Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ

Những nhà đầu tư cá nhân thường không có thời gian cũng như kỹ năng để theo dõi các bước ngoặt lớn về tài chính; về thị trường chứng khoán; hiểu rõ những chỉ số tài chính; các chính sách về tiền tệ của chính phủ cũng như các động thái của những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Những thủ thuật đơn giản sau đây sẽ giúp bạn bảo toàn vốn và đầu tư hiệu quả.

Cứng rắn và nhất quán

Một trong những nguyên tắc đầu tiên của việc này là bạn phải nhất quán và có kỷ luật. Khi lên danh mục vốn đầu tư bao gồm: những cổ phiếu; trái phiếu cần đầu tư; cổ phần trong những quỹ đầu tư hoặc những khoản tiền gửi ngân hàng, bạn cần giữ vững tỷ lệ tương quan giữa chúng.

Không vì bất cứ một sự dao động ngắn hạn nào của thị trường, sự xuất hiện một ‎ý tưởng đầu tư mới hay những cổ phiếu mới xuất hiện mà bạn lại thay đổi phương pháp đã được xác lập. Ngoài ra, bạn cần định kỳ “đổ” thêm tiền vào danh mục đầu tư của bạn.

Điều này có thể không dễ dàng, nhất là khi thị trường tại thời điểm đó không tăng trưởng, bạn không nhìn thấy vốn đầu tư tăng lên và không nhận được sự thỏa mãn tức thời. Nhưng việc định kỳ tăng vốn đầu tư sẽ triệt tiêu hóa sự dao động của thị trường.

Thông thường, khi giá trị của một loại hình đầu tư nào đó tăng vọt thường có tác động mạnh đến tâm l‎ý của những nhà đầu tư. Khi nhìn vào sự tăng trưởng nhanh chóng của một loại cổ phiếu hay tổng số vốn của một quỹ đầu tư nào đó, mọi người liền đổ tiền vào chúng trong trạng thái kích động mạnh – nhưng thường khi đó thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất đã trôi qua.

“Mọi người hay bỏ tiền ra mua những cổ phiếu hoặc thả tiền vào một quỹ đầu tư nào đó mà đáng ra họ phải làm điều này từ một năm trước đây, – giáo sư Tarrans Odin, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính của Trường đại học Tổng hợp California, nói. – Điều này phần nào được giải thích rằng mọi người thường ngoại suy những kết quả từ quá khứ ra tương lai. Hơn nữa, phần đông những nhà đầu tư nghiệp dư thường đơn giản hóa thị trường hơn nó vốn có”.

Đừng tiêu tiền thiếu suy nghĩ

Hạnh phúc không thể mua được bằng tiền, nhưng nhiều người cứ “cố đấm ăn xôi cuối” cùng trở thành “tù chung thân” của những món nợ. Chắc hẳn bạn đã gặp phải tình huống như sau: bạn nhìn thấy một đồ vật gì đó trong cửa hàng và thấy rằng vật này rất cần cho mình nên bỏ tiền ra mua, nhưng sau đó một tuần hay một tháng bạn không còn nhớ gì đến chúng nữa.

Ham muốn có được những đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là một thói quen “có hại cho túi tiền” của bạn. Vậy bài học ở đây là gì? Nếu bạn muốn tìm kiếm hạnh phúc, thì chắc chắn không thể tìm thấy trong các trung tâm thương mại.

Chúng ta chính là thị trường

Ai trong chúng ta cũng muốn kiếm được lợi nhiều nhất từ thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, vì thị trường chính là chúng ta, vậy nên nếu trong chúng ta có kẻ thắng, thì tức là sẽ có người thua.

Thông thường, mọi người chỉ muốn kết thúc một phi vụ giao dịch khi nhận được lợi nhuận cao nhất có thể, – giáo sư Mair Steman, một chuyên gia về tài chính, của trường Đại học Santa Clara University nhận xét, – cho dù đó là phi vụ trong thị trường chứng khoán hay bất động sản.

“Mọi người nói rằng: OK, thị trường bất động sản sẽ còn tăng giá. Nhưng trên thực tế thì họ không muốn bán theo giá cả vào thời điểm hiện tại, – Steman nói. – Họ đánh giá giá trị của ngôi nhà của mình là một triệu USD, bởi vì hàng xóm của họ đã bán nhà của mình với giá một triệu USD vào năm ngoái. Vì vậy, sau khi thông báo bán nhà suốt cả ba tháng mà họ vẫn không tìm được người mua. Bởi vì một l‎ý do đơn giản giá trị ngôi nhà của họ vào thời điểm hiện tại chỉ là 800.000 USD”.

Hơn nữa, nếu tính đến những chi phí phải trả cho những nhà môi giới, thuế, sửa chữa theo yêu cầu nào đó của người mua… thì bạn không thể thu được con số cao nhất mà bạn chỉ có thể nhìn thấy trong các bản báo cáo hoặc phân tích tài chính.

Hạn chế chi phí ở mức thấp nhất

Bạn đừng bao giờ quên rằng, sự thành công trong đầu tư của bạn bao giờ cũng phải san sẻ với hai người nữa đó là những người môi giới và phòng thuế. Nếu không muốn chia lợi nhuận thu được ra làm ba phần, bạn cần nghĩ cách hạn chế các chi phí đầu tư và trả thuế ở mức thấp nhất trong chừng mực có thể.

Cần đến sự giúp đỡ

Phần lớn những nhà đầu tư nghiệp dư đều không có thời gian, hứng thú, kiến thức và cuối cùng là sự nhẫn nại để thực hiện các phi vụ đầu tư độc lập một cách thành công. Thậm chí, ngay cả khi bạn đầu tư thành công và thu được lợi nhuận, điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn đã biến thành một người có uy tín trong lĩnh vực tài chính.

“Mọi người sau khi thu được một số thành tựu nào đó (trên thị trường), – giáo sư Odin nói, – thì họ nghĩ rằng mình đã hiểu phải làm như thế nào. Nhưng trên thực tế, thì họ đã nhầm lẫn giữu sự thành công và tri thức”.

Nhưng đáng tiếc là với sự giúp đỡ của các nhà môi giới hay tư vấn tài chính cũng chưa chắc đã đảm bảo sự thành công cho những quyết định đầu tư của bạn. Rất nhiều người trong số họ đòi hỏi giá cả dịch vụ rất cao, trong khi bản thân với một cái bằng về tài chính thì chưa đủ hiểu biết cũng như kinh nghiệm để hiểu được rắc rối của thị trường tài chính. Chính vì vậy, khi lựa chọn một nhà tư vấn tài chính, bạn phải đặc biệt cẩn trọng.

Đừng bỏ tất cả trứng vào trong một cái giỏ duy nhất

Khi nói về sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư, các chuyên gia tài chính thường dựa trên luận điểm rằng đây là phương pháp cần thiết để giảm sự mạo hiểm: nếu một hướng đầu tư nào đó của bạn đang trong chiều hướng lỗ thì có thể hướng khác vẫn đem lại lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ‎ý rằng khi xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính lớn thì sự đa dạng cũng không có‎ ý nghĩa nhiều lắm.

Hoặc trong những thị trường khác nhau thì độ dao động và mức độ thu nhập trong năm cũng khác nhau, ví dụ thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng chậm hơn thị trường ở những nước phát triển, nhưng độ dao động của nó cũng thấp hơn hẳn. Trái phiếu không bao giờ giảm giá nhanh chóng như cổ phiếu.

Đừng bao giờ quên gia đình

Gia đình đồng thời là một khoản vốn và một khoản nợ quan trọng của bạn. Nếu như các con hoặc bố mẹ bạn đang gặp khó khăn về tài chính, thì hiển nhiên bạn phải giúp đỡ họ và ngược lại. Bạn không bao giờ được quên điều này.

Con cái không những là người thừa kế tài sản sau khi bạn mất đi mà chúng còn thừa kế cả những thói quen về tài chính của bạn. Hãy dạy chúng có những quan niệm đúng đắn về tiền bạc. Khi sử dụng tiền bạc, bạn đừng bao giờ quên những hậu quả của những hành động mà nó có thể gây ra cho gia đình mình.

Đầu tư dài hạn

Nếu chẳng may bạn chết sớm thì vợ và con bạn có thể gặp khó khăn về tài chính, nhưng nếu bạn trường thọ thì cũng là một vấn đề cần suy nghĩ. Không ít người khi về hưu có rất ít tiền tiết kiệm hoặc thậm chí chả có đồng nào cả, hay sau khi về hưu một thời gian họ đã tiêu hết số tiền dành dụm được.

Điều này sẽ chẳng thành vấn đề nếu hai vợ chồng bạn không sống lâu quá, hoặc bạn cũng chẳng quan tâm lắm đến chuyện tuổi già mình sẽ sống như thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn sẽ sống rất lâu trong khi không có tiền lương hưu hoặc bảo hiểm trọn đời hay nhiều tiền tiết kiệm trong nhà băng? Vì vậy, bạn nên trù liệu trước và triệt để tiết kiệm tiền bạc trong chừng mực có thể.

Đừng quên lạm phát

Thậm chí, ngay cả khi mọi việc xung quanh vẫn đang diễn ra tốt đẹp, tiền tiết kiệm và các khoản đầu tư của bạn vẫn đang sinh sôi nảy nở, thì bạn vẫn đang mất một số tiền nhất định hàng năm vì lạm phát.

Chính vì vậy, bạn không nên quá chú ‎ý tới con số lãi trên giấy tờ mà nên đánh giá nó trong sự tương đối – tức là % thu nhập của bạn không được phép thấp hơn % lạm phát.

Bạn đã sẵn sàng để thành công?

Trong một thời đại cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, thì việc để thành công trong công việc hiện tại cũng như tiến cao hơn trong nấc thang sự nghiệp đòi hỏi bạn phải chuẩn bị rất nhiều điều. Dưới đây là 5 điều trong số đó. Nếu muốn thành công nhanh hơn, bạn hãy bắt tay vào làm việc và thử nghiệm nhiều điều hơn nữa.


Chấp nhận rủi ro

Nếu muốn thành công nhanh hơn, bạn hãy bắt tay vào làm việc và thử nghiệm nhiều điều hơn nữa. Hãy hành động nhiều hơn và để mình bận rộn hơn. Hãy bắt đầu ngày mới sớm hơn, làm việc chăm chỉ hơn và ở lại công ty muộn hơn một chút. Hãy dám đương đầu với những may rủi. May mắn là điều hoàn toàn có thể đoán biết. Nếu muốn mình may mắn hơn, bạn hãy đón nhận nhiều cơ hội hơn. Hãy chủ động hơn. Hãy để mình xuất hiện nhiều hơn. Tom Peters, tác giả của cuốn sách Tìm kiếm thành đạt và nhiều cuốn sách hướng dẫn kinh doanh khác cho rằng, có một phẩm chất căn cốt trong tính cách của các giám đốc điều hành là luôn “thiên về hành động”. Câu thần chú của họ dường như luôn là “sẵn sàng, ngắm và bắn”. Quan điểm của họ đối với việc kinh doanh có thể tóm tắt trong những từ như “Làm, sửa và thử nghiệm”. Họ hiểu rằng, tương lai thuộc về những người có xu hướng hành động, những người dám chấp nhận rủi ro.

Thống tướng Douglas MacArthur từng cho rằng, “Ở đời không có sự đảm bảo, chỉ có cơ hội”. Và có một sự thật thú vị là, nếu bạn tìm kiếm cơ hội, bạn sẽ đạt tới sự đảm bảo mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm sự bảo đảm, rốt cuộc, bạn không có cả cơ hội lẫn sự bảo đảm đó. Ta có thể thấy rõ điều này từ thực tế quanh mình. Những cuộc giảm biên chế và tái cấu trúc các công ty đã đẩy hàng nghìn người vào tình trạng thất nghiệp lâu dài.

Tự giác

Nếu bạn đã có một mục tiêu để hướng tới và một kế hoạch thực hiện, hãy bắt tay vào thực hiện ngay. Và khi đã xác định được mục tiêu, đừng dừng lại mà kiên trì làm để tiến gần hơn tới mục tiêu. Đừng để quy mô của mục tiêu cũng như khoảng thời gian khổng lồ cần có để hoàn thành nó làm bạn nản lòng.

Trong quá trình lên kế hoạch thực hiện, hãy chia nhỏ mục tiêu lớn thành những nhiệm vụ và hoạt động nhỏ hơn mà bạn có thể đảm đương được. Bạn không nhất thiết phải làm nhiều, nhưng mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, bạn cần phải chứng tỏ sự tiến bộ bằng việc hoàn thành những nhiệm vụ đã đặt ra. Từ đó hướng tới những mục tiêu đã được xác định rõ ràng.
Và đây mới là vấn đề then chốt: Phẩm chất quan trọng nhất để đạt được thành công là tính tự giác. Đó là khả năng bạn bắt mình phải làm những việc cần làm vào đúng thời gian yêu cầu, bất kể việc đó có thích hay không.

Chuẩn bị cho tương lai

Có vô số điều bạn có thể làm để có thể sẵn sàng cho thành công. Tất cả những hoạt động đó đều đòi hỏi thái độ tự giác và tin tưởng. Chúng cần sự tự giác vì thực tế là mọi người thường có thói quen làm việc mà không hề chuẩn bị. Thay vì dành thời gian và cố gắng chuẩn bị mọi thứ trong khi chờ cơ hội, họ chỉ rong chơi, nghe đài, xem ti vi và vội vàng thử sức khi có cơ hội vì tin rằng mình đã chuẩn bị rất tốt.

Ăn uống hợp lý

Đây cũng là một cách quan trọng để bạn chuẩn bị cho thành công. Bên cạnh những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mang lại nguồn năng lượng dồi dào, cũng có những loại thực phẩm bạn thường dùng chỉ vì thói quen mà không hề biết, chúng có hại cho hệ thống tiêu hóa. Những loại thức ăn này sẽ khiến bạn trì trệ và mỏi mệt vào buổi sáng hay buổi chiều.

8 cách để sống tích cực hơn

Thay vì chìm đắm trong bi quan và chán chường, hãy mở cửa sổ, hít thở những cơn gió trong lành và tập suy nghĩ tích cực.



Đánh giá cao những gì mình đang có

Hãy nhìn xung quanh và xem xem bạn may mắn hơn bao nhiêu người? Đừng chỉ “nhìn lên” và oán trách; thay vào đó bạn hãy “nhìn xuống” và cảm thấy cuộc sống của mình còn tốt hơn rất nhiều những người bất hạnh khác. Bạn hãy nhớ rằng, những gì bạn đang có không hề dễ dàng mà có, không tự nhiên sinh ra. Vậy nên, trân trọng điều mình có và mỉm cười bước tiếp.

Tránh so sánh bản thân với người khác

Bạn đừng vẽ ra một ai đó gọi là “con người ta” rồi tự làm mình căng thẳng trong những cuộc đua thắng-thua mệt mỏi. Tại sao không học cách đánh giá bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và không ngừng phát huy thế mạnh? Mỗi người sinh ra đã là một món quà cho cuộc sống này. Bạn có ý nghĩa của riêng bạn và hãy đặc biệt theo cách của bạn!

Ghi nhớ “Thất bại là mẹ thành công”

Giống như một cặp bài trùng, thất bại luôn song hành cùng thành công. Bạn sẽ chẳng có được thành công nếu không đôi, ba lần vấp ngã ở đâu đó. Thất bại làm cho thành công ý nghĩa và đáng trân quý hơn. Chấp nhận thất bại như một lẽ dĩ nhiên của cuộc đời, sau đó vững vàng bước tiếp. Cuối con đường hầm nào cũng có lối ra, chỉ có điều bạn có cất công đi tìm ánh sáng đó không mà thôi!

Trở thành thầy giáo của chính mình

Hãy tin tôi, không một người thầy nào tốt hơn chính bạn! Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và học hỏi những người xung quanh bạn. Kiến thức sẽ giúp bạn tự tin và mạnh mẽ hơn.

Nghĩ kỹ trước khi hành động

Từ suy nghĩ đến hành động là cả một chặng đường. Nếu bạn nóng vội đốt cháy đoạn đường ấy, rất có thể bạn sẽ đi lạc và vấp ngã. Vì vậy, hãy dành thời gian để nhận định vấn đề và tìm ra cho mình con đường đúng đắn nhất để tránh hối tiếc sau này. Học cách “nghĩ hai lần” cũng là một nghệ thuật sống.

Thể hiện sự tự tin

Nếu bạn đang bối rối và bi quan, hãy thử cách hít thở thật sâu và tỏ ra tự tin nhất có thể. Bạn cứ tỏ ra là mình đang rất tự tin, tin vào những gì mình có. Vẻ ngoài mạnh mẽ ấy sẽ dần kéo con người bên trong bạn mạnh mẽ hơn.

Sống vì hiện tại

Sư phụ Master Oogway trong phim hoạt hình nổi tiếng Kung Fu Panda đã nói: “Hôm qua là lịch sử, ngày mai là bí ẩn nhưng hiện tại là một món quà”. Bạn muốn lịch sử, điều bí ẩn hay món quà? Vì hôm nay là món quà, và nó dành cho bạn, vậy nên đừng ngần ngại mở nó ra và tận hưởng trọn vẹn. Đừng để nỗi buồn quá khứ hay lo lắng tương lai làm bạn nhụt chí.

Tìm thấy mặt tốt ở người khác

Những người sống tích cực luôn biết tiếp cận những ưu điểm của người khác, từ đó lấy làm động lực cho chính mình.

Thành công và thất bại

Người thành đạt thường biết mình muốn gì, có kế hoạch để đạt được điều mình mong muốn và dành phần lớn thời gian của mình vào việc đạt được mục tiêu, Ngược lại người thất bại thì không có mục tiêu nào trong cuộc sống, họ tin rằng tất cả thành công trên đời điều do ( Vận may ) đem lại và chỉ hạnh động khi bị ép buột mà thôi.

Người thành đạt là người bán hàng khéo léo, tài giỏi, nắm rõ nghệ thuật tác động tới khách hàng để cùng hợp tác trên tinh thần cởi mở nhằm thực hiện những kế hoạch và đạt được những mục đích của mình, còn người thất bại lại hay chê trách người khác, họ không thành công vì luôn phê phán, chỉ trích.

Người thành đạt luôn nghỉ trước cân nhắc kỷ ngôn từ thể hiện rỏ những điều họ thích thú. Người thất bại nói trước nghỉ sau hối tiếc, bối rối, khó xử khiến họ mất đi những lợi ích không thể bù đấp nổi do những điều oán giận mà họ gây ra.

Người thành đạt chỉ bộc lộ quan điểm sau khi đã thấu hiểu vấn đề, vì thế họ có cách thể hiện quan điểm hết sức khôn ngoan, trái lại người thất bại lại thể hiện quan điểm về những vấn đề mà họ hầu như chẳng biết gì hoặc thậm chí không biết chút gì.

Người thành đạt thường biết cân đối thời gian, thu nhập và chi tiêu, Còn người thất bại thì lãng phí và xem thường giá trị của thời gian và tiền bạc.

Người thành đạt thường quan tâm tới mọi người đặt biệt là những người có quan điểm chung với họ và nuôi dưỡng những mối quan hệ tình bạn và những người đó. Còn người thất bại chỉ chú trọng đến mối quan hệ với những ai mà họ mong muốn tìm kiếm được lợi ích nào đó.

Người thành đạt là người có tâm hồn rộng mở, sẳn sang tiếp thu cái mới, có cái nhìn thông thoáng về mọi vấn đề và có tấm lòng khoan dung với mọi người. Còn người thất bại lại có cái nhìn hạn hẹp không có đức tính khoan dung. Điều này khiến họ không thể nhận thấy những thời cơ thuận lợi và không được nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác.

Người thành đạt luôn theo kịp thời đại và coi việc nắm bắt rõ những gì đang diễn ra, không chỉ trong công việc kinh doanh, lĩnh vực chuyên môn hay đối với người xung quanh mình mà với cả thế giới bên ngoài là một nhiệm vụ quan trọng. Còn người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân mình, những nhu cầu trước mắt của mình, đạt điều mình muốn bằng mọi giá dù đúng hay sai.

Người thành đạt luôn giữ tinh thần và cách nhìn lạc quan.Hiểu rằng chốn đứng của họ trên thế giới này và thành công của họ có được tùy thuộc vào sự sẳn lòng giúp đỡ người khác của họ, họ có thối quen giúp đỡ người khác nhiều hơn sự trong đợi. Còn người thất bại lại luôn có thối tư lợi hoặc tìm cách chộp lấy những khoản chia chác ngầm mà bản thân họ không tạo ra, và khi không đạt được điều gì thì họ lại đổ lỗi cho người khác.

Người thành đạt luôn tỏ thái độ tôn kính với đấng sang tạo và thường bộc lộ lòng tôn kính với đấng sáng tạo và thường bộc lộ lòng tôn kính đó với những lời cầu nguyện và hành động giúp đỡ người khác. Còn người thất bại chẳng tin vào ai, vào điều gì, ngoại trừ ăn ở của mình làm lợi cho bản thân trên sự khốn khó của người khác bất cứ lúc nào và khi nào có thể.

Nhìn chung giữa người thành đạt và thất bại có một sự khác biệt lớn về lời nói cũng như hành động. Điều quyết định bạn là người thành đạt hay thất bại chính là thái độ bạn đối với bản thân và người xung quanh bạn.

Phát triển kênh bán hàng từ nguồn giới thiệu

Một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là làm thế nào để có thêm nhiều khách hàng mới. Một vài cách làm phổ biến hiện nay của đa số doanh nghiệp là tăng cường thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng chưa quen biết, quảng cáo, xây dựng trang web…


Tuy nhiên, Joane Black – tác giả của cuốn sách No More Cold Calling (tạm dịch: Bí quyết bán hàng qua sự giới thiệu) đã chỉ ra cách làm dễ dàng và hiệu quả hơn là thông qua sự giới thiệu của người khác. Hy vọng những lời khuyên dưới đây được rút ra từ cuốn sách trên sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn kênh bán hàng này.

Theo định nghĩa của các chuyên gia, giới thiệu khách hàng (referral) là trường hợp một người kết nối doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác với hy vọng rằng cả hai bên đều sẽ có lợi khi có quan hệ hợp tác với nhau.

Khái niệm này khác với người giới thiệu khách hàng (reference), được hiểu là khách hàng hiện tại của doanh nghiệp sẵn sàng nói những thông tin có lợi cho doanh nghiệp hoặc chính nhân viên bán hàng có khả năng chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng tương lai.

Nghiên cứu cho thấy có hơn 50% các cơ hội bán hàng được tạo ra từ các trường hợp giới thiệu khách hàng sẽ dẫn đến kết quả bán hàng thành công cho doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các phương pháp phát triển cơ hội bán hàng (lead) khác, vốn chỉ đạt tỷ lệ dưới 10%.

Ngoài ra, doanh số trung bình của các giao dịch bán hàng nhờ ở việc giới thiệu khách hàng cũng lớn hơn nhiều so với doanh số do các hình thức bán hàng khác tạo ra.

Giới thiệu khách hàng hiệu quả hơn các hình thức tạo cơ hội bán hàng khác đơn giản vì cách làm này giúp loại bỏ đắn đo của người tiêu dùng trước khi mua hàng. Do đó, Joane Black cho rằng để khai thác tốt kênh bán hàng này, các doanh nghiệp cần tuân thủ năm nguyên tắc sau đây:

1. Chỉ nhờ những người đã tin tưởng doanh nghiệp giới thiệu khách hàng mới

Việc giới thiệu khách hàng mới sẽ đạt hiệu quả cao khi chính người giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp đã hiểu biết rõ và tin tưởng doanh nghiệp.

Thông thường, những trường hợp giới thiệu khách hàng tốt nhất do những người mà các nhân viên của doanh nghiệp quen biết từ bên ngoài môi trường kinh doanh, chẳng hạn bạn bè, người thân, hàng xóm.

Khách hàng hiện tại cũng là một nguồn giới thiệu khách hàng mới hiệu quả khác, nhưng chỉ nên nhờ những khách hàng nào đã được doanh nghiệp giúp đỡ thành công.

2. Nên đặt trong một tình huống tự nhiên

Bán hàng qua sự giới thiệu của người khác là một hoạt động mang tính xã giao rất cao, do đó làm sao tạo cho người được giới thiệu cảm giác như đang gặp gỡ bạn bè hơn là bước vào một gặp gỡ trịnh trọng giữa kẻ bán và người mua.

Nên tập trung vào việc xây dựng quan hệ hơn là việc giới thiệu sản phẩm và bán hàng.

3. Đề nghị người giới thiệu hành động

Nên đề nghị người tin tưởng doanh nghiệp thực hiện một hành động nào đó để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người được giới thiệu, chứ không dừng lại ở việc cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về khách hàng tiềm năng, sau đó người giới thiệu cần báo lại cho doanh nghiệp biết đã thực hiện xong hànhđộng đó.

4. Liên lạc ngay với người vừa được giới thiệu

Ngay sau khi nhận được tin báo của người giới thiệu, doanh nghiệp cần liên lạc ngay với khách hàng tiềm năng.

Nếu để quá lâu mới liên lạc, người được giới thiệu có thể đã quên mất mọi chuyện đã trao đổi với người giới thiệu.

5. Thành tâm cảm ơn người giới thiệu

Trong vòng một ngày sau khi nhận được tin báo về khách hàng tiềm năng từ người giới thiệu, hãy lập tức cảm ơn người giới thiệu.

Sau khi liên hệ được với khách hàng tiềm năng, nên gửi thư cho người giới thiệu để cảm ơn lần nữa.

Cuối cùng, nếu khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mới của doanh nghiệp thì cần làm điều gì đó ấn tượng hơn để đánh giá cao sự giúp đỡ của người giới thiệu.
DBS M05479
Quang Cao