Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Đôi nét về thực phẩm biến đổi gen

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các loại thực phẩm biến đổi gen - Genetically Modified Food. Nhưng thực tế, ngoài ra, còn rất nhiều loại sinh vật biến đổi gen khác, như các loại thú nuôi có khả năng phát sáng dưới tia UV, loại vi khuẩn kháng HIV, hay lợn mang gen của rau chân vịt và thậm chí loại dê có thể sản xuất ra mạng nhện!



Những công trình độc nhất vô nhị trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều công trình kỳ lạ mà con người đã làm được để chứng tỏ khả năng phi thường của mình.

Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thế kỉ của những tòa nhà cao chọc trời, những tòa nhà vuông vức, góc cạnh sắc nét của cửa kính và kim loại. Đôi lúc, lạc trong những tòa nhà tiện nghi, hiện đại đó, ta thấy một vẻ khô cứng về thẩm mỹ, đơn điệu về kiến trúc. Nhưng không, trên thế giới vẫn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo, rất hiện đại nhưng cũng rất lạ, cũng có thể bằng kinh, gương và kim loại nhưng rất mềm dẻo, rất đường nét. Tất cả là sự sáng tạo nghệ thuật của các kiến trúc sư tài ba. Sau đây, bài viết xin giới thiệu một số công trình với kiến trúc lạ mặt như vậy.

1. Trung tâm nghệ thuật quốc gia - Trung quốc

Trung tâm nghệ thuật quốc gia, là một nhà hát lớn, được mô tả như một quả trứng khổng lồ, nằm giữa trung tâm bắc kinh, cộng hòa nhân dân trung hoa. Ở trung tâm là một mái vòm hình elip bằng titan, xung quanh được bao bọc bởi hồ nước nhân tạo. Nhà hát có sức chứa 5.452 người, với diện tích 12.000 mét vuông. Nhà hát được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu và phải mất gần 6 năm để xây dựng (bắt đầu khởi công vào 12/2001 cho đến buổi khai mạc đầu tiên vào tháng 12/2007).





2. Nhà lập phương - Rotterdam, Hà Lan

Nhà lập phương, là một sáng sáng tạo nghệ thuật của kiến ​​trúc sư Piet Blom, được xây dựng tại Rotterdam, Hà Lan. Công trình được thiết kế dựa trên ý tưởng về mô hình nhà thành thị, mật độ cao và thiếu không gian sống. Cấu trúc ngôi nhà là những khối lập phương lệch trục chéo, nằm ở những góc độ khác nhau. Có tổng cộng 38 mảnh ghép, tất cả đều được cố định vững chắc thành một khối.





3. Bảo tàng môi trường sinh quyển- Montreal

Đây là một công trình khá độc đáo dành riêng cho môi trường. Đồng thời, nó cũng được coi như một biểu tượng bảo vệ môi trường thiên nhiên, được xuất hiện trong nhiều bộ phim khoa học.





Giảm dung lượng ảnh hơn 90% so với ảnh gốc nhưng không làm thay đổi chất lượng ảnh

Tối ưu ảnh trước khi chia sẻ với bạn bè qua email, facebook, forum… là việc nên làm để giảm dung lượng ảnh, hiện có rất nhiều phần mềm giúp bạn làm việc này nhưng đa phần đều là các phần mềm cài đặt vào máy. Nếu không thích như thế bạn có thể sử dụng các dịch vụ tối ưu ảnh trực tuyến. Và trong bài viết này sẽ giới thiệu 3 dịch vụ tối ưu ảnh online với nhiều chức năng rất dễ sử dụng, trong đó có dịch vụ giảm dung lượng ảnh lên tới 90% so với ảnh gốc.


Những điều cần biết về ngọn Lửa - điều khác biệt giữa người và vật

Bạn đã từng bao giờ thắc mắc xem lửa sinh ra như thế nào chưa? Lửa có hình dạng như thế nào? Bản chất ngọn lửa ra sao?...

Lửa có thể phá huỷ ngôi nhà của bạn và tất cả những gì bạn có chỉ trong vòng chưa đến một giờ đồng hồ, biến một khu rừng rộng lớn chỉ còn lại than và tro tàn. Lửa cũng là một loại vũ khí đáng sợ, với sức tàn phá gần như vô hạn, mỗi năm lửa lấy đi nhiều mạng sống hơn bất kì một sức mạnh thiên nhiên nào khác.



Nhưng ngược lại, lửa lại có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Lửa cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm. Lửa còn giúp nấu chín thức ăn, rèn kim loại, làm đồ gốm, nung gạch, và vận hành nhà máy nhiệt điện... Tóm lại, lửa là một thứ nguy hiểm, nhưng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó thực sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất của lịch sử loài người.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Đôi điều thú vị về và cục tẩy

Trong thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta có rất nhiều thiết bị điện tử có thể dùng để ghi chép. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qa những vật dụng cơ bản cần thiết mà trước kia vẫn sử dụng. Những chiếc bút, quyển sổ … cũng vẫn được tiêu thụ và sử dụng. Đặc biệt trong đó là bút chì. Hàng năm vẫn có hàng tỉ chiếc bút chì được tiêu thụ. Nó không chỉ là một vật để viết mà còn dùng để vẽ. Và thực tế là người ta ưa chuộng sử dụng bút chì nhất trong các loại bút bởi những thứ viết ra, vẽ ra có thể dễ dàng xóa, chỉnh sửa được. Thứ công cụ dùng để xóa vết bút chì được gọi là viên tẩy. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tẩy và công năng “thần kì” của nó.

Chiếc bút chì



Nói đến tẩy có lẽ phải bắt đầu từ động lực để phát minh ra nó, đó là bút chì. Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn tin vào một điều là bút chì được làm từ chì. Thật may mắn là hoàn toàn không phải như thế nên có lỡ nuốt phải một mẩu bút chì thì bạn cũng sẽ không phải lo về việc nhiễm độc chì (cho dù vậy điều này cũng không nên xảy ra). Chính xác thì bút chì thường có lõi bằng chất liệu than chì (graphite) và các hợp chất của nó, Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus. Than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564. Ruột bút chì trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại được trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất).

Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng triệu đô la Mỹ để nghiên cứu một loại bút áp lực để các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng một phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là viết trong tình trạng không trọng lực: sử dụng bút chì truyền thống.

Cho đến cục tẩy 



Và do nhu cầu, nửa thế kỉ sau khi bút chì được sử dụng rộng rãi, người ta bắt đầu nghiên cứu để cho ra sản phẩm đồng hành cùng nó là tẩy. Xuất phát từ nhu cầu muốn sửa chữa đường nét từ bút chì viết ra, người ta bắt đầu nghĩ đến một vật có khả năng làm được điều đó. Cục tẩy đầu tiên được sử dụng từ hàng trăm năm trước, khi người ta viết bằng thứ bút chì cứng làm bằng chì và thiếc - chính là ruột bánh mì. Vào ngày 15 tháng tư năm 1770, Joseph Priestley dùng kẹo cao su thực vật để loại bỏ các vết bút chì, từ đó người ta bắt đầu sáng chế ra tẩy gần giống với hiện đại. Ý tưởng gắn liền bút chì và tẩy là của Hyman L. Lipman ở Philadelphia. Điều này đã mang lại sự giàu có cho ông ta nhờ bán bản quyền phát minh vào năm 1858 với giá 100.000 đô la. Tuy nhiên cuối cùng thì bằng sáng chế này bị vô hiệu hóa bởi nó đơn giản chỉ là sự kết hợp của hai sáng chế chứ không phải là một phát minh hoàn toàn mới. Ngày nay, những cục tẩy hiện đại làm bằng hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur - tất cả được kết dính nhờ cao su.

Việc sử dụng tẩy rất đơn giản, khi nhận thấy cần sửa chữa gì, người ta chỉ việc mài tẩy vào đoạn giấy đó, chà xát nó thật mạnh. Và như chúng ta thấy cục tẩy sẽ dần rã ra. Chính vì sự dễ dàng này nên tẩy rất nhanh chóng trở nên phổ biến. Một ví dụ minh chứng cho việc viên tẩy có tính đa năng và công dụng thương mại cao đó là vào năm 1955, khi Walt Disney gọi điện cho William Diener về việc các cây bút chì không được ưa chuộng lắm trong các cửa hàng lưu niệm tại Disneyland. Trong cuộc điện thoại đó, William Diener – với tư cách là một nhà công nghiệp chuyên sản xuất tẩy đã thuyết phục Disney đặt các viên tẩy dưới hình dạng các nhân vật Disney để bán kèm. Và sau đó việc kinh doanh tại Disneyland được cải thiện rất nhiều.

Một số loại tẩy


Có rất nhiều các loại tẩy khác nhau. Loại tẩy đi kèm cùng cây bút chì còn được gọi là tẩy cắm, thường có màu hồng và chứa cao su cứng nên đôi khi sử dụng loại này sẽ gây xước giấy và phải dùng lực mạnh để chà. Tẩy bằng nhựa vinyl trắng dễ dàng tẩy hơn nhiều so với tẩy màu hồng nên sau này được ưa chuộng hơn. Hiện tại hầu như những loại bút chì mới sản xuất ra không gắn kèm cục tẩy hồng ở trên nữa. Một loại tẩy nữa được gọi là tẩy nhào, nó mềm và bạn có thể nhào trong tay. Nó hấp thụ được các hạt than chì mà không gây ma sát nhiều cũng như không để lại các vết ố, vụn … Tẩy nghệ thuật là tên của một loại tẩy mềm được làm từ cao su thô. Ưu điểm của nó là không làm hỏng giấy và tẩy được trên diện tích rộng nhưng nhược điểm đó lại để lại quá nhiều vun bám. Màu của loại tẩy này thường là nâu, đôi khi là màu xanh.

Ngoài ra do sự phát triển hiện đại, người ta còn chế tạo ra được tẩy điện, tẩy điện là một cái bút có nút bấm. Khi bấm nút, đầu có tẩy sẽ được ma sát với một tốc độ đều và thích hợp, giúp tẩy đi được vết bẩn dễ dàng và gây ít xây xước cho giấy, nó giúp tiết kiệm được thời gian.

Kết

Từ khi được phát minh ra cho đến tận bây giờ. Cục tẩy đã luôn được sử dụng thường xuyên và đối với trẻ em khi đi học hoặc những kiến trúc sư, họa sĩ đây là một đồ dùng không thể thiếu trong công việc hàng ngày. Trong tương lai gần, có lẽ rằng cục tẩy cũng vẫn sẽ giữ được vị trí tối quan trọng của nó và là người bạn song hành của những chiếc bút chì.
DBS M05479
Quang Cao