Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Tổng hợp những đảo ởTrường Sa được Việt Nam giữ vững

Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị). Hiện đang có 21 đảo do quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát)

9 đảo nổi là : An Bang (Amboyna Cay) , Phan Vinh (Pearson Reef) , Trường Sa(Trường Sa Lớn, Spratly Island) , Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef),Sinh Tồn (Sin Cowe Island) , Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef) , Song Tử Tây (Southwest Cay) , Nam Yết (Namyit Island) , Sơn Ca (Sand Cay)

12 đảo chìm là: Đá Nam (South Reef) , Đá Lớn (Great Discovery Reef) , Thuyền Chài(Barque Canada Reef) , Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) , Len Đao(Lansdowne Reef) , Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) , Núi Le (Cornwallis South Reef) , Tốc Tan (Alison Reef) , Đá Tây (West London Reef) , Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef) , Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef)

(Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)

Cụ thể các điểm đóng quân và các điểm trong tầm kiểm soát như sau:

Cụm Song Tử:

1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây


2. Đảo Đá Nam (South Reef)


Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)

3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)


4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)


5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân

6. Đảo Núi Thị (Đảo Đá Thị, Petley Reef)

Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)

7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)


8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)


9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)

10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)

Cụm Trường Sa

11. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa

12. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát

13. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân

14. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)

15. Đảo Đá Tây (West London Reef) 3 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây

16. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân

17. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân

18. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ

19. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân

Cụm An Bang

20. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang

21. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân

Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân

Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa

22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng), DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)

23. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 8 bãi đá: Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal), Bãi Ráng Chiều, bãi Ngũ Sắc, bãi Xà Cừ, bãi Vũ Tích

24. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giàn được xây dựng là DK1/4 (Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990 ), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2), DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3), DK1/21(Ba Kè D hay Ba Kè 4)

25. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6(Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ ), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998 )

26. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990 ), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C), DK1/18(Phúc Tần D)

27. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 Huyền Trân

28. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
(Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc)

Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc

Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)

29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, chưa đóng quân nhưng trong vùng kiểm soát)
30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)

Cũng có thể hải quân Việt Nam đang "tầm ngẩm tầm ngầm" kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa (không chắc chắn vì chưa có những thông báo)

C. Mỗi nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines chiếm một số đảo, bãi ngầm

Trung Quốc: Đá Xubi (Subi Reef), Đá Lạc (Gaven Reef South, khác với đá Vành Khăn),Đá Gaven (Gaven Reef, Gaven Reef North), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef/Northwest Investigator Reef),Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Trước kia gọi là Đá Lạc, nhưng hiện nay Đá Lạc được đặt cho bãi đá khác), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef),

Philippines: Song Tử Đông(NORTH EAST CAY), Thị Tứ (THITU ISLAND), Loại Ta (Loaita Island), Bãi/Cồn An Nhơn (Cồn San hô Lan Can, Lankiam Cay), Đá Cá Nhám (Irving Reef),Đá Công Đo (Commondore Reef), Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Đảo Vĩnh Viễn (NANSHAN ISLAND), Đảo Bến Lạc (Đảo Dừa, Đảo Bến Lộc, WEST YORK ISLAND), Bãi Cỏ Rong (Bãi Cỏ Rồng, Reed Bank/Tablemount), Bãi Cỏ Mây (2-nd Thomas Shoal/Reef), ngoài ra thực tế Philippines kiểm soát nhiều bãi đá ngầm ở rất gần bờ biển Philippines. Một số hình ảnh về đảo Thị Tứ bị Phillipines chiếm đóng 

Malaysia: Bãi/Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef), Bãi/Đá Kiệu Ngựa (Asdasier Reef/Ardasier reef,Asdrasier Bank, Đá Kiệu Ngựa là một phần của Bãi Kiệu Ngựa), Bãi Hoa Lau (Swallow Reef), Đá Suối Cát (Đá Đa Lát, Dallas Reef), Đá En Ca (Erica Reef/Enloa Reef), Bãi Thám Hiểm (Đá Sâu, Investigator Shoal/Reef), Đá Lu Xi A (Louisa Reef), ngoài ra Malaysia kiểm soát các bãi đá ngầm ở trong vùng biển Malaysia.

Đài Loan: Đảo Ba Bình (Itu Aba Island) và bãi Bàn Than (Ban Than Reef, Centre Cay) Tên gọi Ba Bình có nguồn gốc từ tấm bia đá đề chữ Vạn Lý Ba Bình (muôn dặm sóng êm) trong miếu cổ từ thời Nguyễn. Tên gọi Bàn Than dựa theo ghi chép của Lê Quý Đôn về Bàn Than Thạch trong Phủ Biên Tạp Lục
Còn một số bãi đá ngầm chưa có nước nào đóng quân, hoặc chưa nước nào kiểm soát được

Xem thông tin về các ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan đang quản lý http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=18426

Thông tin về các trạm khí tượng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại đây http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=13279

Sự thực là Đá Lát (Ladd Reef, hay theo cách Trung Quốc gọi là 日积礁: Riji Jiao) được Việt Nam đóng quân và giữ vững từ CQ88 và vẫn vững vàng hiện nay. Sự kiện 1992 chính xác là Trung Quốc chiếm đóng bãi Đá Lạc (mà Việt Nam có lên tiếng phản đối Trung Quốc chiếm bãi Đá Lạc) nằm trong cụm Nam Yết chứ không phải là Đá Lát (nằm trong cụm Trường Sa). Trung Quốc gọi tên bãi Đá Lạc là Duolu Jiao hay Xinan Jiao (西南礁), hoặc có khi được gọi tên tiếng Anh là Gaven Reef South. Bãi Đá Lạc này nằm ở phía Nam của Đá Gaven (tức Gaven Reef, hoặc có khi gọi là Gaven Reef North, Trung Quốc gọi là南薰礁: Nanxun Jiao) và nằm gần đảo Nam Yết.Bãi Đá Lạc đang bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn khác với bãi Đá Lát đang được hải quân Việt Nam giữ vững

Bản đồ chiếm đóng treo cờ của các nước tại Trường Sa

Nhấn vào hình để phóng to
 Vietnam (Việt Nam chiếm phần lớn các đảo ở Trường Sa
 Philippines
Republic of China (Taiwan) Đài Loan
Malaysia
People's Republic of China

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao