Hiển thị các bài đăng có nhãn là gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn là gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Hệ thống IP PBX có những lợi ích gì?

Hệ thống IP PBX có những lợi ích gì?

Dễ cài đặt & thiết lập cấu hình hơn nhiều so với hệ thống điện thoại thông thường
Dễ quản lý nhờ giao diện cấu hình trên nền web
Không cần đi dây điện thoại riêng
Cho phép người dùng cắm điện thoại của họ vào ngay ở bất cứ đâu trong văn phòng – người dùng chỉ đơn giản lấy điện thoại của họ, cắm nó vào cổng ethernet gần nhất và vẫn giữ được số điện thoại hiện có!
Cho phép chuyển tiếp vùng dễ dàng – cuộc gọi có thể được chuyển hướng ở bất kỳ đâu trên thế giới nhờ các đặc điểm của giao thức SIP.
Giảm chi phí đáng kể nhờ tận dụng mạng Internet
Chuẩn SIP cho phép loại bỏ các loại điện thoại truyền thống đắt tiền
Có thể mở rộng phạm vi
Việc báo cáo thống kê tốt hơn
Xem tổng quan về tình trạng hệ thống và các cuộc gọi tốt hơn.

Máy chủ SIP là gì?

Máy chủ SIP là gì?

Máy chủ SIP là thành phần chính của hệ thống IP PBX, nó đảm đương việc thiết lập mọi cuộc gọi SIP trong mạng. Máy chủ SIP còn được gọi là máy SIP Proxy hay máy Đăng kiểm (Registrar).

Máy chủ STUN là gì?

Máy chủ STUN là gì?

Máy chủ STUN (Simple Traversal of User Datagram Protocol [UDP] Through Network Address Translators [NATs]) cho phép các máy khách NAT (tức các máy tính nằm sau tường lửa) thiết lập cuộc gọi với máy cung cấp VOIP nằm ngoài mạng nội bộ.

Máy của STUN cho phép máy khách tìm ra địa chỉ công cộng của mình, loại NAT mà chúng đang đứng sau và cổng phía internet được NAT gắn liền với cổng nội bộ nào đó. Thông tin này được sử dụng để thiết lập giao tiếp UDP giữa máy khách và máy cung cấp VOIP và qua đó thiết lập cuộc gọi. Giao thức STUN được khai báo trong RFC 3489.

Máy chủ STUN được giao tiếp qua cổng UDP 3478, tuy nhiên máy chủ cũng sẽ gợi ý cho các máy khách thử kết nối với IP và số cổng khác (máy chủ STUN có hai địa chỉ IP). Chuẩn RFC quy định rằng cổng này và địa chỉ IP là tùy ý.

Có những bộ CODEC nào?

Có những bộ CODEC nào?

Codec làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số để truyền trên mạng dữ liệu. Ngày nay, những bộ Codec sau đây hiện đang được sử dụng
GSM - 13 Kbps (toàn phần), cỡ khung 20ms
iLBC - 15Kbps, cỡ khung 20ms: 13.3 Kbps, cỡ khung 30ms
ITU G.711 - 64 Kbps, dựa vào mẫu. Còn gọi là alaw/ulaw
ITU G.722 - 48/56/64 Kbps
ITU G.723.1 - 5.3/6.3 Kbps, cỡ khung 30ms
ITU G.726 - 16/24/32/40 Kbps
ITU G.728 - 16 Kbps
ITU G.729 - 8 Kbps, cỡ khung 10ms
Speex - 2.15 tới 44.2 Kbps
LPC10 - 2.5 Kbps
DoD CELP - 4.8 Kbps

Loại bỏ TIẾNG VỌNG (ECHO Cancellation) là gì?

Loại bỏ TIẾNG VỌNG (ECHO Cancellation) là gì?

Loại bỏ tiếng vọng là quá trình loại bỏ tiếng vọng trong cuộc điện đàm để tăng chất lượng cuộc gọi. Thường cần phải có loại bỏ tiếng vọng vì các kỹ thuật nén tiếng nói và độ trễ do việc xử lý gói tin sinh ra tiếng vọng. Có hai loại tiếng vọng: tiếng vọng âm học và tiếng vọng lai.

Loại bỏ tiếng vọng không chỉ cải thiện chất lượng mà còn giảm việc tiêu tốn băng thông nhờ kỹ thuật triệt các khoảng im lặng của nó.

ENUM là gì?

ENUM là gì?

ENUM là từ viết tắt của Telephone Number Mapping (Ánh xạ số điện thoại). Ẩn sau chữ viết tắt này là một ý tưởng rất tuyệt vời: Có thể nhận cuộc gọi ở bất kỳ đâu trên thế giới với cùng một số điện thoại – và thông qua đường truyền tuyến tốt nhất và rẻ nhất. ENUM lấy số điện thoại và liên kết nó với một địa chỉ internet chứa trong hệ thống DNS. Do đó, chủ nhân của số ENUM có thể thiết lập nơi một cuộc gọi sẽ được chuyển đến thông qua một chỉ mục DNS. Hơn nữa, có thể chỉ định các tuyến khác nhau cho các loại cuộc gọi khác nhau – ví dụ bạn có thể chỉ định một tuyến khác nếu bên gọi đến là một máy fax. ENUM đòi hỏi máy điện thoại của bên gọi đến phải hỗ trợ ENUM.

Việc đăng ký số ENUM cũng khá giống với việc đăng ký tên miền. Hiện tại, có rất nhiều nhà đăng ký và nhà cung cấp dịch vụ VOIP đang cung cấp dịch vụ đăng ký miễn phí.

ENUM là một chuẩn mới và chưa được phổ biến rộng rãi lắm. Tuy vậy, chuẩn này được xem là một cuộc cách mạng mới trong liên lạc và di động cá nhân.

FAX hoạt động như thế nào trong môi trường VOIP?

FAX hoạt động như thế nào trong môi trường VOIP?

FAX được thiết kế cho mạng tín hiệu tương tự và không thể nào làm việc tốt được với các mạng VOIP. Nguyên nhân của việc này là truyền thông bằng FAX sử dụng tín hiệu theo cách khác so với truyền thông bằng tiếng nói thông thường.

Khi các công nghệ VOIP số hóa và nén tín hiệu tiếng nói ở dạng tương tự, quy trình này chỉ được tối ưu hóa đối với TIẾNG NÓI và không đối với FAX. Hệ quả là nếu bạn kết nối máy Fax với mạng VOIP thông qua bộ chuyển đổi ATA thì nó sẽ làm việc được, nhưng nhiều khả năng là bạn sẽ gặp trục trặc trong khi truyền nhận fax. Nếu bạn bắt buộc phải làm theo cách này, hãy chắn chắn rằng bạn sử dụng bộ codec G 711, bộ codec này có tỉ số nén thấp nhất.

Để làm việc với máy fax, bạn có những lựa chọn sau đây:
Cách dễ nhất để xử lý việc này là kết nối trực tiếp máy fax với đường dây điện thoại tín hiệu tương tự sẵn có và bỏ qua môi trường VOIP của bạn.
Thay thế máy fax bằng một nhà cung cấp dịch vụ fax. Hiện có rất nhiều nhà cung cấp và chi phí hàng tháng là rất rẻ (rẻ hơn tiền thuê bao điện thoại)
Triển khai T38. Nếu vậy cần phải có một gateway tương thích với T38 và một máy fax, thẻ điều khiển fax hoặc phần mềm fax tương thích với T38.

H323 là gì?

H323 là gì?

H323 là một tập các tiêu chuẩn từ ITU-T, nó định nghĩa một tập các giao thức dùng để liên lạc bằng âm thanh và hình ảnh qua mạng máy tính.

H323 là một giao thức tương đối cũ và hiện đang được thay thế bởi giao thức SIP – Session Initiation Protocol. Một trong những điểm ưu việt của SIP là nó ít phức tạp hơn rất nhiều và tương tự như giao thức HTTP / SMTP.

Vì vậy, hầu hết các thiết bị VOIP hiện có ngày nay đều theo chuẩn SIP. Chỉ có những thiết bị VOIP cũ theo chuẩn H323.

RTCP - Real Time Transport Protocol – là gì?

RTCP là từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực) và được đặc tả trong RFC 3550. RTCP làm việc song hành với RTP. RTP thực hiện chuyển giao dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để gửi các gói tin điều khiển cho những bên tham dự vào cuộc gọi. Chức năng chính của nó là thu nhận được thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ của RTP.

RTP - Real Time Transport Protocol – là gì?

RTP – từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực) đặc tả một tiêu chuẩn định dạng gói tin dùng để truyền âm thanh và hình ảnh qua internet. Tiêu chuẩn này được khai báo trong RFC 1889. Nó được phát triển bởi nhóm Audio Video Transport Working và được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996.

RTP và RTCP liên kết rất chặt chẽ với nhau – RTP truyền dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để nhận thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ.

SDP - Session Description Protocol – là gì?

SDP - Session Description Protocol – là gì?

SDP, từ viết tắt của Session Description Protocol (Giao thức Mô tả Phiên), là một định dạng để mô tả các thông số khởi tạo dòng thông tin phương tiện (streaming media). SDP được ban hành bởi IETF trong tài liệu RFC 4566. Dòng thông tin phương tiện là những nội dung được xem hoặc nghe trong khi truyền.

FOIP (Fax over IP) là gì - Fax qua IP?

FOIP là từ viết tắt của Fax over IP (Fax qua IP) và là quá trình gửi và nhận fax thông qua mạng VOIP. Fax qua IP làm việc với T38 và đòi hỏi phải có một gateway VOIP làm việc được với T38 và một máy fax, thẻ điều khiển fax hoặc phần mềm fax tương thích với T38.


Các máy fax hiện đại đa tính năng đều hỗ trợ T38.

Các phần mềm fax server có thể nói chuyện với T38 thì có thể gửi và nhận fax trực tiếp qua gateway VOIP và do đó không cần phải có thêm phần cứng fax. Hiện tại, hầu hết các máy fax server đều yêu cầu sử dụng trình điều khiển EICON SoftIP hoặc Cantata FOIP với giấy phép sử dụng riêng biệt để gửi và nhận fax mà không cần phần cứng fax.

SIP - Session Initiation Protocol – là gì?

SIP, từ viết tắt của Session Initiation Protocol (Giao thức Khởi tạo Phiên) là một giao thức tín hiệu điện thoại IP dùng để thiết lập, sửa đổi và kết thúc các cuộc gọi điện thoại VOIP. SIP được phát triển bởi IETF và ban hành trong tài liệu RFC 3261.

SIP mô tả những giao tiếp cần có để thiết lập một cuộc điện thoại. Chi tiết của những giao tiếp này được mô tả rõ hơn trong giao thức SDP.

SIP đã chiếm lĩnh thế giới VOIP nhanh như vũ bão. Giao thức này giống như giao thức HTTP, là giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Do vậy, nó đã thay thế rộng rãi cho chuẩn H323.

SIP-URI là gì?

SIP-URI là gì?

SIP URI là giản đồ đánh địa chỉ SIP dùng để gọi cho người khác thông qua SIP. Nói một cách khác, SIP URI chính là số điện thoại SIP của người dùng. SIP URI giống với địa chỉ email và được viết ở dạng sau:

SIP URI = sip:x@y:Port
Trong đó x=tên người dùng và y=máy (miền hay IP)

Ví dụ:
sip:joe.bloggs@212.123.1.213
sip:support@phonesystem.3cx.com
sip:22444032@phonesystem.3cx.com

Tiêu chuẩn SIP URI đã được định nghĩa trong tiêu chuẩn RFC 3261.

Điện thoại VoIP là gì?

Điện thoại VoIP là gì?

Điện thoại VoIP, còn được gọi là Điện thoại chuẩn SIP hay còn được biết đến với cái tên khác là điện thoại sử dụng phầnmềm, cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc điện thoại tới bất cứ điện thoại sử dụng phần mềm, di động hay cố định nào bằng việc sử dụng công nghệ tiếng nói qua IP (VoIP). Theo công nghệ này, tiếng nói được truyền dẫn qua mạng internet chứ không phải qua hệ thống PSTN truyền thống.

Điện thoại VoIP có thể là một điện thoại sử dụng phần mềm hoạt động trên một phần mềm đơn giản hay là một thiết bị phần cứng trông giống như một chiếc điện thoại thông thường khác.

Một số tính năng phổ biến của một chiếc Điện thoại VoIP là: hiển thị số người gọi đến, đặt cuộc gọi chờ (call park), chuyển tiếp cuộc gọi và giữ cuộc gọi.

3CX đã phát triển một điện thoại VOIP miễn phí hoàn toàn có thể đảm bảo người sử dụng tiết kiệm được đáng kể kể phí điện thoại theo một cách rất đơn giản: tất cả những gì mà người sử dụng cần là một kết nối băng thông rộng (DSL hoặc cáp), một đường kết nối tới nhà cung cấp dịch vụ VOIP hoặc một máy chủ SIP, và một bộ tai nghe có micrô và/hoặc một card âm thanh.

Tiếng nói qua IP (Voice over IP) là gì?

Tiếng nói qua IP (Voice over IP) là gì?

Tiếng nói qua IP hay còn gọi là Tiếng nói qua Giao thức Internet, hay còn có một cách gọi phổ biến hơn nữa là VoIP.

Nói đến công nghệ Tiếng nói qua IP là nói đến việc truyền dẫn tiếng nói qua các mạng lưới hoạt động dựa trên mạng internet. Ban đầu Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) được thiết kế để nối mạng dữ liệu và sau khi vận hành thành công, giao thức đã được áp dụng vào việc nối mạng tiếng nói.

Công nghệ Tiếng nói qua IP (VoIP) có thể dễ dàng hỗ trợ các nhiệm vụ và đáp ứng các dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PSTN truyền thống có thể sẽ phức tạp hay tốn kém:
Nhiều cuộc điện thoại có thể được truyền dẫn trên cùng một đường dây điện thoại băng thông rộng. Theo cách này, công nghệ tiếng nói qua IP có thể hỗ trợ việc bố trí thêm các đường điện thoại cho các doanh nghiệp.
Môt số tính năng thường bị các công ty viễn thông thu thêm cước phí, ví dụ như chuyển tiếp cuộc gọi, hiển thị số người gọi đến hay tự động gọi lại, thì lại là những điều đơn giản đối với công nghệ tiếng nói qua IP.
Công nghệ truyền thông hợp nhất kết hợp chặt chẽ với công nghệ tiếng nói qua IP, vì nó cho phép tích hợp với những dịch vụ khác hiện có trên mạng internet ví dụ như đàm thoại hiển thị hình ảnh, nhắn tin, v.v.

Những lợi thế này và nhiều lợi thế khác mà công nghệ tiếng nói qua IP có thể mang đến, đang dẫn các doanh nghiệp chuyển sang dùng Hệ thống Điện thoại VoIP với một tốc độ chóng mặt.

Hệ thống Điện thoại PBX là gì?

PBX là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Private Branch Exchange (Tổng đài Nhánh Riêng), là một mạng điện thoại riêng được sử dụng trong phạm vi một công ty. Những người sử dụng hệ thống điện thoại PBX dùng chung một số đường điện thoại ngoài để thực hiện các cuộc gọi ra bên ngoài.

Hệ thống PBX kết nối các điện thoại nội bộ trong một doanh nghiệp đồng thời cũng kết nối chúng vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Một trong những khuynh hướng mới nhất trong sự phát triển của hệ thống điện thoại PBX là VoIP PBX, hay còn được gọi là IP PBX, sử dụng Giao thức Internet để truyền dẫn các cuộc gọi.

Ngày nay có bốn tùy chọn về hệ thống điện thoại PBX khác nhau:
PBX
PBX Thuê/Ảo
IP PBX
IP PBX Thuê/Ảo

IP PBX là một giải pháp hệ thống điện thoại PBX chạy bằng phần mềm giúp thực hiện một số nhiệm vụ nhất định và cung cấp những dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PBX phần cứng truyền thống có thể khó thực hiện và tốn kém.

Điện thoại IP là gì?

Điện thoại IP là gì?

Việc thực hiện hệ thống điện thoại IP trong doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng loại điện thoại rất riêng biệt: Điện thoại IP.

Điện thoại IP đôi khi còn được gọi là Điện thoại VoIP, Điện thoại SIP hoặc điện thoại mềm. Tất cả hoàn toàn giống nhau và dựa trên nguyên tắc truyền giọng nói qua internet hoặc những gì được mọi người biết đến như công nghệ VoIP (giao thức truyền giọng nói qua internet).

Điện thoại IP gồm nhiều loại. Tìm hiểu thêm về các loại điện thoại IP khác.

Mọi Điện thoại IP thông dụng đều được hỗ trợ bởi Hệ thống điện thoại 3CX nền Windows. Thông tin về Điện thoại IP nào có thể được sử dụng với Hệ thống chuyển mạch 3CX IP và các hướng dẫn cấu hình chi tiết đều có sẵn tại đây.

Điện thoại SIP là gì?

Điện thoại SIP giống như Điện thoại VoIP hoặc điện thoại mềm. Đây là các điện thoại cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng cách sử dụng công nghệ VoIP (giao thức truyền giọng nói qua Internet).

Có hai loại điện thoại SIP. Loại thứ nhất là điện thoại SIP chạy trên phần cứng giống như điện thoại để bàn nhưng có thể nhận và thực hiện các cuộc gọi qua internet thay vì hệ thống PSTN truyền thống.

Điện thoại SIP cũng có thể chạy trên phần mềm. Các tùy chọn này cho phép mọi máy tính được sử dụng như điện thoại qua tai nghe có micrô và/hoặc card âm thanh. Ngoài ra, cần phải kết nối băng thông rộng và kết nối với nhà cung cấp VOIP hoặcmáy chủ SIP.

Hệ thống điện thoại 3CX nền Windows có thể được sử dụng với Điện thoại SIP chạy phần cứng thông dụng nhất. Nó cũng tương thích với Điện thoại SIP chạy phần mềm hoàn toàn MIỄN PHÍ vốn hoạt động như một Ứng dụng VoIP cho hệ thống điện thoại 3CX.

DID là gì?

Direct Inward Dialing là gì?

DID – Direct Inward Dialing (còn gọi là DDI ở châu Âu) là một tính năng mà các công ty điện thoại cung cấp để sử dụng với các hệ thống PBX của khách hàng, trong đó công ty điện thoại cấp phát một dải số gắn liền với một hoặc nhiều đường điện thoại.

Mục đích của việc này là cho phép các công ty cấp phát một số cá nhân cho mỗi nhân viên của mình mà không cần phải có đường điện thoại riêng cho mỗi người. Bằng cách đó, lưu lượng điện thoại sẽ được tách ra và quản lý dễ dàng hơn.

DID đòi hỏi rằng bạn phải mua một đường ISDN hoặc đường Kỹ thuật số và yêu cầu công ty điện thoại cấp phát một dải số. Sau đó bạn cần có các thiết bị tương thích với DID ở cơ sở của mình, bao gồm các thẻ điều khiển BRI, E1, T1 hoặc các gateway.
DBS M05479
Quang Cao