Hiển thị các bài đăng có nhãn hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Trung Quốc chưa thể có hành động quân sự tại Biển Đông

Trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan.

Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

1. Rào cản chính trị:

- Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam. Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

- Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

- Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

2. Rào cản về quân sự:

- Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.

- So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO- 636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300 km.

- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S- 300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

3. Rào cản về địa lý

- Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su- 22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung thâm của đối phương.

- Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J- 10” và “J- 8D” và cả “Su- 30MKK” và “Su- 27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam.

- Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su- 27SK” và “J- 10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG- 21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

4. Rào cản về chiến thuật:

- Máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam
Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết./.

 Tổng hợp

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam (Phần 3)

Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn, vì vậy Hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

11. Tàu chiến đấu Molnya

Thế hệ tàu tên lửa chiến đấu Molnya dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Loại tàu này trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.



Tàu tên lửa Molnya trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát và kiểm soát bắn. Radar có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống radar kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

Tàu tên lửa Molnya trang bị hệ thống với giàn phóng tên lửa Uran phóng tên lửa hành trình KH-35 gồm hai hàng, mỗi hàng tám ống phóng, như vậy tàu có thể phóng cùng một lúc 16 quả tên lửa. Tên lửa KH-35 sẽ được dẫn bằng radar chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa cách mặt nước 15 m, khi đến gần mục tiêu chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 3-5m. Loại tên lửa KH-35 có cự ly 130km, tốc độ 300m/s, đầu nổ HE nặng 145kg.


Tên lửa chống tàu Moskit SS-N-22

Tàu chiến Molnya còn có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu Moskit SS-N-22 với hai dàn phóng (4 quả) tầm xa 90-120km, bay với tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa của Moskit là 250km, tốc độ Mach 3, đầu nổ 320kg.

Ngoài ra tàu còn được trang bị 12 tên lửa phòng không Igla-1M, một pháo tàu AK-176M 76mm (cơ số 316 viên đạn pháo) với tầm xa 15km, hai pháo phòng không AK-630M 30mm.



Hệ thống radar gồm các radar trinh sát băng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu trên không- biển, radar điều khiển, kiểm soát bắn cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 m đến 1800 m.

Tàu tên lửa Molnya có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

12. Tàu quét mìn lớp Yevgenya

Tàu do Liên Xô sản xuất, có kích thước 26,13 x 5,90 x 1,30, độ giãn nước 90 tấn, tầm hoạt động 300 dặm. Động cơ tàu gồm 2 động cơ diesel, 2 trục với sức đẩy 850 bhp. Tốc độ tối đa của tàu là 11 hải lý/giờ.


Hệ thống định vị gồm radar MG-7 gắn phía đuôi tàu.

Tàu được trang bị vũ khí là một pháo 2 nòng cỡ 25mm, 10 quả thủy lôi, 2 khẩu súng máy 14,5 ly, thiết bị quét MT34, SEMT-1, AT-2, Neva, GKT-3.

13. Tàu tuần tra cao tốc Mirage

Hiện Hải quân Việt Nam có 4 chiếc tàu cao tốc này. Với hai động cơ diesl M520B, 2 trục, 2 động cơ waterjets kết hợp cùng thiết kế nhỏ gọn 35.45 x 6.79 x 2.76 m, sức đẩy của tàu lên tới 10.800 bhp, vận tốc khá nhanh là 50 hải lý/giờ.

Tàu được trang bị 1 pháo phòng không cỡ 30 mm AK-306, loại pháo này có 6 nòng tốc độ bắn 600- 1000 phát / 1phút , 2 súng máy 14.5 mm. Hơn nữa, sức mạnh của tàu còn được củng cố bằng 1 hệ thống tên lửa phòng không Igla 1 M , súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64 và hệ thống tên lửa SHTURM và tên lửa ATAKA (6 tên lửa tầm xa 5800 mét).




14. Khu trục hạm Đinh Tiên Hoàng - Gepard 3.9 đầu tiên tại Việt Nam

Đây là chiến hạm thế hệ Gepard 3.9 Quân đội Nhân dân mới nhập về, có thể nói đây là loại chiến hạm “khủng” nhất trong lực lượng Hải quân Việt Nam cho tới nay. “Đinh Tiên Hoàng” là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển.


Tàu Đinh Tiên Hoàng

Nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).

Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...



Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.


Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ
Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.


Dàn phóng tên lửa chống hạm KH-35E trên tàu Lý Thái Tổ

Tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã nhập tiếp chiếc Geprd 3.9 của Nga, và đặt tên là Lý Thái Tổ. Khả năng của tàu Lý Thái Tổ được nâng cấp kéo dài thời gian đi biển, có khả năng cơ động hơn, nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống và hoạt động. Nội thất của chiếc Gepard thứ 2 này cũng được cải tiến, khiến con tàu có thể dễ dàng được bảo trì.

15. Tàu bắn pháo Made-in-Vietnam đầu tiên TT400 TP

Đây là chiếc tàu bắn pháo đầu tiên do chính kĩ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và chế tạo ngay trên đất nước mình. Giúp quân đội tăng uy thế trên thế giới.



Con tàu được các kĩ sư, chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về mặt kĩ – mỹ thuật, và độ chuẩn xác cao.

TT400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.



Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.



Ngoài ra, tàu pháo TT400TP được trang bị các thiết bị hiện đại có độ tích hợp cao, nhiều tính năng nổi trội hơn so với cùng lớp tàu 400 tấn (như điều khiển máy chính máy phụ, hệ thống báo cháy, tự động dập cháy, hệ thống điều khiển vũ khí tự động, ổn định).

Với lực lượng tàu chiến hùng hậu, kết hợp với các loại tên lửa hiện đại như Bramos, Yakhont, SS-N-22, đặc biệt là dàn tên lửa được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới S-300 nhập từ Nga và máy bay “khủng” Su-30 thêm 6 chiếc tàu Kilo, Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được lãnh hải của tổ quốc, duy trì hòa bình trong khu vực.

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam (Phần 2)

4. Tàu tên lửa lớp Osa-II: Ong bắp cày

Tàu Osa là loại tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển và sản xuất. Hiện Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.


Tàu tên lửa Osa

Loại tàu Osa có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 15000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ. Osa có độ giãn nước là 226 tấn với kích thước 38.6 x 7.6 x 2 m.


Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 /SS-N-2B Styx SSM được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Ngoài ra Osa còn được trang bị vũ khí phụ là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.


Khẩu AK-230

Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.


Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.



Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của Hải quân Việt Nam. Tuy vậy, Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác nữa.

5. Tàu phóng lôi lớp Turya

Là loại tàu được coi là “tiền bối” của tàu phóng lôi lớp Shershen nhập khẩu của Liên Xô, có kích thước 39.6 x 9.6 x 4. Độ giãn nước của tàu này là 250 tấn. Sức đẩy lên tới 15000 bhp với ba động cơ diesel và ba trục. Con tàu còn được gắn thủy phi cơ phía trước để gia tăng tốc độ, có thể đi từ 37-40 hải lý/giờ.


Tàu phóng lôi lớp Turya

Hệ thống định vị tàu ngầm Rat Tail dipping kết hợp với hệ thống vũ khí gồm một tháp pháo gắn súng AK – 257 hai nòng 57mm, một súng hai nòng 25mm, bốn ống phóng ngư lôi 533mm chống tàu và chống tàu ngầm. Ngoài ra tàu còn được trang bị hệ thống radar Pot Drum hoặc Muff comb.

Hiện tại Việt Nam có 4 chiếc tàu này đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.


Tàu Turya TPF
HQ-331 và HQ-335 là hai chiếc tàu thuộc lớp Turya PTF, thiết kế cũng tương tự như lớp Turya do Nga sản xuất, tuy nhiên vận tốc của loại tàu này nhanh hơn (42 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí được trang bị 1 cặp súng 57 ly/70cal AA, 1 cặp 25 ly, 4 ống phóng ngư lôi 533 ly.

6. Tàu tuần tra lớp SO 1

Đây là loại tàu cỡ nhỏ có kích thước 41.9 x 6.1 x 1.8 m, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu SO 1 có độ giãn nước 213 tấn, sức đẩy 6000 bhp với 3 động cơ diesel 3 trục.



Vũ khí trang bị cho tàu này là 4 tên lửa RBU-1200 ASW RL, 18 quả mìn và hai súng 2 nòng 25mm.

7. Tàu phóng lôi lớp Shershen

Được nâng cấp dựa trên tàu lớp Turya, giá thành rẻ và dễ bảo dưỡng. Động cơ tương tự như Turya hay Osa gồm 3 động cơ diesel M503A, 3 trục, 3 chân vịt. Độ giãn nước là 161 tấn. Kích thước 34.60 x 6.74 x 1.72 m. Sức đẩy là 12000 bhp. Tốc độ 42 - 45 hải lý/giờ.



Vũ khí trang bị cho loại tàu này là hai súng AK - 230 hai nòng 30mm, 4 ống phóng lôi 533mm (loại ngư lôi 53-56), và mìn. Hệ thống radar OTA-53-206.



Hiện Việt Nam còn 4 chiếc đang phục vụ trong lực lượng Hải quân, tuy nhiên lớp tàu này còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm gần SA-N-5 SAM

8. Tàu quét mìn lớp Yurka

Dựa theo thiết kế cua tàu quét mìn lớp T-43 của Liên Xô, nhưng có một số cải biến về việc chống mìn và hệ thống bảo vệ chống mìn nổ. Thân tàu được làm từ thép có từ tính thấp.



Yurka có độ giãn nước là 560 tấn, kích thước nhỏ gọn 52.1 x 9.6 x 2.65 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel, hai trục với sức đẩy 5000bhp. Vận tốc trung bình của tàu là 16 hải lý/giờ.


Mìn ADM-1000
Tàu được lắp hệ thống định vị chống mìn MD-69 Lan. Hệ thống vũ khí gồm hai khẩu AK-230 hai nòng 30mm, 10 quả mìn AMD-1000, tên lửa RBU 1200. Ngoài ra loại tàu này cũng có thể kết hợp hệ thống dò mìn dưới nước MKT-210 Sweeps BKT, AT-3, TEM-4.

Hiện tàu lớp Yurka đang được neo đậu tại Hải Phòng và Đà Nẵng.

9. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão

Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của Hải quân chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, ban đầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do Hải quân Nam Việt Nam. Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô.



Con tàu có kích thước tương đối lớn 94.7 x 12.5 x 4.1 m, độ giãn nước xấp xỉ 2800 tấn. Sức đẩy lên tới 6000 bhp nhờ 4 động cơ diesel, hai trục. Tốc độ trung bình 18 hải lý/giờ. Con tàu có thể chứa thủy thủ đoàn gồm 200 người.

Vũ khí của tàu gồm 3 khẩu súng 37mm, 2 khẩu súng 2 nòng 25mm, 2 tên lửa SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm.

10. Tàu tuần tra lớp Svetlyak

Tàu tuần tra Svetlyak được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư trên mặt nước và trên không.



Độ giãn nước 375 tấn. Kích thước 49.5 x 9.2 x 2.2m. Động cơ đẩy gồm 3 động cơ diesel M504 với sức đẩy 16.200 bhp. Có thể hoạt động trong 10 ngày trên quãng đường 2200 dặm. Vận tốc tối đa 30 hải lý/giờ.


Khẩu AK-176

Vũ khí gồm 1 khẩu AK-176M 76.2 mm, giàn phóng tên lửa 4 hàng, mỗi hàng 4 quả tên lửa Ingal-M SR-SAM (tức 16), 1 cặp AK-630 AA 30 mm, 1 súng phóng lựu đạn AGS-17. Hệ thống phóng mồi bẫy P3RK.

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải Quân Việt Nam (Phần 1)

Việt Nam một quốc gia biển thì việc lực lượng hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.

1.-Chiến hạm đầu tiên của Việt Nam: Tàu tuần dương Petya II – III

Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được hải quân Việt Nam nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam.

Loại chiến hạm Petya II này có độ giãn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này lf 29 hải lý/giờ.




Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL

Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.




Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.

Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.


Tháp pháo đôi Ak-726

Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm


Giàn tên lửa RBU-6000

HIện nay Việt nam có ba tàu tuần dương Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11. Tuy nhiên, đây là loại tàu tuần dương nhỏ, khả năng chiến đấu còn hạn chế chính vì vậy Việt Nam trang bị thêm ccs loại tàu chiến hiện đại và có khả năng chiến đấu cao hơn.

2. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500

Đây là loại tàu được Nga thiết kế nhưng các công việc sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tàu có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn. Sức đẩy của tàu gồm hai động cơ diesel, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp. Tốc độ đi của tàu khá nhanh 32 hải lý/giờ.


Tàu BPS-500

BPS 500 được trang bị radar Positiv-E/Cross Dome air/surf search có thể định vị trên không và dưới biển và hệ thống phóng mồi bẫy 2 PK decoy.


BPS -500 bắn đạn thật

Hệ thống vũ khí gồm 8 hỏa tiễn KH-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, một súng phòng không 30mm, 2 súng 12.7mm MG.




3.-Tàu tên lửa Tarantul I

Đây là loại tàu tên lửa Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa.




Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.


Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.





Mô phỏng thiets ké hẹ thống vũ khí của tàu Taratul I


Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm: hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình KH-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình KH-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg. 12 tên lửa phòng không Igla-1M. Một pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15km, hai pháo phòng không 30mm AK-630M


Ảnh Vndefense.info

Ngoài ra, tàu cũng có thể trang bị với loại tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg.


Ảnh Vndefense.info

Loại tàu này còn thích hợp với tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.


Ảnh Vndefense.info

Hệ thống radar gồm radar trinh sát bằng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu không-biển, radar điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.


Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10 120mm

Tàu tên lửa Tarantul có độ giãn nước là 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Tốc độ 38 - 42 hải lý/ giờ.




Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Tàu HQ-505 huyền thoại

HQ-505 là một trong 3 chiếc LST chiến lợi phẩm (501,503 và 504). Tại sao phải đổi tên từ 504 sang 505 thì em không rõ nhưng các bác lưu ý hai chiếc đầu không phải đổi tên. Theo logic thì có thể đổi tên sang 502 để lấp đầy khoảng trống nhưng cuối cùng là 505 (cùng là số lẻ như 501 và 503)




Chiến hạm HQ-504 còn có tên chính thức HQ-504 Quy Nhơn. Đây là loại chiến hạm lớn dùng để chuyên chở và chiến đấu. Trong danh từ Hải Quân, chiến hạm này còn được gọi là Dương Vận Hạm - tức chiến hạm vận chuyển trên Đại Dương.

HQ-504 được bàn giao cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1970 và vị hạm trưởng đầu tiên là Trung Tá Phan phi Phụng cùng thủy thủ đoàn VN lèo lái con tàu từ Sandiego Hoa Kỳ về Sài Gòn gia nhập vào lực lượng Hải Quân Việt Nam.

Chiến Hạm HQ-504 có chiều dài 100 mét, ngang 16 mét, được trang bị 7 khẩu đại bác 40 ly, nhiều đại bác 20 ly, vận tốc 11 hải lý/ giờ, có khả năng vận chuyển 3700 tấn với tính chiến đấu cao.

- Vào năm 1970 đến 1971, người Campuchia đã mở chiến dịch cáp-duồn giết hại hàng ngàn Việt Kiều sinh sống tại đây. Chiến Hạm HQ-504 cùng một số chiến hạm khác đã anh dũng ngược dòng sông Cửu Long, đến Nam Vang giải cứu hàng trăm ngàn đồng bào hồi hương về đất nước Việt Nam mến yêu. Sau đây là trích đoạn từ tác phẩm "Nam Vang Đi Dễ Khó Về" của Huỳnh Kim Chiến

"Tôi không nhớ rõ đó là lần thứ mấy Dương Vận Hạm Qui-Nhơn HQ 504 cập bến Nam Vang, thủ đô xứ chùa tháp trong chiến dịch "Hồi Hương Việt Kiều".

Những mâu thuẫn và xung khắc giữa Việt kiều sống trên lãnh thổ Kampuchia và người bản xứ đã không còn biện pháp kềm chế. Đầu năm 1970, người Kampuchia bắt đầu những cuộc tấn công trả thù một cách dã man vào người Việt sống chung quanh vùng Biển-Hồ và ngoại ô thành phố Nam Vang cũng như các thành phố lân cận. "Cáp-duồn", một danh từ đã đem đến sự kinh hoàng khi mọi người phải nhắc tới. Người Kampuchia đã chặt đầu và thả trôi sông nạn nhân bị họ đem ra hành quyết. Trên chuyến giang hành từ biên giới Việt-Kampuchia đến Nam Vang, tàu chúng tôi thỉnh thoảng thấy xác không đầu trôi sông đang được các giang đĩnh hộ tống vớt lên. Nhìn cảnh tượng đau đớn đó, trong lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Biết bao người Việt vô tội đã phải là nạn nhân của cuộc trả thù man rợ này. (Người Kampuchia đã vịn cớ vào lịch-sử cha ông của họ bị tiền bối của chúng ta hà hiếp và xâm lấn lãnh thổ, cho nên họ vẫn tìm cách trả thù nếu có cơ hội?). Trước tai họa khủng khiếp đó, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã can thiệp với chính phủ Nam Vang và cuộc hành quân Hồi Hương Việt-Kiều đã được mở ra. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã được giao phó, đảm nhận vai trò nồng cốt trong chiến dịch này. Cho đến lần cập bến Nam Vang đó, hàng trăm ngàn Việt kiều đã được hồi hương qua các chuyến vận tải bằng Hải Vận Hạm, Dương Vận Hạm và ngay cả các Chiến Đấu Hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Làm sao nói lên hết được cảm xúc của mình khi nhìn thấy những gương mặt rạng rỡ và những đôi mắt biết ơn từ những Việt kiều được bước lên chiến hạm để chuẩn bị cho chuyến hồi hương trở về đất tổ quê cha. Chúng tôi cảm thấy đôi chút an ủi vì đã góp phần xoa dịu nỗi đau của người cùng giống nòi, huyết thống."

- Vào những năm 1973 đến 1974, chiến hạm HQ-504 Quy Nhơn đã tích cực tham gia các chiến dịch tuần tiễu, xây dựng và bảo vệ quần đảo Trường Sa trước sự đe doạ thách đố từ Hải Quân Trung Quốc. HQ-504 vừa chiến đấu vừa xây dưng các cứ điểm quân sự vững chắc trên một số đảo Trường Sa để bảo vệ quần đảo này khỏi bị chiếm đóng từ các quốc gia lân bang bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai. Nhờ vào những cứ điểm này, sau năm 1975, Hải Quân Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa làm điểm tưạ để tiếp tục gia cố và bảo vệ vùng đất thiêng liêng tổ quốc.

- Mùa Xuân năm 1975, HQ-504 sau khi bốc binh lính và dân chúng từ cảng Đà Nẵng đến Cam Ranh, đã quay ngược lại vùng biển nóng đã nằm trong tầm kiểm soát của đối phương để cứu sống gần 3000 đồng bào (trong đó có người viết này) vì không nỡ để những sinh linh này chết dần mòn trên chiếc xà lan nổi trôi vô định.

- Vì nặng lòng với quê hương, hạm trưởng Trung Tá Nguyễn Như Phú... đã quyết định cho con tàu ở lại thay vì ra đi như những con tàu khác vào thời điểm đó . Chiến Hạm HQ-504 Quy Nhơn được sử dụng triệt để trong những năm đầu khi đất nước thống nhất. Vị Hạm Trưởng trình diện học tập và bị đưa đi cải tạo tại núi rừng miền bắc. Người viết rất mong biết được tin tức của vị thuyền trưởng đầy lòng nhân hậu này để gởi đến ông lòng tri ân cảm tạ.

- Chiến Hạm HQ-504 Quy Nhơn sau này được đổi tên thành chiến hạm Hạm Nguyên trong lực lượng Hải Quân Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong trận hải chiến với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa vào năm 1988, Hạm Nguyên đã bị bắn hư hại nặng và cho đến nay không nhận được thêm tin tức nào.

Đoạn thông tin về HQ-504 cứu 3000 dân tị nạn



Trận mưa đêm tạo cho buổi bình minh ngày thứ năm thêm sinh khí. Cơn khát nước được xoa dịu phần nào giúp cho thanh niên trai tráng đủ sức thủy táng thân xác yếu đuối chết đêm qua vì mưa gió, ướt lạnh. Cả xa lan không một tiếng khóc than, chỉ có những khuôn mặt đau khổ ngồi bó gối bất động. Đám tàn quân vẫn cười nói, ăn uống thoải mái trong lều chỉ huy, họ mang theo thật nhiều đồ hộp và nước uống nhưng chẳng chia sẻ cho một ai. Âm thanh từ chiếc radio vặn 24/24 chẳng còn ai trông ngóng tin tức, tình hình chiến sự. Đã mấy ngày qua, biết bao bóng dáng thương thuyền, biết bao hoả châu được bắn lên trời làm tín hiệu cầu cứu, nhưng tất cả những con tàu xa mờ ấy chẳng hề hiện rỏ. Niềm hy vọng được cứu vớt hầu như không còn, nổi vui mừng khi thấy tàu xa xa cũng biến mất. (có lẻ họ không dám tới cứu một xà lan chứa nhiều súng đạn, tàn quân mà nguy cơ bị cướp, bị ép buột có thể xảy ra như một số tàu khác).

Khoảng 2 giờ chiều, hình ảnh một chiếc tàu hướng về xà lan ngày càng hiện rõ. Một người lính dùng ống nhòm quân đội quan sát chợt la to: Tàu Hải Quân mình, chiến hạm Hải Quân Việt Nam mình. Hàng ngàn sinh linh im lìm như thây ma đang thoi thóp thở chợt bật dậy reo mừng. Nhìn chiếc chiến hạm hiện rõ nhanh chóng, ai cũng biết nó đang xả hết tốc độ chạy tới xà lan. Hàng ngàn chiếc áo, khăn, mũ được mọi người ráng dùng hết sức lực còn lại để vẫy gọi kêu cứu. Vũ khúc khẩn cầu ấy có lẻ là vũ khúc bi ai nhất, sống động nhất của loài người đang còn muốn sống.

Chiến Hạm HQ-504 tới gần đến xà lan rồi giảm tốc độ chạy vòng quanh chậm chạp quan sát. Trên bong tàu và trên các ụ súng khổng lồ, lính Hải Quân với tư thế tác chiến chỉa nòng súng lớn, súng nhỏ vào xà lan. Trong lúc mọi người đang hoang man sợ sệt không biết chiến hạm sẽ đối sử ra sao khi bao nhiêu nòng súng như muốn nhả đạn cho xà lan tan thành muôn mảnh vụn, thì loa phóng thanh mở hết công xuất vọng qua:

- Xin Đồng bào nghe rõ: Tất cả đồng bào sẽ được chúng tôi chuyển qua chiến hạm. Con nít, người già sẽ được đưa qua trước. Tất cả mọi súng đạn tuyệt đối không được mang theo. Ai bất tuân sẽ bị bắn tại chỗ. Tất cả quân nhân hiện diện trên xà lan sẽ là người sau cùng rời xà lan và có nhiệm vụ giúp đỡ mọi người dân qua chiến hạm an toàn.

Một âm thanh sung sướng vỡ oà trong tiếng cười, tiếng reo mừng, tiếng khóc hạnh phúc được cứu vớt. Bao dòng nước mắt lăn dài trên những gò má nứt nẻ khô cằn.

Do không thể nào cột xà lan vào chiến hạm sợ sự va chạm sẽ làm bể mạn thuyền trước nhấp nhô của sóng đại dương, việc đưa người qua chiến hạm được thực hiện hoàn toàn bằng tay trước sự điều hành nhịp nhàng của người sĩ quan Hải Quân. Một dàn Hải Quân đứng quanh mạn tàu, một dàn thanh niên lính tráng đứng trên khung thành lưới xà lan, chờ tiếng hô của viên sĩ quan.

- Chuẩn bị... một, hai, Nhập!

Cứ một cặp bên này đưa một người yếu đuối cho cặp lính Hải Quân bên kia kéo lên bong tàu chiến hạm theo mỗi đợt sát nhập giữa hai mạn tàu. Những người khoẻ mạnh thì được đu lưới leo lên. Một vài người xảy tay rơi xuống biển được những người lính Hải Quân quăng phao và nhảy xuống vớt lên. Nhìn cách sắp xếp khéo léo và lòng tân tụy thương người của thủy thủ đoàn Việt Nam ai cũng cảm động nghẹn ngào rơi nước mắt. Cảnh tượng hãi hùng, náo loạn, chết chóc như đợt cứu vớt lên tàu Mỹ đã không xãy ra. Đến khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ sau, tất cả mọi người được chuyển sang chiến hạm an toàn, ngoại trừ một số đã chết chưa kịp thủy táng. Mỗi người dân được các anh lính Hải Quân ân cần múc cho tô cháo trắng. Ai cũng khen xuýt xoa chén cháo ngon tuyệt vời. Chén cháo chứa đựng chất liệu nuôi sống cơ thể lẫn chất liệu tình thương nuôi sống cuộc đời vào phút giây cấp thiết nhất. Những người kiệt sức, bịnh ốm đều được y tá và bác sĩ trên chiến hạm chăm sóc nhiệt tình. Tiểu đội cướp bóc được nhận dạng qua sự tố cáo của người dân và nhốt riêng.

Khi màn đêm buông xuống, Hạm trưởng thông báo là chiến hạm sẽ đưa tất cả mọi người đến cảng Cam Ranh và toàn thể thủy thủ đoàn sẽ nổ lực chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm cho đến khi tàu cập bến - tại Cam Ranh sẽ có nhân viên chính phủ chuyên chở đông bào lánh nạn chiến tranh về trung tâm tạm cư. Nguyên suốt ngày sau, lính Hải Quân chia từng nhóm nhỏ đi phân phối thực phẩm. Dù cả ba bốn ngàn người, nhưng họ làm việc rất tận tụy không bỏ xót một ai. Đến khoảng 7 giờ tối chiến hạm cập bến Cam Ranh, toàn thể Thủy Thủ đoàn mặc đồng phục trắng giúp đỡ đồng bào lên cầu tàu qua bến cảng. Nhiều cô gái nhét vội lá thơ, món quà cá nhân cảm tạ ơn cứu mạng cho những chàng trai hào hoa dễ mến này. Người cậu cả chúng tôi vì có người quen ở Sài Gòn nên không muốn vào trại tạm cư tại Cam Ranh, ông khuyên mọi người trong gia đình khoan xuống bến vội để ông nói chuyện với Thủy Thủ đoàn xin cư trú tạm một đêm, mai trời sáng sẽ tìm phương tiện vào Sài Gòn. Có lẽ bạn của cậu tôi cũng là thuyền trưởng những chiến hạm tương tự, nên họ cho chúng tôi ở lại trong tàu. Lúc đó trên tàu chẳng còn một ai ngoại trừ vài gia đình. Một anh Hải Quân thấy mẹ tôi với đàn con nheo nhóc tội nghiệp, đem chúng tôi vào căn phòng nhỏ hẹp của anh rồi lấy ra một nồi cơm nguội và hủ chao cho chúng tôi ăn. Đây là miếng cơm đầu tiên trong gần 7 ngày qua nên nó ngon chi lạ. Đến bây giờ đã hơn 30 năm trôi qua, mỗi khi có ai hỏi mẹ tôi hoặc đàn con của bà là buổi cơm nào ngon nhất trong đời, mỗi chúng tôi đều khẳng định rằng đó là nồi cơm nguội ăn với chao do anh Thủy Thủ tốt bụng mời trên chiến hạm HQ-504. Anh nhìn chúng tôi ăn ngon lành, xoa đầu chúng tôi và cười giởn - đói mấy ngày mà chỉ được ăn cháo mấy bữa nay chắc thèm cơm lắm! Không biết người Hải Quân tuổi đôi mươi ấy có biết rằng nghĩa cử bình thường của anh làm chúng tôi nhớ mãi trong đời.

Khuya đêm ấy cảng quân sự Cam Ranh đầu tiên bị pháo kích, không một ai ngờ sự việc xảy ra nhanh như vậy, các phòng tuyển ngăn chận đường tiến quân của đối phương sụp đổ như gặp phải sóng thần. Đèn đuốc trên chiến hạm HQ-504 cũng như những chiến hạm khác đều tắt ngóm, nhổ neo xả tốc độ chạy ra vịnh Cam Ranh. Những con tàu này neo đậu ngoài vịnh cho đến tờ mờ sáng hôm sau, từng đoàn xà lan, ghe thuyền nhỏ chở đầy người đến và nó lại làm tiếp công việc trước đây - bốc chuyển người qua tàu. Trong số những người lánh nạn này có một số ít là những người vừa rời đêm hôm trước. Họ cho biết, phòng tuyến bảo vệ Nha Trang, Tuy Hoà đã vỡ, đại bác tầm xa của địch di chuyển gần hơn và có khả năng rót đạn vào bất cứ nơi nào từ Cam Ranh cho đến Tuy Hoà...

Chiến hạm HQ-504 với số người lánh nạn mới tiếp tục cuộc hành trình xuôi về phương nam. Nhiều người nhìn chúng tôi với cặp mắt ngạc nhiên khi thấy chúng tôi dơ dáy, bốc mùi và mặt mày nứt nẻ. Họ đâu biết những gì chúng tôi đã trải qua. Tàu chạy đến khoảng 6 giờ chiều, bổng còi tàu hụ những tiếng khẩn cấp. Chỉ trong giây phút, lính Hải Quân với nón sắt, áo chống đạn đã ngồi vào tất cả vị trí súng lớn, súng nhỏ trên bong tàu. Loa phóng thanh vang lên yêu cầu mọi người già yếu, cô nhi, phụ nữ xuống dưới hầm vì vừa phát hiện Chiến Hạm Trung Quốc đang bám đuôi. Động Cơ HQ-504 gầm rú lên và lao nhanh trong đêm. Không có một ngọn đèn nào được bật lên cho tới sáng hôm sau. Đến 3 giờ chiều, chiến hạm cập cảng quân sự Vũng Tàu. Thủy Thủ đoàn một lần nữa trong quân phục trắng tiễn đưa đồng bào lánh nạn xuống cầu tàu. Gia đình tôi như bao lần đều là người đi sau cùng vì lực tận sức cùng. Tôi lết thết bước xuống cầu tàu nhìn đoàn thủy thủ và con tàu HQ-504 một lần cuối - Cảm tạ HQ-504, cảm tạ Hạm Trưởng và Thủy Thủ đoàn đã cứu chúng tôi trong tình thế ngặt nghèo, nhất là tấm lòng nhân ái đã dành cho chúng tôi. Nhờ cách sắp xếp khôn khéo và lòng tận tụy, chiến hạm đã cứu giúp được bao người mà không xảy ra một trường hợp đáng tiếc nào. Trong lúc đó nhiều con tàu chở người từ miền Trung vào, ngay cả chiến hạm khổng lồ Pioneer của Mỹ cũng bị tàn quân cướp bóc, hảm hiếp giết hại nhiều người. Vào ngày sau chúng tôi được tin xử tử 20 tàn quân ngay tại Vũng Tàu, không biết trong đó có bao nhiêu người từ tiểu đội cướp bóc trên xà lan chúng tôi. (Để tri ân Hải Quân Việt Nam, nhất là HQ-504 và thủy thủ đoàn, tôi sẽ viết về trận đánh kiêu hùng giữa Hải Quân Việt Nam và Trung Quốc trong trận chiến quần đảo Hoàng Sa 1974, đồng thời tôi sẽ viết thêm về lịch sử HQ-504 từ ngày nó hoạt động tại Việt Nam và sau ngày thống nhất trong phụ chương khi kết thúc chương 1 này)

Trên sân cảng chúng tôi được đón tiếp nhiệt tình, từng nhóm người điạ phương tươi cười ân cần hỏi thăm và đưa từng ly nước cam, phát từng lon sữa, gạo sấy, tấm mền cho chúng tôi. Trong ban từ thiện tại bến cảng, tôi thấy những chiếc áo lam Gia Đình Phật Tử quen thuộc làm cho lòng bớt bỡ ngỡ đơn côi. Tất cả người tị nạn đều được đưa về trại tạm cư Vũng Tàu. Cậu tôi một lần nữa đứng ra xắp xếp để tất cả về Sài Gòn và được chấp thuận cho ra ngoài sân cảng đón xe. Trời lúc đó đã chạng vạng tối, cả đại gia đình đứng ven lộ Sài Gòn-Vũng Tàu. Con đường hoang vắng không một bóng xe đi ngang, chúng tôi ngồi chờ với lòng hoang mang không biết có nên trở vào sân cảng hay đêm nay sẽ ngủ ngoài đường. Khi bước qua ngưỡng cửa của đêm và ngày, một luồng đèn chiếu sáng hướng về lộ Sài Gòn, Cậu tôi ra giữa đường chấp tay lạy mong cho nó ngừng lại, và nó thật sự ngừng. Trên xe buýt không còn ghế trống đó, chúng tôi lạy lục xin bác tài cho lên xe và ngồi dưới sàn. Cuối cùng cả đại gia đình gần 20 người được lên xe, chúng tôi được biết đây là chuyến xe cuối cùng trong ngày và thật sự vô cùng may mắn cho chúng tôi, vào ngày hôm sau tuyến đường này đã bị tắt do du kích ********* từ Trảng Bàng thỉnh thoảng xuất hiện tấn công vào con đường huyết mạch khiến không hãng xe nào dám xuất hành.

Xe lao nhanh vào đêm tối, cứ khoảng 30 phút xe được chận lại từ những lô cốt ven lộ được yểm trợ với chiến xa. Những người lính Việt Nam Cộng Hoà lục xoát sơ xài và căn dặn bác tài nếu có súng nổ thì tuyệt đối tắt đèn và ráng chạy một đoạn xa rồi hãy mở đèn lại nếu không muốn xe ăn đạn. Trên xe ai cũng phập phòng lo sợ mong sao cho chóng đến Sài Gòn. Con đường xuyên tỉnh tối hù đầy cây và rừng rậm làm mọi người lo lắng (trước 75, đoạn đường này rất hoang vu và nhiều rừng mọc ven lộ chứ không nhiều nhà cửa như bây giờ). Khi đến Xa Lộ Biên Hoà, đường rộng thênh thang, đèn đuốc sáng trưng từ khu công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ mọi người mới an tâm và tưởng mình vừa lạc vào một quốc gia khác lạ nào. Người dân tại đây hình như nhìn chiến tranh là cái gì thật xa xôi. Quán hàng ăn vẫn đầy người, đèn nê-ông lấp lánh, từng cặp tình nhân đi dạo phố, người cha thảnh thơi chở con đi ăn chè buổi tối. Đâu có ai mường tượng được rằng cơn bão lớn sắp sửa đến với hòn ngọc viễn đông này.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Những khóa huấn luyện quân sự khắc nghiệt nhất tại Mỹ (phần II)

4. Trường đào tạo lực lượng Mũ nồi xanh (SF)

Nhiệm vụ


Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ (SF), còn có tên gọi là Green Beret (mũ nồi xanh). Họ có rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện: từ tiến hành chiến tranh thông thường, đào tạo cho các đơn vị nước đồng minh, trinh sát đặc biệt, chống khủng bố, và các chiến dịch quân sự trực tiếp khác. Được biên chế thành đội 12 người, lực lượng mũ nồi xanh là đơn vị chủ lực trong các chiến dịch quân sự đặc biệt.




Khổ luyện

Khóa đào tạo lực lượng Mũ nồi xanh (SFQC) được chia thành 4 giai đoạn kéo dài ​​55 đến 95 tuần, tùy thuộc vào năng khiếu của học sinh trong một số lĩnh vực nhất định (đặc biệt là ngoại ngữ). Giai đoạn đầu của SFQC là đánh giá và lựa chọn diễn ra tại Trại Mackall, Bắc Carolina diễn ra trong 24 ngày. Giai đoạn này là rất giống với như giai đoạn đầu của khóa đào tạo biệt kích Ranger. Việc đào tạo sẽ bao gồm vô số bài học về định hướng trên bộ (trong mọi điều kiện thời gian, địa hình), sức chịu đựng đồng đội, đánh giá bơi, kiểm tra IQ, trình độ ngoại ngữ…. Sau khi hoàn tất thành công giai đoạn đầu tiên, các học sinh này sau đó được đánh giá bởi các chuyên gia đào tạo. Học sinh phải được lựa chọn bởi ban thẩm định cuối cùng để tiếp tục tham gia khóa học.





Giai đoạn hai diễn ra sau khi các sinh viên được nhận phải quyết định chuyên môn đặc biệt, ngôn ngữ chuyên sâu mà họ theo học và nhóm SF họ muốn phục vụ. Sau khi đã quyết định , học viên sẽ theo học nghiên cứu chuyên sâu ngôn ngữ nước ngoài trong 18 đến 24 tuần. Học viên phải làm chủ được một ngoại ngữ để vượt qua phỏng vấn trực tiếp. Giai đoạn này, và giai đoạn đào tạo còn lại, diễn ra tại Fort Bragg, Bắc Carolina.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, sinh viên sẽ bước vào giai đoạn thứ ba kéo dài 13 tuần. Giai đoạn này tập trung vào kỹ năng sinh tồn và tác chiến theo đơn vị. Giai đoạn này dạy học viên cách làm thế nào để tiến hành các cuộc đột kích, phục kích, tuần tra và lên kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, sinh viên sẽ dành phần lớn thời gian để thực hành trên thực địa.





Giai đoạn thứ tư và cũng là cuối cùng sẽ giúp phân nhánh học viên để đào tạo theo hướng chuyên sâu cụ thể trong SF chẳng hạn như chuyên gia vũ khí, chuyên gia kỹ thuật, thông tin liên lạc, và y dược. Thời gian cho khóa học chuyên sâu này là 16 tuần (48 tuần đối với y dược chuyên sâu). Cuối khóa học, sẽ có bài tập lớn được gọi là Robin Sage để học viên có thể áp dụng tất cả các kiến thức vào thực tế. Học viên tốt nghiệp sẽ được trao giải thưởng Mũ nồi Xanh, được phân công vào đội SF theo chuyên ngành đã học.

3. Trường huấn luyện lính trinh sát

Nhiệm vụ


Đây là lực lượng đặc biệt của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Họ sinh ra với nhiệm vụ xâm nhập vào lãnh thổ đối phương, trinh sát khu vực, thổi bay mục tiêu, và nhanh chóng hạ gục kẻ thù. Tuy nhiên không hề có sự tương đồng giữa nhiệm vụ chính tối thượng và mục đích hoạt động nếu so với các lực lượng khác. Cho đến gần đây, nhiệm vụ của họ là chỉ liên quan đến trinh sát chiến trường và nhường chỗ cho lực lượng lính thủy đánh bộ đông đảo hơn ở phía sau.




Tuy nhiên, với những áp lực phải thành lập đơn vị thủy quân lục chiến dưới sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt, một bộ phận lính thủy đánh bộ đã được cơ cấu lại để hỗ trợ hoạt động vượt quá phạm vi chiến dịch của lực lượng thủy quân lục chiến. Khẩu hiệu hành động của họ là "nhanh chóng, im lặng, chết người."

Khổ luyện

Cho đến ngày nay, thủy quân lục chiến vẫn còn hạn chế ở khả năng xây dựng và duy trì cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo trinh sát. Kết quả là, sau khi trải qua quá trình đào tạo trinh sát ban đầu, người lính thủy quân lục chiến sẽ được gửi đến trường quân sự khác nhau (một vài ở trong danh sách này) và có thể là nằm dưới sự điều hành của các binh chủng khác.





Tuy nhiên, quá trình trở thành một lính trinh sát thủy quân lục chiến bắt đầu với một quy trình lựa chọn diễn ra trong 2 ngày tại trại Pendleton, California. Ngày đầu tiên bắt đầu trong hồ bơi, nơi ứng viên phải hoàn thành bơi 25 mét dưới nước và mang súng trường quay trở về. Tiếp theo đó là bài test thả rơi từ tháp và ngâm nước trong 30 phút. Khi điều này được hoàn thành, các ứng viên phải thực hiện và vượt qua bài test cao nhất về thể lực của binh chủng Thủy quân lục chiến. Ngày thứ hai đòi hỏi phải vượt qua một khóa học trở ngại nhiều lần. Cuối cùng, các ứng viên được yêu cầu phải hoàn thành bài chạy 10 dặm trên địa hình đồi núi và cát. Sau khi hoàn thành (bao gồm cả các bài kiểm tra tâm lý và phỏng vấn), các ứng viên thường được gửi tới một trung đội huấn luyện trinh sát chờ chuyển giao MART, đóng tại Trại Pendleton. Các thí sinh sẽ ở lại trung đội MART một vài tuần đến một vài tháng , tùy thuộc vào số lượng học viên và mức độ phù hợp của mỗi người. Giai đoạn này chỉ hướng tới rèn luyện thể lực thể chất.





Sau đó học viên sẽ được chuyển sang khóa học BRC, ​​tại Trường huấn luyện Bộ Binh của binh chủng Thủy quân lục chiến đóng tại trại Pendleton. Trong khóa học này dài 65 ngày này, học viên sẽ phải trải qua những ngày có tới 16 giờ rèn luyện cả ngày lẫn đêm, để thích nghi tốt nhất với các điều kiện liên quan đến chiến tranh đổ bộ. Họ sẽ trải qua lớp đào tạo chuyên sâu về các loại vũ khí hữu cơ khi tác chiến đổ bộ, kỹ thuật gọi cứu viện từ hải quân, không quân, pháo binh, và nguyên tắc cơ bản về trinh sát đổ bộ. Hơn nữa, phải làm chủ các kỹ năng cần thiết để hành động sau lưng kẻ thù. Cuối cùng, là khả năng phối hợp tác chiến theo từng nhóm nhỏ. Sau khi hoàn thành giai đoạn này của khóa đào tạo, học viên có đủ điều kiện để tiếp tục theo học tại trường huấn luyện lính dù của quân đội Mỹ, khóa học lặn tác chiến của binh chủng Thủy quân lục chiến. Tổng cộng lại, một người sẽ mất khoảng 1 đến 2 năm để được công nhận đầy đủ là một trinh sát thủy quân lục chiến.

2. Trường huấn luyện lực lượng đặc biệt Delta

Nhiệm vụ


Bị che khuất trong bức màn bí mật, đã có nhiều đồn đoán hoạt động của lực lượng Delta. Tuy nhiên trên thực tế nhiệm vụ chính của họ là thực hiện các chiến dịch chống khủng bố của quân đội Mỹ.

Khổ luyện





Phần lớn các binh sĩ tạo nên 1 lực lượng đặc biệt Delta đến từ các đơn vị lực lượng đặc biệt khác (khoảng 70% từ Trung đoàn biệt kích 75). Điều này đồng nghĩa họ là tinh hoa trong những tinh hoa. Delta lựa chọn, đào tạo và đưa những người lính tinh nhuệ này lên một mức cao hơn. Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe, một người lính sẽ trải qua sáu tháng đào tạo “huấn luyện đặc biệt”. Cho tới nay chi tiết về khóa học này vẫn là những tài liệu tuyệt mật. Điều duy nhất chúng ta biết được là khóa học này giúp những người lính này trở thành những chuyên gia chống khủng bố. Binh lính sẽ rèn luyện khả năng thiện xạ, tháo rỡ chất nổ, hoạt động gián điệp, kỹ năng bảo vệ VIP, giải cứu con tin và còn nhiều hơn thế nữa.

1. Khóa huấn luyện biệt đội SEAL - Hải quân Mỹ
Nhiệm vụ


Những người lính thuộc biệt đội SEAL số 6 của Hải quân Mỹ được mệnh danh là những sát thủ bí ẩn nhất của Mỹ. Chiến tích vang dội nhất của họ là hoàn thành xuất sắc sứ mạng tiêu diệt kẻ thù số 1 của nước Mỹ Osama bin Laden. Không chỉ có sở trường tấn công trên sông biển, họ có thể thực hiện nhiệm vụ ở bất kỳ nơi nào khi được giao phó.




Khổ luyện

Những người mong muốn trở thành thành viên của đội SEAL danh tiếng phải mất một năm đào tạo. Mỗi người lính phải hoàn thành khóa học phá dỡ bom mìn dưới nước dài 24 tuần, chương trình đào tạo nhảy dù, và chương trình huấn luyện khả năng lực lượng SEAL dài 28 tuần.





Khóa Đào tạo được chia thành ba giai đoạn tại căn cứ ngập nước ở căn cứ Naval Amphibious tại Coronado, California với mục tiêu hàng đầu là tìm ra người sức chịu đựng về tinh thần và thể chất cũng như khảt năng lãnh đạo và phối hợp theo nhóm đủ để trở thành một thành viên SEAL. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn rèn luyện thể lực, kéo dài khoảng bảy tuần và lên đến đỉnh điểm với "Tuần địa ngục". Hầu hết các ứng viên sẽ bị loại trong giai đoạn này. Áp lực về tinh thần và thể chất liên tục được đẩy lên cao trong khi có rất ít thời gian nghỉ ngơi. Tỉ lệ trượt lên tới 70-80%, thậm chí có lớp không có học viên nào vượt qua nổi.





Giai đoạn đào tạo thứ hai kéo dài 8 tuần, tập trung vào lặn. Yêu cầu giai đoạn này là đẩy giới hạn chịu đựng nước của người lính đến mức tối đa. Học sinh sẽ được học các kỹ thuật lặn khác nhau, sử dụng thiết bị lặn và các loại xe chuyên dùng. Nếu không hoàn thành giai đoạn này học viên phải học lại hoặc rời bỏ toàn bộ chương trình. Giai đoạn thứ ba là đào tạo tác chiến trên đất liền kéo dài khoảng 10 tuần. Tuy đã khắc nghiệt như vậy, nhưng BUD mới chỉ là bước khởi đầu cho các thủy thủ muốn trở thành thành viên SEAL của Hải quân Mỹ.

Tham khảo: toptenz
DBS M05479
Quang Cao