Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Các ngọn hải đăng ở Trường Sa và lân cận

Chủ đề này xin được thông tin về các trạm hải đăng ở khu vực Trường Sa, DK1 do Việt Nam nắm giữ, và các hải đăng do các nước tranh chấp xây dựng. Các ngọn hải đăng này đều có số đăng ký (ARLHS number) tại Amateur Radio Lighthouse Society (ARLHS)

Việt Nam

Việt Nam đang có 9 hải đăng ở Trường Sa và DK1. Các ngọn hải đăng này do Xí nghiệp biển Đông và hải đảo (trực thuộc Công ty bảo đảm an toàn hàng hải 2), có trụ sở tại 70 Hạ Long, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý. Các ngọn hải đăng đó là

1. Hải đăng Song Tử Tây
Hải đăng Song Tử Tây được xây dựng năm 1993 tại tọa độ 11°25'43"00N 104°19'50"000E trên đảo Song Tử Tây. Ngọn hải đăng này có tác dụng: Chỉ vị trí đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình. Số đăng ký ARLHS SPR 007, SPR-007, SPR 007 ngày 01/06/2006

Đây là ngọn hải đăng cấp 2 có tầm hiệu lực ánh sáng 21 hải lý vào ban ngày, tầm hiệu lực ánh sáng 22 hải lý vào ban đêm. Ngọn hải đăng này được xây dựng trên nền đất cao 5,5m, chiều cao tháp đèn là 38m, chiều cao tâm sáng là 36m. Ngọn hải đăng sử dụng đèn chính loại VMS RB 4000 và đèn phụ loại TRB 220, có màu sáng trắng, chớp đơn với chu kì 15s = 0.175s lóe sáng + 14.825s ngắt

2. Hải đăng An Bang

Hải đăng An Bang được xây dựng năm 1995 tại tọa độ 07°52'10"00N 112°54'10"000E trên đảo An Bang. Đây là ngọn hải đăng cấp 3, có tác dụng Chỉ vị trí đảo An Bang - quần đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hoà- Đèn độc lập, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa định hướng và xác định vị trí của mình. Ngọn hải đăng này được xây dựng trên nền đất cao 3m , chiều cao tháp đèn 24,9m, chiều cao tâm sáng 22,2m. Hải đăng An Bang có tầm hiệu lực ánh sáng 14,5 hải lý vào ban ngày, tầm hiệu lực ánh sáng 15 hải lý vào ban đêm. Hải đăng An Bang sử dụng đèn chính loại ML 300 và đèn phụ loại HD 300, ánh sáng màu trắng, chớp nhóm 2 với chu kỳ 10s. Số đăng ký ARLHS SPR 002, SPR-002, SPR 002 ngày 01/06/2006

3. Hải đăng Đá Lát

Hải đăng Đá Lát được xây dựng năm 1994 tại tọa độ 08°40'01"00N 111°39'50"000E tại khu vực Đá Lát có độ sâu 2m dưới mực nước biển. Đây là hải đăng cấp 2, có tác dụng: Chỉ vị trí đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình. Tháp đèn Đá Lát có chiều cao 42m, tâm sáng có độ cao 40m, sử dụng loại đèn chính TRB 220 và đèn phụ HD 300. Ánh sáng của đèn là ánh sáng trắng, chớp đơn với chu kỳ 5s = 0.158s nháy sáng + 4.842s tắt sáng. Tầm hiệu lực là 15 hải lý vào ban ngày và 18 hải lý vào ban đêm. Số đăng ký ARLHS SPR 004, SPR-004, SPR 004 ngày 01/06/2006


4. Hải đăng Đá Tây

Hải đăng Đá Tây được thiết lập năm 1994 tại tọa độ 8° 50' 41" N -- 112° 11' 42" E, là hải đăng cấp 3 có tác dụng: Chỉ vị trí đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình.
Hải đăng Đá Tây có chiều cao tháp đèn 22m, chiều cao tâm sáng 20m. Loại đèn sử dụng là ML 300 cho đèn chính và HD 300 cho đèn phụ, có ánh sáng trắng, chớp nhóm 3, chu kỳ 10s, hiệu lực ánh sáng là 14 hải lý ban ngày và 15 hải lý vào ban đêm. Số đăng ký ARLHS SPR 008, SPR-008, SPR 008 ngày 01/06/2006

5. Hải đăng Tiên Nữ

Hải đăng Tiên Nữ được xây dựng năm 2000 tại tọa độ 08°52'00"00N 114°39'00"000E, trên nền đất cao 1,6m. Đây là loại hải đăng cấp 3, tác dụng: Chỉ vị trí đảo Tiên Nữ, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình. Ngọn hải đăng có chiều cao tháp đèn là 22,1 m, chiều cao tâm sáng là 20,5m, có tầm hiệu lực ánh sáng 14 hải lý vào ban ngày, 15 hải lý vào ban đêm. Đèn được sử dụng là loại HD 500 cho đèn chính và HD 300 cho đèn phụ, có ánh sáng trắng, chớp nhóm 2+1, chu kỳ 10s. Số đăng ký ARLHS SPR 014, SPR-014, SPR 014 ngày 01/06/2006


6. Hải đăng Huyền Trân

Hải đăng Huyền Trân được xây dựng năm 1994, tại tọa độ 08°02'03"00N 110°37'01"000E. Đây là hải đăng cấp 3, tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Huyền Trân, Bà Rịa - Vũng tàu. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này. Ngọn hải đăng được đặt trên đỉnh của nhà giàn DK1/7 Huyền Trân, độ cao tháp đèn và tâm sáng là 23,4 m so với mực nước biển. Hải đăng có tầm hiệu lực 10 hải lý vào ban ngày và 12 hải lý vào ban đêm. Loại đèn sử dụng là HD300, ánh sáng trắng, chớp nhóm 2+1, chu kỳ 10s. Số đăng ký ARLHS SPR 001, SPR-001, SPR 001 ngày 01/06/2006


7. Hải đăng Phúc Tần

Hải đăng Phúc Tần là được xây dựng năm 1994 tại tọa độ 08°09'25"00N 110°35'28"000E. Đây là hải đăng cấp 3, tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Phúc Tần, Bà Rịa - Vũng tàu. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này.

Hải đăng này được đặt trên nóc nhà giàn DK1/18 Phúc Tần D, có chiều cao tháp đèn và tâm sáng là 23,4m, tầm hiệu lực ánh sáng là 10 hải lý ban ngày, 12 hải lý vào ban đêm. Đèn được sử dụng là loại đèn HD 300, ánh sáng trắng, chu kỳ chớp 5s. Số đăng ký ARLHS SPR 005, SPR-005, SPR 005 ngày 01/06/2006.

8. Hải đăng Quế Đường

Hải đăng Quế Đường được xây dựng năm 1994, ở tọa độ 07°48'49"00N 110°28'24"000E. Đây là hải đăng cấp 3, tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Quế Đường, Bà Rịa - Vũng tàu. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này.
Hải đăng được đặt trên nóc nhà giàn DK1/8 Quế Đường A, chiều cao tháp đèn và tâm sáng là 23,4 m, tầm hiệu lực ánh sáng là 10 hải lý ban ngày, 12 hải lý ban đêm. Loại đèn được sử dụng là HD 300, ánh sáng trắng, chớp nhóm 3, chu kỳ 10s. Số đăng ký ARLHS SPR 003, SPR-003, SPR 003 ngày 01/06/2006.

9. Hải đăng Ba Kè

Hải đăng Ba Kè được xây dựng năm 1995 tại tọa độ 07°52'14"00N 110°44'32"000E. Đây là hải đăng cấp 3, tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Ba Kè, Bà Rịa - Vũng tàu. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này.
Hải đăng được đặt trên nóc nhà giàn DK1/21 Ba Kè 4, có chiều cao tháp đèn và tâm sáng là 22,5m, tầm hiệu lực ánh sáng 10 hải lý vào ban ngày, 12 hải lý vào ban đêm. Loại đèn được sử dụng là HD 300, ánh sáng trắng, chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12s. Số đăng ký ARLHS SPR 006, SPR-006, SPR 006 ngày 01/06/2006.

Nguồn http://www.mscii.com.vn/vietnamese/i...362&Itemid=951

10. Hải đăng Trường Sa Lớn

Trước đây đã có những kế hoạch xây dựng các ngọn hải đăng ở các đảo khác như đảo Trường Sa Lớn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca và xây dựng thêm một số hải đăng trên nóc các nhà giàn DK1. Riêng ở đảo Trường Sa Lớn đã có một ngọn hải đăng được xây dựng xong, có thể là chưa hoạt động nhưng chắc chắn là đã xây dựng xong hoặc ít nhất cũng hoàn thành các phần cơ bản. Dưới đây là một hình ảnh về hải đăng Trường Sa Lớn được chụp từ trực thăng SAR của đoàn Đồng Tháp trong chuyến bay cấp cứu chở thượng úy Ngô Văn Hải-đảo trưởng đảo Đá Lát về đất liền chữa trị. Chuyến bay đó vào ngày 25/11/2009 bao gồm đoàn không quân Đồng Tháp (B70), Quân y viện 175 và các phóng viên của báo Thanh Niên (những người chụp ảnh).




Phillipines

Hải đăng được Phillipines xây dựng trên đảo Thị Tứ (Thitu island, Pagasa island) năm 1976, chu kỳ nháy 5s. Số đăng ký ARLHS SPR 010, SPR-010, SPR 010 ngày 01/06/2006.
Còn theo tài liệu http://books.google.com/books?id=2bf...tly%22&f=false Philippines đã cho xây dựng hải đăng năm 1995 tại Bãi Tổ Muỗi (Nares Bank) hoặc là bãi Đồng Thạnh(Marie Louis Bank) Phillippines gọi là Recto, 1 hải đăng trên Bãi Thạch Sa (Bãi Cá Ngựa, Seahorse Shoal/Bank), và 1 hải đăng trên cồn Jackson (Jackson Atoll/Reef). Tức là theo đó, tổng cộng có 3 hải đăng được Philippines xây trong năm 1995 Không rõ tin đó được xác thực đến đâu, và tình trạng chiếm đóng có thay đổi gì sau sự kiện đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong năm 1995 hay không

Malaysia

1. Đảo Hoa Lau (Swallow Reef, Layang Layang) Hải đăng có chiều cao 8m???, ánh sáng trắng, chu kỳ chớp đơn 5s. Số đăng ký ARLHS SPR 009, SPR-009, SPR 009 ngày 01/06/2006.

2. Đá Sác Lốt (Royal Charlotte Reef, Semarang Barat Besar) được Malaysia gọi tên là Semarang Barat Besar Light. Hải đăng có chiều cao tâm sáng 26m, ánh sáng trắng, 2 chớp trong chu kỳ 10s, tầm xa hiệu lực 10 hải lý. Số đăng ký ARLHS SPR 011, SPR-011, SPR 011 ngày 01/06/2006.

3.Đá Lu xi a (Louisa Reef, Semarang Barat Kecil) Hải đăng có chiều cao 8m???, ánh sáng trắng, chớp đơn trong chu kỳ 10s. Số đăng ký ARLHS SPR 012, SPR-012, SPR 012 Hải đăng này đã không còn hoạt động.

Trung Quốc


1.Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef, 东门礁Dongmen Jiao, Pagkakaisa)
Hải đăng được xây dựng trên Đá Tư Nghĩa chưa có số ARSHS


2. Đá Chữ Thập (永暑礁,Yongshu Jiao, Kagilingan)
Các hình ảnh về Đá Chữ Thập cho thấy là ở đây đã có một ngọn hải đăng

3. Đá Subi (Subi Reef, 渚碧礁, Zhubi Jiao/Dao, Zamora)
Hình ảnh về Đá Subi cũng cho thấy đã có một ngọn hải đăng được xây dựng


Đài Loan

Hải đăng được Đài Loan xây dựng trên đảo Ba Bình (Itu Aba Island, 太平岛, Taiping Dao) chưa có số ARSHS

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao