Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Cách đọc thông số máy tính và kiểm tra cấu hình máy tính bằng cpuz...

 Dạo này rãnh thấy nhiều người hỏi về cấu hình máy tính xem sao, nên mình viết bài này để mọi người xem nhé!
Trước tiên bạn cần tải CPU-Z về cài đặt đã Download Here
Tiếp hành cài đặt xong chạy sẽ có thông tin như sau:


Trong thẻ CPU: thẻ này nói về con CPU của bạn
- Name: nhãn hiệu của CPU mà máy bạn đang sử dụng vd: AMD Athlon 64 X2 4000+,Intel Celeron,Intel Pentium 4 519, AMD Sempron LE-1250 (con này mình đang dùng đấy)...
- Code name: tên mã của loại CPU mà bạn đang sử dụng vd: Prescott,Conroe - L,Toledo....
- Package: loại chân cắm CPU vd: socket 775 LGA, socket 939,của mình là socket AM2 (940)....
- Technology: kích thước của nhân CPU vd 90nm, 65nm, 45nm
- Voltage: điện áp nuôi CPU
- Specification: Tên của CPU mà máy của bạn đang sử dụng vd: Genuine Intel(R) CPU @2.40GHz(ES)
- Family,Ext. Family, Model,Ext.Model,Stepping,Revision: đại khái là con CPU thuộc loại nào, cái này chuyên ngành quá mình ko tìm hiểu nhiều nhá
- Instructions: Các tập lệnh mà CPU này hỗ trợ vd:CPU Intel thường có cách tập lệnh sau MMX,SSE,SSE2,SSE3,EM64T, riêng dòng CPU AMD cũng có các tập lệnh trên nhưng lại được hỗ trợ thêm tập lệnh 3D!now dành cho việc đồ hoạ
- Core Speed: đây là tốc độ của con CPU bạn đang sử dụng
- Multiplier: bạn thường thấy ở đây ghi x11 hoặc là xXX nếu bạn thấy trường hợp này x11 có nghĩa là CPU của bạn có thể overclock được vì CPU đang chạy với cấp độ 11, có thể chạy ở cấp độ cao hơn là 12

Chú ý: KHI OVERCLOCK CPU ĐÒI HỎI CÁC BẠN PHẢI CÓ 1 SỐ KIẾN THỨC VỀ CÁCH THỨC OVERCLOCK CPU NẾU KHÔNG SẼ DỄ DẪN ĐẾN TRƯỜNG HỢP CHÁY CPU.
- Bus Speed: tốc độ xung nhịp chuẩn
- Rated FSB (hoặc HT Link): tốc độ bus của CPU
- L1 Data, L1 Code: băng thông L1 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
- Level 2 : băng thông của L2 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache 

Chú ý: bạn lấy Bus Speed x Multiplier sẽ ra giá trị bằng đúng với Core Speed hoặc có thể cao hơn, bạn lấy Bus Speed x 4 sẽ ra Rated FSB( HT Link)
Với FSB 533 thì tốc độ xung nhịp chuẩn là 133
Với FSB 800 thì tốc độ xung nhịp chuẩn là 200
Với FSB 1066 thì tốc độ xung nhịp chuẩn là 266
Trong thẻ Cache :
L2 cache càng lớn thì CPU hoạt động nhanh hơn

Trong thẻ Mainboard : thẻ này nói về mainboard của máy bạn
- Manufacturer: tên nhà sản xuất ra loại mainboard
- Model: tên loại mainboard
- Chipset: tên loại chipset trên main
- Southbridge: tên chip cầu nam 

Trong thẻ Memory: thẻ này nói về ram mà bạn đang sử dụng trong máy
- Type: loại ram mà máy bạn đang sử dụng
- Size: dung lượng ram của máy bạn
- Channels #: Số lượng ram cắm trên máy Single hoặc Dual
- Frequency: tốc độ chuẩn của ram
Chú ý:
  • nếu máy bạn sử dụng loại ram DDR thì tốc độ bạn lấy số này x2 sẽ ra tốc độ bus của Ram 
  • nếu máy bạn sử dụng loại ram SDRam thì ko cần x, lúc này con số trên khung Frequency là tốc độ bus của Ram

Trong thẻ SPD : thẻ này nói chi tiết hơn về ram của bạn
+ Mục Memory Selection: Khe Slot cắm ram trên mainboard, bạn chỉ cần chọn khe nào để kiểm tra cây ram đang cắm trên đó
Module Size: dung lượng của cây ram
MaxBandwith: băng thông (bus) của ram
Manufacturer: tên nhà sản xuất
Part Number: gần như là mã của ram đựơc nhà sản xuất quy ước
Serial Number: mã số Ram do nhà sản xuất đánh số
Week/year: thời gian sản xuất của Ram
Phần còn lại các bạn tìm hiểu nhé

Trong thẻ Graphics: là phần đồ họa của máy
(cái này cũng chẳng chỉnh sữa đc nên thôi ta bỏ qua)

Trong thẻ About :
Mục About CPU-Z: Thẻ này dụng để nói về nhà sản xuất thiết kế CPU-Z phiên bản hiện tại (vesion), và hướng dẫn sử dụng
Mục Windowns Version: Ta sẽ thấy thông số HĐH của win và phiên bản với đồ họa hỗ trợ (như của mình là Windowns XP Professional SP3 (Build 2600), DirectX 9.0c)
Trong vài tờ báo giá thì bạn sẽ thấy những thông số sau:
Mainboard
GIGABYTE 945GCM-S2L (Main dành cho CPU Intel): Chip INTEL 945GC/ICH7, S/p 775, Bus 1066/1333(OC), PCI EX16, PCI E1,2PCI, ATA, 4SataII, Dual 2xDDR2 -667, Vga+Sound+Lan 1G on board, 8 USB 
- Loại main này của nhà sản xuất GIGABYTE 
sử dụng chipset 945GC, 
chip cầu nam là ICH7 (nếu main nào chỉ có 1 thông số chỗ chipset thì mình tự hiểu lúc này chipset và chip cầu nam là 1), 
Bus của main là 1066, nghĩa là main hỗ trợ loại CPU có tốc độ Bus max là 1066, còn chỉ số 1333(OC) nghĩa là main cho phép các bạn overclock main lên bus 1333,
S/P 775: số lỗ cắm của chỗ gắn CPU
PCI EX16: main có 1 khe cắm card màn hình PCI tốc độ x16
4 SATAII: 4 cổng cắm ổ cứng loại SATAII
2 Dual 2DDR2-667 có 2 khe cắm ram có thể chạy ở tốc độ dual channel, loại ram là DDR2
Vga+Sound+Lan 1G on board: main có card màn hình onboard, card âm thanh onboard, và cổng mạng 1G onboard
 8 USB: 8 khe cắm USB

ASUS M2N - MX SE (Main dành cho CPU AMD ): Chip GeForce 6100GPU/430 MCP,AM2, Althon 64x2, Bus 2000, 2PCI, PCI EX16, 2DDR2 800(DC), ATA133, 2SATA II(3Gb) raid (0,1), VGA + Sound(6ch) + Lan onboard ,8 USB 2.0
-Main của nhà sản xuất ASUS sử dụng chíp GeForce6100, chip cầu nam 430 MCP 
AM2: sử dụng loại CPU có chân cắm AM2
Bus 2000: Bus main là 2000
PCI EX16: 1 cổng cắm card màn hình
2 SATAII: 2 cổng cắm ổ cứng loại SATAII
2 DDR2(DC): 2 khe cắm ram loại DDR2 bus 800 có thể chạy chế độ Dual channel
Vga+Sound+Lan onboard: tương tự loại main trên nhưng lúc này cổng mạng chỉ chạy với tốc độ 100MBs 
8 USB 2.0: 8 cổng cắm USB (hỗ trợ USB 2.0)
CPU: 
+Intel Duo Core-E2160(1.8GHz) Socket 775 1M Duo Core Bus 800
Loại CPU này là CPU Duo core 2 nhân tốc độ 1.8
Socket 775: có 775 chân cắm
1M: là kích cỡ L2 Cache của CPU
Bus 800: băng thông của CPU 

+AMD ATHLON 64 x2 4000+ (2.1) Socket AM2 2x640KB Bus2000
Loại CPU Duo core 2 nhân tốc độ 2.1
Socket AM2: loại chân cắm ÀM (940 chân)
2x640KB: L2 Cache ở mỗi nhân là 640( 128 L1 Cache + 512 L2 Cache)
Bus 2000: băng thông CPU là 2000
RAM :1GB DDRAM 2 Bus 800 Mhz PC 6400 KingMax
dung lượng ram là 1GB, sử dụng loại ram DDR2 do KingMax sản xuất băng thông là 800
PC6400: là 1 loại quy ước dùng để chỉ DDR2 Bus 800
Đôi khi bạn cũng thấy có dòng chữ TWIN XMS2 đó dùng để chỉ loại ram bán theo cặp dùng để chạy chế độ Dual channel trong main
 Vậy là bạn cũng đã hiểu được một phần nào về máy tính mình rồi đó, bây giờ có thể tự nâng cấp và sữa chữa đi là vừa.
DBS Tổng hợp từ Internet

P/S: À quên bonus thêm cái cách độc chỉ số trên CPU nữa nhé:

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Xoay ngang tờ giấy A4 trong Word và Excel

Trong cửa sổ soạn thảo của Word, bạn vào Menu File, chọn lệnh Page Setup. Trong thẻ Margins, chọn Landscape để xoay ngang tờ giấy. Thẻ Paper, Paper size để chọn khổ giấy. Bạn chọn khổ A4.
Có 1 cách nhanh hơn để mở cửa sổ Page Setup là bạn double click vào thanh thước kẻ (ruler) của cửa sổ Word.

Nếu là word 2007 bạn vào tab Page layout rồi chọn thẻ Margins, nó sẽ mở ra và bạn sẽ thấy biểu tượng giấy ngang và giấy dọc để ban lựa chọn. Excel tương tự nhé

Trong Word 2010 bạn vào Page Layout trong Orientaion chọn Landscape

Trong Excel cũng làm tương tự.

Vào menu File, chọn lệnh Page Setup.Trong thẻ Page chọn Landscape để xoay ngang tờ giấy. Vẫn trong thẻ Page bạn tìm mục Paper size để chọn khổ giấy.Bạn chọn khổ A4. là khổ giấy thông dụng nhất.

Chúc bạn thành công!

Tại sao Instagram up ảnh nhanh như vậy?

Điều có lẽ mọi người dùng Instagram đều nhận thấy đó là tốc độ up ảnh của nó khá nhanh, bạn chụp một tấm hình, áp hiệu ứng, ghi vài dòng chữ lên đó là tấm ảnh đã được up xong lên máy chủ. Vậy Instagram đã dùng thủ thuật gì để đạt được tốc độ nhanh như vậy?

Thủ thuật ở đây đó chính là Instagram đã âm thầm up tấm ảnh ngay khi bạn vừa mới chụp xong chứ không phải chờ đến lúc chúng ta bấm up ảnh thì nó mới up. Chính anh Mike Krieger, đồng sáng lập công ty Instagram đã chia sẻ điều bí mật nho nhỏ này với chúng ta trong một buổi hội thảo vào tháng 12 năm ngoái. Anh cho biết các hành động của Instagram được thực thi trước khi nó thông báo đến người dùng. Trong trường hợp này thì phần mềm sẽ tự động tải tấm hình vừa mới chụp lên trước khi bạn bấm nút tải. Bạn có thể xem hình minh họa so sánh dưới đây:



Ngay khi dữ liệu (ảnh chụp) đã sẵn sàng thì nó sẽ được gửi lên máy chủ ngay lập tức và những phần còn lại sẽ được đồng bộ sau, tuy kỹ thuật này không phải là một giải pháp tối ưu nhưng nó giúp mọi thứ làm việc nhanh hơn rất nhiều. Cái chúng ta đang thấy đó là Instagram sẽ up ảnh khi ta bấm nút "Done", nhưng thật ra thì khi bạn vừa bấm nút chụp hình xong thì nó đã bắt đầu tải tấm hình đó lên rồi, những thứ còn lại như hiệu ứng, tiêu đề và chia sẻ lên các mạng xã hội khi nào bạn chọn xong thì nó sẽ được đồng bộ lên máy chủ sau. Đây quả là một thiết kế thông minh của Instagram
.

Cô giáo bắt học sinh trình bày kinh nghiệm làm... cave

Thấy bạn cùng lớp kêu bị mất tiền, Nhật Linh nói đùa là “cave mất tiền”. Sau khi nghe học sinh mách về lời nói đó, cô giáo chủ nhiệm đã yêu cầu Nhật Linh phải viết lại quá trình và kinh nghiệm làm... cave của mình cho cả lớp biết.

Sự việc xảy ra ngày 24/2 tại lớp 7C, trường THCS Dân lập Lý Thái Tổ (Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, Hà Nội) khiến em Trần Nhật Linh rất xấu hổ và gia đình đã làm đơn kiến nghị gửi báo điện tử DT và Ban giám hiệu nhà trường.

Ngay sau khi nhận được đơn phản ánh, PV đã có cuộc tiếp xúc 3 bên với hiệu trưởng nhà trường, em Nhật Linh và phụ huynh của em để tìm hiểu sự việc.

Theo phản ánh của em Nhật Linh, cách đây vài hôm, nghe bạn Trà My kêu bị mất tiền, Nhật Linh buột miệng trêu đùa là “cave mất tiền”. Thấy bạn giận mình vì câu nói đó, Nhật Linh đến xin lỗi và 2 em đã làm hoà với nhau. Về nhà, Trà My kể lại với mẹ và mẹ của em đã báo cáo sự việc với cô Mẫn Thị Dung (giáo viên chủ nhiệm lớp 7C).

Hôm sau, trong giờ học tiếng Anh (cô Dung dạy bộ môn tiếng Anh - PV), cô Dung hỏi Nhật Linh về sự việc và em thừa nhận có trêu đùa bạn Trà My nhưng ngay sau đó đã xin lỗi bạn.

Tuy nhiên, sự việc chưa dừng lại ở đó. Trước mặt cả lớp, thay vì nhắc nhở học sinh những điều hay lẽ phải rồi cho học bài thì cô Dung lại tổ chức kiểm điểm Nhật Linh và yêu cầu: “Cả lớp hôm nay không phải học nữa, gập hết sách vở lại để bạn Nhật Linh trình bày, giảng giải cho cả lớp biết cave là gì. Cave làm những công việc gì. Bạn Nhật Linh đã có kinh nghiệm và trải qua như thế nào...” - em Nhật Linh kể lại.

Nhật Linh cho biết cô Dung bắt phải chọn 1 trong 2 cách là, viết ra giấy hoặc lên bảng viết về quá trình, kinh nghiệm làm cave và khẳng định: “Tôi nói cho cô biết, cave thì luôn được tiền chứ không mất tiền” làm cả lớp cười ồ lên. Trước hình thức kỷ luật của cô Dung, Nhật Linh không thể viết được và bật khóc nhiều lần.

Trả lời PV Dân trí về quan điểm của nhà trường đối với sự việc, ông Lê Thiện Thuật (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay: “Trước khi phụ huynh của em Nhật Linh đến trường phản ánh thì tôi không hề biết gì. Tôi sẽ tìm hiểu và làm rõ sự việc này. Đây là môi trường giáo dục, quan điểm của tôi là không bao che và xử lý nghiêm khắc về những hành vi vi phạm nếu có, đặc biệt là đối với giáo viên”.

Trong buổi tiếp xúc chiều qua, PV có đề nghị cho tiếp xúc với cô giáo Dung và các học sinh lớp 7C nhưng thầy hiệu trưởng đã từ chối.

Hiện nay Ban giám hiệu trường THCS dân lập Lý Thái Tổ đang làm rõ sự việc và sẽ có công văn trả lời cụ thể.

Theo Dân Trí

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Cách thức mã hóa email

Nếu không mã hóa, email của bạn có nguy cơ bị xâm nhập và đọc trộm bất cứ lúc nào, hoặc bạn có thể bị mất tài khoản. Bài viết này sẽ hướng dẫn tổng quát cách mã hóa email, giúp bạn hiểu và lựa chọn giải pháp mã hóa phù hợp.

Cho dù bạn chưa bao giờ gửi qua email những thông tin nhạy cảm - như thông tin tài khoản ngân hàng, bí mật kinh doanh - bạn cũng nên nghĩ đến việc sử dụng mã hóa. Bên cạnh việc "chặn bắt" nội dung email và các tập tin đính kèm, những kẻ lừa đảo còn có thể chiếm lấy toàn bộ tài khoản email nếu bạn không có cách bảo mật hợp lý. Bài viết này sẽ giúp bạn biết bạn cần mã hóa để làm gì và bắt đầu như thế nào, bất kể dịch vụ email nào bạn đang sử dụng.

Cần mã hóa những gì?

Để bảo mật email của bạn hiệu quả, bạn nên mã hóa 3 thứ: đó là mã hóa kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ email của bạn, mã hóa nội dung email gửi đi và mã hóa nội dung email được lưu trữ. Nếu bạn không mã hóa kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ email đến máy tính của bạn hay thiết bị khác trong lúc kiểm tra hay gửi tin nhắn thì người dùng khác trong mạng của bạn có thể dễ dàng “chộp” tài khoản đăng nhập hay bất cứ nội dung bạn gửi hay nhận.

Điều nguy hiểm thường xảy ra khi bạn truy cập mạng nơi công cộng (chẳng hạn truy cập Wi-Fi ở quán cà phê), nhưng việc kết nối không mã hóa cũng có thể khiến bạn gặp vấn đề trong công việc hay khi dùng mạng riêng. Nội dung email vừa gửi của bạn có thể dễ bị xâm nhập khi chúng ở trên Internet, sau khi thông điệp vừa “rời khỏi” máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ email. Kẻ xấu có thể chặn một thông điệp khi nó vừa chuyển từ máy chủ này sang máy chủ khác trên Internet.

Do đó, mã hóa nội dung trước khi gửi sẽ giúp kẻ gian không thể đọc được, kể từ thời điểm nội dung bắt đầu “dạo” trên Internet cho đến lúc đến tay người nhận để mở thông điệp. Nếu bạn lưu hay sao lưu email (từ một ứng dụng email như Microsoft Outlook) trên máy tính hay thiết bị của bạn, thì tin tặc cũng có thể “đánh hơi” để truy cập vào nội dung đó, ngay cả khi bạn đã đặt mật khẩu bảo vệ trên chương trình email và trên tài khoản Windows hay thiết bị di động. Một lần nữa, việc mã hóa khiến kẻ tấn công không thể đọc được nội dung email.

Mã hóa kết nối



Để bảo đảm việc kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ email với máy tính hay thiết bị khác, bạn cần cài đặt mã hóa giao thức SSL (Secure Socket Layer) và TLS (Transport Layer Security) – tương tự như cách thức bảo vệ mà bạn dùng khi kiểm tra tài khoản ngân hàng hay thực hiện giao dịch trực tuyến.Nếu bạn kiểm tra email qua trình duyệt web (cho dù ở trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh hay máy tính bảng), cần mất một chút thời gian để chắc rằng việc mã hóa giao thức SSL/TLS được kích hoạt. Nếu thực hiện đúng, địa chỉ website sẽ bắt đầu bằng https thay vì là http. Tùy vào trình duyệt, bạn sẽ thấy một số dấu hiệu bổ sung, ví dụ như một thông báo bên cạnh thanh địa chỉ hay biểu tượng ổ khóa màu vàng trên thanh trạng thái ở phía dưới cùng của cửa sổ trình duyệt.

Nếu bạn không thấy địa chỉ https và những chỉ dấu khác sau khi đăng nhập vào chương trình email trên web, hãy gõ thêm một chữ s vào cuối của ‘http’ và nhấn Enter. Nếu nhà cung cấp dịch vụ email hỗ trợ giao thức SSL/TLS, cách này sẽ giúp mã hóa kết nối hiện tại của bạn. Sau đó, bạn duyệt thiết lập cài đặt tài khoản của mình để xem liệu có thể kích hoạt mã hóa theo mặc định, hoặc liệu có thể sửa bookmark hay tạo shortcut tới webmail dùng địa chỉ ‘https’. Nếu bạn không thể “ép” mã hóa, hãy kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ email vì có thể họ không hỗ trợ giao thức SSL/TLS.



Nếu bạn dùng chương trình email như Microsoft Outlook để nhận email hay một ứng dụng email trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, bạn nên cố gắng sử dụng mã hóa SSL/TLS.Tuy nhiên, trong những tình huống như vậy, sẽ khó khăn hơn trong việc xác thực hay thiết lập mã hóa. Để thực hiện, hãy mở chương trình email hay ứng dụng và tìm tới menu thiết lập; tại đó, tài khoản của bạn được “dán nhãn” POP/SMTP, IMAP/SMTP, HTTP hay tài khoản Exchange. Tìm tùy chọn để kích hoạt mã hóa, thường nằm trong các thiết lập nâng cao nơi bạn có thể chỉ định số cổng (port) cho kết nối đến và đi.

Nếu bạn dùng tài khoản email Exchange cho công việc, bạn sẽ thấy mục dành cho thiết lập bảo mật, nơi bạn có thể thấy rõ liệu mã hóa/bảo mật có được kích hoạt cho các kết nối đến và đi cũng như cho tài khoản Exchange của bạn hay không. Nếu nó không được kích hoạt, kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ email để xem họ có hỗ trợ mã hóa này và có thể tìm kiếm nhà cung cấp nào khác có hỗ trợ mã hóa SSL/TLS.

Mã hóa email gửi đi

Bạn có thể mã hóa nội dung email cá nhân trong suốt quá trình email di chuyển, nhưng cả bạn và người nhận phải thực hiện một số thao tác để tính bảo mật được bảo đảm. Bạn có thể dùng các tính năng mã hóa tích hợp trong dịch vụ email hay bạn có thể tải phần mềm mã hóa hay các ứng dụng phụ trợ sử dụng phương thức OpenPGP.
Trong trường hợp cấp thiết, bạn có thể sử dụng dịch vụ email mã hóa dựa trên web như Sendinc hay JumbleMe, mặc dù bạn phải ủy thác cho bên thứ 3. Hầu hết các phương thức mã hóa nội dung email, gồm S/MIME (Secure/Multipurpose Internet Mail Extensions) và OpenPGP, yêu cầu bạn cài đặt một chứng nhận bảo mật trên máy tính và cung cấp địa chỉ liên lạc của bạn qua một chuỗi ký tự, được gọi là khóa công khai trước khi bạn nhận được nội dung được mã hóa. Tương tự, người nhận mail của bạn cũng phải cài đặt chứng nhận bảo mật trên máy tính của họ và người nhận sẽ cung cấp cho bạn khóa công khai của họ trước.

Việc hỗ trợ chuẩn S/MIME được tích hợp sẵn trong nhiều trình email, trong đó có Microsoft Outlook. Ngoài ra, các tiện ích trên trình duyệt web, như Gmail S/MIME dành cho Firefox cũng hỗ trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ email nền web.

Chuẩn mã hóa email OpenPGP có một vài biến thể, gồm PGP và GNU Privacy Guard (GnuPG). Bạn có thể tìm thấy các phần mềm miễn phí hay thương mại và ứng dụng phụ trợ (add-on), như Gpg4win, PGP Desktop Email để hỗ trợ cho mã hóa theo chuẩn OpenPGP.

Mã hóa email lưu trữ


Nếu bạn thích sử dụng trình email trên máy tính hay ứng dụng trên thiết bị di động hơn là qua trình duyệt web, bạn nên chắc rằng dữ liệu email được lưu trữ đã mã hóa để những kẻ tấn công trên mạng không thể truy cập vào nội dung email đã lưu, nếu bạn lỡ mất hay bị ai đó đánh cắp thiết bị.Cách tốt nhất là mã hóa toàn bộ nội dung trên laptop hay thiết bị di động, bởi vì các thiết bị di động thường rơi vào trường hợp đặc biệt là bị mất hay đánh cắp. Đối với các thiết bị di động, tốt nhất là dùng hệ điều hành cung cấp đầy đủ mã hóa trên thiết bị bằng cách thiết lập mã PIN hay mật khẩu để bảo vệ email và dữ liệu khác của bạn.

Các thiết bị BlackBerry và iOS (như iPhone, iPad và iPod Touch) đã cung cấp loại mã hóa này trong nhiều năm qua; Android hỗ trợ chỉ phiên bản 3.0 hay cao hơn. Các thiết bị Android cũ hơn, có thể dùng ứng dụng email của bên thứ 3, như TouchDown cung cấp mã hóa dành cho các tài khoản Exchange.

Đối với máy tính để bàn và máy tính xách tay, bạn có thể mã hóa tập tin dữ liệu email nếu bạn không muốn mã hóa toàn bộ nội dung trên máy tính. Các chức năng mã hóa của mỗi trình email lại khác nhau, do đó nên kiểm tra tài liệu hướng dẫn đối với mỗi chương trình và phiên bản cụ thể. Nếu trình email của bạn không cung cấp mã hóa đáng tin cậy, hãy chọn lựa mã hóa theo thư mục nơi email của bạn được lưu trữ.

Ví dụ, nếu bạn dùng phiên bản Professional, Business hay Ultimate của Windows, bạn có thể mã hóa nội dung email, không phụ thuộc vào chương trình email bạn dùng, nhờ vào tính năng Encrypted File System (EFS) tích hợp sẵn trong Windows. Trước hết, tìm các dạng tập tin mà trình email của bạn sử dụng để lưu trữ các nội dung email; Microsoft Outlook dùng tập tin .PST để lưu nội dung, hay tập tin .OST dành cho các tài khoản Exchange. Trong Windows XP, bạn sẽ tìm thấy tập tin trong C:\Documents and Settings\yourusername\Local Settings\Application Data\Microsoft\Outlook. Trong Windows Vista và 7, đó là C:\Users\yourusername\AppData\Local\Microsoft\Outl ook.

Một khi đã xác định nơi trình email của bạn lưu dữ liệu, nhấn phải vào tập tin hay thư mục chứa nội dung đó, chọn Properties, nhấn Advanced và chọn Encrypt để mã hóa. Đó là tất cả những điều bạn cần làm. Tính năng EFS sẽ giúp mở tập tin và giải mã tự động khi bạn đăng nhập vào tài khoản Windows.

Hãy nhớ vô hiệu hóa mã hóa trước khi cài đặt lại Windows hay thay đổi tài khoản Windows của bạn nếu không bạn sẽ có nguy cơ không thể giải mã được các tập tin sau đó!
Tổng hợp NetBas
DBS M05479
Quang Cao