Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014
Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014
TẠI SAO TRONG MẶT ĐỒNG HỒ SỐ LA MÃ LẠI DÙNG "IIII" THAY VÌ "IV" ?
Why do clocks with Roman numerals use "IIII" instead of "IV"?
2./ Chữ số IIII tạo thế cân bằng với chữ số VIII trên mặt số. (chưa thuyết phục, vì XI và I thì đâu có cân?)
3./ Tổng thể, trên toàn bộ mặt chữ La mã của đồng hồ, nếu thể hiện chữ số IIII thay vì IV thì sẽ cân bằng vì: chia mặt đồng hồ hình tròn thành 3 mảnh đều nhau (vị trí IIII, VIII, XII - xem hình đầu tiên) thì trên mỗi mảnh hình nan quạt sẽ chỉ xuất hiện một trong các ký tự I, V, X ba lần (ứng với chữ đầu tiên, tại đường chia cuối clockwise của mảnh). (thuyết phục)
4./ Chữ số IV dễ nhầm lẫn với VI, trường hợp hầu hết các chữ số phải quay theo trục tâm của mặt số.
5./ Chữ Roman cổ sử dụng rộng rãi IIII trước khi thay đổi thành IV.
6./ Vua nước Pháp Louis Đại Đế (Louis XIV) ưa thích IIII hơn IV, nên ra lệnh cho các nhà sản xuất đồng hồ dùng IIII thay vì IV, và theo đó chữ số IIII tiếp tục tồn tại.
7./ Đại chúng, người học vấn thấp vẫn dễ nhận diện số 4 bằng chữ IIII hơn là IV.
Áp dụng phiên bản mới
Trong thời gian qua do bận với công việc nên thiếu đi nhiều bài viết hay nên hôm nay trở lại với phong cách mới và nâng cấp chất lượng bài viết lên để đáp ứng như cầu của độc giả.
Nhắn đáp ứng việc tìm kiếm thông tin nên mình quyết định đưa tìm kiếm lên đầu trang để tiện việc tìm kiếm và thay đổi giao diện bắt mắt hơn cho blog.
Chúc các bạn tuần mới làm việc vui vẻ!
Nhắn đáp ứng việc tìm kiếm thông tin nên mình quyết định đưa tìm kiếm lên đầu trang để tiện việc tìm kiếm và thay đổi giao diện bắt mắt hơn cho blog.
Chúc các bạn tuần mới làm việc vui vẻ!
Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014
Những công dụng bất ngờ của kim loại và đá quý
Vàng, bạc, kim cương hay ngọc trai là những loại kim loại và đá quý có giá trị cao. Tuy nhiên bên cạnh giá trị vật chất, chúng còn được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau phục vụ khoa học.
1. Bạc
Khi nhắc đến bạc, người ta thường nghĩ ngay đến những thứ đồ trang sức quý phái. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, bên cạnh công dụng làm đồ trang sức, bạc là kim loại có đặc tính khử khuẩn rất mạnh. Nó làm ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm trong vải, có thể ngăn mùi tự nhiên. Vì điều này, ngành công nghiệp may mặc sử dụng khá nhiều nano bạc để ngăn chặn mùi cơ thể trong quần áo. Vậy nên đừng ngạc nhiên khi biết đôi tất bạn đang mang cũng chứa các phân tử bạc.
Ngoài ra bạc còn là kim loại phổ biến trong ngành y tế được sử dụng như 1 chất khử trùng và sát trùng rất hiệu quả.
2. Palladium
Palladium là anh em họ với bạch kim. Ngoài việc là một kim loại có giá trị thẩm mĩ cao, kim loại này còn có khả năng giữ các nguyên tử hydro bên trong nó rất tốt, và dựa vào đặc tính quan trọng này, người ta ứng dụng Palladium trong việc nghiên cứu ra tế bào nhiên liệu.
Trên thực tế, Palladium được coi là chìa khóa để tạo ra các loại nguyên liệu chất lượng tốt hơn với giá thành rẻ hơn. Điều này cho phép chúng ta sản xuất ra những loại máy móc thân thiện với môi trường – một điều rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh các nguồn nhiên liệu trên thế giới đang dần trở nên khan hiếm.
3. Iridium
Iridium là một trong những vật liệu hiếm nhất và đắt nhất thế giới, với khối lượng rất khiêm tốn, chỉ khoảng ba tấn được sản xuất mỗi năm. Ngay cả một chiếc nhẫn đơn giản được làm từ kim loại này cũng sẽ có một mức giá trên trời.
Tuy nhiên, ngoài công dụng làm đồ trang sức, iridium là một trong những vật liệu thật đặc biệt, nó gần như trơ tuyệt đối với quá trình oxy hóa và cực kì bền với nhiệt. Trong thực tế, nó chỉ bị nung chảy ở nhiệt độ khoảng 2000 độ C. Điều này khiến Iridium được sử dụng chế tạo những chi tiết nhỏ phải chịu nhiều áp lực như: bugi, nồi nấu kim loại, vòng bi la bàn và đồng hồ đeo tay. Người ta thậm chí còn dùng nó để làm đầu bút bi.
1. Bạc
Khi nhắc đến bạc, người ta thường nghĩ ngay đến những thứ đồ trang sức quý phái. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, bên cạnh công dụng làm đồ trang sức, bạc là kim loại có đặc tính khử khuẩn rất mạnh. Nó làm ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm trong vải, có thể ngăn mùi tự nhiên. Vì điều này, ngành công nghiệp may mặc sử dụng khá nhiều nano bạc để ngăn chặn mùi cơ thể trong quần áo. Vậy nên đừng ngạc nhiên khi biết đôi tất bạn đang mang cũng chứa các phân tử bạc.
Ngoài ra bạc còn là kim loại phổ biến trong ngành y tế được sử dụng như 1 chất khử trùng và sát trùng rất hiệu quả.
2. Palladium
Palladium là anh em họ với bạch kim. Ngoài việc là một kim loại có giá trị thẩm mĩ cao, kim loại này còn có khả năng giữ các nguyên tử hydro bên trong nó rất tốt, và dựa vào đặc tính quan trọng này, người ta ứng dụng Palladium trong việc nghiên cứu ra tế bào nhiên liệu.
Trên thực tế, Palladium được coi là chìa khóa để tạo ra các loại nguyên liệu chất lượng tốt hơn với giá thành rẻ hơn. Điều này cho phép chúng ta sản xuất ra những loại máy móc thân thiện với môi trường – một điều rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh các nguồn nhiên liệu trên thế giới đang dần trở nên khan hiếm.
3. Iridium
Iridium là một trong những vật liệu hiếm nhất và đắt nhất thế giới, với khối lượng rất khiêm tốn, chỉ khoảng ba tấn được sản xuất mỗi năm. Ngay cả một chiếc nhẫn đơn giản được làm từ kim loại này cũng sẽ có một mức giá trên trời.
Tuy nhiên, ngoài công dụng làm đồ trang sức, iridium là một trong những vật liệu thật đặc biệt, nó gần như trơ tuyệt đối với quá trình oxy hóa và cực kì bền với nhiệt. Trong thực tế, nó chỉ bị nung chảy ở nhiệt độ khoảng 2000 độ C. Điều này khiến Iridium được sử dụng chế tạo những chi tiết nhỏ phải chịu nhiều áp lực như: bugi, nồi nấu kim loại, vòng bi la bàn và đồng hồ đeo tay. Người ta thậm chí còn dùng nó để làm đầu bút bi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao