Hiển thị các bài đăng có nhãn bếp từ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bếp từ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

Bảng mã lỗi bếp từ

Bảng mã lỗi bếp từ chung phổ biến




Các nhà sản xuất bếp từ theo quy chuẩn đã quy định mã lỗi bếp từ thường hiển thị là “E”. Đó là chữ viết tắt của Error – dịch từ tiếng anh là Lỗi. Kèm với các con số từ 1-7 quy định cho các lỗi tương ứng. Bảng mã này áp dụng chung cho các hãng bếp từ: Teka, Sunhouse, Nodor, Cata, Malloca, Chefs, Hafele.
Bếp từ lỗi E0

E0 là lỗi phổ biến nhất trên bếp từ. Ý nghĩa có nó là báo hiện tại trên bếp không có dụng cụ nấu, hoặc dụng cụ nấu không thích hợp.

Cách khắc phục: Trường hợp này bạn hãy đặt đúng loại nồi inox nhiễm từ để sử dụng. Nếu như đặt nồi lên rồi, bếp vẫn hiển thị mã E0 thì bạn thử kiểm tra nồi xem có phù hợp dùng với bếp từ hay không bằng cách thử nam châm vào đáy nồi. Nếu nam châm hút đáy nồi thì nồi đó dùng được cho bếp từ còn nam châm không hút đáy nồi thì nồi bạn sử dụng không dùng được cho bếp từ, bạn hãy tìm mua bộ nồi khác thay thế
Bếp từ lỗi E1

E1 là thông tin bếp từ của bạn đang bị quá nóng. Vượt ra khỏi phạm vị an toàn bình thường khi hoạt động của bếp từ.

Khắc phục:Trường hợp bếp đang đun hiện mã báo lỗi E1 tức là bề mặt bếp quá nóng và việc cần làm ngay tức thì của bạn là tắt bếp. Sau đó, nhấc nồi ra khỏi bếp rồi kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không nếu có thì bạn hãy bỏ chặn khe thông gió để làm mát cho bếp. Bạn hãy chờ cho bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi đặt nồi lên bếp và tiếp tục bật bếp để đun nấu.
Bếp từ lỗi E2

Cảnh báo này cho biết nồi hoặc chảo của bạn đã đặt trên bếp một lúc mà bên trong nồi trống không.. dụng cụ nấu đặt trên bếp lâu mà không có thức ăn

Cách khắc phục: Nếu trong nồi không có thức ăn bạn hãy cho thức ăn vào để đun nấu bình thường.
Nếu mã báo lỗi này vẫn không biến mất khi nồi có thức ăn rồi thì bạn cần phải tắt bếp và để bếp hạ nhiệt trong ít nhất 10 phút. Sau đó, bật bếp và đặt nồi trở lại để tiếp tục quá trình nấu ăn đang bị dở dang.
Bếp từ báo lỗi E3

Lỗi E3 trên bếp từ là thông tin cảnh báo nguồn điện thấp. Thường là dưới 170V. Hoặc là thấp hơn khoảng điện áp quy định mà bếp từ của bạn được thiết kế để hoạt động.

Cách khắc phục: Khi gặp mã báo lỗi này, bạn cần phải tắt bếp trước. Sau đó, kiểm tra xem cầu chì hoặc bộ ngắt mạch trong nhà có gặp vấn đề gì không. Thông thường, mã báo lỗi này xuất hiện khi hệ thống điện trong nhà bị quá tải. Do đó, bạn cần thay thế cầu chì và bộ phận ngắt mạch nếu cần thiết.

Bạn cũng cần phải để cho bếp hạ nhiệt ít nhất 10 phút trước khi bật bếp tiếp tục nấu.
Bếp từ lỗi E4

Nhiệt độ dụng cụ nấu vượt 280oC, dòng điện quá cao.

Khi dụng cụ nấu có nhiệt độ cao hơn 280oC hoặc khi dòng điện ở mức quá cao thì bếp điện từ sẽ hiện mã lỗi E4 cùng với tiếng tít gián đoạn.

Cách khắc phục: khi nhiệt độ quá cao điều cần làm đầu tiên là tắt bếp, giảm nhiệt, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, xem lại dòng điện, chờ tổi thiểu 10 phút trước khi bật bếp nấu ăn tiếp.
Bếp từ lỗi E5

Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt

Lỗi E5 chỉ xuất hiện khi nào có hiện tượng trở cảm biến bị quá nhiệt.
Cách khắc phục : tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống, khi lỗi không còn, bạn có thể quay lại công việc nấu ăn còn dang dở.
Bếp từ lỗi E6

Cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao

Bếp hiển thị E6 cảnh báo cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt hoặc nguyên nhân có thể do nhiệt độ ở đáy dụng cụ nấu quá cao.
Cách khắc phục: bếp cần được làm nguội ngay lập tức bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.

Trong quá trình nấu ăn với bếp điện từ sẽ có lúc xuất hiện các mã lỗi, khi đã hiểu biết về chúng, bạn sẽ không phải lo lắng mà tự tin hơn để xử lý các mã lỗi, tiếp tục việc nấu ăn của mình. Bạn đã từng gặp mã lỗi gì, bạn làm gì để giải quyết chúng?
Bếp từ lỗi EF

Mã báo lỗi EF: Báo bề mặt ướt
Khi màn hình LCD của bếp điện từ hiện lên mã lỗi EF có nghĩa hiện tại bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn.

Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp ngay sau đó lấy một chiếc khăn mềm lau nhẹ lên bề mặt bếp để vệ sinh mặt bếp từ, khi bếp đã khô, bật bếp lại là có thể sử dụng bình thường.
Bếp từ lỗi AD

Nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng không tiếp xúc được nhiều với bếp

Lỗi này xuất hiện khi nồi nấu quá nóng, đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều vời mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.

Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi, nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.
11 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ

Lỗi đã bật bếp nhưng dụng cụ nấu không nóng

– Nguyên nhân: Do chọn dụng cụ nấu không đúng chất liệu, không có đáy nhiễm từ hoặc dụng cụ nấu đặt không ngay trong phạm vi vùng nhiệt của bếp.

Để tránh lỗi đã bật bếp nhưng dụng cụ nấu không nóng, bạn nển đặt nồi ngay giữa vùng nhiệt của bếp

– Cách khắc phục: Khi lỗi do chọn sai chất liệu dụng cụ nấu, bạn chỉ cần chọn đúng nồi có đế nhiễm từ, còn nếu nguyên nhân là do đặt dụng cụ nấu không đúng phạm vi vùng nhiệt, bạn đặt lại ngay ngắn, chọn đúng kích cỡ dụng cụ nấu để nấu ăn hiệu quả hơn.

2. Lỗi bếp đột ngột phát tiếng bíp

– Nguyên nhân: của lỗi này là do có đồ vật, chất lỏng che bộ phận kiểm soát bằng xúc giác, bộ thời gian đặt trước đã kết thúc.

– Cách khắc phục: Nếu do vật cản, bạn chỉ cần lấy vật hoặc làm sạch chất lỏng trên bộ phận kiểm soát bằng xúc giác hoặc người dùng chạm vào nút khóa bảng điều khiển, tiếng bíp sẽ ngừng phát.

3. Lỗi bếp tự động tắt khi đang dùng

– Nguyên nhân: Bếp quá nóng, bị quá nhiệt hoặc do bảng điều khiển bị che bởi các dụng cụ nấu, khăn, chất lỏng, vụn thức ăn…

Lỗi bếp tự động tắt khi đang dùng do có chất lỏng, vật che trên bảng điều khiển, bạn cần lấy đi vật che, làm sạch bàn phím sẽ dùng được như bình thường ngay

– Cách khắc phục: Khi bếp quá nóng, bạn cần tắt bếp, rút phích cắm để giảm nhiệt sau đó kết nối điện, bật bếp, nấu ăn như bình thường. Còn nếu nguyên nhân là do bề mặt bảng điều khiển bị che, bẩn, bạn cần lấy các đồ dùng ra, làm sạch bề mặt bảng điều khiển.

4. Lỗi bếp không tắt khi đã hết thời gian hẹn giờ nấu

– Nguyên nhân: Người dùng không hẹn giờ đúng cách, giờ hẹn không được đặt chính xác.

– Cách khắc phục: Xem lại hướng dẫn sử dụng và hẹn giờ đúng cách.

5. Lỗi nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn tín hiệu không sáng

– Nguyên nhân: Do công tắc hoặc dây điện không cắm vào ổ điện, bị hỏng, tiếp xúc nguồn bị lỏng.

Cắm lại phích điện chắc chắn vào ổ để tránh lỗi nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn tín hiệu không sáng

– Cách khắc phục: Kiểm tra dây điện, công tắc, nếu chưa cắm, cắm bị lỏng thì bạn cắm vào ổ điện chắc chắn. Nếu công tắc, dây điện bị hỏng, hãy thay thế phụ kiện mới.

6. Lỗi không sử dụng được bảng điều khiển cảm ứng

– Lỗi này xuất hiện khi tay người dùng bị ẩm, ướt hoặc do kích hoạt khóa bảng điều khiển.

– Cách khắc phục: Lau khô tay rồi thao tác với bàn phím như bình thường. Nếu nguyên nhân do kích hoạt khóa, bạn chỉ cần mở khóa là xong.

7. Lỗi bật bếp có tiếng ooo

– Tiếng ooo là do sử dụng không đúng dụng cụ nấu phù hợp với bếp, đáy dụng cụ nấu quá mỏng, nguyên liệu làm đáy kém chất lượng.

– Cách khắc phục: Giảm nhiệt bếp từ xuống, nếu tiếng ooo vẫn còn, bạn cần đổi dụng cụ nấu khác phù hợp hơn, đáy dày, chất lượng hơn.

8. Lỗi đột ngột không gia nhiệt cho dụng cụ nấu và phát ra tiếng ồn

– Lỗi này có nguyên nhân là do nhiệt độ môi trường xung quanh bếp quá cao, lỗ thông khí bị cản, chắn, tắc nghẽn.

Để tránh lỗi đột ngột không gia nhiệt cho dụng cụ nấu và phát ra tiếng ồn, bạn cần làm thông các lỗ thông khí của bếp

– Cách khắc phục: Lắp đặt bếp từ ở vị trí thông thoáng, tránh xa các thiết bị phát nhiệt cao, làm thông lỗ thông khí.

9. Lỗi các vùng nấu giảm nhiệt khi có nhiệt độ 1 vùng nấu tăng cao

Đây không phải lỗi chỉ là do cơ chế phân phối năng lượng tự động thông minh của bếp, nó điều hòa nhiệt độ giữa các vùng nấu, tránh tình trạng quá tải cho bếp, đảm bảo an toàn cho người dùng và kéo dài tuổi thọ cho bếp.

10. Lỗi có âm thanh rì rầm

– Nguyên nhân: là do nồi quá nhẹ hoặc được sản xuất với nhiều bộ phận.

– Cách khắc phục: Chọn nồi đáy nặng hơn, thay nồi mới hoặc hạ thấp nhiệt độ nấu xuống.

11. Lỗi âm thanh quạt phát ra từ đầu đến lúc tắt bếp

– Âm thanh này là của quạt đặt trong khu vực cảm ứng để làm mát bếp từ.

– Cách khắc phục: Khi bếp nóng, âm thanh này sẽ phát ra nên chỉ cần chờ nhiệt độ giảm, quạt tự động tắt.


Bảng mã lỗi trên bếp từ BOSCH

 Bảng mã lỗi trên bếp từ BOSCH


Bếp từ BOSCH nhập khẩu, có hệ thống mã lỗi thêm các thông tin chi tiết cho người sử dụng và sửa chữa. Cập nhật bảng mã lỗi bếp từ Bosch.

Mã lỗi bếp từ Bosch Nguyên nhân
E22, Er22 Lỗi bo cảm ứng, do độ ẩm, hoặc chập chân ic phím
E0 – E9 Lỗi modul nguồn – công suất
F0 Lỗi truyền dẫn, cáp, dây dẫn
F1 Cảm biến nhiệt độ ( NTC) bo cảm ứng lỗi
F2; F4 Quá nhiệt trên bo cảm ứng
F3; F6; F7 Lỗi cảm biến nhiệt độ trên mâm, hoặc lỗi đường phản hồi
F8 Không phải lỗi – nguyên nhân do đun quá lâu, bếp tự tắt
F9 Lỗi truyền dẫn tín hiệu lên mặt khiển
Er21 Lỗi quá nhiệt trên main chính, hoặc lỗi đường hồi tiếp nhiệt độ
Er25 Lỗi kết nối – không cụ thể ở đâu – ktra thực tế
Er26 Lỗi relay chuyển tiếp – lỗi mạch khiển – lỗi dây kết nối
Er32 Lỗi phần mềm
Er38 Lỗi đường 24V, Lỗi trên bo cảm ứng, hoặc các núm xoay cảm ứng 1 vài model đặc biệt
Er42 Lỗi bo nguồn
U200; U400 Lỗi điện áp hoặc so áp sai
Bật nguồn không lên Lỗi bo nguồn, lỗi hiển thị
U1 Lỗi so áp, áp lên main ko đủ hoặc sai
U2, d4, d5, d6, d7 Lỗi cảm biến nhiệt độ, kết nối, thông gió….
U3 Quá nhiệt trên IGBT, main chính, hồi tiếp nhiệt độ sai
U4 Lỗi cảm biến nhiệt độ
d0 Lỗi đường tín hiệu liên kết giữa các bo chính
d1 Lỗi đường tín hiệu, chân kết nối, bo mạch….
d2 Relay chức năng bosster lỗi, hoặc có thể lỗi cả công suất
d3 Lỗi quạt, đường mạch quạt
H7 Lỗi quá nhiệt

Bảng mã lỗi bếp từ mitsubishi

 Bảng mã lỗi bếp từ mitsubishi





Các mã lỗi “U”

Đa phần các lỗi “U” được hiển thị khi bạn sử dụng không chính xác. Khi đó hệ thống hoạt động của bếp từ sẽ dừng lại. Tuy nhiên, đây không phải là sự cố và cách xử lý khá đơn giản. Sau đây là nguyên nhân và cách xử lý các lỗi này:

1. Mã lỗi U1: Phát hiện cháy

Nguyên nhân: Kiểm tra xem nồi có quá nóng hay cháy không?
Cách xử lý: Vui lòng giảm lượng nhiệt của nồi bằng cách cho thêm nước hoặc tắt bếp đợi bếp nguội và sử dụng lại khi bếp đã nguội.

2.Mã lỗi U2: Nhiệt bộ bên trong bếp tăng

Nguyên nhân: Có thể thể nhiệt bên trong bếp đang cao bất thường. Có khả năng quạt hút không được lau chùi sạch sẽ hoặc bị kẹt.
Cách xử lý: Khi bếp nguội, có thể loại bỏ bụi bẩn cản trở quạt hút.

3.Mã lỗi U4: Nhiệt độ dầu tăng chậm

Lỗi này thường chỉ hiển thị khi bạn đang sử dụng “Chế độ Chiên” của Bếp từ Mitsubishi.
Có thể do các nguyên nhân sau:

Nồi biến dạng hoặc bị cong: Có thể đang không sử dụng nồi Tempura hoặc nồi chịu nhiệt chuyên dụng để chiên. Do đó, bạn nên lựa chọn dòng nồi chảo chịu nhiệt chuyên dụng để chiên.
Sử dụng “Chế độ chiên” để nấu những món nhiều nước: Có thể bạn đang nấu soup, canh do đó món ăn không thể chín và màn hình hẹn giờ sẽ hiển thị U4. Do đó, nếu bạn không nấu món chiên, vui lòng không lựa chọn chế độ này.
Mặt bếp đang quá nóng khi bắt đầu“Chiên”: Có thể lúc bạn đang nấu, mặt bếp đã chở nên quá nóng, bạn vui lòng đợi mặt bếp nguội hơn một chút để có thể nấu tiếp.

4.Mã lỗi U5: Nhiệt độ dầu tăng nhanh

Lỗi này tương tự lỗi U4, chỉ hiển thị khi bạn đang sử dụng “Chế độ Chiên” của bếp từ Mitsubishi.
Lỗi U5 này có thể do các nguyên nhân sau:

Quá ít dầu: Có thể bạn đang cho dưới 200g dầu ăn (Khoảng 220ml). Vì vậy hãy cho thêm dầu ăn và bật lại bếp, bếp sẽ hoạt động bình thường.
Làm nóng dầu ở nhiệt độ cao: Có thể bạn bắt đầu chiên khi nhiệt độ dầu đang quá cao, điều này khiến món ăn không ngon và khiến cho nhiệt độ nồi và dầu chênh lệch. Do đó bạn có thể đợi dầu nguội hoặc sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ thường.
Sử dụng nút “Chiên” khi Xào, nướng: Tương tự như lỗi U4, Bạn không nên dùng nút “Chiên” cho các món ăn không phải là chiên.
Có cặn trong nồi: Nếu như nồi chiên có quá nhiều cặn bếp cũng có thể nhận ra và cảnh báo bạn. Do đó, thường xuyên loại bỏ vụn giòn, cặn trong khi nấu.

Các mã Lỗi “E”

Nếu như các lỗi “U” là lỗi do sử dụng không chính xác, thì các lỗi mã E có thể cảnh báo sự cố. Bếp từ Mitsubishi có thể hiển thị các mã lỗi E sau: E0, E1, E2, E3, E4, E5, E7, E8, E9, EE

Khi bếp hiển thị các mã lỗi E này có thể có bất thường xảy ra bên trong bếp, mạch bảo vệ. Do đó để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên liên hệ với đơn vị phân phối sản phẩm hoặc liên hệ chúng tôi để được tư vấn và khắc phục sự cố.

*Lỗi E5: Có thể hiệu điện thế dòng điện nơi gia đình bạn đang quá cao, vượt mức 245V.

Các mã lỗi HL – Khóa hồng ngoại, CL – Khóa trẻ em

Nếu trên màn hình hiển thị các mã lỗi này đều không phải sự cố. Cách Xử lý khá đơn giản.

1. Mã lỗi CL – Khóa trẻ em:

Nếu như bạn không thể thao tác phím nào trên bếp từ ngoài nút Nguồn tổng, có thể bếp của bạn đang bị khóa trẻ em. Bạn có thể mở khóa bằng cách nhấn và giữ 3 giây phím “ Khóa trẻ em”. Và để mở khóa bạn cũng nhấn giữ 3 giây nút này. Vị trí nút khóa trẻ em tùy thuộc vào từng model bếp.

2.Mã lỗi HL – Khóa hồng ngoại:

Nếu như bạn không thể bật tắt được bếp hồng ngoại, có thể bếp từ của bạn đang bị khóa hồng ngoại. Cách mở khóa cũng tùy theo từng model bếp. Vui lòng liên hệ với nhà phân phối để được giải đáp cụ thể theo model bếp của bạn.

Bảng mã lỗi bếp từ HITACHI

 Bảng mã lỗi bếp từ HITACHI





C11 – C21 – C51 Quá nóng mặt bếp.

C12 – C22 Lỗi nồi hoặc mặt bếp bị dơ.

C13 – C23 Đặt nồi không đúng vị trí, đáy nồi bị lõm,không được sử dụng tấm lót quá dầy.

C15 – C25 Đặt nồi không đúng vị trí.

CB Bị tràn nước,bấm nút lâu hơn 3 giây.

C14 -C24 – H17 – H27 – H57 Không đúng nồi.

C1 C3 C4 Lò nướng bị quá nhiệt.

Cd Chưa đóng nắp lò nướng.

9 LỖI THƯỜNG GẶP Ở BẾP TỪ TẠI NHÀ

Ham giá rẻ, mua bếp từ không rõ nguồn gốc hay thậm chí mua tại những siêu thị bếp từ không đảm bảo chất lượng đôi khi đem lại những rắc rối khó chịu khi sử dụng. Bếp mới đầu dùng thì không sao nhưng sau này thì lại càng ngày gặp càng nhiều lỗi. Không phải ai cũng có thời gian để mang bếp từ ra tận nơi mua để bảo hành nên chắc chắn các bạn rất muốn tìm cách sửa bếp ngay tại nhà.

Nắm được những khó khăn của người dùng bếp từ, Bếp 24h chia sẻ một vài cách khắc phục khi bếp từ gặp lỗi để các bạn hoàn toàn có thể sửa “ Ngay Tại Nhà “

Trường hợp 1: Xảy ra ở những bếp từ đơn

Trường hợp 1 này xảy ra nhiều ở những bếp từ đơn khi bạn đang ăn lẩu, bếp đạt công suất tối đa, nhưng sau đó lại tự động yếu dần đi và không thấy nước lẩu sôi nữa. Ăn lẩu mà như thế thì rất khó chịu phải không, bởi đây là cơ chế thường thấy ở những bếp đơn khi quá nhiệt

Cách sửa:

Đơn giản lắm, bạn hãy tắt bếp đi rồi đợi 1 tý, bật lại bếp thì sẽ được ngay nhé. Bạn cũng nên kiểm tra nguồn điện nữa, hãy nhớ rằng bếp từ đang đun chỉ được cắm riêng 1 ổ thôi nhé, sẽ không có bất kì 1 thiết bị nào khác dùng trên ổ đó nữa đâu

Trường hợp 2: Xảy ra ở những bếp từ cao cấp

Trường hợp này xảy ra ở những bếp từ có giá thành từ tầm trung đến cao cấp ở các căn hộ chung cư, biệt thự. Và hãy xem bếp 24h sửa như thế nào nhé

Cách sửa:

Hãy kiểm tra lại điện áp hoạt động của bếp bởi mỗi bếp từ đều có mạch điện nhận biết giá trị điện áp nguồn nuôi. Và khi chúng ta sử dụng bếp từ với nguồn nuôi không ổn định, có giá trị điện áp quá nhỏ làm mạch điện bảo vệ tác động gây ra hiện tượng ngắt phần điện dao động kích cho khối công suất

Hãy kiểm tra tụ điện 5uF bởi sau thời gian dài hoạt động bền bỉ cùng năm tháng thì chiếc bếp điện tử cũng không tránh khỏi tình trạng bị già hóa các linh kiện bên trong nó. Nằm trong số những linh kiện nhanh già hóa nhất và hay hỏng nhất

2, Bếp từ tự ngắt và bếp từ đóng ngắt liên tục

Sau một thời gian sử dụng bỗng một hôm chiếc bếp từ của bạn tự động tắt không biết lý do. Mặc dù đã kiểm tra ổ điện, phích cắm nhưng vẫn không tài nào hiểu được lý do vì sao mà bỗng dưng chiếc bếp từ lại bị như vậy. Qua tìm hiểu, Bếp 24h tổng hợp được 9 lỗi liên quan tới việc bếp từ tự ngắt hay đóng ngắt liên tục và hướng dẫn chi tiết cách sửa ngay tại nhà

3, Bếp từ mất nguồn

Một trong những nguyên nhân đến từ việc bạn không chịu vệ sinh, lau chùi bếp sau khi sử dụng dẫn đến việc 1 số thức ăn - bụi bẩn - 1 số côn trùng làm ảnh hưởng tới mạch hoặc 1 số thoát gió làm mát bếp, Không tiếp xúc được với nguồn điện !

Và 6 nguyên nhân khác nữa:Đứt cầu chì của bếp từ, bị nổ cầu chì
Hỏng sò công xuất
Tụ điện hỏng
IC điện của bếp từ gặp lỗi
Con tụ 275v- 5uF bị nổ
Lỗi cảm biến nhiệt trên mâm từ

Cách sửa:

Kiểm tra cầu chì bếp từ: Nếu cầu chì bị đứt hoặc bị nổ, bếp từ sẽ không lên điện. Trường hợp cầu chì của bếp từ chưa bị đứt hoặc nổ. Bạn cần kiểm tra và xác định xem bếp từ của mình chạy nguồn điện cấp trước là biến áp xung hay biến áp thường.

Với dòng bếp từ chạy nguồn điện cấp trước là biến áp thường, bạn nên kiểm tra sơ cấp còn trở kháng tốt hay không. Nếu hỏng biến áp, trở kháng sẽ không hoạt động.



Kiểm tra sò công suất IGBT

Sò công suất là bộ phận quan trọng có tác động lớn đến việc bếp từ có lên điện hay không.

Nếu sò công suất bị hỏng, hoặc đứt đẫn đến cháy cầu chì, đứt nguồn điện trở cấp. Không thể dẫn điện vào tới tụ lọc 5UF-400v của bếp từ. Dẫn đến bếp từ không nhận điện.



Chết IC điện bếp từ

IC điện là nguồn cấp điện cho bếp từ hoạt động. Cũng giống như IC xe máy hoặc các IC của các thiết bị khác. IC VIP22A của bếp từ chết, nguồn cung cấp điện cho các bộ phận liên quan bị gián đoạn. Khi khởi động, bếp sẽ không lên nguồn do không có điện chạy qua.



Tụ điện 5uF hỏng

R cấp nguồn từ nguồn vào tới tụ lọc 5uF-400v hỏng. Hoặc tụ điện lọc nguồn 5uF quá yếu hoạt động không còn tốt nữa. Tụ điện thường đứt điện trở cấp nguồn sơ cấp này khiến giá trị điện dung của tụ điện giảm đi. Không đủ nguồn điện để cung cấp cho sò công suất và IC điện nữa.

Nếu tụ điện lọc nguồn đã già hóa, bạn nên thay tụ điện lọc nguồn 5uF mới cho bếp từ của mình để đảm bảo nguồn điện được lưu thông ổn định.


4, Bếp từ hỏng cảm ứng

Bạn đang chuẩn bị tăng công suất, đổi chế độ nấu,… thì bỗng dưng bấm phím nào cũng chẳng điều khiển được và nghĩ rằng chiếc bếp đã bị hỏng cảm ứng rồi. Đừng lo lắng, chúng tôi có một vài giải pháp cho bạn để xử lý việc này ngay tại nhà. Đọc Ngay xem bếp có bị dính lỗi nào không nhé!
Khóa trẻ em: kiểm tra ngay nhé

Bếp từ hỏng cảm ứng đôi khi đến từ việc chiếc bếp từ của bạn đang để ở chế độ “ Khóa trẻ em “ . Khi bếp từ đang bật ở chế độ này, tất cả mọi phím cảm ứng đều bị khóa lại vô tình dẫn đến việc chiếc bếp từ của bạn không điều khiển được.

Kiểm tra lại xem bạn có bật khóa trẻ em không, nếu có hãy nhấn giữ phím khóa 1 lúc khoảng từ 3 đến 5 giây để tắt chế độ này. Nếu bếp của bạn không có nút nào, giữ biểu tượng P (hoặc L) trong 3 giây để tắt khóa trẻ em


Tay ướt:

Đôi lúc vừa đun nấu, vừa rửa rau nên việc chạm vào cảm ứng có đôi chút chẳng nhạy chút nào. Bấm thì lúc được lúc không

Lời khuyên cho bạn là hãy lau khô tay và mặt bếp trước khi sử dụng nhé bởi đôi khi cũng do mặt bếp dính dầu mỡ nữa đó.

À mà bạn cũng chỉ nên sử dụng 1 ngón tay để điều khiển thôi, tránh sử dụng nhiều phím bấm cùng 1 lúc, bạn thao tác xong 1 chức năng rồi mới nên chuyển sang thao tác chức năng khác nhé


Thức ăn bị tràn trên mặt điều khiển:

Thực phẩm bị đổ trên bếp có thể sẽ không gây cháy nhưng hãy dọn sạch tất cả các sự cố tràn thức ăn trên mặt bếp các sớm càng tốt, đặc biệt là thực phẩm chứa đường và lưu ý đến bảng điều khiển bếp. Thức ăn tràn lên mặt điều khiển bếp sẽ đè lên nhiều phím cùng lúc, làm cho bảng điều khiển của bạn không thể nhận diện được chức năng người dùng muốn. Do đó, dẫn đến tình trạng "bếp từ không điều khiển được". Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ với dụng cụ vệ sinh bếp từ chuyên dụng là bếp có thể sử dụng bình thường được.


Sự cố về nguồn điện:

Nếu bếp từ của bạn không thể ấn cả nút Power và không có điện, đây là lúc bạn nên kiểm tra nguồn điện vào bếp! Có thể đã xảy ra sự cố quá tải khiến cầu chì bị nổ hoặc mạch điện bị ngắt. Kiểm tra cầu trì và bộ ngắt mạch của bạn. Nếu không chắc chắn, hãy tìm một thợ điện chuyên nghiệp giúp bạn giải quyết vấn đề về điện nhé. Hoặc nguyên nhân đơn giản hơn - Mất điện! Nếu đây là nguyên nhân, bạn chỉ việc ngồi đợi cho có điện lại mà thôi!


Bếp từ bị chập mạch, hỏng hóc

Nếu tất cả những cách trên không khắc phục được tình trạng của bạn, thì rất có thể bếp từ đã bị chập mạch, hỏng hóc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Bếp từ không được sử dụng thường xuyên dẫn đến bị ẩm, chập mạch và hỏng hóc; Rút điện ngay khi vừa nấu ăn xong làm quạt tản nhiệt dừng hoàn động; Che mất không gian để luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt.


5, Bếp từ không nhận nồi
Do vị trí đặt nồi:

Hãy lưu ý đến vị trí bạn đặt nồi nhé. Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí của vùng nấu thì bếp sẽ không nhận được nồi và sẽ cảnh báo lỗi.

Cách khắc phục là bạn chỉ cần đặt đúng vào vị trí nấu và bếp sẽ hoạt động bình thường


Do nồi không thích hợp :

Do bếp hoạt động theo nguyên lí cảm ứng từ và chỉ nồi có phần đáy nhiễm từ, chất liệu là inox.. mới hoạt động. Nên khi bạn sử dụng nồi không phải là nồi nhiễm từ thì bếp sẽ cảnh báo lỗi và không hoạt động.

Cách khắc phục : bạn nên chọn mua những loại nồi nhiễm từ có các kí hiệu biểu thị rõ ràng được dập nổi dưới mặt của phần đáy nồi

Khi nồi bạn đang sử dụng đã đạt chuẩn và vị trí đặt nồi đúng nhưng bếp vẫn cảnh báo không nhận rồi thì bạn nên chú ý đến mặt đáy của nồi xem có bị biến dạng không. Nếu bị biến dạng bạn nên thay thế tránh trường sử dụng lâu gây ảnh hưởng tới các cảm biến và bo mạch của bếp

Cách khắc phục: Nếu bạn mua bếp tại bếp 24h thì hãy liên hệ ngay tới số đt 0968 723 823. Bạn chỉ việc ngồi ở nhà thôi, chúng tôi sẽ đến tận nơi sửa cho bạn. Còn nếu bạn mua ở siêu thị bếp từ khác thì hãy liên hệ tới nơi bán nhé



6, Bếp từ không nóng và bếp từ không vào điện

Khi đang đun nấu mà bỗng dưng bạn thấy nồi nước mình đặt lên bếp không thấy sôi, mặc dù quạt gió bếp vẫn chạy vù vù, các đèn phím chức năng vẫn sáng.

Đây là trường hợp khá phổ biến ở các bếp từ, thường xuyên xảy ra ở những chiếc bếp kém chất lượng. Bếp 24h có một số cách để khắc phục được chuyện này, hãy cùng đọc xem nhé!
Điện áp không ổn định:

Nguyên nhân phổ biến và thấy hầu hết ở các bếp từ không nóng là do nguồn điện áp thấp hoặc không ổn định. Vì cơ chế hoạt động của bếp từ sử dụng nhiên liệu điện là chính và duy nhất. Bởi vậy, rất có thể điện áp được kết nối với bếp từ của gia đình bạn không ổn định hoặc không đủ hiệu suất cung cấp điện cho bếp từ hoạt động.

Cách khắc phục lỗi bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng là bạn hãy kiểm tra hiệu suất nguồn điện của gia đình mình xem có phù hợp với bếp từ hay không. Bởi nhiều thiết bị bếp từ nhập khẩu hoặc bếp từ xách tay có nguồn điện quá cao, không phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam


Tụ điện lọc nguồn 5uF “hết hạn sử dụng”

Bất kỳ thiết bị điện tử nào qua thời gian sử dụng cũng đều hỏng hóc ở đâu đó. Bếp từ cũng không phải ngoại lệ

Tụ điện lọc nguồn 5uF yếu dẫn đến bề từ chạy nhưng không nóng do khả năng điện dung của tụ điện giảm, năng lượng điện thấp, không đủ cung cấp cho bếp từ. Dẫn đến lượng nhiệt sản sinh ra cực thấp hoặc không có nhiệt được sinh ra.

Cách khắc phục là bạn cần bảo dưỡng, thay thế định kỳ tụ lọc điện 5uF khi thấy có dấu hiệu tụ điện yếu


Chết sò công suất IGBT

Một nguyên nhân khác khiến bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng chính là chết sò công suất IGBT. Khi phụ kiện này bị chết sẽ sẽ làm cháy cầu chì hoặc nhả atomat khi kết nối bếp từ với nguồn điện.

Trường hợp nhẹ khi IGBT bị chết ở dạng đứt mạch (đứt CE), bếp từ vẫn sẽ sáng, quạt làm mát vẫn hoạt đồng nhưng không làm nóng dụng cụ nấu. Đây là linh kiện rất quan trọng trong bếp từ, chính vì thế mà bạn cần thay thế khi đứt CE.


Sử dụng không đúng chất liệu xoong nồi:

Bếp từ là thiết bị khá kén nồi nấu, nó sẽ không hợp tác với các chất liệu đáy xoong nồi không nhiễm từ. Vì thế,nếu bạn gặp phải trường hợp bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng. Rất có thể bạn đang sử dụng không đúng chất liệu xoong nồi.

Để xác định có đúng nguyên nhân khiến bếp từ không nóng do dụng cụ nấu hay không. Bạn chỉ cần thay thế chiếc nồi mình đang nấu bằng nồi có đáy nhiễm từ. Để biết đáy nồi có nhiễm từ không, bạn có thể sử dụng nam châm để kiểm tra. Nếu nam châm hút chặt vào đáy nồi, tức là nồi của bạn có thể dùng được trên bếp từ.

7, Lỗi bếp từ kêu tanh tách ngay cả khi sử dụng lẫn ngắt điện

Nhiều bếp từ có thiết kế role đóng ngắt liên tục nhằm tiết kiệm điện và san bằng nhiệt nên trong quá trình nấu role đóng mở lên tục đã phát ra tiếng kêu tách tách đây là hiện tượng bình thường của bếp từ nên các bạn hoàn toàn yên tâm không phải lo lắng.



Tự sửa bếp từ liệt cảm ứng

Lý do bếp từ không điều khiển được - Sửa bếp từ không điều khiển được. Sửa bếp từ Cảm ứng_Sửa bếp từ không tăng giảm được nhiệt độ, sửa bếp từ không lên nhiệt

Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn phải có lần bạn gặp phải hiện tượng bếp điện từ bị loạn cảm ứng hoặc bếp từ không tăng giảm được nhiệt độ, bếp từ không lên nhiệt khiến chúng ta cảm thấy đau đầu khó chịu, làm ảnh hưởng tới quá sinh hoạt và nấu nướng.



- Vậy rốt cuộc thì đã xảy ra vấn đề gì, bếp đang bị làm sao và làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này, hãy cùng trung tâm bảo hành bếp từ 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiện tượng bếp từ không điều khiển được là như thế nào?

- Bếp từ không điều khiển được hoặc bếp hồng ngoại không điều khiển được là hiện tượng bếp đang gặp phải sự cố, và sự cố này được chia ra làm hai kiểu đó là bếp từ không bật được nguồn và lỗi cảm biến bếp từ.



Hiện tượng bếp từ không điều khiển được là thế nào?

- Bếp từ không bật được nguồn hay còn gọi là sự cố bếp từ mất nguồn, bếp không lên nguồn do đó mà ta không bấm được bếp, không điều khiển được bếp.

- Còn lỗi cảm biến bếp từ là hiện tượng bếp có nguồn điện cấp vào, bếp có thể sử dụng được nhưng khi vừa bấm vào phím, bấm nút điều khiển thì bếp không hoạt động hoặc khi đang nấu mà muốn bấm chuyển chế độ, bấm tắt đi thì bếp không nhận.

>> Cả hai hiện tượng này đều được gọi chung là hiện tượng bếp từ không điều khiển được, và khi đó thì không còn cách nào khách đó là chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện sửa bếp từ không điều khiển được càng sớm càng tốt.
6 nguyên nhân bếp từ không điều khiển được.



Nguyên nhân khiến bếp từ không thể điều khiển được

- Một số loại bếp từ, bếp điện từ, bếp ga và bếp hồng ngoại có chung nguyên lý hoạt động thì dưới đây là tổng hợp 6 nguyên nhân khiến bếp không điều khiển được:Do bếp từ chưa được cấp nguồn điện, chưa có điện - hỏng nguồn điện.
Các đồ vật đè lên bảng điều khiển khiến bếp bị loạn phím/loạn cảm ứng.
Do bếp của bạn đang bật chế độ khóa điều khiển.
Do tay quá ướt nên bếp từ không nhận cảm ứng.
Do mặt bảng điều khiển bẩn hoặc nước từ nồi tràn ra bề mặt bếp.
Do bếp bị hỏng bảng điều khiển – lỗi mạch

>> Đây là 6 nguyên nhân thường thấy nhất thể hiện tình trạng bếp không điều khiển được, nếu như gặp phải vấn đề này thì ta nên tiến hành sửa bếp từ cảm ứng càng sớm càng tốt.
Bếp từ không điều khiển được gặp phải ở những dòng bếp nào?



Một số loại bếp từ gặp sự cố không điều khiển được

- Với sự cố này thì không phải tất cả các dòng bếp từ đều bị, đều gặp phải khi đang sử dụng, nó chỉ hay bắt gặp ở một số các model bếp dưới đây như:Bếp từ Bosch không điều khiển được.
Bếp từ Munchen không điều khiển được.
Bếp từ Siemens không điều khiển được.
Bếp từ Canzy, bếp chefs, bếp faster, kangaroo.

- Ngoài ra thì với một số dòng bếp khác cũng có thể gặp phải vấn đề này, tuy nhiên thì rất ít, hiếm khi gặp phải. Nhưng nếu có gặp phải thì ta chỉ cần tiến hành kiểm tra, khắc phục tại nhà một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn sửa bếp từ không điều khiển được tại nhà



Quy trình sửa bếp từ không điều khiển được tại nhà

- Tùy theo loại bếp từ mà cách khắc phục sự cố bếp không điều khiển được lại khác nhau. Sửa bếp từ phím bấm không điều khiển được khác với sửa bếp từ cảm ứng không điều khiển được.

- Tuy nhiên thì dưới đây, baohanhbeptuvn.com sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa bếp từ không điều khiển được tại nhà một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

1: Với sự cố mất nguồn thì sửa bếp từ không điều khiển được và sửa bếp hồng ngoại không điều khiển được giống nhau, ta chỉ cần kiểm tra lại hệ thống nguồn điện của bếp, công tắc và ổ cắm, aptomat có được kết nối tốt hay không.

- Nếu bị tuột hoặc chăm cắm điện, chưa bật apomat thì ta có thể bật lên, vậy là bếp có thể làm việc bình thường. Còn nếu cắm/bật rồi mà bếp không lên thì nên kiểm tra lại hệ thống đường dây và vi mạch bên trong.

2: Khi gặp phải hiện tượng bếp từ không lên nhiệt mặc dù có nguồn, có đèn thì ta nên kiểm tra bếp có bị khóa chức năng, bếp đang bật sai chức năng để chỉnh lại đúng chế độ, đúng chương trình chạy.

3: Còn có trường hợp bếp điện từ bị loạn cảm ứng, bếp từ không tăng giảm được nhiệt độ thì cần kiểm tra tay có bị ướt hay không rồi lau chùi khô tay để bật lại, hoặc làm kiểm tra có nước rơi rớt ra màn hình của bếp rồi lau sạch đi.

- Trường hợp tất cả đều khô ráo mà bếp vẫn nhảy loạn phím liên tục thì nên ngắt bếp đi rồi đợi 5 đến 10 phút, tiếp sau đó là bật lại bếp rồi thử lại chức năng, nếu như không được thì bếp đang bị lỗi main, và lúc này thì nên gọi thợ sửa bếp từ cảm ứng chuyên nghiệp để được tư vấn, khắc phục ngay lập tức.

Các mã báo lỗi thường hay gặp của bếp từ

Điều khó nhất khi dùng bếp điện từ là bếp bỗng dưng ngừng hoạt động, màn hình hiển thị các mã báo lỗi E1, E2, E3, E4, E5, E6… mà bạn thì chẳng biết mấy mã này là gì, làm sao khắc phục lỗi? Giúp bạn chủ động xử lý các sự cố phát sinh khi dùng bếp từ, Điện máy XANH cung cấp cho bạn các mã báo lỗi thường hay gặp của bếp từ và cách xử lý hiệu quả.

Mã lỗi E0

Cắm lại giắc cắm của bếp từ khi mã lỗi “E0” xuất hiện là do giắc bị lỏng

Khi mã lỗi “E0” xuất hiện trên màn hình bảng điều khiển của bếp từ thì có thể là do hiệu điện thế vào bếp từ thấp, ổ cắm điện có dây điện tiết diện nhỏ, không đủ công suất, giắc cắm bị lỏng, rơi xuống.

Cách khắc phục: Để làm mã lỗi “E0” biến mất, đầu tiên bạn tắt bếp từ, kiểm tra lại hiệu điện thế vào bếp từ có ở mức thấp, nếu thấp bạn nên sử dụng một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện.

Công suất của bếp điện từ từ 1800-2200W nên bạn cần sử dụng ổ cắm điện có công suất lớn, tối thiểu 2500W, không nên sử dụng ổ cắm có công suất thấp hơn, dễ bị quá tải.

Trường hợp giắc cắm bị lỏng, rơi xuống thì bạn cắm lại cho chặt và tiếp tục nấu ăn với bếp điện từ.
Mã lỗi E1

Bếp từ phát sinh lỗi “E1” khi hiệu điện thế vào bếp từ quá cao, vượt mức an toàn nên bếp từ ngưng hoạt động và hiển thị trên màn hình mã lỗi này.

Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra nguồn điện, chắc chắn hiệu điện thế ổn định thì bật bếp nấu ăn trở lại. Bạn có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp với bếp từ. Nếu lỗi này vẫn còn, tắt bếp, rút dây điện nguồn và liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.
Mã lỗi E2

Mã lỗi “E2” hiện thị khi nhiệt độ của nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp điện từ nên sản phẩm sẽ ngừng hoạt động và hiện lỗi này để thông báo người dùng xử lý kịp thời.

Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp điện từ ngay, kiểm tra nhiệt độ nồi, lưu ý không dùng tay không chạm vào nồi có thể bị bỏng. Nếu nhiệt độ nồi quá cao, nhấc nồi khỏi bếp từ để nguội vài phút rồi bật bếp điện từ nấu ăn tiếp, mã lỗi sẽ không còn.
Mã lỗi E3

Bếp từ hiện lỗi “E3” có thể là do quạt tản nhiệt không chạy, kiểm tra lại quạt và khắc phục để làm mất lỗi này

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bếp điện từ báo mã lỗi “E3”, có thể là do nhiệt độ bếp từ quá cao, nhiệt độ đã đạt đến mức cài đặt từ trước, lỗ thông gió bị bịt kín, quạt tản nhiệt ngưng hoạt động, hỏng hoặc đây có thể là cơ chế tự bảo vệ của bếp.

Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ, kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín, lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt. Kiểm tra quạt có hoạt động, nếu bị hỏng, trục trặc, bạn không tự sửa được, hãy liên lạc với trung tâm bảo hành.

Nếu là cơ chế tự bảo vệ, hãy tắt bếp và đợi sau 10 phút thì bật bếp lại, sản phẩm sẽ không thấy mã lỗi này nữa.
Mã lỗi E5

Bếp từ có mã lỗi “E5” xuất hiện, có nghĩa rơ le nhiệt của bếp điện từ đã bị chập mạch.

Cách khắc phục: Lỗi của thiết bị bên trong bếp, bạn không phải là thợ chuyên nghiệp, không tự sửa chữa, hãy đem bếp đến trung tâm bảo hành, tiệm sửa chữa để khắc phục.
Mã lỗi E6

Khi điện trở tản nhiệt bị ngắn mạch, bếp từ sẽ hiển thị mã lỗi “E6” trên màn hình LCD.

Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ, rút dây điện nguồn và mang bếp đến tiệm sửa chữa, trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, xử lý sự cố.
Lỗi giắc cắm đã kết nối với nguồn điện nhưng không có âm thanh và đèn “Bật/Tắt” không sáng

Khi bạn đã cắm giắc vào ổ điện, kết nối với nguồn điện nhưng không có âm thanh phát ra, đèn “Bật/Tắt” cũng không sáng. Nguyên nhân có thể là do ổ cắm không tiếp điện, cầu chì không tiếp điện, nhà bạn bị mất điện.

Cách khắc phục: Kiểm tra điện trong nhà bạn có không, ổ cắm, cầu chì có tiếp điện không. Nếu ổ cắm, cầu chì có tiếp điện, nguồn điện trong nhà bạn vẫn có thì bạn cần đến trung tâm bảo hành để kiểm tra, có thể bếp điện từ của bạn đã xảy ra sự cố nào đó ở thiết bị bên trong.
Lỗi bếp điện từ tự động tắt sau 60 giây phát ra

Sau 60 giây phát ra, bếp tự động tắt, lỗi này có thể là do đáy nồi có đường kính nhỏ hơn 12cm và lớn hơn 26cm.

Cách khắc phục: Tắt bếp, chọn nồi có phần đáy đường kính từ 12cm đến 26 cm, sau đó đặt lên vừa vặn với mặt bếp, khởi động bếp lần nữa, lỗi này sẽ không còn.
Lỗi bếp điện từ có âm thanh cảnh báo

Chọn nồi có đáy đường kính lớn hoặc bằng 12 cm, đặt trung tâm mặt bếp để không có âm thanh cảnh báo phát ra

Có âm thanh cảnh báo phát ra khi đáy nồi không đặt vào trung tâm mặt bếp, đường kính đáy nồi nhỏ hơn 12cm hoặc nồi không phù hợp với bếp từ

Cách khắc phục: Đặt lại nồi vào đúng vị trí vừa với vòng nhiệt của bếp từ, bật bếp lên nếu vẫn có lỗi này xảy ra thì bạn nên đổi sang nồi có kích cỡ đường kính đáy lớn hoặc bằng 12cm, âm thanh cảnh báo sẽ tắt.
Lỗi bếp điện từ nhiệt độ không thể kiểm soát được

Bạn thấy nhiệt độ của bếp điện từ không thể kiểm soát được có thể là do đáy nồi không đặt bằng phẳng trên bếp từ, nồi có đáy tròn, lồi lõm nhiều hoặc đèn báo độ nóng không sáng.

Cách khắc phục: Bạn chọn nồi nấu trên bếp từ có đáy bằng phẳng, đặt tiếp xúc hoàn toàn với trung tâm mặt bếp. Kiểm tra lại đèn báo độ nóng có sáng không, nếu có thì lỗi này sẽ biến mất
DBS M05479
Quang Cao