Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

CÁCH LUỘC TRỨNG TÍM (trứng củ dền)

CÁCH LUỘC TRỨNG TÍM (trứng củ dền)

Trứng củ dền không chỉ để cho đẹp mà còn rất bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

- Trứng (gà, vịt ) : 5 quả

- Củ dền đỏ : 200gr

Cách làm:

Bước 1: Luộc trứng rồi bóc vỏ.

Bước 2: Gọt vỏ củ dền rồi thái nhỏ.

Bước 3: Đun củ dền đã thái cùng với 2 bát con nước cho ra màu, sau đó thả trứng vào đun liu riu khoảng 5 phút và tắt bếp.

Bước 4: Ngâm trứng trong nước củ dền khoảng 3-4 giờ, còn phần bã củ thì có thể để lên trên cùng. Tốt nhất các bạn nên cho vào một cái cốc lớn sao cho trứng ngập hoàn toàn trong nước.

Bước 5: Bổ trứng ra và cùng chiêm ngưỡng và thưởng thức những quả trứng tím vô cùng đẹp mắt nào.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương

a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở của chủ hộ, kèm theo danh sách trích ngang của các thành viên trong gia đình (ghi rõ họ tên, năm sinh, dân tộc, quan hệ với chủ hộ của từng nhân khẩu trong hộ) gửi đến ấp, khu phố.
Bước 2. Ấp, khu phố tiến hành họp xét và lập biên bản gửi UBND cấp xã xem xét, giải quyết. Thành phần tham dự gồm: Ban quản lý ấp, khu phố, đại diện nhân dân và toàn thể hộ nghèo trong ấp.
Bước 3. UBND cấp xã tiến hành họp xét và lập biên bản gửi Ban chỉ đạo cấp huyện thông qua Phòng Lao động-TB&XH. Thành viên tham dự gồm: Các thành viên của ban chỉ đạo điều hành giảm nghèo - việc làm ở xã, thị trấn.
Bước 4. Phòng Lao động-TB&XH – Thường trực ban chỉ đạo tổ chức họp xét và trình UBND huyện quyết định.

b) Cách thức thực hiện:
Liên hệ trực tiếp tại UBND cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị được hỗ trợ nhà của chủ hộ, kèm theo danh sách trích ngang của hộ được xét (ghi rõ họ tên, năm sinh, quan hệ với chủ hộ… của từng nhân khẩu trong hộ).
+ Biên bản họp xét của thôn ấp, khu phố (sau đây được gọi chung là ấp), có xác nhận của Ban điều hành ấp.
+ Biên bản họp xét của UBND cấp xã gồm các thành viên của Ban chỉ đạo điều hành xóa đói giảm nghèo ở xã (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
+ Tờ trình đề nghị hỗ trợ nhà (kèm theo biên bản họp xét) của UBND cấp xã.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- 10 ngày ấp, khu phố tiến hành họp xét và gửi biên bản đến UBND cấp xã.
- 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản đến UBND họp xét của ấp, khu phố, UBND cấp xã tiến hành họp xét và lập biên bản gửi về thường trực Ban chỉ đạo huyện (thông qua Phòng Lao động-TB&XH) để xem xét giải quyết.
- 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp xã chuyển đến, Phòng Lao động-TB&XH – Thường trực ban chỉ đạo tổ chức họp xét và trình UBND huyện quyết định.
- 30 ngày đối tượng thực hiện xây dựng hoàn thiện căn nhà để UBND cấp huyện ban hành quyết định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp :
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :

- Hộ nghèo không có nhà ở; Ở nhờ hoặc nhà ở tạm bợ.
- Hộ nghèo theo chuẩn hiện hành được cấp sổ hộ nghèo và không nằm trong chương trình 134; phải có đất làm nhà, đất không nằm trong vùng quy hoạch, không thuộc diện xâm canh lấn chiếm, đất không tranh chấp, được UBND cấp xã xác nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 11/01/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo giai đoạn 2006-2010;

- Quyết định số 71/2006/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, thực hiện đề án hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2010.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo
Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

a) Trình tự thực hiện:
Bước 1:
- Ấp (khu phố) tiến hành lập danh sách đối tượng hộ nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo gửi UBND cấp xã.
- UBND cấp xã rà soát lập danh sách đối tượng được công nhận hộ nghèo trên địa bàn quản lý. Lập tờ trình kèm theo danh sách và bảng tổng hợp đối tượng hộ nghèo được cấp thẻ BHYT gửi Phòng Lao động – TBXH cấp huyện.
Bước 2:
- Phòng Lao động – TBXH cấp huyện trên cơ sở đề nghị của các xã thẩm định, phúc tra, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách mua và cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo.
- Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng. Phòng LĐTBXH cấp huyện có tránh nhiệm gửi Quyết định phê duyệt kèm theo danh sách cho Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh và thực hiện ký hợp đồng mua thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo theo quy định.
Bước 3.
Sau khi Phòng LĐTBXH cấp huyện nhận được thẻ BHYT từ Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh chuyển về, tiến hành cấp phát cho các xã.
Bước 4:
UBND cấp xã tiến hành cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng sử dụng và nộp lại danh sách cấp thẻ có ký nhận của người được cấp thẻ BHYT để quyết toán.
b) Cách thức thực hiện: UBND xã thị trấn trực tiếp thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình của UBND xã, thị trấn đề nghị phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp thẻ BHYT năm …. (kèm theo danh sách và bảng tổng hợp).
+ Phòng Lao động – TBXH tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp : BHXH tỉnh; Ban Qlý QKCB cho người nghèo tỉnh Bình Phước.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ BHYT.
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:


- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương
Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất

a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trưởng ấp, khu phố lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp thôn (nếu có) gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết.
- Bườc 3: Sau khi được UBND cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
Trường hợp:
+ Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho đối tượng gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc thì UBND cấp xã làm văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện sau đó Phòng sẽ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.
+ Trường hợp UBND cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ.
b) Cách thức thực hiện:
Liên hệ trực tiếp tại UBND cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin hưởng trợ cấp khó khăn của đối tượng.
+ Biên bản họp thôn.
+ Biên bản họp xét của hội động xét duyệt cấp xã (mẫu số 2)
+ Văn bản đề nghị của UBND cấp xã.
* Trường hợp:
Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho đối tượng gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc thì UBND xã làm văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện sau đó Phòng sẽ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
Tổng thời gian là 17 ngày làm việc trong đó:
- Cấp xã: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ về gửi Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để xem xét, giải quyết.
- Cấp huyện: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện .
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 26 /2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1:
- Ấp (khu phố) tiến hành lập danh sách đối tượng hộ nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo gửi UBND cấp xã.
- UBND cấp xã rà soát lập danh sách đối tượng được công nhận hộ nghèo trên địa bàn quản lý. Lập tờ trình kèm theo danh sách và bảng tổng hợp đối tượng hộ nghèo được cấp thẻ BHYT gửi Phòng Lao động – TBXH cấp huyện.

Bước 2:
- Phòng Lao động – TBXH cấp huyện trên cơ sở đề nghị của các xã thẩm định, phúc tra, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách mua và cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo.
- Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng. Phòng LĐTBXH cấp huyện có tránh nhiệm gửi Quyết định phê duyệt kèm theo danh sách cho Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh và thực hiện ký hợp đồng mua thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo theo quy định.

Bước 3.
Sau khi Phòng LĐTBXH cấp huyện nhận được thẻ BHYT từ Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh chuyển về, tiến hành cấp phát cho các xã.

Bước 4:
UBND cấp xã tiến hành cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng sử dụng và nộp lại danh sách cấp thẻ có ký nhận của người được cấp thẻ BHYT để quyết toán.

b) Cách thức thực hiện: UBND xã thị trấn trực tiếp thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình của UBND xã, thị trấn đề nghị phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp thẻ BHYT năm …. (kèm theo danh sách và bảng tổng hợp).
+ Phòng Lao động – TBXH tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt đối tượng hộ nghèo được mua và cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp : BHXH tỉnh; Ban Qlý QKCB cho người nghèo tỉnh Bình Phước.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ BHYT.
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:


- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

--------------------------
Thủ tục hành chính

Cần xem:
Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà tình thương
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo
Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất
DBS M05479
Quang Cao