở thành tâm điểm chú ý của những chàng trai trong trường và luôn được săn đón sau giờ tan học.
Năm ngoái, khi đang học lớp 11, Quỳnh Anh được một chàng lớn hơn năm tuổi tán tỉnh và nhanh chóng bị “cưa đổ” do những món quà đắt tiền. Lúc đầu em chỉ dám gặp người yêu mỗi tuần một lần vì gia đình quản lý chặt, nhưng sau đó không cưỡng lại lời đường mật của người yêu nên chiều tan trường cũng là lúc bắt đầu những chuyến đi chơi đến khuya.
Trong khi bạn bè chuẩn bị thi thì em phải vào bệnh viện để “giải quyết” cái thai vì người yêu dứt khoát “em phải phá thai, không thì cứ giữ và tự nuôi lấy” và may mắn vượt qua kỳ thi đó với số điểm suýt rớt. “Không chỉ riêng em, đám con gái thường rất nghe lời người yêu và chỉ cần rủ là đi. Lúc đó em cũng vì choáng với những món quà đắt tiền mà anh ấy tặng nên không giữ được mình. Sau giờ học là em tìm cách trốn thoát khỏi sự quản lý của gia đình nhưng không lường trước hậu quả” - Quỳnh Anh tâm sự.
Không riêng Quỳnh Anh, trong thời gian lang thang trước các cổng trường để thực hiện bài viết này, tôi đã không ít lần đi theo những đội nhóm học sinh khi tan trường. Và thật bất ngờ điểm đến được chọn là những quán cà phê đèn mờ, nhà nghỉ thay vì những điểm học thêm như lời hứa hẹn với ba mẹ.
Ngày thi sắp đến, những “lò luyện” tư nhân sáng đèn đủ bảy ngày với lố nhố gương mặt học trò cặm cụi ghi chép. Nhưng nhiều vũ trường, quán bar tuổi teen cũng lên đèn để đón những cậu ấm cô chiêu, những chiếc áo trắng trốn học lên sàn nhảy viện cớ xả hơi trước ngày thi.
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012
Giấy phép lái xe mới bảo mật như thế nào?
Bộ GTVT đưa ra mẫu giấy phép lái xe (GPLX) dạng “thẻ ATM” nhằm nâng cao tính bảo mật, hạn chế tối đa việc làm giả. Vậy tính hữu dụng, thiết thực của loại giấy phép này đến đâu?
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khẳng định: “Về mức độ bảo mật, khả năng chống làm giả của GPLX mới rất cao. Loại giấy phép này được sản xuất bằng nhiều công nghệ tiên tiến, như màng dánbảo mật, mực in chuyên dụng, chữ ký số… vì thế tính bảo mật của nó gần như tuyệt đối”.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Có một thực tế, trong nhiều năm trước đây, nạn làm giả GPLX trở thành mối lo ngại lớn với các cơ quan quản lý, đặc biệt là lực lượng công an giao thông trong việc quản lý các phương tiện lưu thông và xử lý lỗi vi phạm TTATGT.
Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan công an, năm 2010, cả nước có 4.331GPLX bị phát hiện làm giả. Con số này chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2011 là 1.117 trường hợp. Trong đó, qua phân tích đối với 3.461 GPLX bị thu giữ có 48% là GPLX giả, 17,4% bị tẩy xóa và 15,5% có chữ ký con dấu giả.
Điển hình vào đầu tháng 7, công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện và triệt phá một đường dây lớn chuyên làm giả GPLX các loại. Thực tế này cho thấy, người dân hiện có thể mua GPLX giả khá dễ dàng ở nhiều nơi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng.
“Bắt đầu đưa vào sử dụng cấp, đổi GPLX mẫu mới tại 12 địa phương trên cả nước từ 2/7. GPLX mẫu mới được đầu tư sản xuất bằng công nghệ cao, bảo mậtqua nhiều lớp, nhiều quy trình. Cụ thể, GPLX mới có phôi thẻ và màng dán bảo mật do ngành công an sản xuất và được kiểm soát chặt chẽ theo số series.
Kết hợp cùng là công nghệ mã hóa thông tin cá nhân ẩn (IPI – Invisible Personal Information) trên ảnh chân dung để phù hợp với thông tin trên GPLX (có thể kiểm tra dễ dàng khi soi bằng kính giải giải mã). Đây là công nghệ bảo mật tiên tiến mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng. Ngoài ra, GPLX cũ là dán ảnh chủ thẻ, cònGPLX mới sẽ in trực tiếp ảnh số hiện đại, có tuổi thọ cao. Việc bóc, thay ảnh hoàn toàn không thể thực hiện được” - ông Quyền khẳng định.
Kiểm tra thông tin trên GPLX mới bằng kính giải mã
Về việc ứng dụng công nghệ chữ ký số trong việc cấp GPLX mới. Theo quy định, tại mỗi tỉnh, thành phố, chỉ Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT mới là những người được giao giữ mã số PIN và USB Token (khóa cứng), đồng thời phải được lưu chứng thư số mới đủ thẩm quyền để phê duyệt việc in GPLX mới theo quy định.
Tính bảo mật cao không chỉ thể hiện ở công nghệ, mẫu mã, chất liệu GPLX mẫu mới mà còn phải được đồng bộ thông tin ở cả ba cấp, qua các khâu đào tạo (ở Cơ sở đào tạo), sát hạch (tại Trung tâm sát hạch), xét duyệt tại Ban Quản lý sát hạch và được xác thực qua cơ sở dữ liệu GPLX Trung ương để in ra trên GPLX.
Người dân có thể dễ dàng tra cứu những thông tin này qua website của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (http://gplx.gov.vn/) .Tính đến tháng 8 vừa qua, GPLX mới đã được triển khai tại 25 địa phương, như: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Kon Tum… Đối với Hà Nội và TP.HCM, do chi phí đầu tư cao hơn, nên dự kiến việc cấp GPLX công nghệ mới sẽ bắt đầu tiến hành vào cuối năm 2012, hoặc đầu năm 2013.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khẳng định: “Về mức độ bảo mật, khả năng chống làm giả của GPLX mới rất cao. Loại giấy phép này được sản xuất bằng nhiều công nghệ tiên tiến, như màng dánbảo mật, mực in chuyên dụng, chữ ký số… vì thế tính bảo mật của nó gần như tuyệt đối”.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Có một thực tế, trong nhiều năm trước đây, nạn làm giả GPLX trở thành mối lo ngại lớn với các cơ quan quản lý, đặc biệt là lực lượng công an giao thông trong việc quản lý các phương tiện lưu thông và xử lý lỗi vi phạm TTATGT.
Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan công an, năm 2010, cả nước có 4.331GPLX bị phát hiện làm giả. Con số này chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2011 là 1.117 trường hợp. Trong đó, qua phân tích đối với 3.461 GPLX bị thu giữ có 48% là GPLX giả, 17,4% bị tẩy xóa và 15,5% có chữ ký con dấu giả.
Điển hình vào đầu tháng 7, công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện và triệt phá một đường dây lớn chuyên làm giả GPLX các loại. Thực tế này cho thấy, người dân hiện có thể mua GPLX giả khá dễ dàng ở nhiều nơi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng.
“Bắt đầu đưa vào sử dụng cấp, đổi GPLX mẫu mới tại 12 địa phương trên cả nước từ 2/7. GPLX mẫu mới được đầu tư sản xuất bằng công nghệ cao, bảo mậtqua nhiều lớp, nhiều quy trình. Cụ thể, GPLX mới có phôi thẻ và màng dán bảo mật do ngành công an sản xuất và được kiểm soát chặt chẽ theo số series.
Kết hợp cùng là công nghệ mã hóa thông tin cá nhân ẩn (IPI – Invisible Personal Information) trên ảnh chân dung để phù hợp với thông tin trên GPLX (có thể kiểm tra dễ dàng khi soi bằng kính giải giải mã). Đây là công nghệ bảo mật tiên tiến mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng. Ngoài ra, GPLX cũ là dán ảnh chủ thẻ, cònGPLX mới sẽ in trực tiếp ảnh số hiện đại, có tuổi thọ cao. Việc bóc, thay ảnh hoàn toàn không thể thực hiện được” - ông Quyền khẳng định.
Kiểm tra thông tin trên GPLX mới bằng kính giải mã
Về việc ứng dụng công nghệ chữ ký số trong việc cấp GPLX mới. Theo quy định, tại mỗi tỉnh, thành phố, chỉ Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT mới là những người được giao giữ mã số PIN và USB Token (khóa cứng), đồng thời phải được lưu chứng thư số mới đủ thẩm quyền để phê duyệt việc in GPLX mới theo quy định.
Tính bảo mật cao không chỉ thể hiện ở công nghệ, mẫu mã, chất liệu GPLX mẫu mới mà còn phải được đồng bộ thông tin ở cả ba cấp, qua các khâu đào tạo (ở Cơ sở đào tạo), sát hạch (tại Trung tâm sát hạch), xét duyệt tại Ban Quản lý sát hạch và được xác thực qua cơ sở dữ liệu GPLX Trung ương để in ra trên GPLX.
Người dân có thể dễ dàng tra cứu những thông tin này qua website của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (http://gplx.gov.vn/) .Tính đến tháng 8 vừa qua, GPLX mới đã được triển khai tại 25 địa phương, như: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Kon Tum… Đối với Hà Nội và TP.HCM, do chi phí đầu tư cao hơn, nên dự kiến việc cấp GPLX công nghệ mới sẽ bắt đầu tiến hành vào cuối năm 2012, hoặc đầu năm 2013.
Theo An Ninh Thủ Đô
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
Bí quyết tìm gia sư cho con
Bạn luôn mong con nhà mình giỏi giang nhưng cháu dường như rất vất vả với chuyện học ở trường. Bạn nghĩ có lẽ nên tìm cho con một người gia sư tốt, những lời khuyên sau của chuyên gia sẽ hữu ích với bạn.
1. Xác định rõ nhu cầu
Vì sao bạn nghĩ rằng con mình cần học gia sư? Cháu có khó khăn trong việc học môn nào? Cháu vô cùng vất vả khi làm bài tập về nhà? Một kỳ thi cực kỳ quan trọng đang tới gần? Mối quan hệ giữa bạn và con có tốt không? Con bạn không có vấn đề gì về phát triển trí tuệ chứ?
Hãy rà soát lại và suy nghĩ thật kỹ xem liệu con có cần một sự giúp đỡ đặc biệt nào mà thầy cô ở trường không thể đáp ứng. Theo bạn, con mình không theo kịp bạn bè trong lớp có phải vì cháu ốm, hay vì mới chuyển trường?... Hãy nhìn nhận rõ mục tiêu để tìm cho con người gia sư phù hợp nhất.
2. Trao đổi với giáo viên của con
Mục đích cuối cùng của bạn là giúp con học hành tiến bộ, bởi thế hãy liên lạc với thầy cô của con trên lớp để hỏi thăm những thông tin cần thiết như: Theo thầy/cô, cháu có cần học gia sư không? Cháu đặc biệt yếu kém và cần được kèm cặp riêng môn nào? Có cần tìm một gia sư có kinh nghiệm giảng dạy không?
Nếu được, hãy nhờ thầy cô giới thiệu gia sư giúp, hỏi họ về lịch thi, kiểm tra để gia sư của con bạn có kế hoạch cụ thể cho việc ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức.
3. Phẩm chất gia sư
Nhìn chung, người gia sư tốt nhất là người phù hợp với cách học của con bạn. Có thể xem xét đến 3 yếu tố sau:
- Lịch học: Lịch học nào tốt nhất cho con? Tuần 1 hay 2 buổi? Mỗi buổi kéo dài bao lâu? Con bạn sẽ học “một thầy một trò” hay học nhóm? Con sẽ làm bài tập về nhà lúc nào, trong bao lâu mà không bị quá tải?
- Tính cách: Con bạn sẽ dễ tiếp thu, chịu khó lĩnh hội trước một người như thế nào? Gia sư cần là người có thể hợp với con của bạn.
- Phong cách học: Con bạn dễ tiếp thu bài vở qua cách học nào: Nghe giảng “chay”? Học với hình ảnh minh họa? Học thông qua các hoạt động vui chơi? (Nếu bạn không nắm rõ, hãy hỏi thầy/cô giáo của con).
Nếu việc học với con quả thực rất vất vả thì cách dạy truyền thống sẽ không mấy tác dụng. Khi ấy, bạn cần một gia sư sáng tạo hơn, người biết cách giúp con lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
4. Lên kế hoạch học tập
Khi đã tìm được gia sư cho con, hãy ngồi lại cùng bàn kế hoạch giúp con tiến bộ. Ví dụ, có thể hỏi người gia sư xem anh/cô ấy dự định tiến hành những bước cụ thể nào trong kế hoạch giúp con của bạn? Mức độ tiến bộ của con sẽ được đánh giá bằng cách nào? Các buổi học sẽ đề cập đến kiến thức, các bài tập, bài kiểm tra trên lớp chứ?
Hãy rõ ràng ngay từ đầu về vấn đề học phí cũng như nguyện vọng của gia sư khi hợp tác cùng gia đình bạn. Sau cùng, ít nhất tuần 1 lần, hãy để ý xem việc học của con và gia sư đang tiến triển đến đâu.
5. Ưu tiên
Con bạn cần hiểu rằng học gia sư cũng rất quan trọng, bởi thế cần có sự ưu tiên. Hãy xếp lịch học cho con vào khoảng thời gian con có thể tập trung tốt nhất.
6. Hãy thực tế
Gia sư không phải một ảo thuật gia tài thánh, quá trình học của con bạn cần thời gian mới thấy rõ sự tiến bộ. Bởi thế, hãy tỉnh táo trước những kỳ vọng, đừng quên cổ vũ con: “Mẹ biết con học vất vả, nhưng đây là kết quả của con tuần trước, hãy xem, tuần này con có tiến bộ rồi”…
1. Xác định rõ nhu cầu
Vì sao bạn nghĩ rằng con mình cần học gia sư? Cháu có khó khăn trong việc học môn nào? Cháu vô cùng vất vả khi làm bài tập về nhà? Một kỳ thi cực kỳ quan trọng đang tới gần? Mối quan hệ giữa bạn và con có tốt không? Con bạn không có vấn đề gì về phát triển trí tuệ chứ?
Hãy rà soát lại và suy nghĩ thật kỹ xem liệu con có cần một sự giúp đỡ đặc biệt nào mà thầy cô ở trường không thể đáp ứng. Theo bạn, con mình không theo kịp bạn bè trong lớp có phải vì cháu ốm, hay vì mới chuyển trường?... Hãy nhìn nhận rõ mục tiêu để tìm cho con người gia sư phù hợp nhất.
2. Trao đổi với giáo viên của con
Mục đích cuối cùng của bạn là giúp con học hành tiến bộ, bởi thế hãy liên lạc với thầy cô của con trên lớp để hỏi thăm những thông tin cần thiết như: Theo thầy/cô, cháu có cần học gia sư không? Cháu đặc biệt yếu kém và cần được kèm cặp riêng môn nào? Có cần tìm một gia sư có kinh nghiệm giảng dạy không?
Nếu được, hãy nhờ thầy cô giới thiệu gia sư giúp, hỏi họ về lịch thi, kiểm tra để gia sư của con bạn có kế hoạch cụ thể cho việc ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức.
3. Phẩm chất gia sư
Nhìn chung, người gia sư tốt nhất là người phù hợp với cách học của con bạn. Có thể xem xét đến 3 yếu tố sau:
- Lịch học: Lịch học nào tốt nhất cho con? Tuần 1 hay 2 buổi? Mỗi buổi kéo dài bao lâu? Con bạn sẽ học “một thầy một trò” hay học nhóm? Con sẽ làm bài tập về nhà lúc nào, trong bao lâu mà không bị quá tải?
- Tính cách: Con bạn sẽ dễ tiếp thu, chịu khó lĩnh hội trước một người như thế nào? Gia sư cần là người có thể hợp với con của bạn.
- Phong cách học: Con bạn dễ tiếp thu bài vở qua cách học nào: Nghe giảng “chay”? Học với hình ảnh minh họa? Học thông qua các hoạt động vui chơi? (Nếu bạn không nắm rõ, hãy hỏi thầy/cô giáo của con).
Nếu việc học với con quả thực rất vất vả thì cách dạy truyền thống sẽ không mấy tác dụng. Khi ấy, bạn cần một gia sư sáng tạo hơn, người biết cách giúp con lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
4. Lên kế hoạch học tập
Khi đã tìm được gia sư cho con, hãy ngồi lại cùng bàn kế hoạch giúp con tiến bộ. Ví dụ, có thể hỏi người gia sư xem anh/cô ấy dự định tiến hành những bước cụ thể nào trong kế hoạch giúp con của bạn? Mức độ tiến bộ của con sẽ được đánh giá bằng cách nào? Các buổi học sẽ đề cập đến kiến thức, các bài tập, bài kiểm tra trên lớp chứ?
Hãy rõ ràng ngay từ đầu về vấn đề học phí cũng như nguyện vọng của gia sư khi hợp tác cùng gia đình bạn. Sau cùng, ít nhất tuần 1 lần, hãy để ý xem việc học của con và gia sư đang tiến triển đến đâu.
5. Ưu tiên
Con bạn cần hiểu rằng học gia sư cũng rất quan trọng, bởi thế cần có sự ưu tiên. Hãy xếp lịch học cho con vào khoảng thời gian con có thể tập trung tốt nhất.
6. Hãy thực tế
Gia sư không phải một ảo thuật gia tài thánh, quá trình học của con bạn cần thời gian mới thấy rõ sự tiến bộ. Bởi thế, hãy tỉnh táo trước những kỳ vọng, đừng quên cổ vũ con: “Mẹ biết con học vất vả, nhưng đây là kết quả của con tuần trước, hãy xem, tuần này con có tiến bộ rồi”…
Theo Ivillage
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
Hầu hết kinh nghiệm dạy con của chúng ta là sai lầm
Cậu con 7 tuổi đưa cho bạn xem một bức vẽ mới về khủng long - giống như hàng tá tranh mà cậu đã vẽ. Bạn sẽ chỉ cho bé thấy cần phải tô màu đường viền cẩn thận hơn, hay nói với bé rằng đó là bức vẽ khủng long bạn thích nhất tới nay, và rằng bé thật giỏi?
Vài tuần sau đó, cô con gái 14 tuổi của bạn từ trường trở về nhà trong nước mắt, và thú nhận rằng cô bé bị một vài bạn gái bắt nạt. Chúng réo tên, nói kháy và ra dấu lờ đi khi cô bé nói chuyện.
Bạn sẽ trao đổi với con rằng con cần phân loại các bạn để chơi? Hay ôm con vào lòng thật chặt và hứa rằng chuyện đó không xảy ra?
Nếu trong cả hai tình huống trên bạn đều lựa chọn giải pháp thứ hai, thì bạn là mẫu cha mẹ hiện đại điển hình: yêu con, bảo vệ con và tham gia sâu vào cuộc sống của đứa trẻ. Và theo một nghiên cứu mới nhất, bạn cũng đang làm tất cả những điều đó một cách sai lầm - dù là vì những lý do chính đáng nhất.
Trên DailyMail, các tác giả nghiên cứu này lập luận: Nếu các bậc cha mẹ liên tục nói với con rằng chúng "giỏi giang, thông minh", chúng sẽ trở nên lo lắng với những ý nghĩ thất bại.
"Cú sốc dưỡng dục" là một cuốn sách đột phá mới, châm ngòi cho cuộc tranh cãi dữ dội tại Mỹ bằng cách phủ nhận rất nhiều kinh nghiệm cơ bản nuôi dạy con truyền thống.
Trọng tâm của cuốn sách là một trong những câu hỏi cơ bản nhất của thời đại chúng ta: Tại sao, sau hàng thập kỷ được chăm sóc bởi nền giáo dục và các bậc cha mẹ tiến hộ, xã hội lại nảy sinh rất nhiều vấn đề với trẻ em và thanh thiếu niên.
Dựa trên một khảo sát quy mô đối với các nghiên cứu khoa học gần đây nhất, các tác giả - Po Bronson và Ashley Merryman - khẳng định hầu hết những điều chúng ta nghĩ để trở thành cha mẹ tốt thực ra lại sai lầm.
Họ lập luận rằng nhiều chiến lược nuôi dạy con của chúng ta đang đem lại kết quả ngược với mong muốn, bởi chúng ta không thực sự hiểu về cách mà trẻ con suy nghĩ và phát triển.
Mặc dù không khuyến khích các bậc cha mẹ mỉa mai hay ép buộc con, song hai nhà nghiên cứu cho rằng những kiểu cha mẹ quá ít chỉ trích hay kỷ luật con thì về lâu dài sẽ làm hư đứa trẻ.
Một trong những thất bại lớn nhất của kiểu cha mẹ hiện đại - theo các tác giả - là cố truyền cho trẻ lòng tự tôn bằng mọi giá. Chúng ta đang nuôi các con lớn lên một cách cẩu thả. Một bức vẽ đơn giản của trẻ cũng được xem "tuyệt vời", trẻ làm được vài bài tập về nhà cũng sẽ nhận được lời khen "con thật thông minh".
Bằng cách ấy, chúng ta tạo ra "tâm lý ngôi sao", khi mà trẻ con được nhận phần thưởng cho hành vi tốt. Trẻ cũng được cha mẹ bao bọc để tránh xa cảm giác thất bại.
Lý thuyết nuôi con lâu nay cho rằng việc xây dựng lòng tự tin và tự tôn như vậy sẽ góp phần mang lại hạnh phúc, cuộc sống thành công hơn và nhiều mối quan hệ hơn trong cuộc đời đứa trẻ về sau.
Nhưng nghiên cứu mới của tiến sĩ Carol Dweck tại Đại học Colombia, người đã tìm hiểu các nhóm trẻ trong hơn 10 năm qua, chỉ ra rằng điều ngược lại mới đúng. Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang tạo ra một thế hệ những đứa trẻ hỗn xược và những tên nghiện xì ke được tuyên dương, những người không thể thích nghi với các khó khăn và thất bại thường tình trong cuộc sống thường ngày.
Chẳng hạn, khi thường xuyên khẳng định con thông minh, cha mẹ nghĩ rằng mình đang ủng hộ và động viên đứa trẻ, trong khi thực tế họ đang khoác cho đứa trẻ kỳ vọng quá lớn.
"Thông minh" trở thành một danh hiệu đứa trẻ phải bảo vệ nếu muốn làm cha mẹ hài lòng. Nó trở nên lo lắng với suy nghĩ về sự thất bại và sẽ chỉ nỗ lực làm những việc "dễ dàng" - những thứ mà chúng biết có thể thành công, chứ không thất bại, cốt để được cha mẹ khen ngợi.
Nhưng nếu chúng ta ca ngợi nỗ lực của con, nói với chúng sau một bài kiểm tra "Con chắc đã phải rất cố gắng trong bài thi này", trẻ sẽ được ca ngợi về điều mà chúng thực làm. Và điều đó sẽ thúc đẩy trẻ cố gắng làm tốt hơn nữa.
"Để việc khích lệ hiệu quả, lời ca ngợi phải cụ thể và xác thực, nghĩa là trẻ phải thực sự đạt được điều gì đó", nhóm nghiên cứu cho biết.
Khi một đứa trẻ làm hỏng việc gì đó, hoặc có sự xuống dốc trong học tập, chúng ta thường an ủi "không sao đâu", để trẻ biết rằng cha mẹ yêu chúng dù cho chúng có thế nào đi nữa. Nhưng đó không phải là cách mà lũ trẻ hiểu. Trẻ sẽ hiểu rằng thất bại đó có vấn đề, bởi cha mẹ thường tỏ ra hạnh phúc và phấn khích khi trẻ làm tốt.
Và bằng việc giả vờ như không có gì xảy ra, chúng ta sẽ không cho trẻ cái mà trẻ thực cần - những công cụ giúp trẻ kiểm soát nỗi thất vọng và làm tốt hơn trong lần sau.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy lòng tự tôn cao có bất cứ ảnh hưởng nào đến việc cải thiện kết quả học tập, hoặc giảm thiểu những hành vi xấu.
Thực tế, những đứa trẻ được bao bọc quá mức thường không hài lòng với người khác, và là những kẻ tồi trong nhóm chơi. Mục tiêu của chúng sẽ là duy trì hình ảnh đẹp của mình, và chúng sẽ làm bất cứ việc gì có thể - kể cả chỉ trích và xua đuổi người khác - nhằm biến mình trông tốt đẹp hơn.
Những giải thích trên không có nghĩa là cha mẹ cả đời không bao giờ nên tán dương trẻ. Nhưng để có hiệu quả, lời ca ngợi đó phải cụ thể và sát thực. Và sự ca ngợi cũng phải cân bằng với việc phê bình có tính xây dựng một cách cẩn thận.
Nghiên cứu cũng cho thấy những teen có xung đột với cha mẹ ở mức độ vừa phải thì nói chung có quan hệ tốt hơn với cha mẹ, nói dối ít hơn, và tự điều chỉnh mình tốt hơn.
Nhiều phát hiện trong cuốn "Cú sốc dưỡng dục" không phải là thứ mà cha mẹ hy vọng hoặc muốn nghe, nhưng chúng ta phải nghe. Các tác giả - những người thừa nhận họ cũng làm cha mẹ và đã thực hiện tất cả những sai lầm này - tin rằng chúng ta, một cách đơn giản, đã trở nên xa lạ với các con mình.
Chúng ta cần nằm trở lại quyền uy cha mẹ, ngừng việc "làm bạn" với con, và xem xét lại những điều mà trước đây chúng ta cho rằng tốt với chúng.
Vài tuần sau đó, cô con gái 14 tuổi của bạn từ trường trở về nhà trong nước mắt, và thú nhận rằng cô bé bị một vài bạn gái bắt nạt. Chúng réo tên, nói kháy và ra dấu lờ đi khi cô bé nói chuyện.
Bạn sẽ trao đổi với con rằng con cần phân loại các bạn để chơi? Hay ôm con vào lòng thật chặt và hứa rằng chuyện đó không xảy ra?
Nếu trong cả hai tình huống trên bạn đều lựa chọn giải pháp thứ hai, thì bạn là mẫu cha mẹ hiện đại điển hình: yêu con, bảo vệ con và tham gia sâu vào cuộc sống của đứa trẻ. Và theo một nghiên cứu mới nhất, bạn cũng đang làm tất cả những điều đó một cách sai lầm - dù là vì những lý do chính đáng nhất.
Trên DailyMail, các tác giả nghiên cứu này lập luận: Nếu các bậc cha mẹ liên tục nói với con rằng chúng "giỏi giang, thông minh", chúng sẽ trở nên lo lắng với những ý nghĩ thất bại.
"Cú sốc dưỡng dục" là một cuốn sách đột phá mới, châm ngòi cho cuộc tranh cãi dữ dội tại Mỹ bằng cách phủ nhận rất nhiều kinh nghiệm cơ bản nuôi dạy con truyền thống.
Trọng tâm của cuốn sách là một trong những câu hỏi cơ bản nhất của thời đại chúng ta: Tại sao, sau hàng thập kỷ được chăm sóc bởi nền giáo dục và các bậc cha mẹ tiến hộ, xã hội lại nảy sinh rất nhiều vấn đề với trẻ em và thanh thiếu niên.
Dựa trên một khảo sát quy mô đối với các nghiên cứu khoa học gần đây nhất, các tác giả - Po Bronson và Ashley Merryman - khẳng định hầu hết những điều chúng ta nghĩ để trở thành cha mẹ tốt thực ra lại sai lầm.
Họ lập luận rằng nhiều chiến lược nuôi dạy con của chúng ta đang đem lại kết quả ngược với mong muốn, bởi chúng ta không thực sự hiểu về cách mà trẻ con suy nghĩ và phát triển.
Mặc dù không khuyến khích các bậc cha mẹ mỉa mai hay ép buộc con, song hai nhà nghiên cứu cho rằng những kiểu cha mẹ quá ít chỉ trích hay kỷ luật con thì về lâu dài sẽ làm hư đứa trẻ.
Một trong những thất bại lớn nhất của kiểu cha mẹ hiện đại - theo các tác giả - là cố truyền cho trẻ lòng tự tôn bằng mọi giá. Chúng ta đang nuôi các con lớn lên một cách cẩu thả. Một bức vẽ đơn giản của trẻ cũng được xem "tuyệt vời", trẻ làm được vài bài tập về nhà cũng sẽ nhận được lời khen "con thật thông minh".
Bằng cách ấy, chúng ta tạo ra "tâm lý ngôi sao", khi mà trẻ con được nhận phần thưởng cho hành vi tốt. Trẻ cũng được cha mẹ bao bọc để tránh xa cảm giác thất bại.
Lý thuyết nuôi con lâu nay cho rằng việc xây dựng lòng tự tin và tự tôn như vậy sẽ góp phần mang lại hạnh phúc, cuộc sống thành công hơn và nhiều mối quan hệ hơn trong cuộc đời đứa trẻ về sau.
Nhưng nghiên cứu mới của tiến sĩ Carol Dweck tại Đại học Colombia, người đã tìm hiểu các nhóm trẻ trong hơn 10 năm qua, chỉ ra rằng điều ngược lại mới đúng. Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang tạo ra một thế hệ những đứa trẻ hỗn xược và những tên nghiện xì ke được tuyên dương, những người không thể thích nghi với các khó khăn và thất bại thường tình trong cuộc sống thường ngày.
Chẳng hạn, khi thường xuyên khẳng định con thông minh, cha mẹ nghĩ rằng mình đang ủng hộ và động viên đứa trẻ, trong khi thực tế họ đang khoác cho đứa trẻ kỳ vọng quá lớn.
"Thông minh" trở thành một danh hiệu đứa trẻ phải bảo vệ nếu muốn làm cha mẹ hài lòng. Nó trở nên lo lắng với suy nghĩ về sự thất bại và sẽ chỉ nỗ lực làm những việc "dễ dàng" - những thứ mà chúng biết có thể thành công, chứ không thất bại, cốt để được cha mẹ khen ngợi.
Nhưng nếu chúng ta ca ngợi nỗ lực của con, nói với chúng sau một bài kiểm tra "Con chắc đã phải rất cố gắng trong bài thi này", trẻ sẽ được ca ngợi về điều mà chúng thực làm. Và điều đó sẽ thúc đẩy trẻ cố gắng làm tốt hơn nữa.
"Để việc khích lệ hiệu quả, lời ca ngợi phải cụ thể và xác thực, nghĩa là trẻ phải thực sự đạt được điều gì đó", nhóm nghiên cứu cho biết.
Khi một đứa trẻ làm hỏng việc gì đó, hoặc có sự xuống dốc trong học tập, chúng ta thường an ủi "không sao đâu", để trẻ biết rằng cha mẹ yêu chúng dù cho chúng có thế nào đi nữa. Nhưng đó không phải là cách mà lũ trẻ hiểu. Trẻ sẽ hiểu rằng thất bại đó có vấn đề, bởi cha mẹ thường tỏ ra hạnh phúc và phấn khích khi trẻ làm tốt.
Và bằng việc giả vờ như không có gì xảy ra, chúng ta sẽ không cho trẻ cái mà trẻ thực cần - những công cụ giúp trẻ kiểm soát nỗi thất vọng và làm tốt hơn trong lần sau.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy lòng tự tôn cao có bất cứ ảnh hưởng nào đến việc cải thiện kết quả học tập, hoặc giảm thiểu những hành vi xấu.
Thực tế, những đứa trẻ được bao bọc quá mức thường không hài lòng với người khác, và là những kẻ tồi trong nhóm chơi. Mục tiêu của chúng sẽ là duy trì hình ảnh đẹp của mình, và chúng sẽ làm bất cứ việc gì có thể - kể cả chỉ trích và xua đuổi người khác - nhằm biến mình trông tốt đẹp hơn.
Những giải thích trên không có nghĩa là cha mẹ cả đời không bao giờ nên tán dương trẻ. Nhưng để có hiệu quả, lời ca ngợi đó phải cụ thể và sát thực. Và sự ca ngợi cũng phải cân bằng với việc phê bình có tính xây dựng một cách cẩn thận.
Nghiên cứu cũng cho thấy những teen có xung đột với cha mẹ ở mức độ vừa phải thì nói chung có quan hệ tốt hơn với cha mẹ, nói dối ít hơn, và tự điều chỉnh mình tốt hơn.
Nhiều phát hiện trong cuốn "Cú sốc dưỡng dục" không phải là thứ mà cha mẹ hy vọng hoặc muốn nghe, nhưng chúng ta phải nghe. Các tác giả - những người thừa nhận họ cũng làm cha mẹ và đã thực hiện tất cả những sai lầm này - tin rằng chúng ta, một cách đơn giản, đã trở nên xa lạ với các con mình.
Chúng ta cần nằm trở lại quyền uy cha mẹ, ngừng việc "làm bạn" với con, và xem xét lại những điều mà trước đây chúng ta cho rằng tốt với chúng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao