Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

77% người trẻ sẵn sàng nhảy việc và đây là lý do tại sao!

Nhảy việc dường như đã trở thành chuyện thường tình đối với thế hệ trẻ ngày nay. Theo một khảo sát, lứa tuổi 20+ đại diện cho thế hệ Millennials chính là những đối tượng có số lần chuyển đổi công việc cao hơn hẳn so với các thế hệ khác. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?
Nhảy việc dường như đã trở thành chuyện thường tình đối với thế hệ trẻ ngày nay. Theo một khảo sát, lứa tuổi 20+ đại diện cho thế hệ Millennials chính là những đối tượng có số lần chuyển đổi công việc cao hơn hẳn so với các thế hệ khác. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?
Theo thống kê, thời gian nhảy việc trung bình của thế hệ Millennials chỉ rơi vào khoảng 5 năm đổ lại. Điều này khiến nhiều thế hệ cũ có cái nhìn tiêu cực về hiện tượng này. Thế nhưng, trên thực tế, nếu nhìn sâu vào tình hình chung của thị trường, bạn có thể hiểu được lý do tại sao thế hệ trẻ lại ưa thích chuyện nhảy việc

Nhảy việc – Lựa chọn ích kỷ hay lợi ích cho đôi bên?

Nhảy việc là tình trạng cả nhân viên và nhà tuyển dụng đều mắc kẹt trong vị trí làm việc hiện tại, không thể tìm được hướng giải quyết từ hai phía dẫn đến kết quả thay đổi nơi làm việc. Đôi khi, điều đó lại tốt cho cả đôi bên. Đối với thế hệ Millennials, nhảy việc sẽ giúp họ tìm được một vị trí cao hơn hoặc có cơ hội thăng tiến nhanh, mức lương hấp dẫn hơn hay tìm thấy sự phù hợp trong môi trường môi trường văn hóa mới. Khi nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, việc định kiến những cá nhân nhảy việc dường như sẽ giảm đi dần.
Nhà tuyển dụng trong bối cảnh hiện tại có thể nhận thức rằng họ đang thuê những đối tượng hay nhảy việc vì thế hệ trẻ không bao giờ chấp nhận việc sự nghiệp của mình dậm chân tại chỗ.
Thay vì mắc kẹt ở một nơi không đem lại nhiều lợi ích, họ học cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn tốt cho cả bản thân và nhà tuyển dụng.

Liệu có phải người trẻ nhảy việc chỉ vì tiền lương?

Rất nhiều ý kiến cho rằng người trẻ – thế hệ Millennials nhảy việc vì mức lương ở nơi khác hấp dẫn hơn. Họ không thể kiên nhẫn để chờ đợi được “nếm trái ngọt” như thế hệ tiền bối của mình. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả đối tượng nhảy việc.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ họ sẵn sàng nhảy việc và chấp nhận một công việc với mức lương cắt giảm thấp hơn hẳn so với vị trí cũ để tìm được nơi làm việc phù hợp, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về văn hóa công ty hay môi trường làm việc.
Những yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi công việc có thể kể đến như có quá nhiều việc phải làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhận thức về môi trường hay các mối quan hệ xung quanh đang rạn nứt, suy nghĩ về việc lập gia đình,.. Khi một vị trí mới phù hợp với các giá trị người trẻ quan tâm, nhiều khả năng đó sẽ là lựa chọn “dài hơi” dành cho họ thay vì bến đỗ tạm thời này.
Vậy thế hệ trẻ khi nhảy việc như thế có gọi là ích kỷ? Theo một nghiên cứu mới đây, việc gắn bó với cùng một nhà tuyển dụng trong hơn hai năm khiến nhân viên nhận được 50% hoặc cao hơn mức lương hàng năm của mình. Thế nhưng, hầu hết người trẻ lại lựa chọn các công ty mới vì họ nhìn thấy có nhiều khả năng để phát triển sự nghiệp hơn ở vị trí hiện tại. Với thế hệ Millennials, khi có cơ hội, họ phải biết cách nắm bắt. Điều này quả thật là tin xấu với những nhà tuyển dụng có quy mô nhỏ khi họ phải tìm cách giữ chân những người trẻ tuổi ở lại làm việc cho công ty. Bởi lẽ, họ có ít khả năng đưa nhân viên của mình thăng tiến nhanh hơn những tập đoàn quy mô lớn. Cơ hội của họ nằm ở chỗ họ có thể tạo được môi trường làm việc, văn hóa năng động hoặc các đặc quyền khác khiến người trẻ yêu thích và mong muốn được ở lại.
Thế hệ Millennials luôn muốn bản thân có được tiếng nói trong chính sự nghiệp của mình. Họ là tác giả cho quyển sách về lộ trình sự nghiệp của bản thân mình và nhảy việc sẽ giúp người trẻ thoát khỏi những viễn cảnh họ hình dung được về tương lai nghề nghiệp phía trước mình phải trải qua.

Chuyển nơi sống để làm việc – Cám dỗ lớn với người trẻ năng động!

Các Millennials thường có xu hướng kết hôn và sinh con ở lứa tuổi muộn hơn so với thế hệ trước.  Và điều này khiến cho việc luân phiên thay đổi nơi sinh sống để làm việc là một lựa chọn táo bạo, hấp dẫn với nhiều người trẻ.
Theo nghiên cứu của Cornerstone – một công ty sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nhân lực, 77% người trẻ sẵn sàng cân nhắc chuyện nhảy việc, thay đổi nơi sống đến một thành phố khác, quốc gia khác và xem đó như là một bước chuyển lớn trong sự nghiệp.
Các sinh viên khi mới ra trường thường ưa thích lối sống năng động và sẵn sàng di chuyển nhiều nơi. Do đó, các nhà tuyển dụng khi lựa chọn thế hệ Millennials thường đưa ra những “offer” khá hấp dẫn về cơ hội di chuyển, thay đổi nơi làm việc đến một thành phố mới hoặc thậm chí là quốc gia khác. Người trẻ luôn háo hức để được khám phá những địa điểm mới nằm trong khả năng của bản thân mình.

Định kiến về nhảy việc đang ngày càng được cải thiện

Trước đây, các ứng viên luôn được khuyên rằng nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tiêu cực khi thấy một CV với vị trí gắn bó chưa đến 2 năm. Quá nhiều công việc với tuổi đời ngắn ngủi  trong hồ sơ ứng tuyển rất có khả năng dẫn đến báo động đỏ khiến tên của ứng viên bị gạch bỏ trong danh sách.
Hiện nay, ý nghĩa tiêu cực này đang ngày một cải thiện và có đến 57% Millennials cho rằng định kiến nhảy việc dường như không còn ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định của nhà tuyển dụng (theo khảo sát từ Robert Half – một công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự). Dĩ nhiên việc nhảy việc trong khoảng thời gian quá ngắn từ 3 đến 6 tháng vẫn còn là điều đáng báo động. Tuy nhiên, trong thời điểm tầm 2 năm làm việc, nhân viên hoàn toàn có thể quyết định bước đi tiếp theo của mình.
Thế hệ Millennials hiện nay đang là lực lượng lao động có chất lượng tốt và chuyên nghiệp nhất. Một khi sự nghiệp của họ ngày càng thăng tiến, các nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu có những thay đổi về định kiến tiêu cực trong chuyện nhảy việc, để cân bằng, ưu tiên và bảo vệ cho những đối tượng người trẻ đang mong muốn có được một môi trường làm việc phù hợp và mức lương hợp lí với năng lực của mình.
Tương tự như bạn phát triển một mối quan hệ của mình và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phát triển được ở một vai trò mới hoặc môi trường khác của mình.  Thay vì đóng khung trong sự trì trệ, việc từ bỏ định kiến chuyện nhảy việc của người trẻ rất cần được thiết lập để đem đến sự phát triển hài hòa nhất, ngay cả khi thời gian làm việc của thế hệ Millennials này chỉ dao động từ 2 đến 3 năm.
 — HR Insider / Theo Forbes —
Theo thống kê, thời gian nhảy việc trung bình của thế hệ Millennials chỉ rơi vào khoảng 5 năm đổ lại. Điều này khiến nhiều thế hệ cũ có cái nhìn tiêu cực về hiện tượng này. Thế nhưng, trên thực tế, nếu nhìn sâu vào tình hình chung của thị trường, bạn có thể hiểu được lý do tại sao thế hệ trẻ lại ưa thích chuyện nhảy việc

Nhảy việc – Lựa chọn ích kỷ hay lợi ích cho đôi bên?

Nhảy việc là tình trạng cả nhân viên và nhà tuyển dụng đều mắc kẹt trong vị trí làm việc hiện tại, không thể tìm được hướng giải quyết từ hai phía dẫn đến kết quả thay đổi nơi làm việc. Đôi khi, điều đó lại tốt cho cả đôi bên. Đối với thế hệ Millennials, nhảy việc sẽ giúp họ tìm được một vị trí cao hơn hoặc có cơ hội thăng tiến nhanh, mức lương hấp dẫn hơn hay tìm thấy sự phù hợp trong môi trường môi trường văn hóa mới. Khi nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, việc định kiến những cá nhân nhảy việc dường như sẽ giảm đi dần.
Nhà tuyển dụng trong bối cảnh hiện tại có thể nhận thức rằng họ đang thuê những đối tượng hay nhảy việc vì thế hệ trẻ không bao giờ chấp nhận việc sự nghiệp của mình dậm chân tại chỗ.
Thay vì mắc kẹt ở một nơi không đem lại nhiều lợi ích, họ học cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn tốt cho cả bản thân và nhà tuyển dụng.

Liệu có phải người trẻ nhảy việc chỉ vì tiền lương?

Rất nhiều ý kiến cho rằng người trẻ – thế hệ Millennials nhảy việc vì mức lương ở nơi khác hấp dẫn hơn. Họ không thể kiên nhẫn để chờ đợi được “nếm trái ngọt” như thế hệ tiền bối của mình. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả đối tượng nhảy việc.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ họ sẵn sàng nhảy việc và chấp nhận một công việc với mức lương cắt giảm thấp hơn hẳn so với vị trí cũ để tìm được nơi làm việc phù hợp, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về văn hóa công ty hay môi trường làm việc.
Những yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi công việc có thể kể đến như có quá nhiều việc phải làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhận thức về môi trường hay các mối quan hệ xung quanh đang rạn nứt, suy nghĩ về việc lập gia đình,.. Khi một vị trí mới phù hợp với các giá trị người trẻ quan tâm, nhiều khả năng đó sẽ là lựa chọn “dài hơi” dành cho họ thay vì bến đỗ tạm thời này.
Vậy thế hệ trẻ khi nhảy việc như thế có gọi là ích kỷ? Theo một nghiên cứu mới đây, việc gắn bó với cùng một nhà tuyển dụng trong hơn hai năm khiến nhân viên nhận được 50% hoặc cao hơn mức lương hàng năm của mình. Thế nhưng, hầu hết người trẻ lại lựa chọn các công ty mới vì họ nhìn thấy có nhiều khả năng để phát triển sự nghiệp hơn ở vị trí hiện tại. Với thế hệ Millennials, khi có cơ hội, họ phải biết cách nắm bắt. Điều này quả thật là tin xấu với những nhà tuyển dụng có quy mô nhỏ khi họ phải tìm cách giữ chân những người trẻ tuổi ở lại làm việc cho công ty. Bởi lẽ, họ có ít khả năng đưa nhân viên của mình thăng tiến nhanh hơn những tập đoàn quy mô lớn. Cơ hội của họ nằm ở chỗ họ có thể tạo được môi trường làm việc, văn hóa năng động hoặc các đặc quyền khác khiến người trẻ yêu thích và mong muốn được ở lại.
Thế hệ Millennials luôn muốn bản thân có được tiếng nói trong chính sự nghiệp của mình. Họ là tác giả cho quyển sách về lộ trình sự nghiệp của bản thân mình và nhảy việc sẽ giúp người trẻ thoát khỏi những viễn cảnh họ hình dung được về tương lai nghề nghiệp phía trước mình phải trải qua.

Chuyển nơi sống để làm việc – Cám dỗ lớn với người trẻ năng động!

Các Millennials thường có xu hướng kết hôn và sinh con ở lứa tuổi muộn hơn so với thế hệ trước.  Và điều này khiến cho việc luân phiên thay đổi nơi sinh sống để làm việc là một lựa chọn táo bạo, hấp dẫn với nhiều người trẻ.
Theo nghiên cứu của Cornerstone – một công ty sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nhân lực, 77% người trẻ sẵn sàng cân nhắc chuyện nhảy việc, thay đổi nơi sống đến một thành phố khác, quốc gia khác và xem đó như là một bước chuyển lớn trong sự nghiệp.
Các sinh viên khi mới ra trường thường ưa thích lối sống năng động và sẵn sàng di chuyển nhiều nơi. Do đó, các nhà tuyển dụng khi lựa chọn thế hệ Millennials thường đưa ra những “offer” khá hấp dẫn về cơ hội di chuyển, thay đổi nơi làm việc đến một thành phố mới hoặc thậm chí là quốc gia khác. Người trẻ luôn háo hức để được khám phá những địa điểm mới nằm trong khả năng của bản thân mình.

Định kiến về nhảy việc đang ngày càng được cải thiện

Trước đây, các ứng viên luôn được khuyên rằng nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tiêu cực khi thấy một CV với vị trí gắn bó chưa đến 2 năm. Quá nhiều công việc với tuổi đời ngắn ngủi  trong hồ sơ ứng tuyển rất có khả năng dẫn đến báo động đỏ khiến tên của ứng viên bị gạch bỏ trong danh sách.
Hiện nay, ý nghĩa tiêu cực này đang ngày một cải thiện và có đến 57% Millennials cho rằng định kiến nhảy việc dường như không còn ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định của nhà tuyển dụng (theo khảo sát từ Robert Half – một công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự). Dĩ nhiên việc nhảy việc trong khoảng thời gian quá ngắn từ 3 đến 6 tháng vẫn còn là điều đáng báo động. Tuy nhiên, trong thời điểm tầm 2 năm làm việc, nhân viên hoàn toàn có thể quyết định bước đi tiếp theo của mình.
Thế hệ Millennials hiện nay đang là lực lượng lao động có chất lượng tốt và chuyên nghiệp nhất. Một khi sự nghiệp của họ ngày càng thăng tiến, các nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu có những thay đổi về định kiến tiêu cực trong chuyện nhảy việc, để cân bằng, ưu tiên và bảo vệ cho những đối tượng người trẻ đang mong muốn có được một môi trường làm việc phù hợp và mức lương hợp lí với năng lực của mình.
Tương tự như bạn phát triển một mối quan hệ của mình và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phát triển được ở một vai trò mới hoặc môi trường khác của mình.  Thay vì đóng khung trong sự trì trệ, việc từ bỏ định kiến chuyện nhảy việc của người trẻ rất cần được thiết lập để đem đến sự phát triển hài hòa nhất, ngay cả khi thời gian làm việc của thế hệ Millennials này chỉ dao động từ 2 đến 3 năm.

 — Quảng Nam / Theo Forbes —

23 tiếng dành cho các cuộc họp thì có đến 8 tiếng là không hiệu quả

Bạn có nghĩ rằng bạn tổ chức quá nhiều cuộc họp trong 1 tháng? Bạn có cảm thấy nhân viên của bạn thường không tập trung và thụ động trong buổi họp? Nếu đúng như vậy thì bạn hãy đọc bài này dể biết cách tạo nên các cuộc họp một cách hiệu quả và khoa học nhất.
Dave, một nhà quản lý tài giỏi, hiện đang nắm giữ vai trò chủ tịch tại một ngân hàng lớn của Mỹ. Tuy nhiên ông ta có một nhược điểm chết người mà chính bản thân ông không nhận ra: không thể điều hành được một cuộc họp hiệu quả. Nhiều nhân viên làm việc dưới trướng của ông ấy đã nói rằng các cuộc họp đó quá mất thời gian. Ngoài việc các cuộc họp diễn ra quá thường xuyên, diễn biến cuộc họp thường xuyên là một chiều và nhân việc ít có cơ hội xây dựng đóng góp ý kiến. Dave luôn nghĩ rằng ông ta luôn làm rất tốt công việc cuộc mình cho đến khi ông nhận được những đóng góp 180 độ như vậy.
Dave không phải là người duy nhất đánh giá quá cao khả năng của bản thân trong việc điều hành cuộc họp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình một tuần có 23 tiếng dành cho các cuộc họp thì có đến 8 tiếng là không hiệu quả. 90% người tham gia cuộc họp hay lênh đãng không tập trung, và 73% còn thừa nhận rằng họ dành thời gian họp để làm việc riêng.
Tuy nhiên những người chủ trì cuộc đa phần cho rằng cuộc họp diễn ra thành công, hoàn toàn trái ngược lại với số liệu trên. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.300 quản lý và 79% trong số đó tự thừa nhận rằng những cuộc họp do họ điều hành đều rất hiệu quả, tuy nhiên chỉ có 56% cho rằng các cuộc họp do người khác điều hành là hiệu quả – điều đó phản ánh một sự thật đó là các nhà quản lý đều mắc chứng bệnh “tôi không phải là vấn đề”. Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở trường đại học Peking cho thấy rằng những người tham gia cuộc họp năng nổ nhất là những người cảm thấy cuộc họp đó hiệu quả nhất.
Khi những người lãnh đạo tự cho rằng cuộc họp của họ diễn ra thành công, họ sẽ hiếm khi tiếp thu ý kiến đóng góp. Chính vì lí do đó mà rất nhiều sự phàn nàn từ nhân viên về các buổi họp được ghi nhận, điển hình như: một số nội dung không cần thiết, thời gian quá dài,..Theo một số thống kê cho thấy, hàng năm tại Mỹ lãng phí hơn 30 tỉ đô khi tính lượng thời gian các cuộc họp không cần thiết có thể được làm các công việc khác có ích hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực sau một cuộc họp không hiệu quả có thể tác động đến năng lượng và năng suất làm việc sau đó, chưa kể đến khoảng thời gian lãng phí mà nhân viên dùng để phàn nàn lẫn nhau về cuộc họp. Vì vậy các cuộc họp vô nghĩa sẽ chỉ mang lại tác dụng phụ, làm lãng phí nhân sự và bào mòn năng lượng tích cực của nhân viên.
Dù đa phần các cuộc họp thường mang lại kết quả tiêu cực như vậy, nhưng nếu được sắp xếp một cách hiệu quả có thể tạo ra nhiều chất xám, ý tưởng mới, giúp mọi người trong team gắn kết làm việc hiệu quả hơn. Các cuộc họp còn là lúc dể nhân viên có thể giải bày khuất mắt, giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình làm việc, tìm ra hướng giải quyết chung. Chính vì thế thay vì ngưng hoàn toàn chuyện họp hành, chúng ta nên tìm hướng giải quyết và cải thiện chất lượng của chúng.

Đánh giá

Một nhà quản lý tốt trước hết phải luôn biết tự đánh giá bản thân. Hãy dành một vài phút sau mỗi cuộc họp để tự xem xét mình đã làm như thế nào. Lập một bảng đánh giá và trả lời một số câu hỏi: người tham gia có bị sao lãng không? Ai là người phát biểu nhiều nhất? Buổi họp có đi đúng trọng tâm không? Ngoài ra chúng ta hãy nên ghi nhận lại những mặt tốt của buổi họp, từ đó phân tích những việc gì khiến cho người tham gia hào hứng và có thể rút được những gì nên làm để cải thiện các buổi họp sau.
Ngoài những việc nêu trên, hãy trực tiếp trò chuyện với những người tham gia cuộc họp của bạn, cho họ biết rằng bạn rất muốn lắng nghe ý kiến đóng góp của họ.
Một khi bạn đã tự chiêm nghiệm lại bản thân cùng với thu nhận ý kiến đóng góp từ người khác, hãy xác định đâu là điểm tốt và mặt xấu của bạn, từ đó đề ra một kế hoạch và mục tiêu cải thiện chúng. Có 2 hướng phổ biến có thể tập trung vào để cải thiện cái cuộc họp đó là: chuẩn bị và tạo điều kiện để nhân viên được nêu lên ý kiến.

Chuẩn bị

Công tác chuẩn bị cho các buổi họp, cuộc gặp gỡ hay buổi trình bày là rất quan trọng. Tuy nhiên đối với các cuộc họp thường xuyên, đa số chỉ đơn giản “có mặt” chứ không còn coi nó là một buổi họp nghiêm túc. Hãy nhớ rằng một khi bạn – một người vận hành cuộc họp – đang nắm giữ thời gian của người khác, hãy khiến họ cảm thấy thời gian họ bỏ ra có ích, đừng mắc nhiều sơ suất trong công tác chuẩn bị.
Trước khi tổ chức một buổi họp, hãy biết chắc chắn bạn muốn gì. Xem xét lại lý do vì sao bạn lại muốn triệu tập nhân viên của mình, từ đó đặt ra cách thức để đạt được mục tiêu đó. Bạn có thể hỏi người khác gợi ý về nội dung chương trình buổi họp, điều này còn có thể giúp ý nội dung của buổi họp đúng ý của những người tham gia, vừa giúp họ sẽ hăng hái hơn trong buổi họp. Còn nếu bạn chẳng biết rõ mục đích cuộc họp là gì, tốt nhất hãy dời đến lần sau, tránh làm mất thêm nhiều thời gian.
Một khi biết được mục đích cuộc họp, tiếp theo là hãy xác định những ai thực sự cần thiết tham gia buổi họp. Quá nhiều người tham gia có thể gây loãng không khí. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn cắt bỏ danh sách cuộc họp quá trớn, dẫn đến việc bỏ sót những thành viên cần thiết của buổi họp. Hãy đảm bảo những người tham gia sẽ đóng góp trực tiếp vào nội dung buổi họp, và cũng đừng quên bỏ xót ý kiến đóng góp của những thành viên không trực tiếp tham gia buổi họp, hãy để họ cảm thấy được tôn trọng. Ngoài ra bạn có thể lập một thời gian biểu, chỉ có những người phù hợp với nội dung cụ thể nào đó của chương trình mới cần tham gia vào phần đó của đó buổi họp.
cuộc họp không hiệu quả
Thời gian và địa điểm họp cũng rất quan trọng. Đa số thói quen của chúng ta là luôn họp ở một căn phòng vào một thời điểm nhất định. Điều này tuy đơn giản nhưng cũng có thể gây nhàm chán cho những người tham gia cuộc họp. Thi thoảng hãy thay đổi địa điểm họp, họp buổi sáng thay vì buổi chiều, họp 50 phút thay vì 1 tiếng như bình thường, đối với buổi họp ngắn hơn chúng ta cũng có thể đứng thay vì ngồi bàn ghế. Những cú “sốc” thói quen này tuy nhỏ nhưng nó sẽ tiêm vào một năng lượng mới cho những thành viên tham gia buổi họp.
Đối với các buổi họp quan trọng, chúng ta cần chuẩn bị kĩ hơn. Một phương án được đề ra đó là hãy tưởng tượng buổi họp của bạn diễn ra hết sức tồi tệ. Từ đó tìm ra những lý do tại sao cuộc lại thất bại như vậy, sau đó là hãy lên phương án để tránh và giảm thiểu những vấn đề có thể gặp phải.
Vấn đề của Dave đó là ông ta tổ chức quá nhiều cuộc họp hàng tuần, dù cho có nội dung quan trọng cần thảo luận hay không. Do vậy sau đó ông ấy đã tổ chức họp cách tuần, thay vì mỗi tuần như bình thường. Ông ấy gọi những tuần nghỉ đó là “khoảng thời gian thần kì”, khoảng thời gian đó mọi người sẽ không bị áp lực họp hành và tập trung công việc. Sự thay đổi này cải thiện đáng kể chất lượng cho các cuộc họp sau đó. Tuy nhiên Dave vẫn còn một việc còn làm, cải thiện văn hóa bên trong cuộc họp.

Tạo điều kiện

 “Tạo điều kiện” bắt đầu từ khi thành viên tham gia cuộc họp bước vào phòng. Đa số họ vẫn xem cuộc họp là sự gián đoạn công việc của họ – lấy đi thời gian làm việc thật sự cho những việc trò chuyện không có mục địch, điều này chắc chắn sẽ khiến họ không tập trung và chỉ biết đếm ngược đến khi buổi họp kết thúc. Do đó việc đầu tiên của người điều hành cuộc họp đó là giúp những người tham gia cuộc họp thật sự đem “hồn” của mình vào buổi họp. Việc này rất đơn giản: từ chào hỏi mọi người ở trước cổng, phát một bản nhạc tươi vui, yêu cầu mọi người tắt thiết bị điện tử.
Tiếp theo, điều tối quan trọng là phải khẳng định lý do của cuộc họp là gì, tại sao mọi người lại được tụ họp ở đây. Chúng ta còn có thể đưa một vài ví dụ nhỏ để chứng minh giá trị của một buổi họp đối với sự phát triển của công ty hay dòng sản phẩm. Tất các các cách thức trên sẽ khiến mọi người tham gia vào buổi họp .
Khi cuộc thảo luận bắt đầu, hãy tỏ ra mình là một nhà lãnh đạo, quản lý thật sự. Liên tục đặt ra câu hỏi gợi mở sự trao đổi, làm một hình mẫu của một người tham gia họp thật sự là thế nào. Đương nhiên rằng với vai trò là người chủ trì cuộc họp, đôi lúc bạn sẽ cần đưa ra quan điểm cá nhân và những chỉ thị để tiếp diễn cuộc họp, nhưng chìa khóa để giúp cuộc họp thành công đó là biết rằng bản thân mình chỉ mang vai trò phụ, là bệ phóng giúp những thành viên tham gia đưa ra ý kiến của mình. Điều đó sẽ giúp cho cuộc họp diễn ra với cách thức “cho và nhận” chứ không chỉ đơn thuần là đón nhận sự chỉ đạo từ cấp trên. Nó sẽ giúp người tham gia thoải mái lên tiếng đóng góp ý kiến, và họ sẽ thỏa mãn và bằng lòng hơn về kết quả nội dung cuộc họp.
Một số cách thức hay để giúp mọi thành viên tham gia cuộc họp đều tích cực đóng góp như sau: Hãy phân bổ thời gian cho mỗi nội dung của cuộc họp, đảm bảo mỗi phần sẽ được khoảng thời gian thảo luận tương đương nhau. Kêu gọi cánh tay của thành viên tham gia vào cuộc thảo luận. Đôi lúc hãy có những khoảng thời gian “dừng” để đảm bảo tất cả mọi người đều có thời gian để suy nghĩ và hình thành ý tưởng. Bạn có thể yêu cầu nhân viên của mình ghi lại ý tưởng của mình lên giấy trước khi phát biểu đệ tránh hiện tượng sao chép ý tưởng lẫn nhau hoặc bị ý tưởng trước đó ảnh hưởng.
Dave có 2 vấn đề lớn cần khắc phục: Ông cần mọi người nói nhiều hơn, và ông ấy muốn họ sẽ tham gia vào cuộc trao đổi nhiều hơn. Để giải quyết việc này, ông thi thoảng nhắc rằng ông muốn mọi người đều tham gia vào thảo luận, mong muốn thành viên trong một nhóm sẽ động viên khuyến khích lẫn nhau xây dựng nội dung buổi họp. Ông ấy còn thăm dò trước ý kiến của mọi người để vấn đề đó được nêu tới trong buổi họp, thậm chỉ sẽ trực tiếp kêu lên chia sẻ trong buổi họp nếu người đó thấy thoải mái. Ông ấy sẽ tích cực kêu những người ít nói phát biểu hoặc dẫn dắt một nội chung chính nào đó. Ngoài ra, ông ấy sẽ ra dấu hiệu khi một người nào đó quá lấn át những người còn lại – ông ẩy sẽ chuyển hướng mắt, quay lưng lại để ám chỉ rằng ông ấy muốn nghe một ý kiến khác. Hay khi cuộc thảo luận đang diễn ra tốt đẹp, ông sẽ có những câu nói động viên khen ngợi sự tích cực đó “Tôi rất thích buổi họp hôm nay và rất trân trọng mọi ý kiến đóng góp và sự tham gia đến từ mọi người”. Thi thoảng ông hay cài một người “xấu” để nêu lên những vấn đề tiêu cực, điều này nhằm dẫn dắt mọi người có thể thao luận sâu hơn vào những nội dung sâu xa. Nếu mục đích cuộc họp là giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, ông ấy sẽ làm một bài trình chiếu liệt kê hết những giải pháp được đề nghị bởi nhân viên (ẩn tên) vào sẽ cho từng giải pháp vào bàn thảo luận.

Đánh giá lại

Kể cả khi bạn đã thực hiện những biện pháp trên vào cuộc họp của mình, các buổi họp của bạn đã tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên sẽ luôn có chỗ còn chưa tốt. Thế nên quá trình đó lại lặp lại. Trong trường hợp của Dave, sau nhiều tháng thử nghiệm với các cách thức mới của ông, ông ấy lại hỏi một cách thẳng thắng nhận xét của nhân viên về cách thức mới của ông. Đa số đều đồng ý rằng cuộc họp của ông đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên một vấn đề vẫn còn tồn đọng đó là buổi họp vẫn còn diễn ra quá dài, các cuộc thảo luận đôi khi còn lan man. Vì thế Dave quyết định cắt bỏ thêm 10 phút để tạo nên một không khí tập trung hơn.
Điều thú vị là, mọi người còn đề xuất những việc chẳng liên quan gì đến chuyện họp hành, mà lại nhắm tới cách vận hành của phòng ban. Dù bị sốc, nhưng Dave vẫn nhận ra rằng việc thay đổi cuộc họp bao gồm cả văn hóa cách làm việc của đội ngũ của mình. Ông ấy thể hiện rằng mình là người thuyền trưởng tài ba biết trân trọng ý kiến đóng góp, luôn học hỏi, ứng biến thích hợp, dám làm những chuyện rủi ro nhưng mang lại hiệu quả cao, không tự mãn – từ đó nhân viên của ông sẽ đáp lại bằng hiệu quả làm việc tốt hơn.
Điều khiển cuộc họp là một phần nhỏ của công việc quản lý. Nhưng sự thay đổi tích cực trong chuyện này có thể dẫn đến sự phát triển của cả công ty và cho nhân viên. Nếu doanh nghiệp của bạn không huấn luyện cho bạn kĩ năng cần thiết này, hãy ghi nhớ những cách thức trên và phát triển một chiến lược phù hợp cho bản thân mình.

— Quảng Nam / Theo Havard Business Review —

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Lắp camera tại thành phố Tam Kỳ

Nhận lắp đặt camera tại thành phố Tam Kỳ
LH 079 555 7779

lắp camera tại Tam Kỳ
Chúng tôi chuyên lắp đặt các loại camera quan sát ngày đêm theo nhu cầu sử dụng của khách hàng từ dân dụng đến công nghiệp hỗ trợ nhiều tính năng nổi trội.



Tham khảo sản phẩm phù hợp: http://www.shoptamky.com/vi/shops/camera-bo-ghi-hinh
Liên hệ ngay: 079 555 7779
Email shoptamky@gmail.com

Bộ đàm Tam Kỳ

Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ các nhà hàng và quán ăn, trung tâm mua sắm, an ninh. LH 079 555 7779
bộ đàm BF888s
Dựa vào nhu cầu của khách hàng chúng tôi có thể xây dựng một hệ thông liên lạc với chi phí rẻ nhất



Khoảng cách liên lạc tùy vào yêu cầu và điều khiện khác hàng từ 1km đến 15km
Hệ thống bộ đàm sẽ giúp quí khách giảm bớt chi phí quản lý và chi phí dịch vụ thông tin của các nhà mạng
Lựa chọn sản phẩm: http://www.shoptamky.com/vi/shops/bo-dam/
Liên hệ ngay: 079 555 7779
DBS M05479
Quang Cao