Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Mỹ xem xét nghiêm túc 'tuyên bố chiến tranh' của Triều Tiên

Nhà Trắng đang xem xét một cách nghiêm túc lời đe dọa của Triều Tiên về việc bắt đầu "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, tuy nhiên cũng cho rằng diễn biến này có thể cũng chỉ là lời đe dọa như mọi khi.



"Chúng tôi vừa biết tin về một tuyên bố mới, không có tính xây dựng từ Triều Tiên", Caitlin Hayden, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ hôm nay cho biết. "Chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc những đe dọa này và vẫn liên hệ thường xuyên với đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi", AFP dẫn lời bà nói thêm.

Theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên, nước này hôm nay chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, và cảnh báo bất kỳ hành động khiêu khích nào sẽ làm leo thang căng thẳng và dẫn đến cuộc xung đột bằng hạt nhân.

Trong khi bày tỏ sự quan ngại trước tuyên bố của Bình Nhưỡng, Washington cũng không quên đặt lời đe dọa này trong bối cảnh một chuỗi những phát ngôn của Triều Tiên trước đó.

"Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Triều Tiên từ rất lâu đã có những phát ngôn và lời đe dọa hiếu chiến, và tuyên bố hôm nay cũng theo một kiểu mẫu tương tự", Hayden nói và cho hay Mỹ có đầy đủ năng lực bảo vệ bản thân và các nước đồng minh châu Á.

"Chúng tôi tiếp tục có thêm những biện pháp chống lại mối đe dọa của Triều Tiên, bao gồm kế hoạch tăng về số lượng tên lửa đánh chặn mặt đất của Mỹ và hệ thống radar dò tìm, cảnh báo sớm", bà cho biết.

Trước bối cảnh căng thẳng lên cao giữa Triều Tiên và Mỹ cùng các đồng minh châu Á, Nga kêu gọi các bên có tinh thần trách nhiệm và kiềm chế một cách tối đa. "Chúng tôi hy vọng tất cả các bên bày tỏ tinh thần trách nhiệm và sự kiềm chế một cách tối đa, và mong không ai đi quá giới hạn, bởi khi đó sẽ không có đường quay trở lại", Interfax dẫn lời Grigory Logvinov, người phụ trách vấn đề Triều Tiên trong Bộ Ngoại giao Nga hôm nay nói.

"Đương nhiên là chúng tôi không thể thờ ơ khi căng thẳng leo thang tại vùng biên giới phía đông của chúng tôi", nhà ngoại giao Nga cho biết và nói thêm rằng Moscow không thể không lo lắng.

Tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, khi Bình Nhưỡng có những lời đe dọa gần như hàng ngày về một cuộc chiến tranh Triều Tiên lần hai, nhằm phản đối cuộc tập trận chung đang diễn ra của Mỹ và Hàn Quốc, và lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc đối với vụ thử hạt nhân của nước này.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

10 sản phẩm "không cần nâng cấp" theo thời gian

Ngành công nghiệp công nghệ luôn luôn thay đổi liên tục. Những chiếc máy tính xách tay, smartphone và máy tính bảng mới luôn khiến những thiết bị hiện tại của bạn và chính bạn cảm thấy bị lỗi mốt.

Nhưng, bên cạnh đó, bạn có biết công nghệ nào dùng trong cuộc sống hàng ngày mà bạn chẳng cần phải nâng cấp không?
Trong bức ảnh vui dưới đây, Angela Liao trên 20px đã chỉ ra những đồ vật và tiện ích không khiến bạn phải tiêu tốn vào việc thường xuyên nâng cấp cho chúng. Bạn có nghĩ đến những cái tên khác nào nữa không? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé.





Theo Mashable

Phải trả phí mới được dùng ứng dụng liên lạc miễn phí?

Đại diện VinaPhone, MobiFone, Viettel đều khẳng định dịch vụ OTT là xu hướng không thể cưỡng được và nó đang ảnh hưởng mạng đến các dịch vụ thoại truyền thống. Vì vậy, các nhà mạng muốn hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT như nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet thông qua những gói cước 3G mới.


Sự phát triển của các dịch vụ chat, gọi điện miễn phí qua Internet đã làm các nhà mạng thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Dịch vụ OTT ảnh hưởng khoảng 9 - 10% doanh thu

Ông Đỗ Vũ Anh - Trưởng ban Viễn thông Tập đoàn VNPT cho biết, các dịch vụ OTT (Over The Top) như gọi điện thoại, nhắn tin di động miễn phí qua môi trường Internet bao gồm WhatsApp, Viber, Line, Kakao Talk, Zalo... đã gây thiệt hại rất lớn đến doanh thu của các mạng di động Việt Nam cũng như thế giới. "Dịch vụ này đã ảnh hưởng 9 -10% doanh thu của các nhà mạng trên thế giới", ông Đỗ Vũ Anh dẫn chứng.

Cùng quan điểm trên, đại diện MobiFone cho rằng, dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet đã làm dịch vụ truyền thống như SMS của các nhà mạng trên thế giới thất thu hơn 13 tỷ USD/năm, chiếm 9% doanh thu của các nhà mạng. Số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường di động Flurry (Mỹ) cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone, tablet chạy Android và iOS trong năm 2012; cộng thêm việc cước 3G của Việt Nam thấp hơn các nước khoảng 40% càng chứng tỏ Việt Nam đang là một thị trường thích hợp để các ứng dụng OTT phát triển.

Như ứng dụng Viber, ở Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người sử dụng, riêng tháng 2/2013 có thêm khoảng 500.000 người dùng và mỗi ngày có xấp xỉ 20.000 người sử dụng đăng ký mới. Thống kê của MobiFone cho thấy, số lượng cuộc gọi trên Viber ở Việt Nam khoảng 280.000 cuộc/ngày và 8,7 triệu SMS/ngày. "Như vậy, mỗi năm nhà mạng ở Việt Nam sẽ tổn thất hơn 1.000 tỷ đồng trong khi lượng tiền data thu về không đáng bao nhiêu" đại diện MobiFone nhấn mạnh.

Chưa dừng ở đó, cũng theo MobiFone, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, số lượng thuê bao và lưu lượng 3G tăng rất mạnh, gấp khoảng 5 lần so với ngày bình thường, khi nhiều thuê bao đã sử dụng các dịch vụ trên nền 3G như SMS, thoại miễn phí, mạng xã hội. Vì vậy, các dịch vụ SMS và thoại truyền thống của MobiFone trong dịp Tết đã giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Viettel Telecom nhận định rằng, do xu hướng các dịch vụ OTT như gọi điện thoại, nhắn tin di động miễn phí qua Internet tăng rất nhanh nên Viettel bị tác động giảm doanh thu hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Tương tự, ông Phan Sào Nam, Chủ tịch HĐQT VTC Online khẳng định, nhà mạng chịu thiệt hại rất lớn do các dịch vụ OTT. "Bản thân tôi trước kia trung bình mỗi tháng sử dụng khoảng 800.000 - 900.000 đồng cước điện thoại nhưng khi dùng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet thì mỗi tháng chỉ mất khoảng 320.000 đồng, trong đó đã bao gồm 120.000 đồng cước 3G", ông Nam dẫn chứng.

Gói cước mới sử dụng OTT chỉ tăng thêm khoảng 20.000 đồng?



Ông Đỗ Vũ Anh cho biết, các giải pháp có thể áp dụng đối với dịch vụ OTT gồm: bắt tay với doanh nghiệp nội dung để đưa ra gói cước mới, ăn chia doanh thu với những doanh nghiệp nội dung như ở Pháp (các nhà mạng nước này đã đòi ăn chia với Google nếu không sẽ "bóp" băng thông đối với các dịch vụ của Google hay thu phí, kiểm soát thông qua các biện pháp kỹ thuật). Dù mỗi giải pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng quan điểm của VNPT là chấp nhận dịch vụ OTT như một xu thế công nghệ mới và nhà mạng không thể "cưỡng" lại được. Trên cơ sở đó, VNPT sẽ ngồi lại, thống nhất với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, nhà mạng và nhất là quyền lợi của người dùng di động.

Cũng giống như VNPT, đại diện MobiFone và Viettel đều khẳng định mong muốn hợp tác với doanh nghiệp nội dung để đưa ra những gói cước phù hợp. Mặc dù vậy, để tránh việc các doanh nghiệp di động cạnh tranh quá mức dẫn đến phá giá, Bộ TT&TT nên quy định các gói cước cũng như giá sàn cước dữ liệu.

Theo ông Phan Sào Nam, giá cước 3G ở Việt Nam hiện rất rẻ do các nhà mạng cạnh tranh nhau nên đã giảm mức giá xuống rất sâu. Khi dịch vụ OTT phát triển, các nhà mạng đã bị ảnh hưởng nặng nề về doanh thu do phải đầu tư hạ tầng mạng lưới rất lớn. Vì vậy, thay vì là một "nạn nhân", với lượng khách hàng lớn, nhà mạng di động nên tham gia và hợp tác sâu với các doanh nghiệp nội dung để cùng "kích cầu" thị trường thông qua những gói cước mới để từ đó kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng và ăn chia doanh thu.

Trao đổi bên lề với phóng viên ICTnews, đại diện một nhà mạng cho rằng, họ đang chờ ý kiến chính thức của Bộ TT&TT về việc chặn hay hợp tác với các ứng dụng OTT. Trên cơ sở đó, nhà mạng mới có thể đưa ra những phương án hợp tác hay có gói cước phù hợp. "Giá cước mới để sử dụng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet có thể chỉ tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng so với các gói cước 3G hiện tại", vị này kết luận.

Phát biểu về vấn đề này, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, các giải pháp đối với dịch vụ OTT như cấm toàn bộ các ứng dụng hay để các dịch vụ OTT tự do phát triển đều phải xem xét lại và không nên áp dụng. Cục Viễn thông sẽ tiếp nhận các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trên website để đề xuất với Lãnh đạo Bộ trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các nhà mạng di động, doanh nghiệp nội dung Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài và đem lại cơ hội tốt nhất cho người dùng.

Ông Hải cho rằng, do các dịch vụ OTT đã có mức độ ảnh hưởng rất lớn nên cơ quan chức năng phải có biện pháp quản lý, nhưng ở mức độ nào thì cần tiếp tục bàn bạc để không gây khó chịu với người sử dụng. Vì các doanh nghiệp nội dung đều mong muốn hợp tác với nhà mạng nên Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông xem xét lời đề nghị của doanh nghiệp nội dung OTT trên cơ sở cởi mở, bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia và phục vụ tốt nhất cho người sử dụng. Bởi vì, dù giá thành giảm đi nhưng do "miếng bánh" tăng lên và có nhiều người sử dụng nên thực chất các doanh nghiệp đều có lợi. "Doanh nghiệp cung cấp OTT có thể chủ động đưa ra giải pháp hợp tác với nhà mạng và nếu khó khăn có thể gửi kiến nghị lên Cục Viễn thông", ông Hải khẳng định.

Việc "bùng nổ" các dịch vụ OTT làm ảnh hưởng đến "nồi cơm" của các nhà mạng bắt đầu được dấy lên từ phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel tại tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT ngày 24/12. Khi đó, ông Hùng cho rằng, dịch vụ OTT giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, WhatsApp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng. Bởi vì, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (khoảng trên 100.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông.

Ictnews

Những vườn thực vật đẹp nhất thế giới

Vườn bách thảo Jardim Botnico hay vườn hoa Butchart là hai trong số những khu vườn đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc tươi đẹp khiến du khách tới tham quan không nỡ rời đi.


Vườn bách thảo Jardim Botnico, ở Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với khoảng 6.500 loài thực vật, trong đó một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Khu vườn này thành lập năm 1808.


Vườn sinh thái Na Aina Kai Botanical, Hawaii. Khu vườn này được xem là "thiên đường thực vật" với nhiều loài sinh vật quý hiếm.


Vườn hoa Butchart, Canada. Đây là một trong những vườn hoa đẹp nhất thế giới, mỗi năm khu vườn thu hút gần triệu du khách thăm quan.


Vườn Koishikawa Korakuen, Nhật Bản. Phong cảnh cổ kính nơi đây thu hút nhiều du khách tới tham quan hàng năm.


Vườn Claude Monet, Giverny, cách thủ đô nước Pháp khoảng một giờ lái xe. Đây là một trong khu vườn ao đẹp nhất thế giới, hàng năm khu vườn đón hàng trăm nghìn khách tới tham quan.


Vườn thực vật quốc gia Kirstenbosch, Nam Phi. Khu vườn nổi tiếng này nằm dọc sườn núi phía đông của Núi Bàn ở Cape Town. Được thành lập 1913, đây là khu vườn quốc gia đầu tiên được thành lập với mục đích bảo tồn thực vật.

Máy bay quân sự Ấn Độ





Su-30MKI


Máy bay vận tải Il-76

MiG-21


Máy bay Mirage-2000

Máy bay MiG-27


Ảnh: Máy bay Jaguar


Máy bay Tejas LCA


Ảnh: Máy bay Embraer


Ảnh: Máy bay Il-78 và Su-30MKI

Trực thăng Mi-17V5
DBS M05479
Quang Cao